Saturday, 28 July 2012

VỊ TRÍ NÀO CHO INĐÔNÊXIA Ở ĐÔNG NAM Á? (Beginda Pakpahan - The Jakarta Post)




Beginda Pakpahan,   The Jakarta Post

Tài liệu Tham khảo đặc biệt  của  THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Posted by basamnews on 28/07/2012

Bàn về các yếu tố cấu thành địa chính trị – kinh tế của khu vực Đông Nam Á trong bối cảnh hiện nay; vai trò và cách hành xử của Inđônêxia với tư cách là một nước lãnh đạo khu vực có sức ảnh hưởng ngày càng tăng trong chính sách của các nước lớn, học giả Beginda Pakpahan – giảng viên Đại học Inđônêxia và là một nhà nghiên cứu tại trường Đại học Edinburgh (Anh) có bài biết đăng trên tờ “Bưu điện Giacácta”, nhan đề: “Địa chính trị và địa kinh tế ở Đông Nam Á: Vị trí nào của Inđônêxia?”. Dựa trên những phân tích tình hình, trong đó có vấn đề Biển Đông và cấu trúc hiệp định tự do thương mại (FTA), tác giả cũng đã đưa ra những luận giải chính sách vì một Đông Á, ASEAN ổn định, phát triển đáng lưu tâm. Sau đây là nội dung bài viết:

Địa chính trị và địa kinh tế trên toàn bộ khu vực Đông Nam Á đang thay đổi nhanh chóng hơn bao giờ hết, trong khi tầm quan trọng toàn cầu của các vấn đề nội bộ khu vực tiếp tục mở rộng. Trong đó, Biển Đông và sự gia tăng của quan hệ đối tác thương mại là hai vấn đề trung tâm của các nước khu vực và trên toàn thế giới.

Vậy vị trí của Inđônêxia,trong hai vấn đề này là gì? Làm thế nào chúng ta có thể dự báo phản ứng của Inđônêxia đối với những phát triển đó? Mức độ mà Inđônêxia có thể, hoặc nên phát triển hoặc tăng cường vị trí của mình?
Tôi cho rằng Inđônêxia nên ở vào vị trí trung tâm địa chính trị – kinh tế đương đại khu vực Đông Nam Á; tăng cường năng lực và khả năng của mình để hành xử như một nhân tố ổn định không liên kết, và như là một nhạc trưởng, nếu không thì cũng như một bên tham gia.

Thiết lập và duy trì ổn định kinh tế, đồng thời thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực là vai trò chính của ASEAN. Inđônêxia, với tư cách là một quốc gia, một quyền lực ngoại giao hoặc kinh tế, có thể phải đóng vai trò trung tâm trong định hướng tới nhũng mục tiêu này. Đó chính là sức mạnh của nên kinh tế Inđônêxia, đến mức mà sự ổn định khu vực không thể đạt được nếu thiếu chúng ta.

Biển Đông trở thành một vấn đề quan trọng đối với Inđônêxia, bởi hiện tồn tại rất nhiều tranh chấp lãnh hải giữa Trung Quốc và các nước ASEAN (Philíppin, Malaixia, Việt Nam và Brunây). Đôi khi Trung Quốc và Philíppin chơi trò chơi nguy hiểm ăn miếng trả miếng thông qua các tàu của họ ở bãi Scarborough – nơi cả hai đều tuyên bố chủ quyền. Hai bên cố tình gia tăng căng thẳng trong khu vực tới mức mà Trung Quốc gần đây đã phải cảnh báo các công dân của mình ở Philíppin. Còn Philíppin được Mỹ cam kết bảo vệ những gì mà Manila coi là lãnh thổ, nếu bị tấn công.

Sự căng thẳng ở Biển Đông có thể sẽ trở thành một cuộc chiến tranh toàn diện, nếu không được giải quyết hiệu quả.

Ôxtrâylia mời Mỹ triển khai 2.500 lính thủy đánh bộ ở căn cứ Danviri, với tuyên bố công khai là để đối phó với thiên tai trong khu vực. Oasinhtơn cũng hứa hẹn với Canbơrơ triển khai các thiết bị do thám ở quần đảo Cocos để theo dõi các hoạt động ở Biển Đông.

Những động thái này đã khiến Trung Quốc và các nước ASEAN chú ý. Biển Đông có khả năng trở thành một nơi cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc. Xét về mặt địa lý, đây là một khu vực căng thẳng địa chính trị hoàn toàn mới, và là sân sau của chúng ta.

Nếu Biển Đông đại diện cho một địa chính trị mới, thì sự phổ biến của các quan hệ đối tác kinh tế chắc chắn phải là hình mẫu của một địa kinh tế mới ở khu vực Đông Nam Á. ASEAN đã mở rộng họp tác kinh tế với các đối tác bên ngoài thông qua các hiệp định tự do thương mại (FTA) và hiệp định đối tác kinh tế khác. Nhiều thòa thuận kinh tế đã được ký kết, hoàn tất và đang trong quá trình triển khai, với các nước láng giềng và lân cận như Trung Quốc, Ấn Độ, Ôxtrâylia, Niu Dilân, Nhật Bản và Hàn Quốc. Các nước thành viên ASEAN cũng đã đạt thoả thuận song phương về kinh tế, ví dụ: Xinhgapo – Trung Quốc và Brunây – Nhật Bản.

Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang nổi lên như một thỏa thuận thương mại quan trọng trong khu vực chúng ta.

Các nước thành viên TPP hiện bao gồm Niu Dilân, Xinhgapo, Brunây, Chilê, Mỹ, Malaixia, Ôxtrâylia, Việt Nam và Nhật Bản đã bày tỏ sự quan tâm đến tư cách thành viên và nhanh chóng thúc đẩy đàm phán gia nhập.

Trong khi chưa phải là thành viên của quan hệ đối tác này, Mỹ đã tuyên bố ý định thuyết phục các đồng minh trong khu vực Đông Nam Á tham gia TPP. Do đó, việc mở rộng nhanh chóng của các hiệp định thương mại kết họp với việc Mỹ xúc tiến thành lập TPP tạo nên đặc điểm một địa kinh tế mới của khu vực.

Dù muốn hay không, vị trí của Inđônêxia là ở trung tâm của những phát triển này. Một mặt, chúng ta là quốc gia lớn nhất Đông Nam Á với một vị trí chiến lược trong mối quan hệ với Trung Quốc, Mỹ, Ôxtrâylia. Nhật Bản và Hàn Quốc. Mặt khác, Inđônêxia nằm giữa sự cạnh tranh đang phát triển giữa Trung Quốc và Mỹ về các vấn đề nêu trên: cọ xát kinh tế và lãnh thổ trong khu vực.

Không liên kết và nằm giữa các siêu cường, Inđônêxia hoàn toàn có thể là một nhân tố ổn định ảnh hưởng và trung gian trung thực giữa Mỹ và Trung Quốc. Chúng ta có cả cơ hội và năng lực để thúc đẩy hòa bình, an ninh và phát triển kinh tế.

Trên bình diện địa chính trị của khu vực Đông Nam Á, nếu ảnh hướng của Inđônêxia không phát huy tác dụng, liệu Trung Quốc có thể được thuyết phục để tôn trọng Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác (TAC) và Bộ qui tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông? Inđônêxia, và có lẽ chỉ Inđônêxia, mới có động lực và cơ hội để tác động đến Trung Quốc và Philíppin và giảm căng thẳng trong khu vực Biển Đông.

Inđônêxia có thể đề nghị phương cách chủ quyền chung đối với các vùng biển tranh chấp giữa Trung Quốc, Philíppin, Việt Nam, Malaixia và Brunây với sự ủng hộ của Mỹ và các nước ASEAN khác. Nếu cần phải như vậy, Inđônêxia sẽ dàn xếp ổn thỏa việc này.

Dưới vai trò chèo lái của Inđônêxia, ASEAN và Trung Quốc có thề thiết lập một ủy ban an ninh chung để giám sát các thỏa thuận tập thể (ví dụ như an ninh hàng hải và hợp tác năng lượng) trên Biển Đông.

Với vai trò lãnh đạo mạnh mẽ, vô tư đó, thì Trung Quốc, Philíppin, và các quốc gia liên quan khác có thể làm việc cùng nhau để bảo vệ và phát triển khu vực Biển Đông mà không còn có bầu không khí ngờ vực, sợ hãi và các mối đe dọa như hiện nay.

Đối với các yếu tố địa kinh tế của khu vực Đông Nam Á, Inđônêxia có thể tạo năng lực để ASEAN đạt đuực một lập trường chung khi ứng phó với sự phát triển của quan hệ đối tác kinh tế trong khu vực. Inđônêxia cần nhắc nhở và tác động các nước ASEAN khác hành động một cách tập thể, nhằm tăng cường hiệu lực của các FTA giữa ASEAN với các đối tác bên ngoài, và làm cho Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) trở thành một cơ sở cho hợp tác kinh tế ở Đông Á.

Mỹ, Ôxtrâylia và các nước khác trong khu vực là thành viên của EAS. Nói cách khác, nếu có ý chí, Inđônêxia có thể mang lại một nỗ lực tập thể của ASEAN, Mỹ và các đối tác khác để thúc đẩy EAS trở thành một trục họp tác kinh tế./.

Nguồn :

Beginda Pakpahan
Thu, July 05 2012, 9:44 AM





No comments:

Post a Comment

View My Stats