17-8-2012
http://dcvonline.net/modules.php?name=News&file=article&sid=9304
Hoa Thạnh Đốn (Washington) – Trung Quốc không nên dùng những cuộc đàm phán song phương để “chia rẽ và xâm chiếm” các nước đang có tranh chấp lãnh hải với mình ở vùng biển Nam Hải, Hoa Kỳ nói.
Lời tuyên bố của nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bà Victoria Nuland xảy ra sau cuộc viếng thăm hai nước nằm trong khối ASEAN là Mã Lai Á và Brunei của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc ông Yang Jiechi.
Bà Nuland không đề cập đến chuyện Hoa Kỳ có ý ngờ ý định của Bắc kinh trong những cuộc đàm phán này. Cuộc họp của khối ASEAN tháng rồi chấm dứt trong chua cay về biển Nam Hải, khi nước chủ nhà là Cam-Bốt, một đồng minh gần gũi với Trung Quốc, đã từ chối ký vào bản thông cáo chung mà Việt Nam và Phi Luật Tân muốn có, đề cập đến sự tranh chấp riêng rẽ giữa hai nước với Trung Quốc.
“Điều chúng tôi quan tâm nhất trong lúc này là mối căng thẳng đang gia tăng giữa các nước liên quan và chúng tôi muốn thấy một sự cam kết để có được một thỏa hiệp đáp ứng được nhu cầu cho tất cả mọi phía,” bà Nuland nói ở một cuộc họp báo ở Hoa Thạnh Đốn.
Hoa Thạnh Đốn (Washington) – Trung Quốc không nên dùng những cuộc đàm phán song phương để “chia rẽ và xâm chiếm” các nước đang có tranh chấp lãnh hải với mình ở vùng biển Nam Hải, Hoa Kỳ nói.
Lời tuyên bố của nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bà Victoria Nuland xảy ra sau cuộc viếng thăm hai nước nằm trong khối ASEAN là Mã Lai Á và Brunei của Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc ông Yang Jiechi.
Bà Nuland không đề cập đến chuyện Hoa Kỳ có ý ngờ ý định của Bắc kinh trong những cuộc đàm phán này. Cuộc họp của khối ASEAN tháng rồi chấm dứt trong chua cay về biển Nam Hải, khi nước chủ nhà là Cam-Bốt, một đồng minh gần gũi với Trung Quốc, đã từ chối ký vào bản thông cáo chung mà Việt Nam và Phi Luật Tân muốn có, đề cập đến sự tranh chấp riêng rẽ giữa hai nước với Trung Quốc.
“Điều chúng tôi quan tâm nhất trong lúc này là mối căng thẳng đang gia tăng giữa các nước liên quan và chúng tôi muốn thấy một sự cam kết để có được một thỏa hiệp đáp ứng được nhu cầu cho tất cả mọi phía,” bà Nuland nói ở một cuộc họp báo ở Hoa Thạnh Đốn.
Hoa Kỳ và Trung Quốc ngày càng gia tăng sự xung đột về vấn đề này.
Hôm đầu tháng, Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích việc thành lập một đơn vị đồn trú và
một chính quyền tự trị của một hòn đảo xa xôi trong vùng biển Nam Hải trong lúc
có cơ nguy cho một sự gia tăng tính căng thẳng trong vùng.
Trung Quốc đã phản bác điều này, hôm 13 tháng Tám, thông tấn xã nhà nước Trung Quốc là Xinhua đã cho đăng một bài xã luận chỉ trích các nước phương Tây “đánh cuộc về một Á châu bị chia rẽ” vì sức mạnh kinh tế của vùng này trong lúc nền kinh tế của chính họ (DCVOnline : các nước phương Tây) đang suy yếu.
Bà Nuland nói là Hoa Kỳ đang khẩn thiết kêu gọi khối ASEAN và Trung Quốc cùng làm việc để có một nguyên tắc ứng xử ở biển Nam Hải, là nơi có nhiều thủy lộ bận rộn nhất trên thế giới và người ta tin là giàu chất khoáng sản nằm trong lòng biển.
Bà nói là quan hệ ngoại giao song phương để đưa đến một sự thỏa thuận đa phương là điều tốt đẹp, “nhưng nỗ lực chia rẽ và xâm chiếm và rồi chấm dứt ở một tình trạng cạnh tranh giữa các nước đều cho mình có chủ quyền thì sẽ không đạt được đến điều mình cần đạt đến.”
Trung Quốc xưa này cho rằng họ muốn giải quyết việc tranh chấp này một cách song phương, hơn là đa phương, mặc dù trong cuộc ghé lại Nam Dương trước lúc ghé thăm Mã Lai Á và Brunei, bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng bày tỏ sự mong muốn “trên căn bản của sự đồng thuận” nhằm làm hướng đến sự chấp thuận cuối cùng cho một nguyên tắc ứng xử.
© DCVOnline
Trung Quốc đã phản bác điều này, hôm 13 tháng Tám, thông tấn xã nhà nước Trung Quốc là Xinhua đã cho đăng một bài xã luận chỉ trích các nước phương Tây “đánh cuộc về một Á châu bị chia rẽ” vì sức mạnh kinh tế của vùng này trong lúc nền kinh tế của chính họ (DCVOnline : các nước phương Tây) đang suy yếu.
Bà Nuland nói là Hoa Kỳ đang khẩn thiết kêu gọi khối ASEAN và Trung Quốc cùng làm việc để có một nguyên tắc ứng xử ở biển Nam Hải, là nơi có nhiều thủy lộ bận rộn nhất trên thế giới và người ta tin là giàu chất khoáng sản nằm trong lòng biển.
Bà nói là quan hệ ngoại giao song phương để đưa đến một sự thỏa thuận đa phương là điều tốt đẹp, “nhưng nỗ lực chia rẽ và xâm chiếm và rồi chấm dứt ở một tình trạng cạnh tranh giữa các nước đều cho mình có chủ quyền thì sẽ không đạt được đến điều mình cần đạt đến.”
Trung Quốc xưa này cho rằng họ muốn giải quyết việc tranh chấp này một cách song phương, hơn là đa phương, mặc dù trong cuộc ghé lại Nam Dương trước lúc ghé thăm Mã Lai Á và Brunei, bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc cũng bày tỏ sự mong muốn “trên căn bản của sự đồng thuận” nhằm làm hướng đến sự chấp thuận cuối cùng cho một nguyên tắc ứng xử.
© DCVOnline
No comments:
Post a Comment