Saturday 28 July 2012

CÁC LỰC LƯỢNG "KHUẤY ĐỤC" BIỂN ĐÔNG CỦA TRUNG QUỐC (Nghiên Cứu Biển Đông)




Theo Nghiên cứu Biển Đông (Học viện Ngoại giao)
Thứ Tư, 25/07/2012, 16:23 GMT

Hiện nay Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động sai trái xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và nước khác trên Biển Đông thông qua nhiều lực lượng 'chấp pháp' trên biển. Báo điện tử Infonet giới thiệu các tư liệu phân tích rõ hơn về các lực lượng này.


Tư liệu sử dụng trong bài được trích dẫn từ Chương trình Nghiên cứu Biển Đông (Học viện Ngoại giao)

Nhìn chung, “năm con rồng lũng đoạn biển cả” của Trung Quốc (chưa kể tới Hải quân) có tổng cộng khoảng 40.000 quân, dựa trên phân tích của Học viện Ninh Ba.
Bảng 2: Yêu cầu lập kế hoạch cho các tàu tuần tra trên biển Trung Quốc


Vịnh Bắc Bộ
Biển Hoa Đông
Hoàng Hải
Vịnh Bột Hải
Biển Đông
Tổng
Tàu tuần tra loại lớn (trên 3,500 tấn)
-
4
-
-
4
8
Tàu tuần tra loại vừa (trên 1500 tấn)
2
6
5
1
5
19
Tàu tuần tra loại nhỏ (trên 500 tấn)
20
30
30
26
43
149
Thuyền nhỏ (trên 100 tấn)
26
95
103
80
304

Nguồn: He Zhonglong và các cộng sự, Nghiên cứu về việc xây dựng lực lượng tuần duyên Trung Quốc, tr. 142.

Sau đây là các miêu tả ngắn gọn tổ chức, sứ mệnh và tiềm lực của từng “con rồng”. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý rằng, trong khi Cơ quan quản lý về An toàn hàng hải (MSA) hoạt động rất minh bạch, các đơn vị khác, những tổ chức nhỏ hơn rất khó tiếp cận và do đó khó có thể hiểu biết cặn kẽ hơn về họ.

Lực lượng Cảnh sát Biển của Cục Quản lý Biên phòng (BCD)
Lực lượng Cảnh sát Biển ((公安边防海警部门) là một bộ phận của Cục Quản lý Biên phòng, vốn là đơn vị trực thuộc tinh nhuệ của Lực lượng Cảnh sát vũ trang Nhân dân, thuộc Bộ Công an. Lực lượng Cảnh sát Biển Trung Quốc được trang bị chủ yếu là tàu cao tốc và tàu thủy loại nhỏ. Trên tàu thường được trang bị súng máy và pháo loại nhỏ. Chủ lực của hạm đội Cảnh sát Biển hiện nay là chiếc tàu tuần tra cao tốc tên là Hải cẩu ( ) HP1500-2. Những chiếc tàu nhỏ này có thể đạt tốc độ lên đến 52 hải lý, tầm hoạt động trong khoảng 250 km, và thủy thủ đoàn từ 6 đến 8 người. Những nhiệm vụ mà chúng đảm nhận bao gồm hộ tống, thăm dò trên biển, và tìm kiếm cứu nạn. Cano tiêu chuẩn mới của Cảnh sát Biển là Loại 218. Thiết kế này có chiều dài 41m, có sườn máy dài 6.2m, chuyên chở được 130 tấn; tốc độ tối đa lên đến 25 hải lý, thủy thủ đoàn gồm 23 người; và được trang bị một đại liên 14,5 ly. Một cano tuần tra lớn loại 718 của Cảnh sát Biển đã được hạ thủy vào năm 2006. Nó có trọng tải 1,500 tấn, chiều dài 100m, có sân đậu trực thăng và có pháo 37 ly. Lực lượng Cảnh sát Biển gần đây cũng đã được sử dụng hai khu trục hạm loại Jianghu cũ của Hải quân Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA), sau khi hai tàu này đã được đại tu và đổi tên thành Hải cảnh 1002 và Hải cảnh 1003. Thời điểm hiện tại, Cảnh sát Biển không có đơn vị không quân.

Cano 1000 tấn loại 718, Hải cảnh 1001, hoạt động cùng với Lực lượng Tuần duyên của Bộ Công An. Con tàu này được hạ thủy vào năm 2006 và có trang bị súng 37 ly trên boong. Đây là tàu chiến hiện đại nhất của Tuần duyên Trung Quốc. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

Hải cảnh 1002 là một trong hai tàu cano của Tuần duyên Trung Quốc được chuyển giao cho Bộ Công An từ Hải quân PLA. Trước đây, chúng là các khu trục hạm tên lửa loại Jianghu. Cơ quan thăm dò hàng hải Trung Quốc là một đơn vị hàng hải dân sự khác nhận tàu từ Hải quân PLA. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

Cơ sở huấn luyện chính cho Cảnh sát biển nằm ở Ninh Ba. Tuy nhiên, không phải tất cả sinh viên của Học viện Ninh Ba đều là cảnh sát biển; sinh viên ở đây phải học một chương trình chung dành cho lính biên phòng trong những năm đầu và có vẻ chỉ bắt đầu được chọn chuyên ngành hàng hải sau khi hoàn thành nửa chương trình. Cơ sở huấn luyện ở Học viện Ninh Ba rất ấn tượng, đặc biệt là các máy mô phỏng điều khiển và lái tàu, những máy này sử dụng phần mềm tiên tiến để tạo ra độ chuẩn xác cao như các máy mô phỏng sử dụng ở phương Tây.

Một tàu tuần tra nhỏ đang hoạt động cùng với Lực lượng Tuần duyên Trung Quốc. Các cơ quan quản lý hàng hải dân sự Trung Quốc thiếu xuồng lướt sóng có gắn động cơ cho các chiến dịch giải cứu và hiện đang lên kế hoạch mua từ nước ngoài. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

Sứ mệnh chính của Cảnh sát Biển là phòng chống tội phạm, nhưng gần đây còn bao gồm cả việc chống những đe dọa từ chủ nghĩa khủng bố và nạn cướp biển. Trên thực tế, nạn cướp biển từ lâu đã là mối quan ngại chính của giới phân tích hàng hải Trung Quốc. Một bài báo về chủ đề này nhấn mạnh sự gần gũi của vấn đề: “Trong 124 vụ cướp biển trong năm 2005, 60% diễn ra tại khu vực Biển Đông”. Một nguồn tin khác thì nhìn nhận rằng tàu thuyền của Trung Quốc ở xa bờ đang là mục tiêu của bọn cướp biển. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi thấy nhiều đơn vị thực thi pháp luật trên biển khác nhau của Trung Quốc sẽ hoạt động trong những chiến dịch tương lai chống cướp biển, có lẽ là sẽ phối hợp với Hải quân PLA.
Với tư cách là đơn vị vũ trang chủ yếu của các con rồng tuần duyên biển Trung Quốc, BCD – thường được gọi là “Tuần duyên Trung Quốc” – được mong đợi sẽ đi đầu trong việc đối phó với những thách thức đã nêu. Theo nghiên cứu của Học viện Ninh Ba, BCD có quân số 10,000 người – chiếm khoảng ¼ tổng số quân thuộc năm con rồng.

Con rồng thứ hai: Cơ quan An toàn hàng hải Trung Quốc
'Con rồng' duy nhất có thể so sánh về sức mạnh lẫn uy thế với Lực lượng cảnh sát biển (BCD) của Trung Quốc là Cơ quan An ninh Hàng hải (MSA) trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải. Xét về nhân lực, MSA có quân số gấp đôi so với BCD – khoảng 20,000 – gần phân nửa tổng số quân của 5 đơn vị chấp pháp hàng hải.

Sứ mệnh của MSA bao gồm thanh tra và đăng ký tàu thuyền của Trung Quốc và nước ngoài neo đậu ở cảng Trung Quốc, điều tra các vụ tai nạn đường biển, huấn luyện và cấp phép cho thủy thủ, giám sát giao thông đường biển, duy trì sự hỗ trợ cho các chuyến hải hành, thi hành luật hàng hải quốc tế và nội địa, và làm nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trên biển. Có tất cả 14 cơ quan MSA ở địa phương, đặt chủ yếu ở các tỉnh ven biển và một số ở các trung tâm cảng sông trong nội địa, và ở một vài tỉnh ven biển khác có các trung tâm cứu nạn.Trung tâm Điều phối Cứu nạn Thượng Hải (RCC) được trang bị hệ thống quản lý tàu bè hiện đại và đồng bộ, được hỗ trợ bởi ít nhất 11 trạm rada và 2 trung tâm dò tìm tàu thủy. Những hệ thống này được hỗ trợ từ Hệ thống Định danh Tự động (AIS), mà theo quy định của Tổ chức Hàng hải Quốc tế (IMO), đòi hỏi tàu bè có trọng tải trên 300 tấn phải tự động báo cáo vị trí, hải trình và tốc độ của tàu tại thời điểm đó. Những hệ thống này đã cách mạng hóa việc điều hành giao thông tàu thủy và nâng cao mối quan tâm về hàng hải lãnh thổ trên tất cả các đại dương, đặc biệt là dọc bờ biển Trung Quốc; một bước tiến quan trọng đã được thi hành để xây dựng nên các trung tâm AIS dọc theo suốt chiều dài của các hải trình bận rộn.Một cách thức dò tìm tàu thủy khác được các cơ quan có thẩm quyền Trung Quốc sử dụng là hệ thống Thông báo tàu thuyền Trung Quốc (CHISREP). Hệ thống này yêu cầu tàu thủy mang cờ Trung Quốc phải thông báo vị trí thường xuyên cho trung tâm điều phối. Có nét gì đó giống với hệ thống Amver (Hệ thống cứu nạn tàu tương trợ tự động) của Lực lượng Tuần duyên Hoa Kỳ, nơi được coi là “đầu mối” về vị trí của tàu thương mại trên toàn cầu, CHISREP có tầm quan trọng rõ rệt trong lĩnh vực tìm kiếm cứu nạn, bên cạnh một số ứng dụng khác có thể thấy được – ví dụ như trong việc kiểm soát ô nhiễm.

Vị thế quan trọng của MSA trong số các lực lượng chấp pháp của Trung Quốc được xác nhận thông qua việc đầu tư vốn cho cơ quan này – nhiều tàu và máy bay mới. (Tàu của MSA không được vũ trang – khác hẳn so với Tuần duyên Hoa Kỳ và các lực lượng tuần duyên trên thế giới) Việc hạ thủy tàu Haixun 31 tương đối lớn (3.000 tấn) vào năm 2004 mở đầu cho việc chuyển dần sang các tàu cứu nạn có thể đi trên đại dương. Tuy rằng những tàu này được báo cáo là cũng có vấn đề, cụ thể là thiết bị thông tin, loại tàu này được chú ý không chỉ bởi tải trọng lớn của nó mà còn là tàu đầu tiên của MSA có thể chuyên chở trực thăng. Hai tàu ra đời sau là Haixun 21 và Haixun 11, trong đó tàu Haixun 11 được đưa vào hoạt động từ tháng 9/2009 và có trọng tải tương đương 3,000 tấn. Có vẻ như Haixun 11 đang được neo ở cảng Uy Hải, tỉnh Sơn Đông.

Thêm ba tàu mới, trọng tải lớn vừa được MSA đưa vào sử dụng, bao gồm chiếc Nanhaijiu 101, Nanhaijiu 112 Beijhaijiu 111. Những chiếc tàu rất lớn này – Nanhaijiu 101 có trọng tải 6,257 tấn, và tất cả các tàu đều có chuyên chở trực thăng – mang những nét đặc trưng trong thiết kế của loại Haixun 31. Với boong trước mũi tàu và cấu trúc phần trên tàu nổi bật cùng với sàn sau đuôi tàu rất thấp, các tàu này giống với những chiếc tàu kéo khổng lồ, hơn hẳn những loại tàu tương tự của Lực lượng Tuần duyên Nhật Bản. Các loại tàu cũng được trang bị những thiết bị hiện đại nhất, ví dụ như loại chân vịt biến bước giúp cho việc điều khiển các tàu lớn được thuận tiện hơn. Chủ trương hiện nay của MSA là cho phần lớn các tàu của mình ra khơi trong 2 tuần, sau khi chỉ dành 1 ngày neo ở cảng để tiếp nhiên liệu trước khi trở lại nhiệm vụ. Có khoảng 2 thủy thủ đoàn cho mỗi tàu, mỗi đoàn ra khơi cùng tàu trong hai tháng liên tục, sau đó lên bờ một tháng. Thủy thủ đoàn sẽ ở trên biển khoảng 8 tháng/năm.

Tàu loại lớn Haixun 11 của MSA được hạ thủy vào tháng 9/2009 ở Thanh Đảo. Xét về nhân lực và nguồn lực, MSA, trực thuộc Bộ Giao thông vận tải, có vẻ như là cơ quan quản lý hàng hải dân sự có ảnh hưởng nhất Trung Quốc. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

Đối với các tàu nhỏ hơn, một thiết kế mang tính đột phá khác đã được sử dụng cho tàu Beihaijiu 201 mới hạ thủy. Chiếc tàu nhỏ này là loại thuyền hai thân cao tốc, thiết kế theo mô hình các thuyền phà thương mại hiện đại. MSA hiện vẫn thiếu các thuyền lướt có động cơ loại nhỏ và hiện đang tiến hành mua một vài chiếc loại này từ Anh Quốc.

Thuyền hai thân, Donghai Jiu 201, đang được Cục cứu hộ và trục vớt thuộc Cơ quan quản lý an toàn hàng hải Trung Quốc sử dụng. Các loại thuyền hai thân đang được sử dụng rộng rãi như những chiếc phà chuyên chở và cũng được Hải quân PLA sử dụng. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

Tuy hàng loạt các căn cứ phi cơ của MSA được thành lập năm 2004, có vẻ như không quá 12 máy bay đang được hoạt động.Điểm thú vị là, MSA cũng sở hữu một số lượng trực thăng Sikorsky. Một số phi vụ giải cứu bằng trực thăng có diễn ra, nhưng các phi vụ bay đêm đều bị hạn chế. Theo các nhân viên của MSA, vấn đề mấu chốt ngăn cản việc mở rộng các phi vụ bay của MSA là việc huấn luyện cho cả phi công và các người nhái cứu hộ. Trong cả hai lĩnh vực này, Trung Quốc đã có những đề xuất táo bạo như đề nghị sự giúp đỡ từ phía Tuần duyên Hoa Kỳ (USCG), tuy nhiên, USCG hiện không có phản ứng gì. Cho đến nay, các đơn vị Tuần duyên Trung Quốc chủ yếu được trợ giúp huấn luyện bởi các cơ quan hộ tống và cứu hộ không vận của Hong Kong. Theo một kế hoạch của MSA công bố đầu năm 2003, mục tiêu của tổ chức này là phải đạt đến việc tìm kiếm cứu nạn hiệu quả trong phạm vi 50 dặm từ bờ biển, với thời gian phản ứng là 150 phút; cho đến năm 2020, thời gian ứng cứu phải được cải thiện còn không quá 90 phút. Phạm vi của các chiến dịch tìm kiếm cứu nạn phải được mở rộng đáng kể để bao trùm lên toàn bộ vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc.Công tác cứu hộ trên biển của Trung Quốc đã có bước tiến dài trong thời gian ngắn. Vào năm 1999, MSA đã phải đương đầu với một thảm họa giống với dạng thảm họa Titanic khi phà chở khách Dashun bị đánh đắm do thời tiết xấu cách bờ biển Hoàng Hải vài dặm. Chỉ có 22 người sống sót trong số 304 hành khách và thủy thủ đoàn. Tai nạn này, được xem là một thảm kịch lớn, đã thôi thúc những nỗ lực thiết lập các đơn vị giải cứu hàng hải có chất lượng hơn.

Việc tìm kiếm cứu nạn là một nhiệm vụ quan trọng của MSA và lực lượng phi cơ hiện nay đang là ưu tiên phát triển của MSA và các cơ quan quản lý hàng hải dân sự Trung Quốc nói chung. Tuy nhiên, phi cơ hải vận hiện là một khái niệm tương đối mới đối với các cơ quan quản lý hàng hải dân sự Trung Quốc. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

Không giống với BCD, MSA không có một học viện chính thức. Các trường đại học hàng hải chính ở Đại Liên, Thượng Hải, và Hạ Môn rõ ràng là nguồn đào tạo để MSA tuyển dụng. So với các trường tương đương của Hoa Kỳ, như King’s Point và Học viện Hàng hải Maine, các trung tâm học thuật này của Trung Quốc dường như khá ấn tượng.

Theo Nghiên cứu Biển Đông (Học viện Ngoại giao)
*
*
Theo Nghiên cứu Biển Đông (Học viện Ngoại giao)
Thứ Năm, 26/07/2012, 15:18 GMT

Hiện nay Trung Quốc đang gia tăng các hoạt động sai trái xâm phạm chủ quyền của Việt Nam và nước khác trên Biển Đông thông qua nhiều lực lượng 'chấp pháp' trên biển. Báo điện tử Infonet tiếp tục giới thiệu các tư liệu phân tích rõ hơn về các lực lượng này.


Tư liệu sử dụng trong bài được trích dẫn từ Chương trình Nghiên cứu Biển Đông (Học viện Ngoại giao)

Cơ quan Ngư Chính (FLEC)
Cơ quan Ngư chính của Trung Quốc (FLEC), trực thuộc Bộ Nông nghiệp, chỉ có khoảng một nghìn nhân viên. Nhiệm vụ của cơ quan này là thực thi pháp luật ở các ngư trường, đảm bảo thi hành các quy định nhằm duy trì sự ổn định, làm tái tạo lại các nguồn cá.
Do thực hiện đánh bắt cá trên toàn cầu, ngành công nghiệp đánh bắt cá của Trung Quốc trong thập kỷ trước đã gặp nhiều khó khăn do sự tàn phá môi trường bắt nguồn từ nạn đánh bắt hết cá. Một nghiên cứu công khai khác cho thấytừ những năm 1960, các loài cá trong vùng Vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông đã giảm từ 487 xuống 238.

Tàu thăm dò FLEC 44183 đang tuần tra. So với các cơ quan thực thi pháp luật trên biển khác, đội quân đảm bảo thi hành ở các ngư trường đã không có những nguồn lực tương đương, ít nhất đến thời điểm này, và có thể cũng còn thiếu thủy thủ trầm trọng. Tấm áp phích lớn trên tàu đề: “Hãy Bảo vệ các Nguồn tài nguyên Ngư nghiệp Quốc gia.” Như đối với nhiều quốc gia, những nỗ lực bảo tồn các ngư trường đã trở thành một nhiệm vụ cực kỳ nhiều thách thức đối với chính phủ Trung Quốc. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

Những điều kiện như vậy đã tăng áp lực lên các cơ quan và nhân viên thực thi pháp luật ở các ngư trường do yêu cầu phải đảm bảo thi hành các qui định mới một cách nghiêm ngặt để làm đầy lại các nguồn cá. Trong số các loại cá có vảy, Trung Quốc đa phần bắt cá trống, cá sòng Nhật Bản, cá hố, cá croaker vàng nhỏ; dùng lưới, dây thép, và móc, và lưới kéo dạng túi. Các ngư trường biển và các ngành công nghiệp liên quan của Trung Quốc được xếp là ngành lớn nhất trong các ngành công nghiệp biển chính của nước này. Quảng Đông và Sơn Đông là hai tỉnh dẫn đầu, tính theo sản lượng đầu ra; Phúc Kiến và Chiết Giang ngay sát phía sau.

Tác động chiến lược của thực trạng năng lực đảm bảo thi hành ngư nghiệp của Trung Quốc đã được đề xuất vào đầu năm 2009, khi các tàu đánh bắt và nuôi trồng cá dính líu vào một loạt các vụ việc quốc tế với các nước láng giềng khu vực và Hoa Kỳ.Dấu hiệu về hiệu suất thấp và tính vô hiệu quả đã được vạch rõ trong nghiên cứu của Viện Ninh Ba mà đã lấy việc thực thi luật ngư nghiệp làm ví dụ minh chứng cho sự rối loạn giữa các lực lượng chấp pháp trên biển.

Trong những năm gần đây Bắc Kinh đã đẩy mạnh phát triển hạm đội đánh bắt xa bờ. Đến năm 2006, hạm đội này đã tăng lên khoảng hai nghìn tàu và đang hoạt động ở vùng biển cả cũng như vùng đặc quyền kinh tế của ba mươi lăm quốc gia.Cụ thể các tàu đánh bắt cá của Trung Quốc hiện là một hình ảnh thường thấy ở các vùng nước ở châu Phi và châu Mỹ La tinh – đó là một hiện tượng đã dẫn đến nhiều tranh cãi.

Khi lượng dự trữ cá xung quanh khu vực giảm, ý thức về chủ nghĩa dân tộc trong các vùng đánh bắt cá lại tăng lên. Căng thẳng bùng lên vào mùa hè năm 2009 khi các cơ quan tuần duyên biển của Trung Quốc tuần tra đuổi bắt tàu nước ngoài "vi phạm các qui định nghiêm ngặt mới về đánh cá" trong khu vực Biển Đông nhạy cảm.

Tổng Cục Hải quan (GAC)
Tính theo quy mô nhân lực, thì Tổng cục Hải quan Trung Quốc là một trong những 'con rồng' nhỏ nhất, nhưng lại có thẩm quyền nhiều nhất trong vấn đề chống buôn lậu của Trung Quốc. Trong những nhiệm vụ trọng yếu của hải quan Trung Quốc có việc biên soạn tài liệu về các số liệu ngoại thương, việc thu thuế, sự kiểm soát của hải quan (các bản khai báo, v.v…), chống buôn lậu, và kiểm soát cảng. Hai nhiệm vụ sau cùng có liên quan nhiều nhất đến khả năng tuần duyên biển.

Theo nghiên cứu của Viện Ninh Ba, số nhân viên thực thi pháp luật trên biển của GAC vào khoảng hai nghìn người. Điều thú vị là một bài báo trong một tạp chí quân đội Trung Quốc cho rằng GAC có đến 212 tàu tuần tra nhanh để triển khai chống lại tàu buôn lậu, nhưng khó có thể thẩm tra được con số này.Báo cáo thường niên năm 2007 ghi nhận một cuộc cải cách tiền lương gần đây, đồng phục mới, và việc thành lập một cơ quan mới ở Thượng Hải nhằm giải quyết các vấn đề hải quan.

Cơ quan hải quan của Trung Quốc điều hành một hạm đội gồm các tàu nhỏ tập trung vào các hoạt động chống buôn lậu. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)

Theo báo cáo thường niên của Hải quan Trung Quốc năm 2007, GAC là “cơ quan có thẩm quyền chống buôn lậu của chính phủ Trung Quốc – cơ quan đảm nhiệm nhiều nhất, nếu không phải là toàn bộ trách nhiệm chống buôn lậu.”Các vụ việc buôn lậu nghiêm trọng bị GAC khởi tố năm 2007 theo báo cáo lên tới con số 1.190 bao gồm hơn 1 tỷ đô la Mỹ, tăng 4,3% so với năm trước.

Cơ quan Hải dương (SOA) và các tàu Hải giám
Với đội ngũ nhân viên ước tính từ 6 đến 8.000 người, cơ quan Giám sát biển Trung Quốc (海洋局下属的中国海) hay gọi là CMS (China Marine Surveillance) trực thuộc Cơ quan Hải dương học Nhà nước (SOA) là một 'con rồng' thực thi luật pháp trên biển cỡ trung bình. Những nhiệm vụ chính của SOA bao gồm bảo vệ môi trường, nghiên cứu khoa học, và đảm bảo thực thi các quyền và nghĩa vụ trong vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).

Tương ứng với nhiệm vụ tuần tra vùng EEZ của Trung Quốc, SOA có một hạm đội tương đối lớn gồm các tàu và máy bay. Năm 2006 có báo cáo cho rằng bản thân SOA có 21 tàu, mỗi tàu có trọng lượng từ 1.000 đến 4.000 tấn. Một báo cáo gần đây về một đội tàu nhỏ ở Biển Đông của SOA cho rằng nhóm này có 7 tàu, 6 trong số đó có trọng lượng 4.000 tấn. Có ý kiến còn nói rằng nhóm biển Đông này của SOA được trang bị 01 trực thăng và 2 máy bay có cánh cố định. Một báo cáo năm 2008 khẳng định rằng CMS có tổng 9 máy bay và nhiều hơn 200 tàu tuần tra. Mới đây, SOA đã nhận được ít nhất 3 tàu tuần tra loại mới cỡ lớn, bao gồm Haijian 46, Haijian 51, và Haijian 83. Theo báo cáo năm 2009, con tàu cuối cùng là chiếc tuần tra lớn nhất của SOA, dài 89 mét; con tàu 3.400 tấn này được đóng ở xưởng đóng tàu Giang Nam, được cho là có giá trị khoảng 22 triệu đô la Mỹ và có kèm một chiếc trực thăng.

Tàu Hải giám (Haijian) 83 là chiếc tàu lớn nhất và hiện đại nhất của CMS. Việc hạ thủy một số tàu tuần tra mới cho CMS trong cuối thập kỷ qua cho thấy rằng CMS rõ ràng được ưu tiên trong số các cơ quan thẩm quyền trên biển của Trung Quốc. Ảnh tư liệu.


Việc phân nhiệm vụ cho nhóm máy bay của SOA rõ ràng đã phân biệt cơ quan này với một 'con rồng' lớn khác, BCD (cụ thể là Lực lượng tuần duyên Trung Quốc) vốn không có máy bay nào. Tuy nhiên, giống như BCD, SOA gần đây đã tiếp quản một vài tàu hải quân Trung Quốc đã về hưu. Có báo cáo cho rằng Haijian 20 và Haijian 32, hai tàu tuần tra ở biển Bột Hải được chuyển thành tàu săn ngầm của Hải quân PLA.

Một chiếc trực thăng do cơ quan Giám sát trên Biển Trung Quốc điều hành. Đây là mẫu loại Z-9 được sử dụng rộng rãi trong lực lượng vũ trang của Trung Quốc. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc)
http://cms.infonet.vn/Images/Images/467/t467765.jpg

Theo một báo cáo khác, SOA được Hội đồng Nhà nước Trung Quốc chỉ định khởi xướng việc đi tuần ở Biển Đông năm 2006. Hoạt động giám sát cấp cao này rõ ràng liên quan đến hoạt động tuần tra hàng ngày của 4 máy bay và 6 tàu do SOA quản lý. Một báo cáo năm 2009 cho rằng CMS khởi xướng việc tuần tra thường xuyên ở phía Nam biển Đông năm 2007.CMS báo cáo rằng tựu chung trong giai đoạn 2001-2007, 15.000 trường hợp 'hoạt động trái pháp luật' đã bị phát hiện trong vùng EEZ của Trung Quốc. Theo một báo cáo năm 2006, SOA cộng tác mật thiết với BCD Trung Quốc trong vùng Vịnh Bắc Bộ (Beibu Wan) và cũng đang xem xét để nhân rộng hoạt động ở các nơi khác. Nguồn tin của SOA thẳng thắn mô tả mối quan hệ mật thiết với quân đội Trung Quốc.

Một máy bay Y-12 của CMS. Dường như là các cơ quan hàng hải dân sự của Trung Quốc nhìn chung đều không đủ số máy bay cánh cố định cần phải có, do đó đã hạn chế, ví dụ như các hoạt động nghiên cứu và cứu hộ tầm xa.Việc CMS vận hành máy bay cánh cố định một lần nữa cho thấy sự ưu tiên dành cho CMS trong số các cơ quan thẩm quyền hàng hải dân sự. (Diễn đàn Quốc phòng Trung Quốc).
http://cms.infonet.vn/Images/Images/467/t467767.jpg

SOA đang dẫn đầu nỗ lực nghiên cứu hải dương học ở Trung Quốc. Theo website chính thức của SOA, cơ quan này có không ít hơn 16 trung tâm và viện nghiên cứu riêng biệt. Đây là nhà tài trợ chính cho các dự án nghiên cứu tại trường Đại học Hải Dương Trung Quốc ở Thanh Đảo cũng như nhiều trường đại học khác. Năm 2005, tàu nghiên cứu của SOA mà có khả năng khoan các điểm dưới đáy biển ở những độ sâu vượt quá 3.000 mét đã thúc đẩy nghiên cứu hải dương học của Trung Quốc trên khắp các đại dương của thế giới. SOA đã phóng một loạt các vệ tinh quan sát hàng hải. Nhiệm vụ gần đây của Trung Quốc đối với Nam Cực nhằm xây dựng căn cứ thứ ba của quốc gia này ở đó do SOA tổ chức thực hiện, cho thấy chương trình nghiên cứu đầy tham vọng mà cơ quan này đang theo đuổi.

Theo Nghiên cứu Biển Đông (Học viện Ngoại giao)





1 comment:

View My Stats