Thứ
Bảy, 28/07/2012
Kính gửi quí cơ quan truyền thông báo chí,
Ngày 17/7/12 đã diễn ra phiên toà oái oăm
xét xử viên trung tá công an Nguyễn Văn Ninh; kẻ gây ra cái chết cho ông Trịnh
Xuân Tùng tại đồn công an huyện Thịnh Liệt. Trước toà, công an Nguyễn Văn Ninh
đã tuyên bố rằng đương sự “đang rất bình tĩnh để xử lý tình huống”. Sau đó,
chánh án phiên tòa kết luận rằng trung tá Nguyễn Văn Ninh đã “làm đúng”; đánh
dân “một cách bình tĩnh” như thế lại càng đúng. Và bản án 4 năm dành cho đương
sự chỉ để phạt tội “lỡ tay” đánh gẫy cổ nạn nhân và không cho nạn nhân đi nhà
thương!?
Kính mời quí vị chia sẻ những phân tích của
tác giả Phạm Nhật Bình qua bài viết “Công dân hạng nhất: Công An” và
kính mong được tiếp tay phổ biến.
Trân trọng
Mai Hương
Trưởng Ban Liên Lạc Truyền Thông Việt Ngữ
Trưởng Ban Liên Lạc Truyền Thông Việt Ngữ
________________________
Công dân hạng nhất: CÔNG AN
Phạm Nhật Bình
Một trong những quyền con người được cả
nhân loại đề cao là quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật. Đó là thước
đo phẩm giá con người trong xã hội, bao quát toàn bộ các quyền bình đẳng khác
của con người trong các lĩnh vực như chính trị, văn hóa, kinh tế, dân sự. Quyền
bình đẳng của mọi công dân trước pháp luật cũng có thể coi như cội nguồn của
dân chủ mà nhìn vào đó người ta có thể đánh giá một thể chế có tự do dân chủ
hay không.
Quyền bình đẳng trong bản Tuyên Ngôn Độc
Lập năm 1776 của Hoa Kỳ (1) cũng là điều đầu tiên được ông Hồ Chí Minh nhắc đến
trong bản Tuyên Ngôn Độc Lập của nước Việt Nam Dân Chủ Công Hoà, đọc ngày
2/9/45 ở Hà Nội. Thế nhưng, xã hội Việt Nam hiện nay, tình trạng bất bình đẳng
trong cách đối xử của nhà cầm quyền đối với công dân đã trở nên trầm trọng đến
nỗi người ta có thể phân ra nhiều loại công dân khác nhau: công dân hạng nhất,
hạng hai, hạng ba,... và hạng bét, một loại người mất hẳn quyền công dân từ khi
sinh ra đời.
Vậy những ai là “công dân hạng bét” và ai là “công dân
hạng nhất?”
Dễ lắm. Chỉ cần nhìn vào cách xét xử của
các tòa án Việt Nam đối với từng loại người, đặc biệt so sánh các bản án là đã
có thể thấy được sự “phân cấp công dân” này.
Ngày 17/7/12 vừa qua, Tòa
án Nhân dân tỉnh Bắc Giang trong phiên sơ thẩm đã tuyên xử ba ông Nguyễn Kim
Nhàn, Đinh Văn Nhượng và Đỗ Văn Hoa tổng cộng 13 năm 6 tháng tù, trong đó người
nặng nhất là ông Nhàn bị 5 năm 6 tháng tù và 5 năm quản chế. Những người này bị
khép tội “tuyên truyền chống nhà nước xã hội chủ nghĩa” theo điều 88 của Bộ
luật hình sự. Đây là loại công dân chỉ mới dùng lời nói và chỉ nói lên sự thật
về tình trạng xã hội hiện nay cũng như những oan khuất của chính họ và các nông
dân mất đất là đã bị dập như thế.
Trong vụ án được dư luận trong nước và thế giới quan tâm
nhiều nhất, ngày 2/8/2011, Tòa phúc thẩm tại Hà Nội đã giữ
nguyên bản án 7 năm tù giam và 3 năm quản chế đối với ông Cù Huy Hà Vũ cũng với
tội danh tuyên truyền chống nhà nước theo điều 88 Bộ luật hình sự. Ông bị đưa
ra xét xử chỉ vì viết bài ngăn cản nhà nước đừng làm những dự án quá tai hại
cho đất nước, như dự án khai thác bauxite tại vùng Tây Nguyên mà Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng giao cho Trung Quốc khai thác. Nghĩa là ông thuộc loại công dân
chỉ mới dùng chữ viết và chỉ viết để khuyên can là đã bị dập như thế.
Đầu năm 2010 vụ án "hoạt động nhằm lật đổ chính quyền
nhân dân" cũng là một vụ án chính trị gây chấn động dư luận từ tháng
6/2009 được đem ra xét xử ngày 20/1/2010. Luật
sư Lê Công Định và Trung tá Trần Anh Kim bị tuyên án 5 năm tù, ông Lê Thăng
Long 3 năm 6 tháng và ông Nguyễn Tiến Trung 7 năm. Riêng ông Trần Huỳnh Duy
Thức bị kết án 16 năm tù giam. Trước khi bị bắt, ông Trần Huỳnh Duy Thức
là một blogger nổi tiếng với các bút danh: Trần Đông Chấn, Change We Need...
Những bài viết trên blog của ông đều thu hút rất đông người đọc, trong đó có
nhiều bài phân tích về các vấn đề kinh tế, chính trị. Cả 5 ông này thuộc loại
công dân chỉ mới dùng ý nghĩ và chỉ mới nghĩ đến một tương lai khác tươi sáng
hơn cho dân tộc là đã bị dập như thế.
Các bản án dành cho người dân là như thế, còn các bản án
dành cho công an thì sao?
Tại tỉnh Bắc Giang ngày 23/7/2010 thanh niên Nguyễn Văn Khương bị đưa về đồn
công an huyện Tiên Yên, lý do không đội mũ bảo hiểm. Sau đó theo tin lọt ra
ngoài, anh Khương bị cả đồn công an đang say thay phiên nhau đánh đến chết tại
đồn. Vụ án gây phẫn nộ dư luận và hàng ngàn
người dân đã tập trung biểu tình trước trụ sở công an để phản đối. Ngày 1/3/10
Tòa án nhân dân tỉnh Bắc Giang lôi ra MỘT con dê tế thần là thiếu úy công an
Nguyễn Thế Nghiệp để phạt 7 năm tù. Đó là cái giá của một mạng người và thế là
huề cả làng. Cả đồn công an lại tiếp tục “thi hành công vụ”.
Cũng tại tỉnh Bắc Giang, trong một vụ cưỡng chế đất ba
tuần trước đó ông Nguyễn
Văn Hùng 50 tuổi, ngụ tại xóm 2 thôn Quyết Tiến, xã Tiền Phong, huyện
Yên Dũng, bị công an trong lực lượng cưỡng chế đánh trọng thương. Ông Hùng chết ngày 26/1/12 trong hoàn cảnh nghèo khó
không tiền chạy chữa ở bệnh viện. Mọi sự chìm vào quên lãng vì cũng chẳng có ai
trách nhiệm về cái chết thương tâm của một nông dân mất đất và thế là huề cả
làng. Lực lượng công an lại kéo đi “duy trì trật tự” cho những vụ cưỡng chế nhà
đất khác.
Vụ án tàn bạo nhất do công an gây ra ngay giữa thủ đô Hà
Nội xảy ra ngày 28/2/2011 khi một nhóm công an, trong đó có trung tá Nguyễn Văn Ninh của
công an phường Thịnh Liệt, Quận Hoàng Mai, bao vây dùng dùi cui đánh gãy cổ ông
Trịnh Xuân Tùng với lời tố cáo sau đó rằng ông Tùng vi phạm luật giao
thông. Khi có dấu hiệu vụ án này sắp bị nhấn chìm
xuồng như bao vụ việc khác, gia đình nạn nhân mà đại diện là người con gái tên
Trịnh Kim Tiến đã liên tục lên tiếng về cái chết oan khuất của cha mình. Sau
gần một năm trời, tòa sơ thẩm ngày 13/1/12, không phạt ai khác ngoài Nguyễn Văn
Ninh và bản án là 4 năm tù. Đó là tất cả trị giá sinh mạng của nạn nhân Trịnh
Xuân Tùng. [Con số này lại càng đáng
kinh ngạc khi so với bản án dành cho người dân xuất hiện trên báo Người Lao
Động ngày 24/7, “Ném đá
vào mặt công an viên, lãnh 18 năm tù”(2)]
Trước
làn sóng phẫn nộ của công luận và gia đình nạn nhân, sau hai lần đình hoãn,
ngày 17/7/12 tòa phúc thẩm tại Hà Nội không những chỉ tuyên y án 4 năm tù mà
còn xác nhận việc công an đánh dân là đúng và bình thường. Tại phiên tòa này, công an Nguyễn Văn Ninh tuyên bố
không chấp nhận bản án sơ thẩm và vẫn cho rằng “bản thân mình làm đúng, không
có gì sai trái cả”. Công an Ninh còn nói khi có hành vi đánh vào gáy nạn nhân
Trịnh Xuân Tùng là lúc đương sự “đang rất bình tĩnh để xử lý tình huống”. Sau
đó, chánh án phiên tòa kết luận trung tá công an Nguyễn Văn Ninh “làm đúng”;
xác nhận đánh dân “một cách bình tĩnh” như thế lại càng đúng; và bản án 4 năm
chỉ để phạt tội “lỡ tay” đánh gẫy cổ nạn nhân và không cho nạn nhân đi nhà
thương. Thế là huề cả làng.
Điều đáng nói là nếu đây không phải là gia
đình kiên trì đeo đuổi công lý của mẹ con cô Trịnh Kim Tiến, thì giờ này trung
tá công an Nguyễn Văn Ninh vẫn đang chỉ huy đám công an dưới quyền tiếp tục
“làm đúng” đối với người dân trên đường phố Hà Nội. Khó ai biết còn bao nhiêu
nạn nhân Trịnh Xuân Tùng khác ngay giữa lòng Hà Nội mà gia đình họ không dám
lên tiếng.
Hơn thế nữa, các vụ chết dưới tay công an không chỉ giới
hạn ở Hà Nội mà hầu như tỉnh thành nào cũng có và năm nào cũng có. Ngay cả trên
báo lề phải cũng nhan nhản tin tức loại này:
Anh Nguyễn Công
Nhựt, sinh năm 1981, chết tại trụ sở công an
huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương, ngày 25/04/2011. Lý do: “chết do thắt cổ bằng
dây sạc pin điện thoại”. Sau đổi lại thành “thắt cổ bằng dây cáp điện thoại
bàn”.
Anh Nguyễn Quốc
Bảo, sinh
năm 1978, bị công an quận Hai Bà Trưng, Hà Nội tạm giữ. Ngày 22/01/2010 gia
đình được báo tin “Chết do tự thương”, nghĩa là anh Bảo tự gây thương tích mà
chết!
Anh Vũ Văn Hiền
(40 tuổi) chết trong đồn công an huyện Đại Từ, tỉnh
Thái Nguyên ngày 29/6/2010 do "tự lao đầu vào tường". Người giám sát
việc mổ tử thi cho hay, nạn nhân bị đa chấn thương rất nặng: đỉnh đầu có hai
vết tụ máu, vỡ xương hàm trái, thái dương trái bị rạn xương sọ, phổi tụ máu,
“gãy 4 chiếc xương sườn, gẫy cẳng xương tay trái”.
.... Và chỉ cần đánh vào Google với cụm từ “công an đánh
chết người”, người ta sẽ được hơn 50 triệu kết quả!
Hầu như tất cả các vụ chết người trong đồn
công an đều có chung một lý do duy nhất, đó là tù nhân tự tử. Nhưng kết quả
giảo nghiệm tử thi cho thấy những nghịch lý trắng trợn. Như biên bản điều tra
của công an ghi “nhảy lầu chết” nhưng nạn nhân lại bể đầu và gãy xương sườn.
Hai bộ phận này không thể chạm đất cùng lúc; biên bản ghi “thắt cổ tự tử bằng
cách cột giây vào song sắt cửa sổ” nhưng khung cửa sổ không cao bằng chiều cao
của nạn nhân; biên bản ghi “tự tử bằng dây buộc giày” nhưng nạn nhân lại bị bể
lá lách và gãy chân; biên bản còn ghi “chết do thắt cổ trong tư thế ngồi”;
v.v... Nhưng dù là lý do gì đi nữa, các vụ kiện tụng công an chỉ đến cửa tòa,
chứ chưa vào được đến trong tòa, là hết, huề cả làng để công an tiếp tục “điều
tra các vụ tự tử khác”.
- o O o -
Rõ ràng tại Việt
Nam, tầng lớp quan chức cao cấp của đảng và nhà nước là thành phần “ngoại
hạng”. Họ đứng trên toàn bộ hệ thống và xử dụng
bất kỳ tài sản nào của đất nước vào bất kỳ mục tiêu và ở bất kỳ thời điểm nào
họ muốn, y như các vua chúa thời xưa. [Cũng có người tranh luận rằng số dân
“nước lạ” đang sống tại các khu riêng biệt trên đất Việt cũng thuộc loại “ngoại
hạng” này vì công an cũng rất sợ, không dám đụng đến họ.]
Nhưng ngay bên dưới thành phần ngoại hạng đó, khó ai còn
có thể tranh cãi về vị trí “công dân hạng nhất” của công an ngày nay.
Bình thường trên thế giới, cảnh sát là
những người chỉ có bổn phận thi hành pháp luật đang có. Nhưng tại Việt Nam,
công an có luôn vai trò đẻ ra luật miệng ở bất kỳ lúc nào, từ bất kỳ cấp nào và
có luôn trong tay mọi loại phương tiện, kể cả tòa án, để buộc các thành phần
bên dưới phải vâng theo các lệnh miệng đó. Nói cách khác, công an được giao cho
toàn quyền sinh sát, trấn lột, đánh đập, mắng nhiếc mọi loại dân chúng dưới họ,
miễn là bảo vệ được và đầy đủ cho tầng lớp vua quan bên trên...
Còn công dân hạng nhì là ai? Đó là
thành phần tay chân được công an thuê mướn dưới nhiều hình thức: từ thanh niên
tình nguyện, “nhân dân tự phát”, đến những đầu gấu chính hiệu, những tay du thủ
du thực, những tội phạm hợp tác với công an. Tuy ở mức thấp hơn, nhưng thành phần côn đồ này cũng được
cho quyền đánh đập, mắng nhiếc và trả thù riêng đối với mọi loại dân chúng dưới
họ, miễn là làm đúng và đủ theo các lệnh miệng của công an. Mọi khiếu nại về
các hành vi côn đồ của thành phần này chỉ đến đồn công an là chấm dứt vì luôn
phải chờ “công an mở cuộc điều tra”. Dưới sự bảo vệ đó, thành phần “công dân
hạng nhì” đang xông vào nhiều trận chiến, từ vung gậy với dân oan, lên gối các
ký giả, ném đồ dơ bẩn vào các nhà dân theo đơn đặt hàng, chạy theo đập kiếng xe
các nhà dân chủ, dàn xếp các vụ xô xát để công an xông vào bắt một phía về tội
“phá rối trật tự”, v.v... cho đến dàn hàng cùng công an để chận biểu tình. Thật
là vô số công dụng.
Công dân hạng ba là thành phần đang hưởng lương bổng từ chế độ và được sai
bảo đi làm việc trái với lương tâm bình thường của con người. Đó là những đại diện tổ dân phố, dân phòng,
các đoàn thể thuộc Mặt Trận Tổ Quốc, những thành phần mang nhãn cựu chiến binh,
cán bộ về hưu, v.v... Họ được sử dụng đi thuyết phục những người yêu nước đừng
đi biểu tình chống Trung Quốc với điệp khúc “hãy để đảng và nhà nước lo”. Họ
cũng lục tục theo lệnh kéo vào những cuộc đấu tố tại khu phố đối với những nhà
dân chủ. Họ cũng là những “nhân dân” được điều động vào các buổi xử án chính
trị “công khai” để ngồi cho đầy. Thân nhân và bạn bè của người bị xét xử không
được vào vì lý do rất vô tư là “hết chỗ”. Một thí dụ điển hình gần đây là vụ
các “thương binh hạng nặng” xông vào gây sự tại Viện Hán Nôm và không phê bình
gì công việc của Viện, dù là Hán hay Nôm, mà chỉ nhất định đòi Tiến sĩ Nguyễn
Xuân Diện phải đóng trang blog riêng của ông, không dính dáng gì đến Viện Hán
Nôm. Loại công dân hạng ba này được cho quyền phỉ nhổ các nạn nhân lãnh tiền,
miễn là theo đúng bài bản và trình tự do công an sắp xếp.
Và có lẽ còn nhiều hạng công dân sống dựa vào chế độ khác
nữa.
Nhưng khá rõ ở
tầng chót là đại khối nhân dân thứ thiệt còn lại. Đây là những công dân hạng bét, hay những người đã mất
quyền công dân từ lúc chào đời dưới bóng chế độ. Đó cũng là những nạn nhân dự
khuyết trong các cuộc đàn áp kết hợp của ba loại công dân cao nhất. Dù lúc nào
cũng mang nhãn những người chủ của đất nước, các công dân hạng bét này có thể
bị moi tiền, bị nạt nộ, bị bạt tai ngay giữa đường phố, bị lôi về đồn, và ngay
cả bị bảo “tự tử”.
Lịch sử Việt Nam từng trải qua một giai
đoạn tương tự, đó là dịch “kiêu binh” dưới thời Lê mạt. Thời ấy, vua Lê chỉ còn
là hư vị, quyền bính rơi vào tay các Chúa Trịnh. Thoạt đầu, phủ Chúa chỉ dùng
lính tuyển mộ từ vùng Thanh Hóa, Nghệ An làm lính riêng của mình và gọi đó là
“ưu binh”. Sau khi thấy công trạng của mình đối với các Chúa Trịnh quá lớn,
giới “ưu binh” dần dần trở thành “kiêu binh”, một loại công dân hạng nhất của
Phủ Chúa chốn kinh kỳ. Kiêu binh bắt đầu ra “lệnh miệng” bất kể cả các luật lệ
của Vua và Chúa, và đánh giết những ai không tuân các lệnh miệng đó. Có lúc họ
đánh giết cả các quan lại triều đình và gia đình họ. Và vào giai đoạn chót,
kiêu binh làm luôn việc chọn và đưa lên các Chúa mới.
Không chỉ lịch sử Việt Nam mà lịch sử cuả
thế giới cũng đã chứng minh nhiều lần: Mọi đất nước sống dưới họa “kiêu binh”
đều lụn bại trong yếu kém, và dễ trở thành mồi ngon cho ngoại bang xâm lấn.
________________________
(1) "Tất cả mọi người đều sinh ra có
quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được;
trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh
phúc". (Tuyên Ngôn Độc Lập năm 1776 của Hoa Kỳ)
(2) “Ném đá vào mặt công an viên, lãnh 18
năm tù” http://nld.com.vn/2012072404223164p0c1019/nem-da-vao-mat-cong-an-vien-lanh-18-nam-tu.htm
dieu khac chan may
ReplyDeletedieu khac chan may nam
dieu khac chan may nu
điêu khắc chân mày
điêu khắc chân mày nam
điêu khắc chân mày nữ
dieu khac long may
điêu khắc lông mày
dieu khac long may nam
dieu khac long may nu