Jojo Malig
Người dịch: Dương Lệ Chi
Posted by basamnews
on 07/07/2012
MANILA, Philippines – Những lời lẽ hùng hổ
của Trung Quốc chống lại các nước khác nhằm mục đích làm hài lòng các công dân
của họ, không nhất thiết mang ý nghĩa đe dọa các nước láng giềng, theo bản ghi
nhớ bí mật của Đại Sứ quán Mỹ được WikiLeaks, một nhóm chống lại các bí mật, đã
công bố.
Bức điện tín có tên 10BEIJING383, ngày 12
tháng 2 năm 2010, được Đại Sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh gửi tới Bộ Ngoại giao Mỹ thảo
luận về những lời than phiền của các nhà ngoại giao nước ngoài về việc Trung
Quốc “phô trương sức mạnh, hân hoan chiến thắng, và sự quyết đoán trong chính
sách ngoại giao của họ”.
Bức điện tín này do Đại sứ Hoa Kỳ ở Trung
Quốc, Jon Huntsman Jr. viết, nói rằng Trung Quốc “không có bạn bè”, với thái độ
“hay gây gổ” và thô lỗ của họ đối với các phái viên của Anh và Pháp trong một
hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và châu Âu.
Bản ghi nhớ cũng đề cập đến chủ nghĩa yêu
nước cực đoan qua chính sách đối ngoại hiếu chiến, được tán thành bởi tờ báo
của Đảng Cộng sản, Hoàn Cầu Thời
báo (Huanqiu Shibao).
Tuy nhiên, ông Huntsman nói rằng, một viên
chức lâu năm ở Hoàn Cầu Thời báo, tên của người này không được nêu trong tài
liệu WikiLeaks đăng tải, nói với một viên chức chính trị của Đại Sứ quán Mỹ,
rằng Trung Quốc và thái độ của truyền thông nhà nước về các vấn đề chính sách
đối ngoại được “thiết kế để phục vụ ý kiến công chúng Trung Quốc” và
không phản ánh các ý định thực sự của Bắc Kinh.
Đại sứ Mỹ cho biết: “Người liên lạc ở
[Hoàn Cầu Thời báo] nói rằng, các quan sát viên nước ngoài không nên xem những
lời nói hùng hổ của Trung Quốc là nghiêm trọng, khi ‘hành động có tác dụng
nhiều hơn lời nói’.”
Ông Huntsman nhấn mạnh trong bản ghi nhớ: “Hãy
xem hành động của Trung Quốc, chứ không phải những lời nói“.
Ông nói: “Chính phủ Trung Quốc có một
tầm nhìn rõ ràng về lợi ích của Trung Quốc, [nguồn tin từ viên chức làm việc
lâu năm cho Hoàn Cầu Thời báo] nói, và quan trọng nhất là duy trì một ‘môi
trường chính sách đối ngoại thuận lợi để chính phủ theo đuổi các mục tiêu cấp
bách về phát triển kinh tế và xã hội ở trong nước“.
Ông nói thêm: “Trích dẫn một cụm từ
tiếng Trung được sử dụng để mô tả chiến lược của Đặng Tiểu Bình, xoa dịu ý thức
hệ cộng sản với chủ nghĩa xã hội, trong khi theo đuổi cải cách kinh tế tư bản
chủ nghĩa [nguồn tin từ viên chức làm việc lâu năm cho Hoàn Cầu Thời báo] nói
rằng, chúng ta nên đoán trước là Trung Quốc … bật đèn tín hiệu rẽ trái để rẽ
phải“.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc, được truyền thông
Trung Quốc ủng hộ, dẫn đầu là Hoàn Cầu Thời báo và Nhân Dân Nhật
báo, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Cộng sản, đã tiến hành
cuộc chiến tranh bằng ngôn từ với Philippines và Việt Nam trong các tuyên bố
lãnh thổ trên vùng biển Tây Philippines (ND: tức biển Đông).
Một bài đã kích mới nhất từ Trung Quốc liên
quan đến đề nghị của Hoa Kỳ muốn giúp đỡ Philippines triển khai máy bay
trinh sát tới quần đảo Trường Sa và Scarborough.
Đề nghị đưa máy bay trinh sát được Manila
cân nhắc đã gây ra hàng loạt ý kiến nảy lửa từ các phương tiện truyền thông
Trung Quốc.
Điều này đã thúc đẩy Malacañang (Phủ Tổng
thống Philippines) đưa ra phản ứng đáp trả lại truyền thông của chính phủ Trung
Quốc.
Edwin Lacierda, người phát ngôn của Tổng
thống nói trong một buổi họp báo hôm thứ tư: “Tôi có thể nói với người Trung
Quốc, Xiao xin yi dian “(Hãy cẩn thận một chút). Hãy cẩn thận về các tuyên bố của quý
vị“.
Tâng bốc các độc giả trong nước
Trong khi các nhà ngoại giao Trung Quốc cẩn
thận trong việc lựa chọn từ ngữ khi nói tới quần đảo Trường Sa và bãi cạn
Scarborough, các hãng truyền thông nhà nước Trung Quốc đã và đang tán thành các
hành động hiếu chiến để chấm dứt tranh chấp.
Hôm thứ tư, tờ Hoàn Cầu Thời báo, đã đăng tải một bài trong mục ‘quan điểm’,
nêu rõ rằng “Philippines và Việt Nam đáng bị trừng phạt” để khẳng định
quyền sở hữu về quần đảo Trường Sa và bãi cạn Scarborough.
“Nếu họ đi quá giới hạn qua các hành
động khiêu khích chống lại Trung Quốc, có khả năng cuối cùng họ sẽ bị trừng
phạt thông qua các biện pháp bao gồm các cuộc tấn công quân sự“, bài báo
cho biết.
Bài báo cho biết thêm: “Tuy nhiên, chắc
chắn Trung Quốc sẽ rất thận trọng trong việc đưa ra các quyết định như thế“.
Bài báo viết: “Philippines và Việt Nam
rõ ràng quấy rối Trung Quốc. Hai nước không phải là một phần của tham vọng
chính trị quốc tế của Trung Quốc, nhưng Trung Quốc không để sự quấy rối của họ
bị mất kiểm soát“.
“Chính sách kịp thời có thể dùng để nói
với họ về sức chịu đựng cuối cùng của chúng ta và tránh cuộc chiến bằng lời với
họ, mà hãy dạy cho họ một bài học khó quên, khi đến thời điểm đánh lại họ“,
bài báo đăng trên mục ‘quan điểm’ đó cho biết, nhưng không ghi tên tác giả.
Bài báo viết thêm: “Thế giới đã bước vào
giai đoạn mà các nước nhỏ có thể gây rắc rối cho các cường quốc lớn. Nếu chuyện
tranh chấp các hòn đảo này xảy ra vào thời đế quốc, thì đã được xử lý dễ dàng
hơn nhiều. Trung Quốc có thể có nhiều cách để dạy cho Philippines một bài học,
nhưng chúng ta không nên sử dụng một cách dễ dàng“.
“Điều này không có nghĩa là Trung Quốc
đang thể hiện sự yếu đuối“.
Đọc kỹ bài báo này với những lời lẽ mạnh
mẽ, có thể chỉ ra rằng nó được nhắm tới các độc giả theo chủ nghĩa dân tộc
trong nước.
‘Để bán báo chạy hơn’
Bức điện tín từ Đại Sứ quán Mỹ do WikiLeaks
công bố đã đề cập đến một nguồn tin được bảo vệ ở Viện Nghiên cứu Mỹ, thuộc Học
viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, người này thể hiện sự “khinh miệt qua những
lời chỉ trích của bà về truyền thông nước này theo chủ nghĩa dân túy / chủ
nghĩa dân tộc, phóng đại sức mạnh và ảnh hưởng của Trung Quốc trên thế giới”.
Đại sứ Huntsman nói: “Đặc biệt, trích
dẫn từ Hoàn Cầu Thời báo (Huanqiu Shibao, phiên bản Trung Quốc), bà nói
với PolOff [Văn phòng Chính trị] hôm 3 tháng 2 rằng, truyền thông ‘cố ý
gây hiểu lầm cho công chúng để báo bán chạy hơn’. Bà nói rằng, Hoàn Cần Thời
báo và các ấn phẩm tương tự đã phạm tội ‘siêu chủ nghĩa dân tộc’ và ‘phóng đại
khả năng của Trung Quốc’.”
Ông [Huntsman] nói thêm: “Bà nói rằng,
chủ đề ‘Trung Quốc hùng mạnh’, là nguy hiểm và sai lầm. Những tờ báo này, và
những người [có liên quan], cần phải tỉnh táo một chút và nhận ra thực tế vị
trí của Trung Quốc“.
Bức điện tín cho biết: “Chủ nghĩa dân
tộc thái quá trên báo chí đã làm cho Trung Quốc rất khó khăn để thể hiện sự
linh hoạt và sáng tạo cần thiết trong các vấn đề đối ngoại của họ“.
Một học giả khác cũng được nhắc tới trong
bức điện tín nhưng giấu tên, nói rằng Hoàn Cầu Thời báo có quan điểm nghiêng về
phía “diều hâu”, “phù hợp với nhu cầu độc giả và bình thường đối với một tờ báo
định hướng thị trường”.
Viên chức lâu năm ở Hoàn Cầu Thời báo,
người đã nói chuyện với một sĩ quan chính trị ở Đại Sứ quán Hoa Kỳ, thừa nhận
rằng, trong khi chính phủ và Đảng Cộng sản ảnh hưởng đến những điều mà các
phương tiện truyền thông Trung Quốc đưa tin, tờ báo của ông “phải phản ánh ý
kiến công chúng để kiếm tiền”.
Nguồn: ABS-CBN News
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
Mời xem thêm:
Biển Đông đang bị khuấy đục – Căng thẳng gia tăng giữa Việt Nam và Trung
Quốc ở biển Đông(Economist/ Ba Sàm).
No comments:
Post a Comment