NGÀY 31-7-2012
KẾT QUẢ ĐẾN NGÀY 30-7-2012
Xếp
Hạng
|
Quốc
Gia - Vùng Lãnh Thổ
|
Bạc
|
Đồng
|
||
1
|
13
|
6
|
4
|
23
|
|
2
|
9
|
8
|
6
|
23
|
|
3
|
4
|
3
|
4
|
11
|
|
4
|
3
|
2
|
3
|
8
|
|
5
|
3
|
0
|
1
|
4
|
|
6
|
3
|
0
|
0
|
3
|
|
7
|
2
|
4
|
2
|
8
|
|
8
|
2
|
3
|
1
|
6
|
|
9
|
2
|
2
|
4
|
8
|
|
10
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
11
|
1
|
4
|
8
|
13
|
|
12
|
1
|
3
|
2
|
6
|
|
13
|
1
|
2
|
2
|
5
|
|
14
|
1
|
1
|
1
|
3
|
|
14
|
1
|
1
|
1
|
3
|
|
16
|
1
|
1
|
0
|
2
|
|
17
|
1
|
0
|
2
|
3
|
|
18
|
1
|
0
|
0
|
1
|
|
18
|
1
|
0
|
0
|
1
|
|
18
|
1
|
0
|
0
|
1
|
|
21
|
0
|
2
|
2
|
4
|
|
22
|
0
|
2
|
0
|
2
|
|
22
|
0
|
2
|
0
|
2
|
|
24
|
0
|
1
|
1
|
2
|
|
25
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
25
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
25
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
25
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
25
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
25
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
25
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
32
|
0
|
0
|
4
|
4
|
|
33
|
0
|
0
|
2
|
2
|
|
34
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
34
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
34
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
34
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
34
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
34
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
34
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
34
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
34
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
34
|
0
|
0
|
1
|
1
|
-------------------------------------
------------------------------
Ngày 28/07/2012, nữ vận động viên trẻ Diệp Thi Văn của Trung
Quốc đã giành chiến thắng ngoạn mục tại Thế Vận Hội Luân Đôn, vừa đoạt huy
chương vàng, vừa phá kỷ lục thế giới, ở môn bơi hỗn hợp nữ 400 m, với thành tích 4 phút 28 giây 43/100.
Trả lời phỏng vấn nhật báo Anh The Guardian hôm nay 31/07/2012, ông John Leonard, chủ tịch Hiệp hội quốc tế các huấn luyện viên bơi lội WSCA, nói rằng thành tích đáng kinh ngạc của Diệp Thi Văn, 16 tuổi, khiến người ta nhớ đến những « kỷ niệm rất xấu » của nữ vận động viên Ireland Michelle Smith. Nữ vận động viên này cũng đã giành huy chương vàng Thế Vận Hội Atlanta 1996 trong cùng nội dung
thi đấu 400 mét bơi hỗn hợp, nhưng hai năm sau đó đã bị phát hiện có sử dụng chất kích thích và đã bị cấm thi đấu trong 4 năm.
Tuy không cáo buộc nữ vận động viên Trung Quốc sử dụng chất kích thích, ông Leonard lưu ý là thành tích mà Diệp Thi Văn đạt được hôm thứ Bảy vừa qua nhanh hơn gần 7 giây so với thành tích của cô ở Giải Vô địch Thế giới 2011 Thượng Hải. Cô đã đạt thành tích này sau khi bơi cự ly 100 mét cuối cùng với tốc độ phi thường. Theo ông
Leonard, cự ly 100
mét này của Diệp Thi Văn khiến người ta nhớ đến « thành tích » cùa các vận động viên bơi lội Đông Đức trước đây.
Ngay trước khi bị ông Leonard tỏ ý nghi ngờ, bản thân cô Diệp Thi Văn đã khẳng định là không hề có chuyện sử dụng chất kích thích, vì theo cô, đoàn Trung Quốc có chính sách rất nghiêm ngặt về vấn đề này. Một lãnh đạo thể thao Trung Quốc cũng tuyên bố là các vận động viên Trung Quốc, kể cả các vận động viên bơi lội, đã trải qua gần 100 cuộc xét nghiệm doping
kể từ khi đến Luân Đôn.
Chủ tịch Uỷ ban Y tế của Ủy ban Thế Vận Hội Quốc tế Arne Ljungqvist cũng lên tiếng bảo vệ Diệp Thi Văn, cho rằng không có lý do gì để nghi ngờ thành tích của nữ vận động viên trẻ này. Về phần những người sử dụng Internet ở Trung Quốc và gia đình Diệp Thi Văn thì bác bỏ những nghi ngờ về doping, cho rằng báo chí phương Tây thiên vị.
-----------------------------------
Nguyễn Khanh, biên
tập viên RFA - 2012-07-31
Ông
Hoàng Vĩnh Giang, Phó Chủ Tịch kiêm Tổng Thư Ký Ủy Ban Olympic Việt Nam đồng
thời cũng là Phó Chủ Tịch Ủy Ban Olympic Châu Á đã dành cho RFA cuộc phỏng vấn
về hy vọng của đoàn vận động viên Việt Nam ở cuộc tranh tài đang diễn ra tại
London và những bước chiến lược mà Việt Nam sẽ thực hiện để nâng cao khả năng
của thể thao trong những năm tới.
Ông Hoàng Vĩnh Giang
(phải) trả lời phỏng vấn ông Nguyễn Khanh tại London hôm 30/7/2012 . RFA photo
Cơ
hội không còn nhiều
Nguyễn Khanh: Trước hết, thay
mặt cho quý khán thính giả của Ban Việt Ngữ - Đài Á Châu Tự Do, chúng tôi thành
thật cảm ơn ông đã có nhã ý dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn ngày hôm nay.
Chúng ta đã có chiếc huy chương bạc đầu tiên ở Sydney 2000, chúng ta có chiếc
huy chương bạc thứ nhì ở Bắc Kinh 2008, một chiếc huy chương bạc nữa hay một
chiếc huy chương vàng nữa ở London 2012 có thể là điều mà chúng ta chờ đợi được
hay không, thưa ông?
Ông Hoàng Vĩnh
Giang:
Trước khi khai mạc thì rất nhiều người hy vọng, chúng tôi cũng hy vọng, nhưng
có hai tiêu chí mà tất cả mọi người cần phải lưu ý, đó là :
Tiêu
chí thứ nhất là có nhiều vận động viên đến ở nhiều môn thể thao đến Luân Đôn,
thì cái tiêu chí này đã đạt được rồi; thế mà tiêu chí có huy chương thì ai cũng
đều mong muốn cả, nhưng mà không phải là đơn giản với đấu trường khốc liệt như
thế này.
Chúng
ta có 18 vận động viên đến đây tranh tài thì một số các môn đã thi đấu hết rồi
và cho đến giờ phút này thì ít nhất một nửa cái hy vọng, quá nửa cái hy vọng có
huy chương đó đã trôi qua. Chỉ còn lại một vài cái hy vọng nữa thì chúng tôi hy
vọng rằng là cái ước muốn có huy chương vẫn còn.
Nguyễn Khanh: Nhưng mà, xin
được hỏi ông là cái mức độ từ một cho đến mười của ước muốn của chúng ta ở cái
phần kế tiếp để đạt được huy chương thì ông nghĩ là đang ở mức nào ? Nếu có thể
được, xin ông cho thính giả được biết.
Ông Hoàng Vĩnh
Giang:
Tôi cho rằng ở cái mức độ hiện nay là chúng ta đang ở giai đoạn 7 rồi, tức là 7
phần 10 cơ hội đã qua, chỉ còn lại 3 phần 10 mà thôi. Phải nói cụ thể đó là các
môn mà chúng ta còn hy vọng, đó là môn Taekwondo. Taekwondo chúng ta có hai võ
sĩ và trong đó có những võ sĩ gặp rất nhiều khó khăn, có võ sĩ kia gặp ít khó
khăn hơn, nhưng mà chúng ta có quyền hy vọng là các vận động viên đó có thể lọt
vào những vòng tranh huy chương, còn huy chương gì và huy chương vàng mà anh
vừa hỏi thì tôi cho rằng hơi khó. Và có thể là ở những Olympic sau ở Brazil, ở
Rio de Janeiro, thì Việt Nam có thể thực hiện được ước mơ đó.
Nguyễn Khanh : Và muốn thực
hiện được cái điều mà ông vừa mới cho chúng tôi biết thì chúng ta phải làm gì
trong 4 năm sắp đến, thưa ông?
Ông Hoàng Vĩnh
Giang:
Trong 4 năm sắp đến thì Việt Nam sẽ phải tiếp tục thực hiện những đường lối chỉ
đạo và đường lối phát triển thể dục thể thao, thứ nhất là phải phát triển thể
thao thường trú cho toàn dân, thứ hai nữa là phải làm thế nào lựa chọn một đội
ngũ vận động viên hết sức là có tài thì mối có thể đọ được với đấu trường mà
toàn những người tài như là đấu trường Olympic. Để có được những nhân tài đó
thì cũng phải thực hiện những thủ pháp hết sức là quan trọng như là mời huấn
luyện viên thật giỏi, rồi đi tập huấn ở những nơi có nhiều kinh nghiệm, rồi thi
tham gia tích cực thi đấu ở tất cả những giải mà có thể tham gia được. Và tất
nhiên là phải có những phương pháp để làm thế nào mà thực hiện được nhiều hơn,
chúng tôi gọi những cái đó là những cái phương thức để làm thế nào phục hồi
thật nhanh để có thể thực hiện được cái lượng vận động - trong thể thao đó mà –
tập luyện thật nhiều thì mới có thể có thành tích được.
Thể
thao Việt Nam hiện nay
Nguyễn Khanh: Dạ vâng. Với tất cả
lòng quý trọng, chúng tôi xin được thưa trước với ông Phó Chủ tịch cho chúng
tôi được hỏi câu hỏi kế tiếp. Hầu hết những nhà báo bạn, tức là những nhà báo ở
Châu Á, họ bảo rằng Việt Nam thiếu ở một vài điểm. Điểm thứ nhất là Việt Nam
không có một chương trình thể thao thật sự cho học sinh trung học cũng như học
sinh đại học, trước khi chúng ta nên nói tới chuyện đào tạo những lực sĩ ở cấp
quốc gia. Điểm thứ nhì là, cũng với tất cả lòng quý trọng, dường như là chính
phủ Việt Nam có vẻ lơ là với thể thao. Thưa ông Phó Chủ tịch, điều đó có đúng
không, và nếu đúng thì giải quyết như thế nào, thưa ông?
Ông Hoàng Vĩnh
Giang:
Tôi cho rằng điều này chưa hoàn toàn đúng, chứ không phải là không đúng. Cái
việc đầu tiên là cứ nhìn bức tranh bên ngoài thì đúng là sự quan tâm về thể dục
thể thao, điều kiện tập luyện thể thao trong học đường đó thì ngay chúng tôi
cũng tự phê phán là chúng ta quá chú trọng nhiều về cái trí thức và kiến thức,
tức là dạy kiến thức hơi nhiều, nhưng mà những người làm thể thao chúng tôi thì
có lý luận là kiến thức mà nhét vào trong cái cơ thể mà không khỏe mạnh thì
kiến thức đó sẽ không thể nào kéo dài được sự phục vụ thật nhiều.
Cho
nên những người làm công tác thể thao cũng như những người hiểu giá trị của thể
thao đó cũng đều rất trăn trở vì rằng “nhân vô thập toàn” thì quốc gia làm sao
có thể toàn diện được! Những điều kiện để có thể tiến bộ thì tất cả mọi người
đều mong muốn nhưng mà riêng cái học đường, giáo dục ở học đường về thể dục thể
thao đó thì nó bị nhiều hạn chế. Đất chúng ta không đẻ ra được, người chúng ta
thì phát triển, mà nhà trường thì cũng phải xây dựng nhiều để có thể đào tạo,
bồi dưỡng kiến thức, nhưng mà trong đó nếu mà để dành quá nhiều đất xây những
bể bơi, xây những nhà tập rất là cần thiết, nhưng mà người ta chưa chú ý tới
những việc đó lắm, cho nên cái hệ thống giáo dục thể thao trong học đường đó
còn có phần nào là chúng tôi chưa vừa lòng lắm, chứ còn không phải là chính phủ
không quan tâm tới việc này.
Chính
phủ nếu không quan tâm đến việc này thì tại sao năm 2008 ở Olympic Bắc Kinh
chúng ta chỉ có 8 vận động viên nhưng lần này chúng ta có đến 18 vận động viên,
còn thì Olympic đạt được tấm huy chương bạc của Trần Hiếu Ngân hay của Hoàng
Anh Tuấn cũng là cái rất quý. Nhưng lần này nếu mà có được thì càng quý, còn
nếu không có thì chúng tôi cũng đánh giá là nền thể dục thể thao đã được nhà
nước quan tâm và chúng tôi đã có được sự tiến bộ vượt bậc khi mà đã có đến 18
vận động viên ở 11 môn thể thao Olympic đến có mặt tại London.
Ước
mơ của giới hâm mộ thể thao
Nguyễn Khanh: Câu hỏi cuối
cùng, thưa với ông Phó Chủ tịch là trong thời gian gần một tuần lễ có mặt tại
London và có dịp được gặp gỡ với rất nhiều người Việt đang cư ngụ tại đây, câu
hỏi của chúng tôi là khi nhìn thấy ngọn đuốc thiêng Olympic cháy sáng ở bầu
trời London thì các anh nghĩ như thế nào? Các bạn đều nói rằng ước mơ của các
bạn sẽ có một ngày nhìn thấy ngọn đuốc thiêng cháy sáng ở tại Việt Nam, liệu
cái ước mơ đó có thể đạt được hay không, thưa ông Phó Chủ tịch?
Ông Hoàng Vĩnh
Giang:
Thưa anh, tất cả những người làm thể thao của thế giới nói chung và khi hỏi câu
hỏi này đối với người Việt Nam thì tôi cho rằng là cái đó là đương nhiên rồi.
Chúng tôi rất mong muốn có cái việc đó. Nhưng phải biết mình là ai, phải biết
thời thế nó như thế nào thì mới gọi là “tuấn kiệt”, thế thì tôi cho rằng cái cơ
hội để Việt Nam đăng cai Olympic đó thì không phải là không có nhưng chắc là
thời gian phải lâu lắm, và không ai có thể nói trước được là đến bao giờ.
Nhưng,
xin thưa với anh là đến 2019 thì cái cơ hội có thể chính phủ sẽ đồng ý cho Việt
Nam đứng ra xin đăng cai cái Asian Games, nhưng xin thưa là Asian Games chỉ kém
Olympic thôi. Nếu như ở Olympic thì 204 quốc gia và vùng lãnh thổ, thì Châu Á
chúng tôi có đến 45 quốc gia và vùng lãnh thổ, và số lượng vận động viên không
bị hạn chế như ở Olympic.
Olympic
thì hạn chế vào khoảng độ hơn mười mấy nghìn người vận động viên đến, thì ở
Asiad đấy nếu Việt Nam đứng ra đăng cai tổ chức thì chúng tôi đã chuẩn bị xây
cái Games Village thì cũng dự kiến vào khoảng độ mười nghìn người sẽ được trú ở
đấy, và như thế thì các vận động viên của nhiều môn sẽ được bố trí ở một vài
nơi khác, cho nên số lượng người sẽ rất đông. Thì đấy là một cái đại hội lớn mà
Việt Nam hiện nay đang rất là gần cái cơ hội có thể đăng cai. Thủ tướng chính
phủ chỉ đồng ý ký xác nhận là Việt Nam sẽ đăng cai cái đại hội này thì lập tức
Việt Nam có cơ hội rất là sáng. Có đến quá nửa các nước Châu Á ủng hộ Việt Nam.
Nguyễn Khanh: Thế bao giờ thì
chúng ta sẽ nhìn thấy được chữ ký của thủ tướng chính phủ, thưa ông Phó Chủ
tịch?
Ông Hoàng Vĩnh
Giang:
Tôi cũng đang mong muốn, nhưng ở thời điểm này thì Bộ trường Hoàng Tuấn Anh của
Bộ Văn Hóa - Thể Thao – Du Lịch Việt Nam đang trình chính phủ, và chính phủ cần
có những chi tiết cuối cùng để phê duyệt.
Nguyễn Khanh: Dạ vâng. Một
lần nữa thay mặt cho quý khán thính giả chúng tôi xin cảm ơn ông Phú Chủ tịch
rất nhiều. Chúc ông có những ngày ở tại Luân Đôn vui, và cũng chúc ông vui nhất
khi nhìn thấy chiếc huy chương của Việt Nam đầu tiên ở tại Olympic London 2012.
Ông Hoàng Vĩnh
Giang:
Dạ. Rất mong là được dịp chia sẻ niềm vui này với anh.
Nguyễn Khanh : Dạ vâng ạ. Cảm
ơn ông.
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights
reserved.
Nguyễn Khanh viết từ
London - 2012-07-31
Có
rất nhiều điều cần phải nói về thành phố London và Olympic.
Chuyện
kinh tế và thể thao
Hơn
một thế kỷ trước đây, thành phố này vinh dự lãnh trách nhiệm tổ chức cuộc tranh
tài 1908 chỉ vì Italy bị thiên tai, thủ đô Rome quyết định nhường chỗ để dồn tất
cả ngân sách tổ chức cho công tác cứu trợ.
Lịch
sử thể thao thế giới còn ghi trong cuộc thi thể thao quốc tế đầu tiên ở London,
môn kéo dây nằm trong danh sách những môn tranh tài, và đó cũng là lần cuối
cùng môn thể thao này xuất hiện trong những cuộc thi mang đẳng cấp quốc tế.
Nhưng để bù lại, Liên Đoàn Olympic Quốc Tế (IOC) đưa ra một quyết định đến giờ
vẫn được thi hành: Các lực sĩ dự thi môn chạy marathon phải chạy quãng đường
26.2 miles, là chiều dài của đoạn đường từ lâu đài Windsor Castle đến trước chỗ
ngồi danh dự dành riêng cho Hoàng Gia Anh ở sân vận động.
Đến
1948, London lại được chọn để tổ chức Olympic, lúc đó cả Châu Âu vừa thoát khỏi
Thế Chiến Thứ Hai, quốc gia nào cũng bị tàn phá, cũng nghèo, người dân sống
trong cảnh rất khổ cực, ngày ngày phải xếp hàng lãnh thực phẩm, nên cuộc thi dù
mang ý nghĩa của sự vùng dậy (sau chiến tranh) nhưng đồng thời cũng được hiểu
là phải chia sẻ nỗi khó nhọc vì thành phố London không có phương tiện lo cho
mọi người, kể cả phương tiện tối thiểu cho các đoàn lực sĩ tham dự.
Ban
Tổ Chức lúc đó dặn dò các lực sĩ nhớ mang theo khăn tắm, xà bông dùng mỗi ngày,
và nếu có thể thì mang theo cả thức ăn, nước uống cho thời gian có mặt ở London
tranh tài. Không ai quên được hình ảnh các lực sĩ Anh Quốc chia nhau từng miếng
thịt cá mập (thời đó được xem là món ăn có nhiều protein nhất), đoàn lực sĩ
Mexico đem theo món đậu để chia sẻ với người khác, các lực sĩ Đan Mạch đến Anh
mang theo những thùng trứng gà để chia sẻ với dân chúng, và ngay cả Trung Quốc
cũng gửi tặng những thùng măng tươi muối trộn chung với dầu ăn… Mỗi người góp
một bàn tay, cuối cùng mọi chuyện đều tốt đẹp.
Lần
này, London nhận lãnh trách nhiệm vào đúng lúc kinh tế thế giới đang gặp sóng
gió. Phải nói cho đúng là hồi 2004 khi IOC quyết định chọn London, lúc đó quốc
gia nào cũng ở trong thời kỳ thịnh vượng, chuyện bỏ ra vài tỷ bạc để đón lực sĩ
và du khách là chuyện… nhỏ như con thỏ! Nào ngờ ngay sau Olympic Bắc Kinh 2008
thì mọi chuyện đều xuống dốc, tình thế trở nên khó khăn hơn, nhưng đã đâm lao
thì phải theo lao, Ban Tổ Chức Olympic London 2012 nhất định đi đến cùng, kể cả
chuyện phải bỏ ra số tiền nhiều hơn dự tính.
Với
các phái đoàn lực sĩ và ngay cả du khách, góp mặt ở Olympic luôn luôn là ước mơ
của mọi người. Tổng cộng 10,490 lực sĩ đại diện cho 204 quốc gia và vùng lãnh
thổ hiện diện, cộng với 9 triệu du khách đổ về London để hưởng không khí đặc
biệt của Olympic, xem những cuộc tranh tài được tổ chức ở 34 địa điểm khác
nhau. Tất cả các vận động trường đều được xây mới hay tân trang lại, kỹ thuật tối
tân nhất được Ban Tổ Chức sử dụng để mọi người hài lòng, đặc biệt nhất là tuyến
xe lửa tốc hành Javelin mỗi ngày chở hàng chục ngàn người từ trung tâm thành
phố đến sân vận động mà chỉ mất có 7 phút đồng hồ, thay vì mất khoảng 1 tiếng
nếu đi những chuyến xe lửa khác.
London
cũng là nơi có những đổi mới. Lần đầu tiên nữ võ sĩ boxing tranh tài, các võ sĩ
dự thi môn taekwondo sẽ mặc áo và đeo đôi tất “điện tử” để giúp trọng tài ghi
điểm cho thật đúng (tranh chuyện tranh cãi, thưa kiện thường xảy ra), có hệ thống
phát thanh để tất cả các lực sĩ điền kinh nghe được tiếng súng phát lệnh của
trọng tài cùng một lúc (trước đây lực sĩ đứng sát trọng tài nghe tiếng súng
trước người đứng xa nhất khoảng 1/1000 giây đồng hồ), những chiếc máy chụp hình
đặt dọc theo đường đua mỗi giây đồng hồ có thể chụp 2000 tấm ảnh… Tất cả những
kỹ thuật này đều nhắm vào mục đích giúp cuộc thi công bằng hơn, trọng tài bớt
sai sót, người thắng hân hoan, người thua cũng hài lòng.
Giá
trị của chiếc huy chương
Quan
trọng nhất của tất cả các cuộc thi thể thao vẫn là chuyện thắng bại.
Mặc
dù Ban Tổ Chức, tôn chỉ của IOC và các lực sĩ hiện diện đều nói “góp mặt ớ
Olympic là điều hãnh hiện nhất”, thắng thua “chỉ là chuyện phụ”, nhưng hình ảnh
được trình chiếc khắp thế giới cho thấy lý tưởng đó không đúng với những người
dự thi. Kình ngư Michael Phelps với khuôn mặt sửng sốt khi đội bơi Hoa Kỳ thua
Pháp ở cuộc đua 400 mét tiếp sức; nữ kiếm thủ Nam Hàn Shin A Lam ngồi bệt giữa
sàn nức nở khóc như mưa, miệng lẩm bẩm bị trọng tài xử ép nên mới thua ở vòng
bán kết, hay nữ lực sĩ Paula Radcliffe nổi tiếng thế giới của bộ môn marathon
cũng đưa tay chùi nước mắt khi loan báo cho mọi người biết tin chân vẫn còn
đau, “không thể nào dự cuộc đua”, bỏ giấc mộng chiếm huy chương vàng Olympic.
Điều đó chứng tỏ chiếc huy chương là “phần thưởng quý giá nhất của một lực sĩ”
như cô Lolo Jones của Hoa Kỳ từng nói, hoặc “là phần thưởng chứng tỏ những cố
gắng đã bỏ ra trong 4 năm trời dẫn về Olympic” như lực sĩ cử tạ Wang Mingiuan
của Trung Quốc nói với mọi người trong cuộc tiếp xúc ở Làng Thế Vận.
Nhưng
trị giá vật chất của mỗi chiếc huy chương là bao nhiêu? Câu trả lời không ai có
thể ngờ: chiếc huy chương đồng trị giá chỉ có 5 dollars, chiếc huy chương bạc
khoảng 350 dollars và chiếc huy chương vàng trị giá khoảng 600 dollars. Ban Tổ
Chức cho biết những chiếc huy chương “có giá trị cao quý về tinh thần” nhưng rẻ
về vật chất vì làm bằng chất liệu rẻ tiền, thí dụ như chiếc huy chương vàng chỉ
có 1.34% là vàng 18K, 92.5% là bạc và phần còn lại là đồng. Chiếc huy chương đồng
còn tệ hơn: làm bằng kim loại rẻ tiền nhất, chỉ tráng một lớp đồng thật mỏng
trên mặt.
Không
biết có phải vì nghe tin giá trị vật chất của chiếc huy chương London 2012 “quá
bèo” hay không mà nhiều chính phủ thông báo sẽ dành những khoản tiền thưởng
khổng lồ cho các lực sĩ, cầu thủ chiếm huy chương. Lực sĩ cầu lông Wei Chong
Lee của Malaysia sẽ có 600,000 dollars bỏ trong ngân hàng nếu chiếm huy chương
vàng, chính phủ Italy dù đang gặp khó khăn về tài chánh cũng hứa tặng 250,000
dollars cho những ai mang huy chương vàng về Rome, ngay cả các lực sĩ Mỹ cũng
nhận được lời hứa tưởng thưởng bằng tiền bạc: mỗi chiếc vàng có được sẽ thưởng
100,000 dollars, lấy được huy chương bạc cũng ăn sáu, bảy chục ngàn chứ không
phải ít.
Thế
còn nước chủ nhà Anh Quốc thì sao? Sở Bưu Điện Anh cho hay sẽ in tem thư đặc
biệt có hình lực sĩ đoạt huy chương, xem đó là “cách hay nhất để ghi nhớ
Olympic London 2012”.
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
--------------------------------------
Đội Thể dục Dụng cụ nữ Hoa Kỳ đã chiếm được huy chương vàng, lần đầu tiên kể
từ năm 1996.
Trong ngày tranh tài thứ tư tại Thế Vận Hội London, đội Mỹ đã chứng tỏ tiềm năng khi đoạt được 183,596 điểm, 5 điểm cao hơn đội Nga, đội đoạt huy chương bạc.
Huy chương đồng về tay Romania.
Chiến thắng này đã phần nào an ủi vận động viên Thể dục Dụng cụ Jordyn Wieber của Mỹ, vô địch thế giới, không được tranh giải chung kết vào ngày Chủ Nhật tới.
Chiều tối hôm nay, thứ Ba, tay bơi Michael Phelps của Mỹ có triển vọng trở thành vận động viên bơi lội nam đầu tiên đoạt huy chương vàng trong cùng bộ môn tại ba Thế Vận Hội liên tiếp, khi anh tranh tài trong môn 200 mét bướm.
Muôn màu các cổ động viên của Olympic London
Trong ngày tranh tài thứ tư tại Thế Vận Hội London, đội Mỹ đã chứng tỏ tiềm năng khi đoạt được 183,596 điểm, 5 điểm cao hơn đội Nga, đội đoạt huy chương bạc.
Huy chương đồng về tay Romania.
Chiến thắng này đã phần nào an ủi vận động viên Thể dục Dụng cụ Jordyn Wieber của Mỹ, vô địch thế giới, không được tranh giải chung kết vào ngày Chủ Nhật tới.
Chiều tối hôm nay, thứ Ba, tay bơi Michael Phelps của Mỹ có triển vọng trở thành vận động viên bơi lội nam đầu tiên đoạt huy chương vàng trong cùng bộ môn tại ba Thế Vận Hội liên tiếp, khi anh tranh tài trong môn 200 mét bướm.
Muôn màu các cổ động viên của Olympic London
Vận động viên bơi lội Hoa Kỳ Michael
Phelps đã phá một trong những kỷ lục Thế Vận Hội được nhiều người mơ ước, khi
anh đoạt thêm hai huy chương tại Thế Vận Hội London, nâng tổng số huy chương
lên 19 chiếc, phá vỡ kỷ lục về số huy chương chiếm được trong lịch sử Thế Vận
Hội.
Hôm thứ Ba, Michael Phelps đoạt huy chương bạc trong bộ môn bơi bướm 200 mét và huy chương vàng trong môn bơi tự do tiếp sức 4X200 mét với đồng đội Ryan Lochte, Conor Dwyer và Ricky Berens.
Pháp chiếm huy chương bạc và Trung Quốc huy chương đồng.
Phelps là tay bơi cuối cùng trong cuộc bơi tiếp sức để đoạt huy chương thứ ba của anh tại Thế Vận Hội London, và huy chương vàng đầu tiên của anh tại Thế Vận Hội năm nay.
Cựu vận động viên Thể dục Dụng cụ thời Xô Viết Larisa Latynina trước đây từng nắm kỷ lục là người chiếm nhiều huy chương Thế Vận Hội nhất, với 18 chiếc.
Vận động viên Chad Le Clos chạm tường hồ bơi trước Michael Phelps, để đoạt huy chương vàng môn bơi bướm 200 mét. Tay bơi Nhật Bản Takeshi Matsuda được huy chương đồng.
Nữ vận động viên bơi lội Trung Quốc Diệp Thi Văn chiếm huy chương vàng thứ hai tại Thế Vận Hội trong môn bơi hỗn hợp cá nhân 200 mét. Việc phá kỷ lục thế giới của cô trong môn bơi hỗn hợp 400 mét hôm thứ Bảy làm kinh ngạc mọi người và tại London ai cũng nói đến thành tích này.
Với huy chương bạc trong môn bơi bướm, Phelps đã thất bại, không trở thành tay bơi nam đầu tiên chiếm được huy chương vàng cùng bộ môn này trong 3 Thế Vận Hội liên tiếp.
Trong bộ môn Thể dục Dụng cụ nữ, đội Mỹ chiếm huy chương vàng đầu tiên kể từ năm 1996.
Hoa Kỳ và Trung Quốc bỏ xa các nước khác về số huy chương đoạt được.
Hôm thứ Ba, Michael Phelps đoạt huy chương bạc trong bộ môn bơi bướm 200 mét và huy chương vàng trong môn bơi tự do tiếp sức 4X200 mét với đồng đội Ryan Lochte, Conor Dwyer và Ricky Berens.
Pháp chiếm huy chương bạc và Trung Quốc huy chương đồng.
Phelps là tay bơi cuối cùng trong cuộc bơi tiếp sức để đoạt huy chương thứ ba của anh tại Thế Vận Hội London, và huy chương vàng đầu tiên của anh tại Thế Vận Hội năm nay.
Cựu vận động viên Thể dục Dụng cụ thời Xô Viết Larisa Latynina trước đây từng nắm kỷ lục là người chiếm nhiều huy chương Thế Vận Hội nhất, với 18 chiếc.
Vận động viên Chad Le Clos chạm tường hồ bơi trước Michael Phelps, để đoạt huy chương vàng môn bơi bướm 200 mét. Tay bơi Nhật Bản Takeshi Matsuda được huy chương đồng.
Nữ vận động viên bơi lội Trung Quốc Diệp Thi Văn chiếm huy chương vàng thứ hai tại Thế Vận Hội trong môn bơi hỗn hợp cá nhân 200 mét. Việc phá kỷ lục thế giới của cô trong môn bơi hỗn hợp 400 mét hôm thứ Bảy làm kinh ngạc mọi người và tại London ai cũng nói đến thành tích này.
Với huy chương bạc trong môn bơi bướm, Phelps đã thất bại, không trở thành tay bơi nam đầu tiên chiếm được huy chương vàng cùng bộ môn này trong 3 Thế Vận Hội liên tiếp.
Trong bộ môn Thể dục Dụng cụ nữ, đội Mỹ chiếm huy chương vàng đầu tiên kể từ năm 1996.
Hoa Kỳ và Trung Quốc bỏ xa các nước khác về số huy chương đoạt được.
Một vận động viên người
Đức đã làm nên lịch sử trong bộ môn đua ngựa biểu diễn trong ngày tranh tài thứ
tư tại Thế Vận Hội London.
Ông Michael Jung chiếm được huy chương vàng hôm thứ Ba để trở thành vận động viên đua ngựa biểu diễn đoạt được 3 danh hiệu cá nhân: châu Âu, thế giới và Thế Vận Hội.
Trong bộ môn đua thuyền đơn, vận động viên Tony Estanguet của Pháp đã vượt qua được dòng nước chảy xiết để đoạt huy chương vàng Thế Vận Hội thứ ba của anh.
Trung Quốc cũng đoạt huy chương vàng trong bộ môn nhảy cầu đôi nữ phối hợp.
Ông Michael Jung chiếm được huy chương vàng hôm thứ Ba để trở thành vận động viên đua ngựa biểu diễn đoạt được 3 danh hiệu cá nhân: châu Âu, thế giới và Thế Vận Hội.
Trong bộ môn đua thuyền đơn, vận động viên Tony Estanguet của Pháp đã vượt qua được dòng nước chảy xiết để đoạt huy chương vàng Thế Vận Hội thứ ba của anh.
Trung Quốc cũng đoạt huy chương vàng trong bộ môn nhảy cầu đôi nữ phối hợp.
--------------------------------------
Sau
thất bại của Tiến Minh trong môn cầu lông Olympic 2012, tất cả
hy vọng được dồn cho hai vận động viên Phạm Thị Thảo – Phạm
Thị Hài thi đấu tranh vé vớt môn Rowing. Tuy nhiên, hy vọng vào chung kết của
Rowing Việt Nam không thể thực hiện được khi cặp VĐV này chỉ xếp hạng 5 trong
tổng 6 quốc gia tham dự tranh vé vớt.
Trước
đó, ở vòng loại cặp đôi Phạm Thị Hài và Phạm Thị Thảo đã đạt
thành tích 7 phút 50 giây 06, xếp cuối ở vòng loại lượt bơi thứ 3. Bước vào
lượt đấu play-off diễn ra vào lúc 10h10 sáng nay 31/7 (giờ địa phương)
tranh vé vào bán kết với các cặp VĐV của Hà Lan, Nhật Bản, New Zealand, Ai Cập,
Brazil, cặp VĐV của Việt Nam đã có bước xuất phát cực tốt. Theo số liệu chuyên
môn được cập nhật trên website chính thức của Olympic 2012 thì trong 500m đầu tiên, Phạm
Thị Hài và Phạm Thị Thảo đã có thành tích 1 phút 47 giây 52, tạm
xếp hạng 3/6. Dẫn đầu lúc này là cặp VĐV của Hà Lan.
Nhưng
sang 500m tiếp theo, Phạm
Thị Hài và Phạm Thị Thảo bắt đầu hụt hơi. Thế
nên tụt xuống thứ 5 với thành tích 3 phút 42 giây 24, để cho đôi VĐV của Brazil
và Nhật Bản vượt lên. Bước vào quãng đường 1500m và 500m cuối cùng cả Hài và
Thảo vẫn giậm chân ở vị trí thứ 5 với thành tích lần lượt là 5 phút 41 giây 28
và 7 phút 37 giây 46. Với kết quả này, Phạm Thị Hài và Phạm Thị Thảo chỉ
cán đích 5/6, kém vị trí thứ 3 (vị trí cuối cùng giành vé vào bán kết) của cặp
đôi Fukomoto Atsumi/Iwamoto Akiko gần 14 giây. Trước đó, mục tiêu của Phạm Thị Hài và Phạm Thị
Thảo là phấn đấu vượt qua cặp VĐV của Nhật Bản này.
Với
kết quả này, cặp vận động viên của Rowing
Việt Nam đã không thể giành quyền vào bán kết diễn ra vào
ngày 2/8 tới.
Tại trận đấu lượt hai vòng loại Cầu lông đơn nam Olympic
2012, Nguyễn Tiến Minh
đã phải chịu khuất phục trước Kashyap Parupalli (Ấn Độ). Kết thúc trận đấu
0-2, Tiến Minh chính thức bị loại khỏi Olympic 2012, niềm hy vọng lớn nhất của
đoàn thể thao Việt Nam
đã khiến người hâm mộ thất vọng.
Có
thứ hạng cao hơn hẳn (xếp thứ 11 trên bảng xếp hạng thế
giới), nhưng khi gặp Kashyap Parupalli, hiện đang đứng thứ 21 thế giới, Tiến
Minh đã lộ rõ sự thua sút. Đầu tiên là trạng thái yếu tâm lý thi đấu cố hữu ở
những giải quan trọng, và chiều nay ở trận đấu lúc 14g30, hàng triệu khán
giả theo dõi trực tiếp trận đấu qua màn ảnh nhỏ trên các kênh thể thao hàng đầu
của thế giới đều nhìn ra điều ấy.
Trạng
thái tâm lý khiến tay vợt Việt Nam có những lúc chơi khá lóng ngóng và bị thua
nhiều điểm rất sơ đẳng.Vì vậy ở ván đầu, sau khi đã cân bằng được điểm số 5/5,
Tiến Minh đã liên tiếp bị đối thủ vượt lên dẫn trước với những cú đập như đóng
búa và gài cầu cực hiểm vào 2 góc, đành thua nhanh với điểm số 9/21.
Ván
đấu thứ 2, dù có cải thiện chút ít khi mở đầu ghi 2 điểm liên tiếp, nhưng sau
đó lối chơi của Tiến Minh cũng không khá lên bao nhiêu. Đặc biệt trong những
pha đôi công cùng đối thủ, anh đều là người kém thế, thậm chí những điểm của
Tiến Minh có được đa phần đều do đối thủ “tự sát” là chính, chứ anh gần như
không ghi được điểm trực tiếp nào. Vì vậy chẳng ngạc nhiên khi Tiến Minh tiếp
tục thúc thủ với điểm số 14/21.
Thua nhanh với tỷ số
chung cuộc 0-2. Nguyễn Tiến Minh chính thức nói lời chia tay Olympic 2012,
trong khi tay vợt Kashyap Parupalli là tuyển thủ duy nhất của bảng D đoạt vé
vào vòng đấu trực tiếp của 16 tay vợt hàng đầu thế giới.
Tiến Minh lại vô duyên với
Olympic (VnExpress)
Olympic 2012 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của thể thao Việt
Nam khi có tới 18 vận động viên tham dự Thế vận hội mùa hè Olympic London 2012.
18 gương mặt sáng giá của Việt Nam sẽ lên đường sang London để chuẩn bị cho
Olympic diễn ra từ ngày 27/07 đến ngày 12/08.
Đây
cũng là lần đầu tiên Việt Nam có
VĐV góp mặt ở đủ 5 môn trọng điểm thuộc hệ thống thi đấu Olympic gồm điền kinh, bơi, TDDC, bắn
súng, cử tạ. Phó Tổng cục trưởng Tổng cục TDTT, Trưởng đoàn TTVN Lâm Quang
Thành cho biết: “Với sự quan tâm và đầu tư của ngành thể thao thời gian qua,
các VĐV được hướng dẫn bởi các chuyên gia hàng đầu và liên tục tập huấn, thi
đấu cọ xát tại các giải đấu lớn. 18 VĐV chính là 18 niềm hy vọng của TTVN chinh
phục Olympic.
Danh
sách VĐV Việt Nam dự Olympic 2012:
1-
Phan Thị Hà Thanh (thể dục)
2- Đỗ Thị Ngân Thương (thể dục)
3- Phạm Phước Hưng ( thể dục)
4- Hoàng Xuân Vinh (bắn súng)
5- Lê Thị Hoàng Ngọc (bắn súng)
6- Trần Lê Quốc Toàn (cử tạ)
7- Nguyễn Thị Thúy (cử tạ)
8- Lê Huỳnh Châu (taekwondo)
9- Chu Hoàng Diệu Linh (taekwondo)
10 – Phạm Thị Thảo (rowing)
11- Phạm Thị Hài (rowing)
12- Nguyễn Tiến Minh (cầu lông)
13- Văn Ngọc Tú (judo)
14- Nguyễn Thị Lụa (vật)
15- Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi)
16- Nguyễn Thị Thanh Phúc (điền kinh)
17- Dương Thị Việt Anh (điền kinh)
18- Nguyễn Tiến Nhật (đấu kiếm)
2- Đỗ Thị Ngân Thương (thể dục)
3- Phạm Phước Hưng ( thể dục)
4- Hoàng Xuân Vinh (bắn súng)
5- Lê Thị Hoàng Ngọc (bắn súng)
6- Trần Lê Quốc Toàn (cử tạ)
7- Nguyễn Thị Thúy (cử tạ)
8- Lê Huỳnh Châu (taekwondo)
9- Chu Hoàng Diệu Linh (taekwondo)
10 – Phạm Thị Thảo (rowing)
11- Phạm Thị Hài (rowing)
12- Nguyễn Tiến Minh (cầu lông)
13- Văn Ngọc Tú (judo)
14- Nguyễn Thị Lụa (vật)
15- Nguyễn Thị Ánh Viên (bơi)
16- Nguyễn Thị Thanh Phúc (điền kinh)
17- Dương Thị Việt Anh (điền kinh)
18- Nguyễn Tiến Nhật (đấu kiếm)
Bị
đánh giá thấp hơn, nhưng Mansur Isaev đã quật ngã đương kim vô địch thế
giới người Nhật Bản ở chung kết hạng cân 73 kg của nam tại Thế vận hội 2012.
Đối
thủ của Isaev trong trận chung kết hôm qua là Riki Nakaya, vô địch thế giới năm
2011 - giải đấu Isaev chỉ đứng thứ 7.
HC
Đồng thuộc về võ sỹ Nyam-Ochir Sainjargal (Mongolia) và Ugo Legrand (Pháp).
Sau
khi giành HC Đồng ở giải vô địch thế giới năm 2009 ở Rotterdam (Hà Lan),
chiến thắng hôm qua là một mốc son chói lọi nữa trong sự nghiệp của
Isaev.
Với
vị thế của nhà vô địch thế giới và đến từ quê hương của môn Judo, Nakaya nhanh
chóng tỏ ra áp đảo và tung đòn liên tiếp. Ngược lại, với lối đánh thông
minh, Isaev tỏ ra điềm tĩnh và tung đòn chính xác đúng thời điểm.
Trước
khi vào chung kết, anh cũng đã gây tạo cú sốc khi đánh bại người từng hai lần
vô địch thế giới Wang Ki-Chun của Hàn Quốc. Trước đây, hai võ sỹ từng 6 lần gặp
nhau, và Wang toàn thắng.
"Thật
tuyệt vời. Tôi cảm thấy hạnh phúc thực sự vì đem đến sự tự hào cho tổ quốc của
mình", Isaev chia sẻ. "Tôi muốn mọi người thấy rằng chúng tôi đã tập
luyện chăm chỉ đến nhường nào trong suốt những năm qua để đạt được giấc mơ
này".
"Tôi
đã rất tập trung và không làm bất cứ điều gì không cần thiết. Tôi ý thức được
những gì mình muốn và những gì mình có thể. Huấn luyện viên đã nói với tôi
trước khi vào trận rằng 'Hôm nay em có thể đạt đến đỉnh cao nhất của mình. Em
không có gì phải lo lắng, em có thể ra đó và giành lấy Huy chương
Vàng'".
HLV của Isaev là Vitaly Makarov - từng thất bại ở chung kết hạng cân 73kg ở Thế vận hội Athens 2004.
HLV của Isaev là Vitaly Makarov - từng thất bại ở chung kết hạng cân 73kg ở Thế vận hội Athens 2004.
Doãn
Mạnh
Đội thể dục dụng cụ
nữ Mỹ đã thắng đội Nga với tổng điểm 183.596 - 178.530 để giành HC vàng Olympic
2012.
Một
ngày sau khi đội tuyển nam chỉ đứng hạng 5 chung cuộc, 5 cô gái Mỹ đã có một
ngày chung kết thành công rực rỡ để giành vị trí cao nhất trên bục trao giải.
Raisman, Wieber, Gabby Douglas, Kyla
Ross và McKayla Maroney đều hoàn thành tốt bài thi của mình. Đội Mỹ sớm vượt
Nga ngay ở bài nhảy ngựa và không để tuột vị trí dẫn đầu cho đến cuối cuộc đua.
Maroney
mở màn bằng bài nhảy ngựa đạt điểm số rất cao 16.233. Ross và Douglas sau đó
thi đấu rất hay. Đến bài thi cuối - thể dục tự do, không khí nhà thi đấu rất
căng thằng.
Tới
khi Aly Raisman thực hiện cú nhảy santo tiếp đất và giữ được thăng bằng, đủ để
ghi được tổng điểm 15.300, tất cả các thành viên trong đội tuyển Mỹ bùng nổ
trong niềm vui chiến thắng. Họ ôm chầm lấy nhau òa khóc.
Đây là tấm HC vàng thể dục dụng cụ đồng
đội đầu tiên của Mỹ kể từ năm 1996 và là chức vô địch thứ 2 tại Olympic.
Trong
khi đội Mỹ thi đấu hoàn hảo, các đội tuyển còn lại ở vòng chung kết, trong đó
có Nga, Trung Quốc thay nhau mắc lỗi. Đội tuyển Nga tới London với tham vọng
giành HC vàng, nhưng họ chỉ dừng bước ở ngôi á quân. HC đồng thuộc về đội tuyển
Romania.
Đương
kim vô địch thế giới Jordyn Wieber (Mỹ) - người đã vượt qua được cơn sốc sau
khi không lọt vào vòng chung kết - đã có mặt tại nhà thi đấu để cổ vũ cho
đồng đội. Cô cho biết mặc dù bản thân gặp phải kết quả thất vọng nhưng quan
trọng nhất là đội Mỹ đã giành chiến thắng.
Anh
Hoàng
--------------------------------
điêu khắc thẩm mỹ
ReplyDeletehoc dieu khac chan may
học diêu khắc chân mày
day dieu khac chan may
dạy điêu khắc chân mày
khoa hoc dieu khac chan may
khóa học điêu khắc chân mày
dieu khac chan may 6d
điêu khắc chân mày 6d
điêu khắc lông mày 6d ở đâu đẹp
dieu khac chan may 6d o dau dep