Saturday, 25 August 2012

BA TRĂM HAI MƯƠI NĂM của SỰ TỰ DO (GS/TS David Flint - Quadrant Online)





Mai Việt Tú chuyển ngữ
Thứ Bảy, 25/08/2012


Lời dịch giả
Có lẽ gần như ai cũng biết đến cuộc Cách Mạng Pháp năm 1789 và cuộc Cách Mạng Vô Sản năm 1917. Hậu quả của hai cuộc cách mạng kiểu bạo động này tổn thương cho nhân loại rất nhiều, nhất là hậu quả của cuộc Cách Mạng Vô Sản đã gây chết chóc lên đến cả trăm triệu nhân sinh đó là chưa kể vô số nạn nhân còn sống sót tang thương.
Theo sau cuộc cách mạng vô sản ấy là sự tổ chức xã hội theo chủ nghĩa tuyệt đối, đặc biệt là bao cấp lẫn kinh tế và chính trị. Nước Việt Nam đã trải qua kinh nghiệm của sự phá sản và bắt buộc phải đổi mới. Đổi mới tại Việt Nam chỉ là từ bỏ bao cấp kinh tế nhưng vẫn giữ bao cấp chính trị.
Hai cuộc cách mạng tang thương kể trên đều đi từ lý thuyết và tư tưởng. Và tôi muốn nói ở đây là có một cuộc cách mạng khác đi từ thực tế mà ra; được một vị vua anh minh của Anh Quốc tạo ra và nâng niu nó; và nó có lẽ là cuộc cách mạng vĩ đại, ôn hòa và đem lợi ích nhất thật sự cho nhân loại.
Có lẽ ít người nhắc đến một cuộc cách mạng ôn hòa đã xảy ra cách đây ba trăm hai mươi bốn năm so với thời điểm năm nay là 2012. Đấy là cuộc Cách Mạng Rực Rỡ năm 1688 tại Anh Quốc. Cuộc cách mạng này đã đem đến ích lợi cho một số người may mắn trên thế giới mà trong đó chưa có dân tộc Việt Nam.
Gần đây Hoa Kỳ quyết định trở lại Thái Bình Dương và tôi cũng không lấy làm ngạc nhiên lắm vì đó chính là áp dụng nguyên tắc của cuộc Cách Mạng Rực Rỡ. Tầm nhìn xa hơn nữa, chỉ khi nào người Việt chúng ta tự đưa chúng ta vào nguyên tắc chiến lược ấy thì bất kỳ sự bất nguyên tắc nào từ đâu đến cũng sẽ bị bại như những gì Barone nói trong phần kết luận của bài này.
Và cũng cần nhắc ở đây nền tảng giáo dục nên chuyển hướng đến giá trị và hiểu rõ nguyên tắc của cuộc Cách Mạng Rực Rỡ để làm nền tảng nâng cao dân trí của dân tộc.
Bài này liên hệ đến rất nhiều sự kiện và nhân vật lịch sử tạo cho bài luận khá nặng nề do đó tôi viết thêm phần chú thích. Đọc phần chú thích trước có thể giúp bạn đọc dể hiểu bài luận hơn.
Bài luận của GS TS David Flint (AM - Australian Medal - Huy Chương Quốc Gia Úc) viết năm 2008 nên mới có tựa đề là ba trăm hai mươi năm. Bài luận đăng trên báo Quadrant tháng 11 năm 2008, tôi xin chia xẻ với bạn đọc. Tôi mong mỏi bạn đọc kiên nhẫn theo dõi hết bài viết quan trọng này vì nó đóng góp phần nào vào dân trí ở Việt Nam hiện nay.

Mai Việt Tú
(Mai này nước Việt đẹp hơn)
Ngày 24 Tháng 8 Năm 2012

* * *

Cuộc CÁCH MẠNG RỰC RỠ (GLORIOUS REVOLUTION) vẫn còn hợp thời tại Úc, và cả trong thế giới rộng hơn, như là thời điểm năm 1688 tại Anh Quốc. Có thể tranh luận rằng nó là một bước tiến có ý nghĩa nhất trong phương án của quản trị chính phủ tốt mà thế giới chưa bao giờ thấy được. Cuộc cách mạng đã bị lu mờ do tập trung vào tác động của sự chia rẽ của Công Giáo. Nhưng vị Hoàng Tử xứ Orange theo đạo Tin Lành (Calvinist (1)), sau này trở thành vua William Đệ Tam, bị lôi cuốn do lo sợ người Pháp theo chủ nghĩa tuyệt đối (độc tài toàn trị) thống lĩnh toàn Âu Châu, không quan tâm về Công Giáo, mà người đứng đầu, Đức Giáo Hoàng, là người đồng minh tạm thời của ông ta.

Sự tự do được đảm bảo và ích lợi mang đến từ cuộc Cách Mạng Rực Rỡ đã vượt xa bất cứ thứ gì tạo ra từ một biến cố duy nhất, kể cả một cách nhầm lẫn đi tung hô cuộc Cách Mạng Pháp (2) nhiều hơn. Thời Kinh Hoàng Ngự Trị (3) trong cuộc Cách Mạng Pháp đã đủ xấu; nhưng sự chết chóc từ kết quả của những năm chiến tranh (sau đó) mà kết thúc năm 1815 so với Đệ Nhất Thế chiến, và nên kể (sự tổn thất) theo số lượng dân số nhỏ trong so sánh. Cái cách mạng mà gọi là vĩ đại ở Nga (4), như một cuộc đảo chánh cướp chính quyền do nhóm Bolsheviks, cũng giả làm giống như thế (của cuộc cách mạng Pháp) ở Âu Châu và Á Châu đã tạo ra thảm khốc giết chết cả trăm triệu người. (Mặt khác,) Cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ (5) đã bắt nguồn từ và xác định cuộc Cách Mạng Rực Rỡ.

Cuộc Cách Mạng Rực Rỡ bằng nhiều cách là món quà vĩ đại mà Anh Quốc đã tặng cho thế giới. Nó tạo dựng những nguyên tắc cơ bản của sự quản trị tốt cho phép loài người gặt hái và hành xử những quyền cơ bản. Nó không những chỉ có giá trị riêng cho Anh Quốc, các quốc gia Liên Hiệp Anh mà cho cả Hoa Kỳ nữa. Nó đã được công nhận một cách hùng hồn bởi những nhà lập quốc của Hoa Kỳ (Founding Fathers of United States) khi, tin rằng những quyền của họ mà người Anh không công nhận, họ tuyên bố rằng: “Chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc.” Thật vậy, nhân vật Mỹ từng nắm quyền về ngoại giao thế giới Walter Russell Mead viết rằng “Người Mỹ biện minh cho sự lật đổ George Đệ Tam (6) cùng một lý luận với người Anh biện minh cho sự lật đổ của James Đệ Nhị (7)”.

Sự ảnh hưởng của cuộc Cách Mạng Rực Rỡ không giới hạn chỉ cho mô hình chính phủ Hoa Kỳ. Mỗi năm trong hai thập niên qua Liên Hiệp Quốc đã, trong chỉ số Phát Triển Con Người (8), đo lường những quốc gia về tuổi thọ, thịnh vượng và giáo dục của công dân của họ. Mỗi năm, những nước tiến bộ trên thế giới có cấu trúc chính phủ, ngoại trừ Thụy Sĩ, (đều) từ những nguyên tắc tạo ra từ lâu từ cuộc Cách Mạng Rực Rỡ. Hầu hết các trường hợp (của những nước tiến bộ) đều dựa trên sự tiến hóa của mô hình Anh Quốc mà đã theo sau cuộc Cách Mạng Hoa Kỳ. Và như Mead đã quan sát, từ lúc cuộc Cách Mạng Rực Rỡ, những quốc gia có nền chính trị pháp quyền (9) đã nằm bên phe thắng trong những cuộc tranh chấp quốc tế chính (10).

Nó chỉ cho thấy sự ưu trương của sự quản trị của người Ăng-Lô Xắc-Sông. Không có bằng chứng cho thấy có sự liên hệ bất cứ gì về nòi giống cả, nhưng thật ra nó có liên hệ với sự đồng thuận những gì mà chúng ta có thể gọi là văn hóa của chính trị. Mead chứng tỏ cái điểm nhấn là không chỉ Hoa Kỳ là một quốc gia của di dân, nhưng ngay cả Anh Quốc tại thời điểm của cuộc Cách Mạng Rực Rỡ. Nó tiên đoán đúng cho cuộc di dân to lớn hiện tại vào những quốc gia Ang-Lô Xắc-Sông. Cảm nghĩ tốt sẽ làm cho hầu hết người ta nhận thức ra rằng cái hệ thống đã hoạt động và hoạt động tốt – hầu hết mọi người sẽ không muốn thay đổi nó.

Thật là quan trọng để nhấn mạnh rằng những ưu việt của cuộc Cách Mạng Rực Rỡ không phải là kết quả của những triết gia ngồi xuống và phát họa ra, như trường hợp của cuộc cách mạng Pháp và Bolsheviks, những kẻ gần điên khùng phát họa ra những lược đồ để cứu vớt thế giới mà lại gần như hủy diệt nó. Phong cách của Ăng-Lô Xắc-Sông là thực dụng (pragmatic); phong cách của những quyền lực chính ở lục địa thì lý thuyết hơn.

Sự khôn ngoan của Ăng-Lô Xắc-Sông đã cho phép những bộ phận (quản trị) tiến hóa từ từ qua thời gian và trải nghiệm qua thử và (chỉnh) sai (trial and error). Ngược lại với suy nghĩ của lục địa (khác), tôi muốn nói đến câu chuyện énarque (11) của Pháp, khi mà những ích lợi mà chúng ta đã biết rõ đem chỉ cho ông ta thấy, ông ta nói: “Vâng, nó có thể hoạt động trong ứng dụng, nhưng nó có hoạt động trong lý thuyết không?”

Cuộc Cách Mạng Rực Rỡ bắt đầu từ sự kêu gọi Hoàng Tử William của Orange (12) xâm lăng Anh Quốc bởi một số lãnh đạo người Anh tức giận khi thấy những hành động vi hiến của James Đệ Nhị. William cũng chẳng xa lạ gì với Anh Quốc; ông ta lấy con gái của James, tên là Mary. Khi William thật sự xâm lăng, đặt chân lên nước Anh đúng 320 năm trước(13), ngày 5 tháng 11 năm 1688, sự ủng hộ cho James biến mất và James bỏ chạy qua Pháp.
Cuộc Cách Mạng Rực Rỡ đã làm William đặt hết tâm trí kêu gọi thiết lập Quốc Hội Nghị, mà sau đó (chính nó) đã mời ông ta và Mary lên ngôi nhưng với một số điều kiện giới hạn quyền lực của ông ta. Đây chính là sự bắt đầu của hiến pháp quân chủ của Anh Quốc và rồi đến với Vương Quốc Anh, đã cho người dân Anh một đất nước trong những đất nước tự do nhất trên thế giới.

Đây không phải là lý luận mà người Anh, người thuộc Vương Quốc Anh, hoặc người nói tiếng Anh đã hoặc đang được bồi đắp với trí tuệ siêu đẳng. Mà đây là một hoàng tử Hà Lan đã sẵn sàng chấp thuận những điều kiện mà trong đó ông và vợ ông có thể nắm giữ ngai vàng của Anh Quốc và theo sau đó, những ai (tiếp theo) nắm quyền lực sẵn sàng cho phép hệ thống hiến pháp phát triển bằng cách thử và (chỉnh) sai.

Nó tạo ra những hậu quả năng động. David S. Landes (trong The Wealth and Poverty of Nations) (14) nói rằng những giá trị sán lạn mà Anh Quốc thụ hưởng trong cách mạng kỷ nghệ đạt được kết quả là do người Anh có “tự do” ("elbow room") (15). Dù chưa được hoàn thiện lắm, bằng sự so sánh với những cộng đồng phía bên kia eo biển (đất liền Âu Châu), người Anh có tự do và có phúc.

Anh Quốc, Landes viết, sớm trở thành một nước kỷ nghệ hiện đại sớm hơn theo sự phát triển bình thường. Ông ta tin tưởng rằng điểm đặc trưng nổi bật của một xã hội thành công là có khả năng để thích ứng với những thứ mới và đường lối mới. Một trong những lãnh vực chính của sự thay đổi là gia tăng sự tự do và an ninh của người dân, Vẫn chưa, ông nói, người Anh vẫn tự gọi họ là thần dân của vua chúa, trong khi họ có thời gian dài hơn bất kỳ ai làm công dân (thật sự). Đấy là bởi vì, như Thomas Babington Macauley (16) nói, nó là một “kết hợp lành mạnh của tự do và quyền lực”. Sự tự do ấy đã mang đến với những thuộc địa. Trước khi cuộc Chiến Tranh Độc Lập, các thuộc địa ở Mỹ Châu là nơi tự do nhất mà thế giới chưa từng thấy.

Những gì đã đạt được – một cuộc cách mạng về mặt quản trị chính phủ, quân sự, tài chánh và ngoại giao – với nhiều ngưỡng mộ không tính toán trước và những ích lợi theo thời gian trở nên rõ rệt.

Vua William Đệ Tam không bị, thường được giả định ngày nay, lôi cuốn chủ yếu từ sự quan tâm của Tin Lành Anh Giáo. Thay vào đó ông ta bị lôi cuốn bởi nhu cầu chống lại những gì mà ông ta thấy là sự xâm lăng hung hãn của vua Pháp Louis Mười Bốn, và nhu cầu để đảm bảo Anh Quốc không bao giờ đồng minh với Pháp. Đấy là sự đánh giá đúng đắn của ông ta về lòng tham vọng của Louis Mười Bốn, người mà tự chứng tỏ có lòng tham chiếm lĩnh toàn Âu Châu như Napoleon đã làm, và sau này Kaiser Wilhelm, Adolf Hitler và Josef Stalin.

William không đến nước Anh như là một kẻ bạo quyền. Ông ta đã lâu chấp nhận những thảo luận dàn xếp phức tạp cần thiết như là một người quan tòa toàn quyền xét xử của những Liên Tỉnh (United Provinces) nơi mà thuế cao và trại đông lính được xem là cần thiết để bảo vệ tự do của họ và được thuận chuẩn bởi lá phiếu trong tòa đại diện lập pháp (như quốc hội ngày nay).

Có lẽ sai khi giả thử rằng cuộc Cách Mạng Rực Rỡ giới thiệu ra dân chủ, tối thiểu như là chúng ta đã biết. Và cũng vấn đề ấy, Cách Mạng Hoa Kỳ cũng không như thế. Quyền bầu cử ở Anh và Scotland có giới hạn, với giai cấp quí tộc và những người có quyền tối cao hưởng thụ những quyền đặc biệt. Nhưng ngay cả là người có quyền tối cao, William không bao giờ hưởng thụ những quyền hơn những người Anh khác mà những Cha Đẻ của Hoa Kỳ đã có quyền như là làm chủ nô lệ như một số công dân của họ (người dân có thể làm chủ người dân khác).

Cái điểm thiết yếu rằng là cuộc Cách Mạng Rực Rỡ đã giới thiệu những điều kiện thiết yếu để có chính phủ quản trị tốt và có giới hạn, mà Cách Mạng Hoa Kỳ đã xác định. Đây là một hiến pháp tự do được tạo ra để cung cấp chính phủ quản trị có giới hạn bền vững với kiểm soát và cân bằng đầy đủ để chống lại sự lạm quyền. Những kiểm soát và cân bằng ấy cũng hợp với sự báo động của Acton (17) rằng “Quyền lực dẫn đến tham nhũng, và quyền lực tuyệt đối tham nhũng một cách tuyệt đối.

Một hiến pháp tự do đòi hỏi quản trị chính phủ phải bị giới hạn, mà những nhà theo xã hội chủ nghĩa không bao giờ chấp nhận. Bởi vì rất nhiều những triết lý chính trị phương Tây trong thế kỷ mười chín và hai mươi đã bị lấn át bởi những suy nghĩ hướng theo xã hội chủ nghĩa (và vẫn còn cái bản chất ấy, thí dụ như chủ nghĩa môi trường bạo lực (militant environmentalism)) do đó chút ít quan tâm được đến với một đặc trưng tuyệt đối thiết yếu cho bất kỳ một xã hội nào mà được quản trị bởi một bản hiến pháp tự do. Đấy là cái quyền tư sản phải được pháp luật bảo vệ.

Thật thế, Hernando De Soto (trong Bí Hiểm Của Tư Bản – The Mystery of Capital) (18) đã chứng tỏ rằng sự bảo vệ tư sản trong một hệ thống tư sản chính chắn, với đầy đủ hồ sơ sổ sách ghi chép, rất là cực kỳ quan trọng cho phát triển kinh tế, và thật vậy, sự thiếu vắng những thứ ấy ở trong nhiều quốc gia Thế Giới Thứ Ba (nước nghèo) là lý do cho sự rào cản phát triển.

Trong khung hoạt động phản biện về chính sách của chính phủ Bush áp đặt dân chủ lên trên thế giới, Fareed Zakaria (trong Tương Lai của Tự Do – The Future of Freedom) (19) đã đề bạt lý luận rằng dân chủ chỉ hoạt động tốt nhất trong những xã hội có chủ nghĩa hiến pháp tự do (constitutional liberalism). Đây dĩ nhiên là điều thiết yếu của kinh nghiệm tại Anh và Hoa Kỳ. Chủ nghĩa hiến pháp tự do, với công dân hưởng thụ những quyền tự do cơ bản, kể cả sự bảo vệ tư sản của họ, và chính phủ quản trị có giới hạn bền vững cùng với kiểm soát và cân bằng đầy đủ đúng đắn, (những thứ ấy phải) có trước sự dân chủ.
Điểm này không được cảm nhận hoàn toàn trong vụ chiếm đóng Iraq. Tôi không nói ở đây về sự xâm lăng, mà có thể tranh luận chỉ là sự tiếp nối của chiến tranh với Saddam Hussein mà bắt đầu bằng sự xâm lăng Kuwait. Đó là trong việc đưa dân chủ vào Iraq mà bài học lịch sử không được cảm nhận. Đây là, tôi nghĩ, điểm nhận xét của Hoàng Tử Andrew (của Vương Quốc Anh), Công Tước (Duke) của York, khi mà ông ta nói vào đầu năm nay rằng có những “trường hợp khi mà những người Vương Quốc Anh ước muốn rằng những ai có vị trí trách nhiệm ở Hoa Kỳ có thể nghe và học từ những kinh nghiệm của chúng ta.”
Thật là không nghi ngờ gì cả khi Hoàng Tử Andrew đề cập đến kinh nghiệm lâu dài tại Anh Quốc về quản trị chính phủ ở nước nhà và ở (cả) Vương Quốc. Nó dạy chúng ta rằng chính phủ quản trị tốt và có giới hạn đòi hỏi không chỉ là pháp quyền (rule of law) nhưng cũng cần được trang bị kiểm soát và cân bằng, hữu hiệu để ngăn chặn lạm quyền, nhưng không lớn quá để tạo sự bất ổn và tê liệt quản trị chính phủ. Như Akaria lý luận, dân chủ chỉ có thể đến thật sự khi một hiến pháp tự do đã thật sự có và (hoạt động) tốt đẹp.

Nếu chúng ta trở lại kinh nghiệm của Anh Quốc, họ không chỉ truyền đi sự ích lợi của cuộc Cách Mạng Rực Rỡ cho đế chế đầu tiên ở Châu Mỹ. Họ lập lại với những đế chế sau đó của họ, và sau đó đầu tiên đến với những thuộc địa ổn định của họ. Đối với những nơi ấy họ truyền đi chế độ quân chủ lập hiến của họ ngày nay dưới tên hệ thống Westminster. (Có thể tranh luận, và tôi sẽ đề cập thêm sau này, rằng mô hình này có sự cân đối ưu việt hơn là mô hình Hoa Kỳ lựa chọn.)

Các thuộc địa Úc, Gia Na Đại và Tân Tây Lan không lâu sau đó đã được cho những bộ phận (cấu trúc) tự do như thế, cho phép họ tự điều hành, liên bang nếu họ muốn, và trong trường hợp của Úc, họ được trao cả cho chìa khóa vàng cho hiến pháp của họ - có quyền sửa đổi nó. Không có thuộc địa nào trong địa bàn đế quốc khác có những thứ ấy, rất thông thường bởi vì quyền lực hoàng gia không cho (sự tự do ấy cho) chính công dân của nước họ (20). Thế giới nói tiếng Anh thưởng thụ cái ích lợi trước thế giới khác. Theo Andrew Roberts (21), đấy là tại sao những quốc gia nói tiếng Anh ngày nay có hơn một phần ba tổng cộng GDP, mặc dù chỉ chiếm 7,5 phần trăm dân số (toàn cầu).

Sống dưới một hệ thống hiến pháp tự do được phản ảnh trong phán xét chính trị của thế giới nói tiếng Anh. Một lần nữa, không phải những người nói tiếng Anh thông minh hơn. Đấy là, đi theo một hệ thống hiến pháp tự do, bộ phận cử tri trở nên có khả năng phán xét tinh vi hơn và (có khả năng) nhận thức những ai muốn vượt qua hiến pháp. Những bộ phận cử tri này thông thường loại đi những cực đoan ở những phe phái trong không gian chính trị. Những cử tri dĩ nhiên có thể bị lừa dối, nhưng họ cũng ít tâng bốc hơn những người lãnh đạo hoặc dễ bị lôi cuốn bởi thứ chủ nghĩa phiêu lưu.

Đồng thời, không có sự nhẫu nhiên gì cả rằng các đảng cộng sản và phát xít không bao giờ thu hút được những quốc gia nói tiếng Anh, ngược lại (các đảng ấy lại thu hút) những quốc gia Âu Châu tinh vi hiện đại. Bằng đường lối duy trì hiến pháp tự do, kết quả là bộ phận cử tri trở thành người canh gác cho hệ thống ấy.

Những nguyên tắc của cuộc Cách Mạng Rực Rỡ

William Blackstone (22), trong Bộ Luật Cơ Bản Của Anh Quốc (Fundamental Laws of England) ấn hành năm 1760, đưa ra hàng loạt những tài liệu hiệu lệnh mà những người quản trị thuộc địa Mỹ được tin là đã đem theo với họ đến vùng đất mới, và cũng chính những quyền này mà họ bảo vua George Thứ Ba đã vi phạm.

Blackstone thấy những tài liệu này, tất cả về bản chất của hiến pháp, như là cái lò xo mà từ đó quốc hội và luật pháp chung bật đến. Họ bắt đầu với Magna Carta (23), và những tài liệu liên quan đến nó, Quyền Kiến Nghị (Petition of Right) và Luật Truy Tố Tại Tòa (Habeas Corpus Acts) dưới thời vua Charles Thứ Nhất. Họ gom góp cả Bộ Luật về Quyền (Bill of Rights) của năm 1689 và Bộ Luật Hòa Giải (Act of Settlement, kể cả xác định về truyền ngôi) của năm 1701.

Hãy đề cập về Bộ Luật về Quyền của năm 1689, “Bộ Luật Tuyên Bố về Quyền và Tự Do của Thần Dân và Ấn Định Sự Tiếp Nối của Ngai Vàng”. Nói tóm lại, Bộ Luật về Quyền đã thiết lập những nguyên lý cơ bản của quản trị chính phủ như là dự thảo đầu tiên ở Anh Quốc về quân chủ lập hiến tân thời, mà tôi sẽ gọi là Quân Chủ Lập Hiến Mốc Thứ Nhất (Constitutional Monarchy Mark I). Trong mô hình này vị vua đồng ý rằng là chỉ có vua (có mặt) trong quốc hội thì luật có thể được thuận chuẩn, do đó vua có quyền phủ quyết. Vua có quyền quản lý cả hành pháp không giống như hệ thống Westminster hiện tại. Đây là mô hình mà nền cộng hòa của Hoa Kỳ dựa trên, một đề tài mà chúng ta sẽ trở lại.

Bộ Luật về Quyền là một tài liệu cách mạng mà trong đó với sự cặp bến của Hoàng Tử William của địa phận Orange, người nắm quyền Liên Tỉnh của Hà Lan, người vua chính thống, James Thứ Hai, bỏ chạy sang Pháp. William đã tập hợp cái mà trở thành được biết là Quốc Hội Nghị, và cũng chính quốc hội ấy đã giao ngai vàng cho William và vợ ông ta là Mary, con gái của James.

Về mặt hiến pháp, tối thiểu có thể nói là bất thường. Nếu James thoái vị, ngai vàng có thể được trao lại cho người Hoàng Tử trẻ James, Hoàng Tử của Wales đang ở với ông ta ở Pháp, và không được giao cho con gái, Công Chúa Mary. Do đó có thể gọi một cách đúng đắn là một cuộc cách mạng, nhưng trong so sánh sát nhất, một cái (cách mạng) nhẹ.

Bộ Luật về Quyền bắt đầu với lời khẳng định về Tuyên Ngôn về Quyền được tuyên bố quyền tối cao trước khi ngai vàng được trao cho họ. Theo sau đó là một phán quyết gán tội chung chung cho James Thứ Hai, rằng ông ta “bởi sự phụ giúp của những thượng thư quỷ quái dấu mặt, chánh án và bộ trưởng làm việc cho ông ta, đã mạo muội lật đổ và tiêu diệt Tin Lành và luật pháp và tự do của vương quốc này”. Không nghi ngờ gì cả đây chính là lời tuyên bố để biện minh cho sự bất thường của hiến pháp để trao ngai vàng cho William và Mary. Và cùng kiểu này đã được làm theo bởi những nhà cách mạng Hoa Kỳ phán quyết gán tội cho vua George Thứ Ba trong Tuyên Ngôn Độc Lập.
Sau khi mười ba lý lẽ viện tội đặc biệt được tuyên bố, chính yếu là ông ta (William) tuyên bố nắm quyền lực và xử dụng nó theo luật pháp của Anh Quốc. Một trong những lý lẽ viện tội được đọc ra có một cái có quan tâm đến nước Úc, rằng là “Việc xử dụng thu và tiêu tiền thuế của người đứng đầu ngai vàng lạm quyền không đúng lúc đúng cách khác với những gì mà quốc hội đã thuận chuẩn”. Nói cách khác, James bị buộc tội tăng thuế mà không được thuận chuẩn và nắm quyền mà không có ngân sách (đã thuận chuẩn). Đây là điều cấm kỵ cho cả hai hệ thống Westminster và ở Hoa Kỳ, nhưng với hậu quả khác nhau. Trong hệ thống Westminster, một chính phủ không đạt được ngân sách thuận chuẩn (của quốc hội) phải tuyên bố bầu cử lại hoặc từ chức.

Do đó (tại Úc) ngày 11 tháng 11 năm 1975 vị Quan Toàn Quyền Úc, Sir John Kerr, thu hồi quyền cầm quyền của thủ tướng lúc ấy là E.G. Whitlam, đã cố gắng làm như thế, quản trị không có ngân sách thuận chuẩn. Trong những lý do của Sir John:

“Bởi vì những nguyên tắc của quản trị chính phủ có trách nhiệm, một thủ tướng không thể đạt được ngân sách thuận chuẩn, kể cả tài chánh để vận hành những dịch vụ thông thường của chính phủ, phải hoặc là tuyên bố bầu cử lại hay là từ chức. Nếu ông ta từ chối làm như thế thì tôi có đầy đủ quyền lực và thật ra có nhiệm vụ theo hiến pháp tước quyền cầm quyền của ông ta như là người thủ tướng.”

Tóm lại, trong trường hợp còn những ai nghi ngờ về sự bất hợp pháp của vua James, Bộ Luật về Quyền tuyên bố rằng những hành động ấy “đi ngược lại một cách mạnh mẻ và trực tiếp đối với những luật pháp hiện hữu và nghị quyết và sự tự do của lãnh thổ này”. Và theo sau những lời biện hộ để mời William và Mary lên ngôi, và kêu gọi một Quốc Hội Nghị. Đây là (những gì xảy ra) sau khi William cặp bến (đến Anh Quốc), quá nhiều người theo về phía William, và James đốt hết những nghị quyết được sửa soạn cho quốc hội mới, vứt Ấn Vua xuống (sông) Thames và bỏ chạy qua Pháp. Quốc hội tranh cãi về hoặc là ông ta vừa thoái ngôi hay, lý do khác, không đủ khả năng nắm quyền. Có những thảo luận về ngai vàng thiếu vua, nhưng đã bị loại bỏ khi nhận thức ra vấn đề ngai vàng thiếu vua, James luôn luôn có thể trở lại ngai vàng. Ông ta hiện tại ngay cả cũng ít (cơ hội) chấp nhận hơn, đang sống, với hoàng tử trẻ của Wales, ở Pháp dưới sự bảo vệ của Louis Mười Bốn, người đã xóa bỏ Sắc Lệnh Nantes (24) đã cho phép những người Pháp theo đạo Tin Lành một số tự do.

Cùng theo đó, Bộ Luật về Quyền tuyên bố rằng vị "vua quá cố James Đệ Nhị" - gần như thể ông ta đã chết - "đã thoái ngôi chính phủ và ngai vàng do đó đã trống, Hoàng Tử Cao Quí của Orange (người đã được Thượng Đế hài lòng trao cho những dụng cụ rực rỡ để đem đến quyền lực vô giới hạn cho vương quốc thống trị)" đã kêu gọi một cuộc bầu cử cho Hạ Viện để cùng nhau đúc kết những điều kiện mà theo đó giao ngai vàng cho William và Mary.
Bộ luật về Quyền ghi nhận "trong văn bản Hoàng Thượng đã chấp nhận ngai vàng và chân giá trị của vương quốc", và rằng những nguyên tắc rõ ràng đã được chấp thuận. Những điều được ghi nhấn mạnh rằng vua và hoàng hậu không thể, xử dụng đặc quyền, dưới sự ứng dụng của pháp luật, rằng quân đội võ bị (25) sẽ không được bảo trì tại Anh Quốc mà không có sự chấp thuận của quốc hội, rằng là hoàng gia không được tạo ảnh hưởng lên sự việc bầu cử, hoặc không được cầm quyền mà không có ngân sách tài chánh, rằng là công dân được tự do kiến nghị chống lại vua, và rằng là họ (công dân) được bảo vệ từ những trừng trị dã man và bất thường, phạt và cưỡng chế không thông qua phán xét của tòa án (26). Đặc quyền của quốc hội được thành lập và giáo dân Tin Lành có quyền mang vũ khí để tự vệ.

Quốc hội rõ ràng mệt mỏi với những vua đời nhà Stuart (27). Họ nhìn qua bên kia eo biển (Channel giữa Anh và Pháp) và họ chẳng thèm quan tâm những gì họ thấy, người theo chủ nghĩa tuyệt đối của Pháp Louis Mười Bốn. Đặc biệt là không thích sự xóa bỏ Sắc Lệnh Nantes, mà đã đưa đến sự trù dập và tiêu diệt những người theo đạo Tin Lành tại Pháp. Họ đổ thừa vấn đề của họ với những vua Stuart là do Công Giáo gây ra, và do đó Công Giáo không được nắm ngai vàng, quốc hội cho rằng kinh nghiệm đã chứng minh "rằng thật là mâu thuẫn để cho sự an toàn và phúc lợi của vương quốc Tin Lành này lại được quản trị bởi một hoàng tử Công Giáo".

Trận Chiến Boyne

Vào năm sau khi thông qua Bộ Luật về Quyền, William đánh bại James ở Ái Nhĩ Lan tại trận chiến nổi tiếng ở Boyne. Nó chấm dứt bất kỳ hy vọng trở lại đời nhà Stuart, tối thiểu trong cuộc đời của James.

Trong khi trận chiến này được nhớ nhiều nhất ngày nay ở Ái Nhĩ Lan qua ý nghĩa tôn giáo của nó, thật là quan trọng để hiểu rằng nó sâu xa về ngai vàng hơn là tôn giáo. Công Giáo và Tin Lành được thấy ở cả hai phe, Quân Đoàn Xanh (28) thiện chiến của William đánh nhau dưới băng rôn của Công Giáo. William đồng minh với cả hai lực lượng Công Giáo và Tin Lành trong Liên Minh Augsburg (29) mà được ủng hộ bởi Đức Giáo Hoàng và trực tiếp chống lại Louis Mười Bốn của Pháp. Thật ra, tin tức về sự bại trận của James được ăn mừng tại Vatican.

Trận chiến được xem có ý nghĩa hơn ở bên lục địa hơn là bên Anh. Hai ngày sau, đoàn tàu Anh-Hà Lan bị đánh bại bởi người Pháp tại trận chiến Beachy Head, và nó là sự quan tâm lớn hơn cho người Anh.

Bộ Luật Hòa Giải (The Act Of Settlement)

Sau cái chết của hoàng hậu Mary, và tiếp theo là cái chết của người con trai của người chị, Anne, hoàng tử William của Gloucester, William và quốc hội cảm thấy cần khẳng định lại sự truyền ngôi. Đấy là để đảm bảo ngai vàng không thể rơi trở lại theo nhánh của James.

Chiếu theo Bộ Luật Hòa Giải năm 1701 chỉ định người nối ngôi là Công Nương Sophia của Hanover, cháu của James Đệ Nhất, và những người hậu duệ Tin Lành. Bộ Luật vẫn (còn áp dụng) xác định sự nối ngôi của Anh Quốc và tất cả lãnh thổ Liên Hiệp Anh, dù là phản ảnh Bộ Luật như là chiếu theo quyết định của Anh Quốc, hay là ở phần truyền tộc trong phần đặc biệt của hiến pháp. Bất cứ thay đổi nào về sự truyền ngôi ngày nay cần phải có sự chấp thuận của tất cả quốc hội ở tại lãnh thổ, các quốc gia Liên Hiệp Anh mà có Nữ Hoàng (Elizabeth Đệ Nhị) đang là người đứng đầu.

Bộ Luật Hòa Giải thường thường hay là đề tài tranh luận, chính yếu bởi vì người nối ngôi phải có đạo Tin Lành. Nhưng nó có một cái quan trọng hơn cả trong bộ luật này, cái mà tạo ảnh hưởng sâu xắc trên sự quản trị ở Anh Quốc, Hoa Kỳ, Liên Hiệp Anh và thật ra ở thế giới nữa. Trong dự thảo ấy sự cầm quyền của các "chánh án" được đề cập đến "quamdiu se bene gasserint" (30). Sự việc này có quan tâm là các chánh án không còn được nắm văn phòng "thoải mái", nghĩa là, có thể bị đuổi bởi chính phủ khi nào họ muốn. Một chính phủ có thể đuổi một chánh án xử họ thua. Trong Bộ Luật Hòa Giải, chánh án nắm văn phòng "chừng nào vẫn còn hạnh kiểm tốt". Đấy có nghĩa là họ có thể bị đuổi chỉ bằng sự thuận chuẩn của cả hai viện của quốc hội.

Đây là sự quan trọng nổi bật. Nó là cái nguồn của sự phân chia quyền lực ở Anh Quốc, một đề tài được nghiên cứu chi tiết bởi Montesquieu (31). Ông ta thấy sự phân chia của ba quyền lực, hành pháp, lập pháp và tư pháp để đảm bảo sự tự do chính trị. Sự phân chia của tư pháp, ông ta nghĩ, phải thật sự, và đây chắc chắn là trường hợp ở Anh Quốc.

Sau này mô hình Anh Quốc tiến hóa trở thành hệ thống Westminster như chúng ta biết ngày hôm nay, nơi mà các bộ phải có sự tín nhiệm từ Hạ Viện. Trong lúc đó, sự phân chia quyền lực được mang đến Hoa Kỳ, nơi mà tư pháp trở thành một thế lực mạnh mẽ, và bị chê trách cho sự di chuyển qua vùng của lập pháp.

Quân Chủ Lập Hiến Mốc Thứ Hai

Đã có một phát triển xa hơn về quân chủ lập hiến sau khi độc lập tại Hoa Kỳ. Cho đến lúc ấy, vua và hoàng hậu tham gia tích cực trong hành pháp. Các bộ trưởng không chịu trách nhiệm trước quốc hội; họ chịu trách nhiệm trước nhà vua. Do đó mô hình Hoa Kỳ theo là cái mà người đứng đầu quốc gia cũng là người đứng đầu chính phủ.
Một cách nghịch lý, đó là Chiến Tranh Độc Lập Hoa Kỳ (đã xảy ra) để bắt đầu cho thấy những gì mà chúng ta nhận thấy về hệ thống Westminster, nơi mà chính phủ chịu trách nhiệm trước quốc hội. Tháng Ba năm 1782, sau cuộc bại trận của quân đội tại Yorktown (32), Hạ Viện (Anh Quốc) bỏ phiếu rằng là họ "không còn tín nhiệm vào hội đồng bộ trưởng hiện tại". Chúa Công (Lord) North, đang là thủ tướng đã từ chức.

Đây là lúc bắt đầu của quốc hội nghị mà đã thành lập vững chắc vào giữa thế kỷ mười chín, rằng là một chính phủ phải được sự tín nhiệm của Hạ Viện. Dĩ nhiên đây cũng chính là hệ thống mà người Anh đã cho những thuộc địa của họ trong giữa thế kỷ mười chín.(33)

William làm vua

Nhưng ghi nhận rằng William không là một quân chủ của quân chủ lập hiến như là chúng ta biết ngày nay, thì cũng không nói là ông ta không tỉ mỉ xem xét những bó buộc ông ta đồng ý chấp nhận trong Bản Tuyên Ngôn (Declaration) và sau đó đến Bộ Luật về Quyền.

Năm 1698 Hạ Viện ngu đần muốn giảm quân đội xuống còn chỉ có 7000 ở Anh Quốc. Họ cũng quyết định cho Đoàn Quân Xanh Hà Lan, (có cả) Công Giáo và Tin Lành, (đoàn) đầu tiên đi vào Luân Đôn và đầu tiên nhảy vào sông ngòi ở Boyne năm 1690.

William không phản ứng giống như một người vua (của đời nhà) Stuart. Ông ta đã không ngưng hoặc tạm ngưng quốc hội. Thay vì, ông ta viết những gì ông ta tin rằng đây là bài diễn văn sau cùng của ông khi còn ngự trị ngai vàng, một diễn văn u sầu như là diễn văn thoái ngôi của Edward Thứ Tám. (34)

"Tôi đến vương quốc này, do sự đòi hỏi của quốc gia, cứu nó khỏi sự tàn phá, và duy trì tôn giáo của các người, luật pháp của các người và tự do của các người. Và cho mục đích đó, tôi đã có trách nhiệm để duy trì cuộc chiến dài và tốn kém cho vương quốc này, nhờ ơn Thượng Đế, và lòng dũng cảm của quốc gia này, hiện tại được chấm dứt trong hòa bình tốt, từ dó các người có thể sống hạnh phúc và yên ổn, chắc chắn rằng các người sẽ xây đắp thêm về an ninh riêng của các người, với sự trân trọng tôi phó thác cho các người, tại buổi khai mạc của của những phiên hội".

Họ có làm không, như thế ông ta có ra đi không. Nhưng khi ông ta đọc diễn văn cho Chúa Công Tối Cao (35) Somers, ông ta van xin nhà vua: "Đây là hành động quá đáng, thưa ngài, đây là sự điên rồ. Tôi cầu khẩn Hoàng Thượng vì danh dự riêng của ngài, đừng nói cho bất cứ ai khác những gì mà ngài đã nói với tôi." Một cách ngần ngại, William cứu xét lại vị trí của ông ta và chấp nhận lời khuyên của Somers.

Năm 1700 Louis Mười Bốn phản bội lời hứa trong Hòa Ước Phân Chia Partition Treaties (36) và cho phép ngai vàng còn trống của Tây Ban Nha được chiếm cứ bởi người con thứ hai của người kế tiếp lên ngôi (37) , Phillippe, Công Tước của Anjou. Đại sứ Tây Ban Nha gục gối xuống và nắm chặt tay của Công Tước và nói: "Dãy núi Pyrenees đã không còn nữa." (38) Hạ Viện (Anh) ngu si đã công nhận Phillippe, ngay cả cố gắng truất phế cả những bộ trưởng quan tâm về hòa ước phân chia, Somers, Portland, Halifax và Oxford. May mắn thay, Thượng Viện tha họ. Với Hạ Viện bị hao tổn, qua sự ngu xuẩn hơn là phản quốc, chiến lược cân bằng quyền lực của William, Louis Mười Bốn xâm chiếm phần Hà Lan thuộc về Tây Ban Nha.

Nhưng khi năm người đàn ông của Kent, lo sợ sự xâm lăng, kiến nghị quốc hội cung cấp đầy đủ quốc phòng để đề kháng lãnh thổ thì họ bị bắt. Daniel Defoe can đảm, được bảo vệ bởi mười sáu "người đàn ông chất lượng", vượt vào Hạ Viện và trao cho chủ tịch (Hạ Viện) "Kiến Nghị của Quần Chúng", nhắc nhở họ rằng họ được bầu là người phục vụ (là đầy tớ) của dân. Quốc gia đòi hỏi, Bryan Bevan viết trong (cuốn sách) "Vua William Đệ Tam, Hoàng Tử Của Orange", rằng "nếu Vua của Pháp không muốn nghe lý do, Vua William phải được đòi hỏi (bởi quốc hội) tuyên bố chiến tranh với ông ta".

Những Chúa Công (Lords - Thượng Nghị Sĩ), khác với dân biểu Hạ Viện, xin Vua hãy hành động. Kết quả là (Hiệp Ước) Đồng Minh Lớn (xem lại 29) và Cuộc Chiến Tranh Truyền Ngôi Tây Ban Nha (39). Hậu quả là, sự xâm lấn của Pháp lên Âu Châu chấm dứt, với khái niệm của William về cân bằng quyền lực được nhận thức trong Hiệp Ước Utrecht. (40)

Cuộc Cách Mạng Rực Rỡ và Úc

Những nguyên tắc của cuộc Cách Mạng Rực Rỡ là trọng tâm của hệ thống hiến pháp Úc tối thiểu có ba lý do. Thứ nhất, những người định cư đem đến với họ những luật pháp của Anh Quốc. Thứ hai, người Anh đưa hệ thống Westminster vào Úc rất sớm, nó đã trở thành cột trụ của quốc gia (Úc) chúng ta. Diễn biến này bắt đầu trước cả Eureka Stockade (41), đôi khi được trình bày một cách sai lạc là nguyên nhân của nó. Đến giữa thế kỷ mười chín, hầu hết các thuộc địa tại Úc đã tự trị dưới hệ thống Westminster, trong một đường lối mà những thuộc địa của những quyền lực khác không được (42). Thứ ba, nó là một lỗi lầm nếu suy nghĩ hiến pháp của (Úc) chúng ta trong ý nghĩa chỉ là một hiến pháp (tạo ra) liên bang (Úc). Như Bolingbroke (43) nói năm 1735, hiến pháp "rằng là sự tổng hợp của luật pháp, các bộ phận cơ quan và tục lệ được tạo ra từ những nguyên tắc cố định chắc chắn có lý do, nhắm vào những đối tượng cố định chắc chắn của sự tốt đẹp cho mọi người để tạo ra hệ thống tổng quát, theo đó cộng đồng bằng lòng được quản trị."

Hệ thống hiến pháp của (Úc) chúng ta bao gồm những nguyên tắc trong Bộ Luật về Quyền và Bộ Luật Hòa Giải cho cả những hiến pháp của liên bang và tiểu bang. Tôi nên nói một cái yếu: không phải tất cả đều hoàn toàn. Một số phần đáng kể của hệ thống hiến pháp có thể bị thay đổi bởi điều luật của quốc hội.

Bất kỳ biến cố gì, khi người Úc cùng đồng ý, như theo lời mở đầu của hiến pháp nói, một cách nhún nhường nhờ vào sự phù hộ của Thượng Đế, đoàn kết không chia rời liên bang Thịnh Vượng Chung dưới Vương quyền, họ làm như thế (vì) biết rằng sợi chỉ vàng đã nối từ Magna Carta (Hiến Chương Quyền Tự Do năm 1215) đến Bộ Luật về Quyền và Bộ Luật Hòa Giải đã hoàn toàn thông thạo trong sự hòa giải hiến pháp của (Úc) chúng ta.

Một trong những phê bình dễ dàng về hiến pháp của (Úc) chúng ta là nó yên lặng trên một số vấn đề mà được đưa ra, chẳng hạn như nội các và văn phòng thủ tướng. Đây không có cơ sở, và có thể (vấn đề) được đưa lên để biện minh cho sự thay đổi qua sự suy nghĩ yếu kém được bật ra. Hiến pháp không bao giờ được tạo ra với ý nghĩ là một cuốn sách vỡ lòng đứng một mình. Nó đã được soạn ra để bổ xung những gì mà được biết như là những quyền cơ bản của người Anh, và thu nhập hoàn toàn vào hệ thống hiến pháp Úc. Úc là, như Mead viết, "một trong những xã hội dân chủ và quân bình nhất trên thế giới". (44)

Cuộc Cách Mạng Rực Rỡ và Hoa Kỳ

Khi những Cha Đẻ ra Hoa Kỳ dự định phát họa ra mô hình hiến pháp của họ, họ không thực hiện công việc của họ từ con số không. Họ đã là, sau cùng, mười ba quốc gia tự do nhất trên thế giới được biết đến. Họ đã và tự nhận thức là người thừa kế "Bộ Luật Cơ Bản của Anh Quốc" của Blackstone, và cũng thừa hưởng sự lợi ích của cuộc Cách Mạng Rực Rỡ. Và James Đệ Nhị đã cố gắng tiêu hủy kiểu chính phủ đại diện của họ. William và Mary đã phục hồi nó. Người Mỹ tin rằng chính phủ Anh theo sau đó đã không cho họ cái quyền như thế.

Cũng chẳng có gì nhiều trong Tuyên Cáo Vĩ Đại của năm 1763 (45) ngăn ngừa những người da trắng chiếm đất người da đỏ. Hoặc không là kết quả của vụ án Somerset năm 1772 (46) tạo quan tâm về những nô lệ của Mỹ bỏ trốn. Chúa Công Mansfield đã kết luận, có lẽ úp mở, rằng "không khí của Anh Quốc quá trong sạch cho nô lệ thở, hãy để dân da đen tự do." Những người Mỹ sáng suốt chủ của nô lệ biết rằng cái luật lệ cơ bản này không ngờ vực gì thời gian sẽ truyền đến Mỹ.

Có hai cái khó chịu (kể trên) cũng đủ để là lý do để cố gắng thành lập một tiểu bang độc lập được làm chủ nô lệ, chiếm đất thổ dân tùy tiện. Nhưng chỉ việc đó cũng chưa đủ. Thật ra đó là cái lối vụng về mà chính phủ Anh Quốc nhất quyết đòi hỏi người Mỹ đóng góp lớn vào sự phản kháng của họ đối với người Pháp. "Không đại diện không thuế" (47) là khẩu hiệu rất cực kỳ hữu hiệu.

Michael Barone (48) lý luận rằng cuộc Cách Mạng Rực Rỡ là nguồn cảm hứng cho kết quả đạt được Chiến Tranh Độc Lập và sự thành lập Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Mô hình thay thế khác không hấp dẫn đối với người Mỹ. Đây là lúc khi Âu Châu đang tiến đến chủ nghĩa tuyệt đối, thí dụ đáng kể là sự lấn lướt quyền lực như Louis Mười Bốn mà (nếu) không ai chống đối. Chủ nghĩa tuyệt đối, hình như hiện đại và hữu hiệu, có cảm tưởng như là phương thức cho tương lai mà sau này những người ngây thơ dễ tin ở những nước Liên Bang Sô Viết, Nazi Đức và Trung Quốc của Mao (49).

Nhưng hiện ra từ một góc của Âu Châu, như Barone trình bày, một cách khác đã hiện ra. Đấy là một "quân chủ lập hiến với sự giới hạn của chính phủ, đảm bảo quyền, hài hòa chịu đựng tôn giáo, và chủ nghĩa tư bản kinh tế thị trường". Đấy là, Barone nói, một bước tiến dài đến một loại xã hội mà chúng ta thừa hưởng mà quên đi sự may mắn từ đâu ra. Đấy là:

"cái phông cảnh cho sự tăng trưởng nhiệm mầu, sự phồn vinh, và sự thành công quân sự ở thế kỷ mười chín và hai mươi của Anh Quốc – và cho cuộc Cách Mạng Mỹ Châu và càng ngay cả sự tăng trưởng nhiệm mầu hơn, phồn vinh hơn, và thành công hơn của Hoa Kỳ …

Nó đã thay đổi Anh Quốc từ một quốc gia trong đó kiểu chính phủ đại diện (dân) bị đe dọa để tiến đến một (kiểu chính phủ đại diện dân) được thấm nhuần, từ một quốc gia trong đó sự tự do dựa trên phong tục để tiến đến một (sự tự do) dựa trên luật pháp tích cực, từ một quốc gia trong đó chốn tôn giáo tiếp tục là vấn đề tranh cãi chính trị ngay cả đấu tranh với vũ khí để tiến đến một nơi được hòa giải trong cách mà sự lựa chọn cá nhân được tôn trọng tổng quát, từ một quốc gia hầu như không muốn dính líu tới chiến tranh ở lục địa Âu Châu để tiến đến một quốc gia nhìn thấy nhiệm vụ của nó là giữ cân bằng thế lực ở nơi ấy và toàn thế giới.”

Cái thí dụ chính phủ đại diện ở Anh Quốc và Vương Quốc Anh tạo cảm hứng cho Những Cha Đẻ của Hoa Kỳ và toàn thế giới. Nó được rập khuôn với những thay đổi nhỏ, ở những thuộc địa Anh, mà trong chúng một số trở thành những nước lớn. Cái cánh mạng không chính thức này, Barone lý luận, đã tạo hình hài cho thế giới mà chúng ta biết ngày hôm nay.

Mead viết rằng nhiều những giá trị, ý nghĩ và thái độ mà tưởng là “chủ nghĩa ngoại lệ riêng biệt của Mỹ” thật ra đến từ Anh Quốc. Đặc biệt là, ông ta nói những ý nghĩ của cuộc Cách Mạng Rực Rỡ cũng đã để lại “một vết sâu đậm lên trên văn hóa chính trị”. Ám chỉ như một thí dụ, ông ta chỉ ra rằng chính ngay “Tuyên Ngôn Độc Lập” đã được nắn hình gần gủi với Tuyên Ngôn về Quyền.

Cuộc Cách Mạng Rực Rỡ cũng đảm bảo sự tự do. “Quyền được mang vũ khí” thì rất khác với với trách nhiệm thời phong kiến mang vũ khí. Thay vì có trách nhiệm bảo vệ vua và chính phủ của ông ta thì đó là “cái cách cho người tự do bảo vệ tài sản và tự do của họ.” Đây chúng ta thấy nguyên thủy rõ ràng của Điều Bổ Xung Thứ Hai cho Bộ Luật về Quyền của Hoa Kỳ. Barone cũng nhắc nhở chúng ta về Điều Bổ Xung Thứ Ba, chống lại điều quân, Điều Bổ Xung Thứ Tư lục soát và cưỡng chế, Điều Bổ Xung Thứ Năm tự bị buộc tội, và Điều Bổ Xung Thứ Tám chống lại tra tấn thô bạo và khác thường.

Không chỉ trong hiến pháp và luật pháp cuộc Cách Mạng Rực Rỡ dẫn dắt nước Mỹ. Nó cũng nằm ở trong những cơ quan bộ phận và ngay cả chính sách ngoại giao của nước Mỹ.

Cuộc Cách Mạng Rực Rỡ đã cho Anh Quốc những cơ quan tài chánh tương tự như ở Liên Tỉnh (United Provinces ở Hà Lan), cho phép Anh Quốc có chính phủ, chiến tranh và thương mại hữu hiệu hơn là nước Pháp nơi giàu có hơn. Sự ưu thế của những cơ quan bộ phận tinh vi được tiếp tục và phát triển ở Mỹ.

Cuộc Cách Mạng Rực Rỡ và thế giới

Cuộc Cách Mạng Rực Rỡ ảnh hưởng thế giới bằng hai cách. Hình thức quản trị chính phủ thành công của Ăng Lô Sắc Sông được rập khuôn vòng quanh thế giới. Ngoại trừ Thụy Sĩ và Hoa Kỳ, và chỉ nếu chúng ta bỏ qua những nội chiến của họ, chỉ có hệ thống Westminster đã thành công cung cấp sự quản trị giới hạn chính phủ bền vững qua khoảng thời gian dài, nhất là những khoảng thời gian chịu sự áp lực.

Hầu hết những quốc gia thành công trên thế giới đã áp dụng những nguyên tắc của cuộc Cách Mạng Rực Rỡ. Nhưng cuộc Cách Mạng Rực Rỡ cũng có một ảnh hưởng khác, (đấy là) hòa bình và tự do của thế giới.

Barone viết rằng cuộc cách mạng đã đem một chủ đề đến với chính sách ngoại giao của Anh Quốc mà Hoa Kỳ đã thừa hưởng khi Hoa Kỳ sau đó trở thành thế lực trội hẳn trên thế giới. Đấy là quan niệm của sự cân bằng quyền lực.

Barone thấy sự liên hệ từ Anh-Hà Lan đồng minh chống lại Louis Mười Bốn, qua sự chống lại Napoleon, đến sự chống lại Phong Kiến Đức và rồi (chống lại) Hitler. Nó tiếp tục trong Chiến Tranh Lạnh và trong sự chống trả đối với khủng bố của ngày nay. Barone tự hỏi, "Cái thế giới sẽ như thế nào nếu Anh Quốc và rồi Hoa Kỳ sau đó không đi theo cái thói quen chống lại các thế lực xâm lược bạo ngược?" Cái thế giới sẽ giống như thế nào, ông ta nhấn mạnh rằng Louis Mười Bốn, Napoleon, Kaiser Wilhelm, Hitler, Stalin và Osama Bin Laden sẽ không bị khống chế và hầu hết có thể không bị đánh bại.

Barone kết luận rằng William Thứ Ba và những gì ông ấn định cuộc cách mạng bắt buộc phải có của năm 1688 được cần thiết để đem đến cái thế giới chúng ta biết ngày hôm nay. Ông kết thúc với những lời từ Winston Churchill nói về William Thứ Ba: "Sự mạo muội và ý chí và sự bền gan của ông ta nên được xem là một nguồn cảm hứng cho bất cứ ai nghiêng về sự mệt mỏi thụ động mất ý chí trong những lúc đang cố gắng."

Chưa bao giờ trước đây, và chưa bao giờ từ thời điểm ấy, có một sự thành đạt tuyệt vời như thế chỉ trong một thời gian ngắn, sự khám phá ra một mô hình của quản trị tựu trung cùng làm một lúc và đồng thời đảm bảo chính phủ vững chắc, kiểm soát và cân bằng hữu hiệu để ngăn chặn sự tiếp tục và sự gia tăng của lạm quyền, và sự tự do cho phép từng người một lớn mạnh theo con đường mà chưa từng thấy trước đây. Mô hình này cho phép tiến triển kinh tế và dần dần đem dân chủ vào, trong một cách mà những mô hình quản trị khác hứa nhưng không bao giờ đem đến. Và đây chính là nền cơ bản của hệ thống Hoa Kỳ và hệ thống Westminster, mà đã được thích ứng một cách rộng rãi và một cách thành công tại rất nhiều quốc gia.

_________________________


Chú Thích Thêm của Mai Việt Tú

(1) Calvinism là một đạo Tin Lành có triết lý riêng theo lối cải tổ mới về niềm tin đối với Thiên Chúa. Tên của đạo này từ một người Pháp John Calvin (tiếng Pháp là Jean Cauvin)

(2) French Revolution 1789, Cuộc Cách Mạng Pháp có thể nhận định kéo dài cả đến 10 năm. Những chuyển biến không những ảnh hưởng đến xã hội và chính trị tại Pháp mà lan ra cả Âu Châu. Nền phong kiến với chủ nghĩa tuyệt đối về quyền lực từ một xã hội bất công với những giai cấp thượng lưu được ưu đãi bị xóa bỏ để cố gắng thay thế với sự công bằng, bình đẳng và tôn trọng quyền công dân. Nhưng cuộc cách mạng bạo động đã tạo ra không biết bao nhiêu tang thương kể cả thời kinh hoàng giết chóc.

(3) Thời Kinh Hoàng Ngự Trị - The Reign of Terror (5 September 1793 – 28 July 1794) Thời gian kinh hoàng sau Cách Mạng Pháp (1789) chết mấy vạn người.

(4) Cách Mạng Vô Sản Tháng 10 năm 1917, hậu quả chết cả TRĂM TRIỆU, chắc không cần phải giải thích chi tiết ở đây bởi vì "thời gian đã tỏ tường rồi" (mượn lời nhạc sĩ Việt Khang).

(5) Cách Mạng Hoa Kỳ - American Revolution - Vào hậu bán thế kỷ mười tám, mười ba thuộc địa tại Bắc Mỹ Châu liên kết với nhau từ bỏ Đế Quốc Anh để trở thành Liên Bang Hoa Kỳ.

(6) George Đệ Tam (1738 - 1820) Vua của Vương Quốc Anh và Ái Nhĩ Lan từ năm 1760 cho đến lúc qua đời năm 1820. Vị vua đã đánh mất các thuộc địa ở Bắc Mỹ Châu mà sau này trở thành Liên Bang Hoa Kỳ như kể trên ở (5).

(7) James Đệ Nhị (1633 - 1701) là vị vua Công Giáo cuối cùng của Anh Quốc.

(8) Chỉ số phát triển con người (Human Developemt index) là sự tổng hợp đo lường trên sự phát triển của con người dựa trên ba yếu tố cơ bản là tuổi thọ, giáo dục và lợi tức. Từ đó nó cho biết sự phát triển của quốc gia mà không chỉ tính phát triển kinh tế mà thôi.

(9) Nền chính trị pháp quyền, từ ngữ Anglo-American được dùng trong kinh tế, chính trị và luật pháp để ám chỉ nền quản trị trong những quốc gia dựa trên nguyên lý pháp quyền (rule of law).

(10) Không biết tác giả muốn nói về thời gian dài như thế nào mà được xem là thắng. Tại Việt Nam, miền Bắc theo chủ nghĩa tuyệt đối cộng sản với sự trợ giúp của các nước cộng sản đã đánh thắng nền chính trị pháp quyền non nớt của miền Nam bị các nước đồng minh có nền chính trị pháp quyền bỏ rơi.

(11) Énarque - Người tốt nghiệp Trường Quản Trị Quốc Gia (l'École Nationale d'Administration, ENU). ENU của Pháp là một trong những trường giá trị nhất thế giới, được thành lập năm 1945 bởi Charles De Gaulle để đào tạo những công chức quản trị cao cấp.

(12) Hoàng Tử William của địa hạt Orange (1650-1702), thuộc dòng họ Orange-Nassau ở Hà Lan.

(13) 320 năm bởi vì bài này được viết năm 2008.

(14) David S. Landes là vị giáo sư tiến sĩ cả về kinh tế và lịch sử, đã từng dạy tại Viện Đại Học Havard. Trong cuốn sách The Wealth and Poverty of Nations (tạm dịch là Thịnh Vượng và Nghèo Khổ của Những Quốc Gia) của ông ấn bản năm 1998, ông ta dẫn chứng rằng những phát triển to lớn của tiến trình cách mạng kỹ nghệ của các nước Âu Châu không phải ngẫu nhiên mả ra mà là do nhiều thứ chất lượng tích tụ mà trong đó có khí hậu, cạnh tranh chính trị, thái độ đối với khoa học và tín ngưỡng v.v...

(15) Tác giả xài chữ "elbow room", nó có ý nghĩa là đủ rộng để quơ cùi chỏ. Đây là cách nói của tây phương cho sự thoải mái tự do.

(16) Thomas Babington Macauley (1800-1859) con của nhà đấu tranh chống sự nô lệ Zachary Macauley. Sau đại học làm luật sư, thích chính trị và nhiều lần đắc cử đại biểu quốc hội. Ông ta nổi tiếng với bộ sách Lịch Sử Anh Quốc.

(17) John Dalberg-Acton (1834-1902), hay được gọi là Chúa Công (Lord) Acton, đại biểu quốc hội của Vương Quốc Anh. Được biết là có quan tâm vào chuyện ở Mỹ, nhất là cấu trúc liên bang và sự tự do cá nhân. Ông ta nhận xét cuôc chiến Nam-Bắc Mỹ để đạt tự do, tiến bộ và văn minh.

(18) Trong cuốn sách The Mystery of Capital (Bí hiểm của Tư Bản), Hernando DeSoto ghi nhận rằng sau cả chục năm trời chủ nghĩa Mác đã đỗ, cách mạng tư bản vẫn chưa xảy ra, Chủ nghĩa tư bản chỉ thành công ở những nước đã phát triển và chỉ thấy tiến triển rất ít đối với những nước nghèo và những nước trước đây theo cộng sản. Ông cho rằng nền tảng tư sản thật sự chưa được phát triển đầy đủ nhất là về phương diện sở hữu về đất đai và tài sản.

(19) TS Fareed Zakaria, người Mỹ gốc Ấn Độ rất giỏi về chính sách ngoại giao, từng làm biên tập cho các báo nổi tiếng như Newsweek và đang cộng tác với báo Time. Trong cuốn sách Tương Lai của Tự Do (The Future of Freedom) ông ta cho rằng dân chủ tự do chỉ có thể đến được khi nào tự do hóa sự độc tài và chính thể sẽ tồn tại như thế, dân chủ hóa xã hội trước để có sự tự do về sau sẽ không bao giờ đạt được kết quả. Ông cho rằng những loại dân chủ phi tự do là những thể chế vừa trộn bầu cử với độc tài.

(20) Dân Pháp vào giữa thế kỷ mười chín còn chịu sự độc tài phong kiến huống gì thuộc địa của họ như Việt Nam.

(21) Andrew Roberts (1963 - ), người Anh tốt nghiệp đại học Cambridge về lịch sử cận đại và sau đó đi theo nghiên cứu về tài chánh và ngân hàng. Ông có những ý nghĩ khá cực đoan vì nhìn về khía cạnh của chủ nghĩa tư bản. Tuy nhiên cuốn sách “Lịch sử của những người nói tiếng Anh từ năm 1900” đã đoạt giải thưởng sách của Viện Nghiên Cứu Xuyên Học Viện (Intercollegiate Studies Institute). Viện này được thành lập năm 1953 để giúp dẫn dắt những thế hệ lãnh đạo trẻ cho tương lai về những nguyên tắc cho tự do và thịnh vượng.

(22) William Blackstone (1723-1780) xuất thân từ trường Oxford tốt nghiệp về luật, từng làm chánh án và chính trị gia. Cuốn sách nổi tiếng nhất của ông là "Commentaries on the Laws of England" mà trong đó có phần luận về "Fundamental Laws of England".

(23) Magna Carta, hiến chương về quyền tự do và chính trị được vua John của Anh Quốc ban cho những người chống đối vào năm 1215.

(24) Edict of Nantes, Sắc lệnh Nantes được ban hành ngày 13 tháng 4 năm 1598 bởi vua Henry Thứ Tư của Pháp, cho một số quyền đáng kể cho những người Pháp theo đạo Tin Lành trong một quốc gia gần như theo đạo Công Giáo. Cháu của ông là vua Louis Mười Bốn hủy Sắc Lệnh này năm 1685.

(25) Standing soldiers, quân đội võ bị là những quân nhân toàn thời chuyên nghiệp khác với quân đội trừ bị, reserve soldiers, được huấn luyện phục vụ thời gian rồi giải ngũ, chỉ được gọi trở lại nếu quốc gia cần chẳng hạn như có chiến tranh hay thiên tai.

(26) Năm 1688 mà nước Anh đã có luật khẳng định không được “phạt và cưỡng chế không thông qua phán xét của tòa án”.

(27) Thời nhà Stuart, vị vua nhà Stuart bắt đầu ở vương quốc Ê Cốt từ thế kỷ 14 và sau đó lan qua cả Anh Quốc và Ái Nhĩ Lan, kể cả liên hệ tới cả Pháp. Sau Bộ Luật Hòa Giải (Act of Settlement) năm 1701, tất cả đều trao qua cho Nhà Hanover.

(28) Dutch Blue Guards, Quân Đoàn Xanh của Hà Lan là đoàn quân thiện chiến của Hoàng Tử William của địa hạt Orange. Đoàn quân này theo William sang Anh và trở thành đoàn quân thân cận của William. Đoàn quân này đánh bại quân của vua James tại trận chiến Boyne. Sau khi William chết năm 1702, đoàn quân trở về Hà Lan và sau đó tham gia trận chiến giành ngôi ở Tây Ban Nha. Đoàn quân này có thể nói tinh nhuệ nhất Âu Châu thời đó do chiến thuật rất tài giỏi.

(29) League of Augsburg (Liên Minh Augsburg), cũng được biết với tên Grand Alliance (Đồng Minh Lớn) gồm hầu hết các nước Âu Châu kể cả nước Vatican liên minh với nhau chống lại sự bành trướng của vua Louis Mười Bốn của Pháp.

(30) Quamdiu se bene gasserint (Latin) (during good behaviour) có nghĩa là những chánh án trong lúc nắm quyền phải có hạnh kiểm tốt. Bộ Luật Hòa Giải năm 1701 ấn định quốc hội sẽ có quyền sa thải chánh án nếu có hạnh kiểm xấu.

(31) Montesquieu (1689-1755), nhà bình luận xã hội và tư tưởng chính trị người Pháp rất nổi tiếng về lý thuyết của phân chia quyền lực nhất là trong quản trị chính phủ, được rất nhiều những nhà lập hiến nghiên cứu về lý thuyết của ông ta.

(32) Trận chiến bao vây ở Yorktown kết thúc ngày 19 tháng 10 năm 1781. Liên minh quân sự giũa Pháp dẫn đầu bởi tướng Rochambeau và Mỹ dẫn đầu bởi tướng George Washington. Liên minh Pháp-Mỹ dùng chiến lược dương đông kích tây, chuẩn bị đánh thành phố New York đang bị kiểm soát của lính Anh, nhưng đồng thời tăng lực lượng bao vây Yorktown ở Virginia và lính Anh bại trận và đầu hàng ở đây, trên 7000 lính Anh bị bắt làm tù binh. Mỹ và Anh hòa đàm đưa đến Hiệp Ước Paris 1783. Cũng vì bại trận, quốc hội Anh bỏ phiếu bất tín nhiệm thủ tướng Anh tháng 3 năm 1782.

(33) Nếu sau khoảng thời gian này (giữa thế kỷ 19) VN bị đô hộ bởi người Anh thay vì người Pháp thì không biết đất nước có bất hạnh như từ quá khứ cho đến ngày hôm nay hay không, khó đoán được. Nhưng một điều chắc chắn là chúng ta đã học được người Anh về quản trị.

(34) Edward Thứ Tám (1894-1972) lên ngôi khi bố ông là vua George Thứ Năm mất năm 1936. Ông yêu và muốn lấy người đàn bà Mỹ ly dị chồng một lần và sắp ly dị người chồng thứ hai. Việc này tạo khủng hoảng cho nước Anh vì theo luật, vua cũng là người đứng đầu Anh Giáo. Nhưng Anh Giáo lại không chấp nhận sự tái hôn khi người chồng hay vợ cũ vẫn còn sống. Ông thoái vị và lấy bà vợ Mỹ ấy sau khi bà ấy hoàn tất ly dị lần hai.

(35) Lord Chancellor (Chúa Công Tối Cao), vào thời ấy là người có thể xem như là cao cấp thứ hai về quyền lực về cấu trúc quản trị ở Vương Quốc Anh, được đề cử bởi thủ tướng và chấp thuận bởi nhà vua. Ông ta có mặt trong nội các chính phủ theo luật, nắm toàn quyền về tư pháp và làm chủ tịch Viện Chúa Công (thượng viện). Mãi đến năm 2005, bộ luật cải tổ hiến pháp đã tách rời và chuyển nhiệm vụ chủ tịch thượng viện và chánh án tối cao thành hai bộ phận khác nhau.

(36) Partition Treaties (Hiệp Ước Phân Chia), thật ra tác giả muốn nói về Hiệp Ước Phân Chia Thứ Nhất hay còn gọi là Hiệp Ước Hague ký năm 1698. Hiệp ước này phân chia lãnh thổ của Tây Ban Nha cho những người nối ngôi vua Charles Đệ Nhị (1661-1700), vị vua bệnh hoạn không có con và chắc cũng chẳng còn sống được lâu. Các nước Âu Châu nghi ngờ bản tính bá quyền của Louis Mười Bốn. Cũng nên chắc ở đây các hoàng gia ở các nước Âu Châu lấy lẫn nhau, kể cả có liên hệ bà con với nhau. Vua Louis Mười Bốn có vợ là công chúa Maria Theresa (con của vua Philip Thứ Tư của Tây Ban Nha và bà vợ lớn là công chúa Elizabeth con của vua Henry Thứ Tư của Pháp). Người con trai của Louis Mười Bốn cũng tên là Louis không muốn ngai vàng (ông ta cũng chết trước bố) và muốn đưa cho người con tên là Philip (sau này cũng thành vua Philip Thứ Năm của Tây Ban Nha sau cả chục năm chiến tranh giành ngôi vua). Tuy nhiên vua Charles Đệ Nhị của Tây Ban Nha lại là em cùng cha khác mẹ với Maria Theresa kể trên và ông ta cũng có người em gái ruột là Công Chúa Margaret Theresa (1651-1673). Hiệp Ước muốn chia lãnh thổ cho cả hai nhánh Maria Theresa và Margaret Theresa để tránh nước Pháp qua đứa cháu nội thống lĩnh toàn lãnh thổ Pháp và Tây Ban Nha và rất nhiều thuộc địa.

(37) Dauphin là chữ được dùng để chỉ người nối ngôi. Nghĩa đen là con cá heo, do đó những huy hiệu quí tộc cho những người này có hình con cá heo, thậm chí trên cả vương miện. Tác giả dùng chữ này để ám chỉ Louis con của Louis Mười Bốn.

(38) Dãy núi Pyrenees phân chia Tây Ban Nha với Pháp, ý nói không còn là ranh giới giữa Tây Ban Nha và Pháp.

(39) The War of Spanish Succession, Cuộc Chiến Tranh Truyền Ngôi Tây Ban Nha (1701-1714). Như đã nói trong

(36), Louis Mười Bốn phản bội lời hứa Hiệp Ước Hague. William Đệ Tam nhất quyết muốn giữ chiến lược cân bằng lực lượng cho toàn Âu Châu đã kêu gọi vua Leopold Đệ Nhất (1640-1705) (của Vương Quốc La Mã Thánh - Holy Roman Empire, một vương quốc Âu Châu cổ mà trung tâm là nước Đức, sau này phân chia ra thành nhiều nước của Âu Châu). thành lập League of Augsburg (xem 29). Cũng nên nhắc ở đây là Margaret Theresa (xem 36) là vợ thứ nhất của Leopold Đệ Nhất.

(40) Hiệp Ước Utrecht được ký hoàn toàn năm 1713 (mặc dù cũng còn bất ổn sau khi ký) sau khi cuộc chiến truyền ngôi Tây Ban Nha chấm dứt. Hiệp ước bằng lòng cho Philip Thứ Năm cháu của Louis Mười Bốn được làm vua của Tây Ban Nha như là di chúc của Charles Đệ Nhị với điều kiện là không được đồng thời làm vua của nước Pháp.

(41) Cuộc nổi loạn Eurica năm 1854 (Eurica Stockade hay là Eurica Rebellion) là một biến cố rất quan trọng về mặt chính trị tại nước Úc thời thuộc địa. Nó được xem là cuộc “cách mạng chính trị” hay "cách mạng dân chủ" đầu tiên tại Úc. Người cầm quyền thuộc địa tăng thuế lên trên những công nhân đãi vàng tại Ballarat (cách thành phổ Melbourne hơn trăm cây số về hướng tây thuộc tiểu bang Victoria) và cuộc nổi loạn bắt đầu khi các công nhân bắt đầu liên kết thành công đoàn và làm hàng rào phòng thủ chống lại cảnh sát và quân đội; và kết quả là 22 công nhân bị chết và một số bị bắt và bị đưa ra tòa án tại Melbourne. Dân chúng biểu tình lớn rộng ủng hộ công đoàn, chống đối nhà cầm quyền lan rộng và đưa đến bộ luật bầu cử người đại diện năm 1856. Lãnh tụ của công đoàn trong cuộc đấu tranh là Peter Lalor (1828-1889) sau đó trở thành chính trị gia và nắm nhiều chức vụ quan trọng cho đến lúc hồi hưu năm 1887 vì bệnh. Lá cờ Eureka hình chữ thập với ngôi sao Nam Sào (Southern Cross ngôi sao thấy rất rõ ở nam bán cầu) đến bây giờ vẫn được công đoàn xử dụng biểu hiện sự đấu tranh cho sự áp bức của giai cấp công nhân để đưa đến dân chủ công bằng. Tên của ông Lalor được danh dự qua sự đặt tên cho một ngoại ô của thành phố Melbourne và cũng là tên của một bộ phận bầu cử cho tiểu bang Victoria.

(42) Trong đó có VN.

(43) Henry St John, cũng được gọi là Chúa Công Bolingbroke (1678-1751). Có lẽ ông ta nổi tiếng về triết lý chính trị hơn là một chính trị gia hay là công chức chính phủ người Anh. Ông ủng hộ Anh Giáo nhưng không theo đạo. Ông ủng hộ phong trào lật đổ vua George Đệ Nhất năm 1715, bị ghép tội phản quốc và trốn chạy qua Pháp, và sau đó được xóa tội và trở về Anh năm 1723. Cũng nên nhắc ở đây là vào cuối thế kỷ 20, những sử gia đã nghiên cứu và kết luận những triết lý chính trị của ông ảnh hưởng sâu sắc lên Voltaire, và nhất là những anh hùng dân tộc người Mỹ John Adam, Thomas Jefferson và James Madison. Adam nói ông đã đọc những thành quả công việc của Bolingbroke năm lần; khá phổ biến ở những thuộc địa Mỹ Châu vào thời ấy. Chính nó đã tạo mầm mống giúp xây dựng nền tảng cho chủ nghĩa cộng hòa tại Hoa Kỳ. Bolingbroke nhìn lịch sử như là sự lập lại theo tuần hoàn của sinh, tăng trưởng, thoái giảm và chết (nghe giống như triết lý sinh, lão, bệnh, tử của Phật Giáo) của một nền cộng hòa mà rất ảnh hưởng lên những thuộc địa tại Mỹ. Ông đã nói “Tự do không đến từ luật pháp, nhưng bằng luật pháp”.

(44) Tóm tắt cho nguyên đoạn văn ấy là hiến pháp Anh được xem như là “sự điều hành để tạo ra sự tốt đẹp” hơn là “những chữ đẹp”, và hiến pháp Úc cũng theo cách đó.

(45) Tuyên Cáo Vĩ Đại, Great Proclamation hay còn gọi là Royal Proclamation năm 1763. Sau cuộc chiến bảy năm giữa người Pháp và người thổ dân, Anh Quốc thu nhập những lãnh thổ của Pháp tại Bắc Mỹ Châu. Mục đích người Anh là muốn thỏa hiệp với người thổ dân để thúc đẩy thương mại, định cư và muốn nới rộng lãnh thổ về hướng Tây Mỹ. Mục đích khác của Tuyên Cáo này là áp đặt luật pháp và văn hóa Anh Quốc lên trên vùng Quebec.

(46) Phiên tòa tối cao về vụ Somerset (có tài liệu đánh vần Somersett) năm 1772 tại Anh Quốc đã kết luận rằng nô lệ không được bảo trợ bởi luật pháp hiện hành của Anh và xứ Wales (mặc dù không xưng danh những lãnh thổ khác của Vương Quốc Anh). Chúa Công Mansfield chủ trì vụ án đã nói thêm rằng kềm giữ và cưỡng chế nô lệ bằng vũ lực là sự vô lý kể cả mặt đạo đức và chính trị, do đó người da đen (nô lệ) phải được tự do.

(47) “No taxation without representation” “Không đại diện không thuế” (không đóng thuế nếu không có đại diện ở đây), nghĩa là người Mỹ không trả thuế theo luật của anh Quốc. Cũng có cách giải thích khác là nếu tôi đóng thuế thì tôi có quyền nói với người đại diện do tôi bầu ra tiêu tiền đó theo ý tôi muốn.

(48) Michael Barone là một nhà báo và phân tích chính trị người Mỹ viết trong cuốn sách ấn bản năm 2007 “Our First Revolution: The Remarkable British Upheaval that Inspired America's Founding Fathers” (tạm dịch là “Cuộc cách mạng đầu tiên của chúng ta: Cuộc nổi dậy xuất sắc của Anh Quốc tạo cảm hứng cho những người cha đẻ của nước Mỹ”). Cuốn sách nói rất chi tiết về Cuộc Cách Mạng Rực Rỡ.

(49) kể cả Việt Nam.








No comments:

Post a Comment

View My Stats