08/13/2012
Báo tiếng Việt ở Mỹ không thể là, không bao giờ thành, không ai
muốn, không nhà báo nào có thể vô tình hay cố biến thành một thứ báo ba rọi,
lai căn, lai Mỹ hay lai CS.
Nhà báo lão thành của Mỹ Al Neuharth, sáng lập viên của nhựt báo USA Today, phát hành khắp nước Mỹ, số lượng 2 triệu 100 tờ, nhiều nhứt so với các nhựt báo lớn của Mỹ, có viết một bài nói trắng ra tại sao báo chí Nhựt bình dân hơn báo chí Mỹ.
Cách viết xã luận của nhà báo này cân từng chữ, đo từng lời, chú ý con số, sự kiện ngắn gọn để tự nó nói lên chân lý. Còn khi đưa ra ý kiến, thì rất rõ ràng, không dè dặt đến mức gần như nói thẳng, nói trắng ra - không nhưng, không dù gì cả. Nên bài viết của Ông cô đọng, đi thẳng vào đề, vào điểm nên gọn gàng ít khi quá 500 chữ. Rất đỡ tốn giấy mực và đỡ mất thì giờ người đọc. Xin tạm lược dịch ra để người có đọc hay chưa đọc có dịp đọc và cùng nhau suy gẫm về báo Mỹ, báo Nhựt. Và từ đó có thể dùng đối chiếu với báo Việt ở Mỹ, thiết nghĩ cũng ích lợi cho người Việt làm báo lẫn đọc báo tiếng Việt.
Ông Al Neuharth viết, “Từ khi thua Mỹ trong Thế Chiến 2, Nhựt đã thắng Mỹ trên nhiều phương diện. Kỹ thuật cao. Xe hơi. Báo chí. Tuần rồi Ông và các đồng nghiệp có gặp những người lãnh đạo các tờ báo lớn của Nhựt. Tin hàng đầu. - Tổng số phát hành nhựt báo của Nhựt là 52 triệu 900 ngàn tờ. Dân số Nhựt chỉ 127 triệu người.- Tổng số phát hành tất cả nhựt báo của Mỹ là 55 triệu 200 ngàn tờ. Nhưng dân số của Mỹ hơn hai lần của Nhựt. So sánh số phát hành của các nhựt báo lớn ở Nhựt và ở Mỹ.- Yomiuri: 10 triệu 1. – Ashahi: 8 triệu 3. - USA Today: 2 triệu 3. – Wall Street Journal: 2 triệu 1. New York Times: 1 triệu 1.
Ông Al Neuharth đặt vấn đề, “Tại sao báo chí ở Nhựt được ưa chuộng hơn ở Mỹ?”. Không phải do giá cả. Báo Youmiuri và Ashahi mỗi tờ bán 130 yens (là 2.26 Đô). Báo New York Times và Wall Street giá 1 Đô. USA Today 75 cents.
Nhựt báo Nhựt làm hay hơn chúng ta [Mỹ] vì đưa nhiều tin vô báo của họ. Họ tỏ ra bằng hữu và công bình với độc giả hơn. Họ tỏ ra lễ phép hơn trong bình luận hay phê bình.
Trong nhựt báo Nhựt, khối lượng tin tức vượt trội hơn khối lượng quảng cáo. Trong nhiều nhựt báo Mỹ, điều trái ngược lại là sự thật, nhứt là vào ngày Chủ nhựt.
Báo Yomiuri trung hữu về chánh trị, và Ashahi trung tả. Nhưng họ không dùng búa nặng để đập những báo thủ cựu và cấp tiến như ở Mỹ.
Điều ghi nhớ đối với chủ báo, chủ nhiệm, chủ bút, phát hành các nhựt báo: Nếu đưa nhiều tin hơn, tỏ ra công bình và lễ phép hơn đối với bạn cũng như thù, có thể sẽ kiếm tiền nhiều hơn cho báo và bán báo nhiều hơn.”
Trông người là nghĩ đến ta. Thử nhìn báo chí Việt Nam. Việt Nam đã xây dựng một nền báo chí quốc ngữ ngay từ thời Pháp còn cai trị VN. Những tờ báo có lập trường dân tộc Việt độc lập tự chủ là những tờ báo được dân chúng mến mộ. Làng báo quốc gia phát triễn sum sê trong hai thời kỳ đệ nhứt và đệ nhị cộng hoà dù VN trong thời chiến tranh. Nhưng sau khi CS Bắc Việt tóm thâu được cả nước, thì CS Bắc Việt “đào tận gốc bốc tận rể” làng báo Việt Nam và thay vào đó “báo đài” là của Đảng, Nhà Nước CS, chuyên thông tin tuyên truyền cho Đảng và Nhà Nước CS, vì Đảng và Nhà Nước CS.
Còn ở ngoài nước, người Việt tỵ nạn CS nhứt là những nhà báo di tản, vượt biên, tù cải tạo lập một kỳ tích trong lịch sử báo chí Việt Nam ở ngoại quốc. Cũng như tập thể người Việt tỵ nạn CS đã làm nồng cốt tạo nên một Việt Nam hải ngoại đối kháng với CS Hà nội tạm chiếm VN.
Chân ướt chân ráo nhưng những tiền hiền, kế hiền của làng báo VN hải ngoại viết thông tin, nghị luận, cắt dán, đánh máy, lên khuôn báo trong garage nhà, mồ hôi chảy ra trong mùa hè và lạnh thấu xương trong mùa đông khi làm báo cũng như khi bán báo, xin quảng cáo. Tập thể người Việt nuôi tờ báo qua quảng cáo và qua mua báo.
Lập trường báo chí Việt ở hải ngoại xoay quanh vấn đề đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền hơn là vấn đề xã hội bảo thủ hay cấp tiến như Mỹ, vì báo chí Việt có mối quan tâm khác hơn Mỹ, có khối độc giả khác hơn Mỹ, hơn Nhựt. Người Việt hải ngoại là người tỵ nạn chánh trị, tỵ nạn CS, chớ không phải tỵ nạn kinh tế hay di dân như người Mỹ gốc Hispanics.
Báo chí Việt không thiếu tin tức vì Mỹ là xứ thừa mứa nguồn tin, qua truyền thông đại chúng.Kể cả tin trong nước cũng thừa qua xa lộ Internet cộng với tin của các cơ sở và cá nhân cảm tình viên trong ngoài nước được Tin học đưa đi.
Đại đa số nhà báo sống vì “nghiệp làm báo”, chớ không sống bằng “nghề làm báo”. Người làm báo Việt – trừ một vài chủ báo có thể là triệu phú—đa số ký giả, bình luận, quản trị, đều sống dưới mức nghèo khó của Mỹ. Dù chân ướt chân ráo mới bước ra khỏi tàu vào đất Mỹ, nhà báo và độc giả Việt, mạnh thường quân đoàn thể quân dân cán chính VN Cộng hoà và cơ sở đã giúp nhà báo lập nên một kỳ tích, tạo thành một nền báo chí tiếp nối nền báo chí của người Việt Quốc Gia, nền báo chí quốc ngữ dân tộc, khai phóng bắt đầu từ thời Pháp thuộc, người Việt có cơ hội tiếp cận với nền báo chí Tây Phương.
Báo tiếng Việt ở hải ngoại nói chung và ở Mỹ nói riêng, nhứt là ở Little Saigon dù trong khó khăn kinh tế cũng đã thành công, giữ được sự liên tục của báo chí Saigon, nói lên được nỗi khổ đồng bào trong nước đang chịu vì CS, nói lên cái ác phi dân tộc của CS, và đem tiếng Việt đến cá nhân và gia đình Mỹ gốc Việt ít nhứt cho thế hệ thứ nhứt đỡ nhớ nhà, nhớ quê, nhớ chuyện xưa và nay, tạo cơ hội có ý kiến khi trà dư tửu hậu. Ngần ấy là phần thưởng tinh thần khá lớn của những nhà báo lương ba cọc ba đồng nhưng vẫn “phải sống” với nghề làm báo. Ngần ấy là sự trả ơn cho tập thể người Việt tỵ nạn CS đã đóng góp vật chất tinh thần cho tờ báo sống qua quảng cáo, phân ưu, cáo phó, rao vặt, mua báo, bài vở, khuyến khích.
Nhưng thỉnh thoảng cũng có những người làm báo “ trật bàn đạp” trong cộng cồng người Việt tỵ nạn CS. Đó là những người nhìn Chiến tranh VN qua lăng kính phản chiến của Mỹ có một thời những người thiên tả, phản chiến, thân Cộng chiếm đóng gần hết đại học Mỹ. Hay những người sanh sau chiến tranh VN, ở VN hấp thụ nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, đến Mỹ “tiếp thu” tự do báo chí Mỹ một cách “chín háp” trỏ thành người “Mỹ da vàng”. Những người này thỉnh thoảng tạo xì căn đan “Quốc Cộng” làm cho tập thể người Việt tỵ nạn CS, nền tảng của làng báo VN hải ngoại khó chịu và phản ứng bất bình. Vô tình những người này phá hoại công trình, sự nghiệp của những nhà báo đi trước đã đổ mồ hôi, xót con mắt, vắt bao nhiêu tim óc xây dựng tờ báo.
Một số người làm báo viện lẽ hành động của mình bằng tự do ngôn luận, tự do báo chí, làm báo đa chiều, theo kiểu Mỹ. Nhưng một hay hai cái đầu không bao giờ bằng tập thể, cộng đồng.
Tập thể người Việt tỵ nạn CS đã bỏ phiếu bằng chân, đã chạy trốn chủ nghĩa CS, và sẽ luôn phát giác ra được, nói phải quấy và có thái độ thích nghi, không để nền báo chí của người Việt Quốc gia thành báo chí lai Mỹ hay lai CS.
Nhà báo lão thành của Mỹ Al Neuharth, sáng lập viên của nhựt báo USA Today, phát hành khắp nước Mỹ, số lượng 2 triệu 100 tờ, nhiều nhứt so với các nhựt báo lớn của Mỹ, có viết một bài nói trắng ra tại sao báo chí Nhựt bình dân hơn báo chí Mỹ.
Cách viết xã luận của nhà báo này cân từng chữ, đo từng lời, chú ý con số, sự kiện ngắn gọn để tự nó nói lên chân lý. Còn khi đưa ra ý kiến, thì rất rõ ràng, không dè dặt đến mức gần như nói thẳng, nói trắng ra - không nhưng, không dù gì cả. Nên bài viết của Ông cô đọng, đi thẳng vào đề, vào điểm nên gọn gàng ít khi quá 500 chữ. Rất đỡ tốn giấy mực và đỡ mất thì giờ người đọc. Xin tạm lược dịch ra để người có đọc hay chưa đọc có dịp đọc và cùng nhau suy gẫm về báo Mỹ, báo Nhựt. Và từ đó có thể dùng đối chiếu với báo Việt ở Mỹ, thiết nghĩ cũng ích lợi cho người Việt làm báo lẫn đọc báo tiếng Việt.
Ông Al Neuharth viết, “Từ khi thua Mỹ trong Thế Chiến 2, Nhựt đã thắng Mỹ trên nhiều phương diện. Kỹ thuật cao. Xe hơi. Báo chí. Tuần rồi Ông và các đồng nghiệp có gặp những người lãnh đạo các tờ báo lớn của Nhựt. Tin hàng đầu. - Tổng số phát hành nhựt báo của Nhựt là 52 triệu 900 ngàn tờ. Dân số Nhựt chỉ 127 triệu người.- Tổng số phát hành tất cả nhựt báo của Mỹ là 55 triệu 200 ngàn tờ. Nhưng dân số của Mỹ hơn hai lần của Nhựt. So sánh số phát hành của các nhựt báo lớn ở Nhựt và ở Mỹ.- Yomiuri: 10 triệu 1. – Ashahi: 8 triệu 3. - USA Today: 2 triệu 3. – Wall Street Journal: 2 triệu 1. New York Times: 1 triệu 1.
Ông Al Neuharth đặt vấn đề, “Tại sao báo chí ở Nhựt được ưa chuộng hơn ở Mỹ?”. Không phải do giá cả. Báo Youmiuri và Ashahi mỗi tờ bán 130 yens (là 2.26 Đô). Báo New York Times và Wall Street giá 1 Đô. USA Today 75 cents.
Nhựt báo Nhựt làm hay hơn chúng ta [Mỹ] vì đưa nhiều tin vô báo của họ. Họ tỏ ra bằng hữu và công bình với độc giả hơn. Họ tỏ ra lễ phép hơn trong bình luận hay phê bình.
Trong nhựt báo Nhựt, khối lượng tin tức vượt trội hơn khối lượng quảng cáo. Trong nhiều nhựt báo Mỹ, điều trái ngược lại là sự thật, nhứt là vào ngày Chủ nhựt.
Báo Yomiuri trung hữu về chánh trị, và Ashahi trung tả. Nhưng họ không dùng búa nặng để đập những báo thủ cựu và cấp tiến như ở Mỹ.
Điều ghi nhớ đối với chủ báo, chủ nhiệm, chủ bút, phát hành các nhựt báo: Nếu đưa nhiều tin hơn, tỏ ra công bình và lễ phép hơn đối với bạn cũng như thù, có thể sẽ kiếm tiền nhiều hơn cho báo và bán báo nhiều hơn.”
Trông người là nghĩ đến ta. Thử nhìn báo chí Việt Nam. Việt Nam đã xây dựng một nền báo chí quốc ngữ ngay từ thời Pháp còn cai trị VN. Những tờ báo có lập trường dân tộc Việt độc lập tự chủ là những tờ báo được dân chúng mến mộ. Làng báo quốc gia phát triễn sum sê trong hai thời kỳ đệ nhứt và đệ nhị cộng hoà dù VN trong thời chiến tranh. Nhưng sau khi CS Bắc Việt tóm thâu được cả nước, thì CS Bắc Việt “đào tận gốc bốc tận rể” làng báo Việt Nam và thay vào đó “báo đài” là của Đảng, Nhà Nước CS, chuyên thông tin tuyên truyền cho Đảng và Nhà Nước CS, vì Đảng và Nhà Nước CS.
Còn ở ngoài nước, người Việt tỵ nạn CS nhứt là những nhà báo di tản, vượt biên, tù cải tạo lập một kỳ tích trong lịch sử báo chí Việt Nam ở ngoại quốc. Cũng như tập thể người Việt tỵ nạn CS đã làm nồng cốt tạo nên một Việt Nam hải ngoại đối kháng với CS Hà nội tạm chiếm VN.
Chân ướt chân ráo nhưng những tiền hiền, kế hiền của làng báo VN hải ngoại viết thông tin, nghị luận, cắt dán, đánh máy, lên khuôn báo trong garage nhà, mồ hôi chảy ra trong mùa hè và lạnh thấu xương trong mùa đông khi làm báo cũng như khi bán báo, xin quảng cáo. Tập thể người Việt nuôi tờ báo qua quảng cáo và qua mua báo.
Lập trường báo chí Việt ở hải ngoại xoay quanh vấn đề đấu tranh cho tự do, dân chủ, nhân quyền hơn là vấn đề xã hội bảo thủ hay cấp tiến như Mỹ, vì báo chí Việt có mối quan tâm khác hơn Mỹ, có khối độc giả khác hơn Mỹ, hơn Nhựt. Người Việt hải ngoại là người tỵ nạn chánh trị, tỵ nạn CS, chớ không phải tỵ nạn kinh tế hay di dân như người Mỹ gốc Hispanics.
Báo chí Việt không thiếu tin tức vì Mỹ là xứ thừa mứa nguồn tin, qua truyền thông đại chúng.Kể cả tin trong nước cũng thừa qua xa lộ Internet cộng với tin của các cơ sở và cá nhân cảm tình viên trong ngoài nước được Tin học đưa đi.
Đại đa số nhà báo sống vì “nghiệp làm báo”, chớ không sống bằng “nghề làm báo”. Người làm báo Việt – trừ một vài chủ báo có thể là triệu phú—đa số ký giả, bình luận, quản trị, đều sống dưới mức nghèo khó của Mỹ. Dù chân ướt chân ráo mới bước ra khỏi tàu vào đất Mỹ, nhà báo và độc giả Việt, mạnh thường quân đoàn thể quân dân cán chính VN Cộng hoà và cơ sở đã giúp nhà báo lập nên một kỳ tích, tạo thành một nền báo chí tiếp nối nền báo chí của người Việt Quốc Gia, nền báo chí quốc ngữ dân tộc, khai phóng bắt đầu từ thời Pháp thuộc, người Việt có cơ hội tiếp cận với nền báo chí Tây Phương.
Báo tiếng Việt ở hải ngoại nói chung và ở Mỹ nói riêng, nhứt là ở Little Saigon dù trong khó khăn kinh tế cũng đã thành công, giữ được sự liên tục của báo chí Saigon, nói lên được nỗi khổ đồng bào trong nước đang chịu vì CS, nói lên cái ác phi dân tộc của CS, và đem tiếng Việt đến cá nhân và gia đình Mỹ gốc Việt ít nhứt cho thế hệ thứ nhứt đỡ nhớ nhà, nhớ quê, nhớ chuyện xưa và nay, tạo cơ hội có ý kiến khi trà dư tửu hậu. Ngần ấy là phần thưởng tinh thần khá lớn của những nhà báo lương ba cọc ba đồng nhưng vẫn “phải sống” với nghề làm báo. Ngần ấy là sự trả ơn cho tập thể người Việt tỵ nạn CS đã đóng góp vật chất tinh thần cho tờ báo sống qua quảng cáo, phân ưu, cáo phó, rao vặt, mua báo, bài vở, khuyến khích.
Nhưng thỉnh thoảng cũng có những người làm báo “ trật bàn đạp” trong cộng cồng người Việt tỵ nạn CS. Đó là những người nhìn Chiến tranh VN qua lăng kính phản chiến của Mỹ có một thời những người thiên tả, phản chiến, thân Cộng chiếm đóng gần hết đại học Mỹ. Hay những người sanh sau chiến tranh VN, ở VN hấp thụ nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, đến Mỹ “tiếp thu” tự do báo chí Mỹ một cách “chín háp” trỏ thành người “Mỹ da vàng”. Những người này thỉnh thoảng tạo xì căn đan “Quốc Cộng” làm cho tập thể người Việt tỵ nạn CS, nền tảng của làng báo VN hải ngoại khó chịu và phản ứng bất bình. Vô tình những người này phá hoại công trình, sự nghiệp của những nhà báo đi trước đã đổ mồ hôi, xót con mắt, vắt bao nhiêu tim óc xây dựng tờ báo.
Một số người làm báo viện lẽ hành động của mình bằng tự do ngôn luận, tự do báo chí, làm báo đa chiều, theo kiểu Mỹ. Nhưng một hay hai cái đầu không bao giờ bằng tập thể, cộng đồng.
Tập thể người Việt tỵ nạn CS đã bỏ phiếu bằng chân, đã chạy trốn chủ nghĩa CS, và sẽ luôn phát giác ra được, nói phải quấy và có thái độ thích nghi, không để nền báo chí của người Việt Quốc gia thành báo chí lai Mỹ hay lai CS.
No comments:
Post a Comment