29-7-2012
KẾT QUẢ TRANH TÀI ĐẾN NGÀY
29-7-2012
TT
|
Quốc Gia -
Vùng Lãnh thổ
|
Bạc
|
Đồng
|
Tổng
cộng
|
|
1
|
6
|
4
|
2
|
12
|
|
2
|
3
|
5
|
3
|
11
|
|
3
|
2
|
3
|
2
|
7
|
|
4
|
2
|
1
|
2
|
5
|
|
5
|
2
|
1
|
1
|
4
|
|
6
|
2
|
0
|
1
|
3
|
|
7
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
8
|
1
|
1
|
1
|
3
|
|
8
|
1
|
1
|
1
|
3
|
|
8
|
1
|
1
|
1
|
3
|
|
11
|
1
|
1
|
0
|
2
|
|
12
|
1
|
0
|
3
|
4
|
|
13
|
1
|
0
|
0
|
1
|
|
13
|
1
|
0
|
0
|
1
|
|
15
|
0
|
2
|
3
|
5
|
|
16
|
0
|
1
|
1
|
2
|
|
17
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
17
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
17
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
17
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
17
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
22
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
22
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
22
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
22
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
22
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
22
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
22
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
22
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
22
|
0
|
0
|
1
|
1
|
-------------------------------------
22:40 GMT - chủ
nhật, 29 tháng 7, 2012
Bộ môn cầu lông
của Việt Nam thắp lên hy vọng khi tay vợt Nguyễn Tiến Minh giành chiến thắng
2-1 trước đối thủ ngưởi Bỉ ở và tạm đứng thứ nhì ở bảng D hôm 29 tháng Bảy.
Mặc dù bị Yuhan
Tan dẫn trước ở ván đấu đầu tiên, Tiến Minh đã xuất sắc lội ngược dòng và thắng
thuyết phục với tỉ số lần lượt là 17-21, 21-14, 21-10.
Trận đấu tiếp
theo của Tiến Minh với người đồng bảng D Kashyap Parupalli đến từ Ấn Độ sẽ diễn
ra vào ngày 31/7 và đây là đối thủ mà Nguyễn Tiến Minh từng đối đầu đến 5 lần
trong quá khứ, trong đó anh thắng ba lần và Parapalli thắng hai lần.
Tuy nhiên ngày thi đấu hôm Chủ Nhật đã chưa thể mang lại
huy chương đầu tiên cho đoàn thể thao Việt Nam như được kỳ vọng mặc dù các vận
động viên đã có những nỗ lực đáng kể trong thi đấu.
Ở bộ môn cử tạ
nam hạng 56 kg, lực sỹ Trần Lê Quốc Toàn, một trong những ứng cử viên sáng giá
nhất của Việt Nam đã không thể có Huy chương khi anh đứng thứ tư sau khi thực
hiện nội dung cử tạ với 284 điểm.
'Hụt huy chương đồng'
Thành tích của Quốc Toàn tuy khá sát với người đoạt huy
chương đồng, Valentin Histov của Azerbaijan khi anh chỉ thua kém 2 điểm.
Ở nội dung này, lực sỹ người Bắc Hàn Om Yun-Chol đã bất
ngờ vượt qua đương kim vô địch thế giới Jingbieo Wu để dành HCV với 293 điểm,
bằng kỉ lục thế giới hiện tại.
Ở nội dung cử tạ nữ hạng 53kg, lực sỹ Nguyễn Thị Thúy đã
thi đấu xuất sắc, giành quyền đứng đầu bảng B với 195 điểm, theo sát bởi Weili
Yu của Hồng Kông cũng với 195 điểm.
Tuy nhiên các đối thủ bảng A, trong đó có đương kim vô
địch người Kazhakhstan Zulfiya Chinshanlo cùng các đối thủ kì cựu khác như
Shu-Ching của Đài Loan và Cristina Iovu của Moldova đã chứng tỏ đẳng cấp vượt
trội khi cách xa các đối thủ ở bảng B với lần lượt 226, 219 và 219 điểm.
Zulfiya Chinshanlo đã phá kỉ lục thế giới bộ môn cử tạ nữ
với cân nặng kỉ lục 131 kg.
Nguyễn Thị Thủy rời cuộc đấu ở xếp hạng thứ 8, chỉ thua
hai người trên mình đúng 1 điểm
'Vẫn còn hy vọng'
Trước đó hai vận động viên của Việt Nam đã phải chia tay
Olympic là võ sỹ Văn Ngọc Tú ở môn Judo và xạ thủ Hoàng Xuân Vinh ở nội dung
10m súng ngắn hơi.
"Lão tướng" Hoàng Xuân Vinh đã về thứ chín
trong số 44 tay súng tham gia trong ngày 28/7 và đã bị loại một cách 'đáng
tiếc' khi chỉ có tám người đứng đầu được chọn vào vòng trong mặc dù xạ thủ Việt
Nam chỉ thua kém người đứng thứ tám một điểm.
Bộ môn chèo thuyền đôi nữ của đoàn Việt Nam với hai vận
động viên Phạm Thị Hai và Phạm Thị Thảo không gặp nhiều may mắn khi hai cô về
cuối bảng với thời gian 7:50.06.
Tuy nhiên một hy vọng khác của Việt Nam vẫn được đặt ở bộ
môn Taekwondo với nữ võ sỹ Chu Hoàng Diệu Linh sẽ bước vào thi đấu vào ngày 6
tháng Tám.
Cho đến cuối ngày thi đấu chính thức thứ hai của
Olympics, đoàn Trung Quốc vẫn đứng đầu, cách xa các đoàn khác với 6 huy chương
vàng, 4 bạc, 2 đồng.
Thứ nhì là đoàn Mỹ, với 3 vàng, 5 bạc, 3 đồng và thứ ba
là đoàn Ý với 2 vàng, 3 bạc, 2 đồng.
13:02 GMT - chủ nhật, 29 tháng 7, 2012
Ngày 29/7 là
ngày Việt Nam có nhiều hy vọng đạt huy chương nhất tại Olympics theo tin từ
chuyên trang Thế vận hội của Việt Nam.
Trong bản tin về ngày thi đấu 29/7,
trang tin olympic2012.vn bình luận:
"Trong 11
môn góp mặt tại Olympic 2012, cử tạ và taekwondo là 2 môn được kỳ vọng nhất của
thể thao Việt Nam.
"Tuy nhiên,
khả năng có huy chương lại nghiêng về cử tạ đến 80% với phần thi đấu của lực sĩ
Trần Lê Quốc Toàn ở hạng cân 56kg."
Trao đổi với BBC
hôm 26/7, huấn luyện viên Nguyễn Quang Ngọc nói cả hai vận động viên cử tạ bao
gồm cả Nguyễn Thị Thúy của Việt Nam đều đã được "chuẩn bị rất kỹ
càng" với các chuyến tập huấn ở Châu Âu trước khi tới London.
Bản thân người
được kỳ vọng Trần Lê Quốc Toàn được olympic2012.vn dẫn lời nói:
"Tôi rất tự
tin mình sẽ làm được một điều gì đó. Ở nhà hãy đợi tin vui nhé!"
Cho tới nay hai
vận động viên của Việt Nam đã phải chia tay Olympic là võ sỹ Văn Ngọc Tú ở môn
Judo và xạ thủ Hoàng Xuân Vinh ở nội dung 10m súng ngắn hơi.
Hoàng Xuân Vinh đã về thứ chín trong số 44 tay súng tham
gia trong ngày 28/7 nhưng chỉ có tám người đứng đầu được chọn vào vòng trong và
xạ thủ Việt Nam kém người đứng số tám một điểm.
Trong ngày thi đấu 29/7 ở London, ngoài Trần Lê Quốc Toàn
(thi đấu lúc 1h00 ngày 30/7 giờ Việt Nam) và Nguyễn Thị Thúy (18h30 ngày 29/7)
ở môn cử tạ , còn có các trận thi đấu của vận động viên bắn súng Lê Thị Hoàng
Ngọc (15h00), hai vận động viên thể dụng dụng cụ nữ Phan Thị Hà Thanh và Đỗ Thị
Ngân Thương (16h40), Phạm Thị Hải và Phạm Thị Thảo ở môn đua thuyền (16h40) và
Nguyễn Tiến Minh trong môn cầu lông (1h07 ngày 30/7).
------------------------------
14 tỷ euro đó là khoản tốn kém mà vương quốc Anh phải trả
để hoàn thành nhiệm vụ tổ chức thế vận hội Olympic 2012. Phần lớn số tiền nói
trên do nhà nước đài thọ. Đây là thách thức không nhỏ khi Luân Đôn đang cật lực
cắt giảm chi tiêu để giải quyết nợ công.
Tới nay chính phủ Anh đã chi ra 9,3 tỷ bảng Anh (11,8 tỷ
euro) để thay đổi bộ mặt của phía đông thủ đô Luân Đôn, và để bảo đảm an ninh
cho Thế Vận Hội 2012. Luân Đôn cam kết sẽ không vượt quá ngân sách quy định ban
đầu.
Thực ra cách nay 7 năm khi được chọn tổ chức sự kiện thể
thao trọng đại này, chính phủ Anh cũng như thành phố Luân Đôn đâu thể ngờ là
quê hương của Shakespear lại rơi vào cảnh eo hẹp tài chính như hiện nay để rồi
việc vượt quá ngân sách 14 tỷ euro là cả một vấn đề « quốc gia đại sự ». Cùng
lúc, tham vọng đem lại thịnh vượng cho người dân ở khu vực phía đông thủ đô
Luân Đôn chưa chắc đã được bảo đảm.
Trước mắt ban tổ chức Thế Vận Hội Luân Đôn đã huy động
được hơn 40 nhà tài trợ Anh để thu về 700 triệu bảng, thu về thêm 600 triệu nữa
nhờ số vé bán ra cùng với doanh thu từ những sản phẩm phụ như áo thun, cờ,
quạt, mũ nón, túi xách… Bên cạnh những đầu vào qua 2 ngả nói trên Ủy ban Thế
vận Quốc tế, CIO còn cho phép các nhà phân phối quốc tế bán các sản phẩm phụ
của Thế Vận Hội Luân Đôn với giá 957 triệu đô la.
Dù vậy những khoản thu tiền triệu đó không thấm vào đâu
so với bản quyền truyền hình. Thế vận hội mùa đông Vancouver cách nay hai năm
đã đem về 3,9 tỷ đô la cho Ủy ban Thế vận Quốc tế CIO và đương nhiên mức độ hấp
dẫn của các trò chơi mùa hè cao hơn nhiều. Qua đó các hãng truyền hình quốc tế
sẽ phải chi ra nhiều hơn để mua bản quyền phát đi các chương trình từ Luân Đôn.
90 % các khoản thu nhập có được từ Olympic 2012 sẽ được
CIO chuyển tới tay nước chủ nhà là Anh Quốc, đến ủy ban Olympic cấp quốc gia và
các liên đoàn thể thao của thế giới. Chỉ biết rằng Ủy ban CIO hiếm khi nào bị
lỗ vốn. Với năm tháng, Ủy ban Thế vận Quốc tế đã tích lũy được một khoản dự trữ
gần 600 triệu đô la.
Có một điều chắc chắc là Luân Đôn là thành phố đầu tiên
trên thế giới đã ba lần được vinh dự tổ chức Thế Vận Hội Olympic. Lần thứ nhất
là vào năm 1908, khi đó các trò chơi trải dài trong sáu tháng và 2008 vận động
viên – trong đó có 37 nữ - đến từ 22 quốc gia tham dự.
40 năm sau đó, Olympic 1948 đã quy tụ được hơn 4000 vận
động viên quốc tế với 8 % là thuộc phái đẹp. Mùa tranh tài năm ấy Đức và Nhật
bị tẩy chay vì quá khứ chiến tranh, Liên Xô và Trung Quốc cũng không tham gia,
nhưng vì lý do chính trị.
Đến Luân Đôn lần này có tất cả là 10 000 vận động viên
đại diện cho 205 quốc gia và ngân sách của mùa Olympic 2012 nặng hơn 1000 lần
so với ngân sách của năm 1948.
*
*
Sau lễ khai mạc tưng bừng và lộng lẫy tối 27/07/2012, Olympic Luân Đôn 2012 bước vào các cuộc tranh tài đỉnh cao đầu tiên đầy hào hứng và sôi nổi từ ngày hôm qua 28/7. Bất ngờ lớn đầu tiên đã xuất hiện trên đường đua xanh Luân Đôn. Hôm qua, « siêu kình ngư » Mỹ Michael Phelps, người đang giữ 16 huy chương vàng Olympic đã thất bại ngay trong ngày ra quân trong môn bơi 400 mét hỗn hợp.
Michael Phelps, người từng lập kỷ lục 8 huy chương vàng ở
Olympic Bắc Kinh
và đang theo đuổi mục tiêu trở thành vận động viên vĩ đại nhất các kỳ Olympic, đã thất bại cay đắng ở nội dung 400 mét hỗn hợp. Kình ngư Mỹ phải về đích thứ tư sau vận động viên Nhật Bản Kosuke Hagino huy chương đồng, tay đua Brazil Thiago Pereira huy
chương bạc và người đồng hương của anh là Ryan Lochte, giành huy chương vàng với thành tích 4 phút 5,18 giây.
Đây là lần đầu tiến kể từ năm 2000, kình ngư Mỹ không được bước lên bục danh
dự nhận huy chương Olympic.
Thế vận hội Luân Đôn 2012 có thể sẽ là cuộc chinh
phục huy
chương
Olympic cuối cùng của
Michael Phelps. Thất bại ngay trong ngày đầu tiên thi đấu là một cú sốc lớn với Phelps khi kình ngư đang sở hữu 16 huy chương vàng Olympic này đặt quyết tâm tại
Olympic Luân Đôn sẽ vượt qua huyền thoại vận động viên thể dục Liên Xô (cũ) Larisa Latynina, người đang giữ kỷ lục số lượng huy chương vàng nhiều nhất với 18 chiếc giành được ở các kỳ Olympic từ 1956 đến 1964.
Tuy nhiên, Michael Phelps vẫn còn cơ hội khi anh sẽ tiếp tục thi đấu ở 6 nội dung nữa. Đặc biệt là ở môn bơi 200 mét bơi bướm vào ngày 31/7. Có thể nói đây là nội dung mà kình ngư Mỹ chiếm ưu thế gần như tuyệt đối. Với nội dung thi đấu này, anh đã giành hai huy chương vàng Olympic và 7 chức vô địch thế giới. Cũng ở nội dung này năm 2001, khi mới 15 tuổi Michael Phelps đã lập kỷ lục thế giới và từ đó đến nay, tay bơi Mỹ đã tự mình sửa kỷ lục đó đến 7 lần. Tuy nhiên hồi đầu năm 2011 hai kình ngư châu Á, Takeshi Matsuda của Nhật và Ngô Bằng của Trung Quốc đã cắt mạch chiến thắng của Michael Phelps ở cự ly này.
Còn trong ngày thi đấu 31/7, đội bơi Mỹ với sự tham dự của Michael Phelps bước vào nội dung
tiếp sức 4x200 m, để thi đấu với các đối thủ lớn của họ là đội Pháp, Đức, và Trung Quốc. Hy vọng của tay bơi Mỹ có được tấm huy chương ở nội dung này không lớn.
Ở cự ly 100 m bơi bướm thi đấu vào ngày 3/8, đây không phải là nội dung
chiếm ưu thế tuyệt đối dù Michael Phelpsđã có hai lần vô địch Olympic, ba lần vô địch thế giới. Ở nội dung này đối thủ của Michael Phelps chính là người đồng hương Tyler Mc Gill.
Ở nội dung 4x100 m hỗn hợp, Michael Phelps và các đồng đội của anh đang là đương kim vô địch thế giới nhưng tại kỳ Olympic Luân Đôn này có rất nhiều đội đua như Úc, Ý, Đức và Nhật được đánh gia là có đủ khả năng ngăn cản cuộc chinh phục huy chương Olympic của kình ngư Mỹ.
Bơi lội châu Á bứt phá ngay ngày đầu
Trên đường đua xanh hôm qua, các kình ngư châu Á, đặc biệt là Trung Quốc đã thể hiện sức mạnh trong làng bơi lội thế giới. Ở cự ly 400 mét tự do, huy chương vàng thuộc về tay bơi Trung Quốc Tôn Dương với thành tích 3 phút 40,14 giây, lập kỷ lục Olympic. Huy chương bạc được trao
cho tay bơi Hàn Quốc Park
Tae-Hwan. Các vận động viên bơi lội Trung Quốc còn ghi dấu ấn nữa trong ngày thi đấu hôm qua, nữ kình ngư trẻ Diệp Thi Văn mới 16 tuổi đã đoạt huy chương vàng Olympic ở nội dung 400 mét hỗn hợp nữ, đồng thời cô còn phá kỷ lục thế giới với thành tích 4 phút 28,43 giây.
Thể thao
Việt Nam thất bại trong
ngày ra quân nhưng vẫn hy vọng
Tham dự Olympic Luân Đôn đoàn thể thao có 18 vận động viên tham dự 11 môn thi đấu. Khác với những lần trước, tất cả các vận động viên Việt Nam đều đến Luân Đôn bằng vé chính thức, điều này cho thấy thể thao Việt Nam đã có thể tiếp cận được với trình độ quốc tế và đã đem lại ít nhiều hy vọng có được huy chương trong kỳ Olympic Luân Đôn. Tuy nhiên ngày ra quân các vận động viên Việt Nam đều đã thất bại.
Trước tiên là nữ võ sĩ judo Văn Ngọc Tú đã thất bại 0-2 trước võ sĩ Sarah Menezes, người sau đó đã mang về chiếc huy chương vàng đầu tiên cho Brazil ở hạng cân 48kg. Theo phóng viên thể thao Huy Tường tại thành phố Hồ Chí Minh thì thất bại của Văn Ngọc Tú trước đối thủ lớn này là điều đã thấy trước, tuy nhiên cũng phải ghi nhận những cố gắng của võ sĩ Việt Nam :
Huy Tường :"Trong ngày thi đấu đầu tiên thể thao Việt Nam không giành được huy
chương.Điều này không có gì là bất ngờ, nếu mà chiến thắng có huy chương mới là bất ngờ. Điểm lại thì thấy Văn Ngọc Tú ở môn Judo thúc thủ ngay trận đầu trước võ sĩ của Brazil hay như xạ thủ Hoàng Xuân Vinh. Dù đã rất nỗ lực nhưng anh không thể đi sâu hơn nữa ở nội dung của anh.Ngoài ra,
Nguyễn Thị Ánh Viên, kình ngư bơi lội của Việt Nam, mặc dù về nhất nhưng cuối cùng cũng không giành được quyền vào chung kết.
Việc Văn Ngọc Tú giành được tấm vé dự
Olympic 2012, có thể nói đó là một may mắn khi mà trước đó hàng loạt các giải đấu tuyển chọn vận động viên từ thế giới cho đến châu Á cô đều thúc thủ ngay từ những trận đấu đầu tiên. Tuy nhiên với số điểm tích lũy được, Văn Ngọc Tú đã được Liên đoàn Judo Quốc tế công nhận và cấp cho cô tấm vé chính thức. Với vị trí đội sổ trong tổng số 19 võ sĩ tham gia Olympic lần này, Văn Ngọc Tú là người kém nhất. Chính vì thế người ta cũng nghĩ đến một trận thua chóng vánh. Đặc biệt là trong môn Judo, các võ sĩ thường thực hiện những đòn đánh Ipon thắng điểm tuyệt đối, chỉ vài giây sau khi trận đấu bắt đầu. Viễn cảnh Ngọc Tú bị thua
Ipon sớm đã được mọi người nghĩ đến. Tuy nhiên trên thực tế, võ sĩ Việt Nam đã thi đấu một trận đấu quá xuất sắc. Mặc dù không giành được chiến thắng nhưng cô cũng đã khiến cho nữ võ sĩ của
Brazil phải vất vả. Đây là, nữ võ sĩ đã từng giành rất nhiêu huy chương thế giới, huy chương ở châu Mỹ và đã vô địch nhiều năm liền ở giải trẻ Judo thế giớ. Một trận đấu mà võ sĩ Brazil chỉ thắng được 2 điểm, con
số khôgn quá lớn trong môn Judo. Đặc biệt là Ngọc Tú cũng đã khiến cho đối phương mệt nhoài trong 5 phút thi đấu chính thức. Tôi cho đây là mộtt hành tích thi đấu khá tốt đối với võ sĩ Việt Nam.
Từ những chuyển biến như vậy, chúng ta có quyền hy vọng trong tương lai, nếu công tác đầu tư cho các vận động viên trẻ, tìm những người thay thế cho Ngọc Tú tốt thì chúng ta vẫn có thể hy vọng ở những đấu trường này. Tất nhiên đó là con đường dài ở phía trước.
Một thất bại khác được cho là đáng tiếc đó là của vận động viên bắn súng trường 10
mét Hoàng Xuân Vinh khi xạ thủ này đã đạt 582 điểm xếp thứ 9 ở vòng loại chỉ kém đối thủ xếp hạng 8 vào chung kết là vận động viên người Bồ Đào Nha, đúng 1 điểm."
Phóng viên Huy Tường nhận định về trường
hợp của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh :
"Xạ thủ bắn súng Hoàng Xuân Vinh cũng đã để lại ấn tượng. Anh đạt được số điểm cũng tương đối cao. Tuy nhiên anh lại chỉ được xếp thứ 9 trong khi ban tổ chức chỉ chọn 8 người đứng đầu thôi. Đây là điều đáng tiếc vì Xuân Vinh chỉ thua đúng 1 điểm so với vận động viên xếp thứ 8. Nếu may mắn hơn thì Hoàng Xuân Vinh có thể lọt vào vòng chung kết và trong vòng thi cuối cùng biết đâu Xuân Vinh lại chẳng gây nên bất ngờ. Đặc biệt ở môn bắn súng, chúng ta không thể nói trước được điều gì có thể xảy ra."
Một vận động viên khác của Việt Nam là tay bơi nữ trẻ nhất đoàn Việt Nam, chưa đầy 16 tuổi, Nguyễn Thị Ánh Viên cũng đã bị loại khỏi vòng chung kết vì xếp thứ 28 ở vòng loại. Tuy hoàn toàn không có hy vọng giành huy chương
nhưng Nguyễn Thị Ánh Viên đã thi đấu hết mình ở nội dung 400 mét
hỗn hợp và về đích với thành tích 4 phút 50,32 giây, bỏ khá xa ba tay bơi khác người Mêhico, Phần Lan và Pakistan. Thành tích này không cho phép tay bơi Ánh Viên vào chung kết
nhưng đã để lại ấn tượng cho khán giả tại nhà thi đấu ở Luân Đôn hôm qua. Sau nội
dung 400m hỗn hợp, Ánh Viên sẽ còn thi đấu cự ly 200m
ngửa nữ vào ngày 2/8, và đây là nội dung được cho là sở trường của Ánh Viên :
"Nên nhớ Ánh Viên mới 16 tuổi và cô làm quen với đường bơi chưa lâu. Đợt thi vòng loại 400 m
nữ hỗn hợp, kình ngư Ánh Viên của Việt Nam được xếp vào nhóm bơi thứ nhất cùng với các tay bơi của Mehico, của Phần Lan… Trên đường đua thì Anh Viên liên tục dẫn đầu và sau đó đã về nhất với thành tích 4 phút 50,32 giây. Thành tích này không đủ giúp Ánh Viên lọt vào chung kết. Nhưng việc một kình ngư Việt Nam dẫn đầu một nhóm bơi ít nhiều cũng mang đến cảm giác tự hào cho người Việt Nam, cho dù để lọt vào chung kết và giành huy chương ở môn bơi, đó là mục tiêu còn quá tầm với thể thao Việt Nam hiện nay."
Ở môn thể dục dụng cụ, Phạm Phước Hưng đều bị loại ở cả hai nội dung vòng treo (xếp hạng 40) và xà kép (xếp thứ 19).
Ngày thi đấu hôm nay, đoàn Việt Nam tiếp tục có các cuộc tranh tài cùng những hy vọng có huy chương."
Niềm hy vọng số 1 của thể thao Việt Nam tại Olympic Luân Đôn, lực sĩ cử tạ Trần Lê Quốc Toàn thi đấu ở hạng cân 56 kg với 10 đối thủ tranh huy
chương. Có hai đối thủ trực tiếp của lực sĩ Việt Nam là lực sĩ người
Azerbaijan và nhà đương kim vô địch thế giới , lực sĩ Trung Quốc Ngô Cảnh Bưu. Để thách thức, Quốc Toàn đăng ký mức tạ
292 kg, trong khi mức đăng ký của hai đối thủ cạnh tranh nói trên là 290 kg. Huy
Tường nhận định :
"Tâm điểm hy vọng thể thao Việt Nam có thể giành huy chương được dồn vào ngày hôm nay 29/7, khi lực sĩ cử tạ Trần Lê Quốc Toàn ra trận, các vận độgn viên thể dục dụng cụ như Nguyễn Thị Hà Thanh, vận động viên từng giành huy chương đồng thế giới năm ngoái, rồi Đỗ Thị Ngân Thương, vận động viên đã từng thi đấu tại Olympic Bắc Kinh 2008. Ngoài ra Tiến Minh,
tay vợt cầu lông cũng sẽ bước vào trận đấu đầu tiên. Nếu như gặp thuận lợi và may mắn, Việt Nam có thể có được tấm huy chương cử tạ của lực sĩ Trần Lê Quốc Toàn. Hiện nay
Toàn muốn gây sức ép lên đối thủ khi anh đăng ký mức tạ rất lớn, nhưng đó chỉ là con số thiên về chiến thuật nhiều hơn. Hy vọng Quốc Toàn sẽ mang lại bất ngờ, tiếp tục đàn anh của mình là Hoàng Anh Tuấn, huy chương bạc tại Olympic Bắc Kinh cách đây 4 năm.
Trong những ngày tới thể thao
vẫn còn có thể nuôi hy vọng huy chương, đặc biệt với môn Taekowdo :
"Những ngày tới chúng ta vẫn còn
hy vọng huy
chương ở một số môn, đặc biệt là ở môn taekowndo. Môn taekowndo sẽ thi đấu bắt đầu từ ngày 8/8 với hai võ sĩ
Lê Huỳnh Châu và Chu Hoàng Diệu Linh. Xét về con người, lực lượng tham gia Olympic lần này kém hơn so với 4 năm trước ở Olympic Bắc Kinh. Mặc dù Lê Huỳnh Châu đã từng giành huy chương đồng giải thế giới nhưng mà anh lại ở hạng cân khác. Năm nay tại Olympic, anh thi đấu ở hạgn 58 kg nghĩa là hạng cân nhỏ hơn. Điều này đồng nghĩa với việc anh phải tốn thêm sức lực để ép cân. Đối thủ của hạng cân 58 kg cũng khác với hạng 63 kg mà anh đã từng giành huy chương đồng thế giới. Khó khăn vẫn đang chờ đợi phía trước nhưng mà người ta vững tin là với kinh
nghiệm của mình, Lê Huỳnh Châu có thể gây được bất ngờ. Còn Chu Hoàng Diệu Linh
thì quá trẻ. Ở đấu trường quá khốc liệt như Olympic thì hy vọng rất mong manh. Theo tôi khó có bất ngờ từ võ sĩ Chu Hoàng Diệu Linh, nếu có thì từ võ sĩ Lê Huỳnh Châu".
Xin cảm ơn anh Huy Tường.
-----------------------------------
Nguyễn Khanh viết từ Luân Đôn - 2012-07-29
Ngày
đầu tiên của cuộc tranh tài tại Olympic London 2012 đã qua, và khi chương trình
này được chúng tôi gửi đến quý thính giả thì những cuộc đua ở ngày thứ nhì đang
diễn ra.
Tiếp
tục loạt bài nói về cuộc tranh tài thể thao lớn nhất thế giới diễn ra mỗi 4 năm
một lần, Nguyễn Khanh từ London và Vũ Hoàng tại Washington DC xin gửi đến quý
thính giả câu chuyện của ngày hôm nay.
Câu chuyện thời tiết
Vũ
Hoàng:
Xin chào anh Nguyễn Khanh, thời tiết bên đó như thế nào?
Nguyễn
Khanh:
Từ Olympic London 2012, tôi là Nguyễn Khanh xin được gửi lời chào đến quý thính
giả và chào bạn Vũ Hoàng. Câu hỏi bạn đặt ra cũng chính là điều tôi muốn thưa
chuyện cùng với quý thính giả và với bạn trong chương trình câu chuyện London
2012 hôm nay.
Rõ
ràng thời tiết là điều mọi người lo âu nhất. Buổi sáng lên xe lửa đi làm là
nghe nói chuyện về thời tiết, buổi chiều trên đường về nhà cũng nghe nói chuyện
thời tiết. Những người dân London bảo với tôi như thế nào? Họ bảo ông là người
may mắn vì những ngày vừa qua thời tiết thật tốt, sáng sớm đã thấy mặt trời và
mùa hè mặt trời lại lặn trễ. Nhưng đừng quên hôm nay cũng có mưa, ngày mai cũng
mưa, và kể từ thứ Ba này trở đi mọi chuyện sẽ đổi khác: dự báo khí tượng cho
hay trời mưa tầm tã, đến ngày thứ Tư có nắng ấm nhưng một ngày sau đó lại mưa
to.
Người
dân London nói với nhau về thời tiết, du khách nói với nhau về thời tiết, và
Ban Tổ Chức Olympic London 2012 cũng nói với nhau về thời tiết. Ít nhất tôi
nhìn thấy 2 lý do: thứ nhất là có những cuộc tranh tài tổ chức ngoài trời và
thời tiết đương nhiên ảnh hưởng tới cuộc thi, thứ nhì là thời tiết sẽ ảnh hưởng
đến số lượng khán giả. Ai cũng háo hức muốn đi xem để hưởng không khí Olympic,
nhưng nếu trời mưa thì chắc chắn sẽ có nhiều người bảo “thôi, ở nhà ngồi xem TV
cũng được”, không cần phải đến tận sân xem.
Nhưng
đó là chuyện thời tiết của ngày thứ Ba trở đi, khi bầu trời âm u hơn, những cơn
mưa sẽ nặng hạt hơn. Hôm nay mới là Chủ Nhật, thời tiết tương đối tốt dù có mưa
nhẹ, ngày mai cũng thế. Tôi nghe một vài người bạn bảo rằng hôm nay cứ lo
chuyện hôm nay đi, chuyện ngày mai để ngày mai hẵng tính. Câu này lúc ở bên Mỹ
thường nghe anh bạn Vũ Hoàng của tôi nhắc nhở mọi người, sang bên này lại nghe
những người bạn Ăng Lê nhắc lại. Bây giờ mới biết anh Vũ Hoàng đúng là người
của Olympic Quốc Tế, mai mốt chắc có ngày anh được mời làm Tổng Thư Ký Liên
Hiệp Quốc, lúc đó đừng quên anh em nhé. Bây giờ xin trở lại Washington DC với
bạn Vũ Hoàng.
Có quá nhiều ghế trống
Vũ
Hoàng: Cám
ơn anh Khanh nhiều. Chuyện ngày mai Vũ Hoàng có làm Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc
hay không thì cứ để ngày mai hẵng tính anh ạ, bây giờ anh em mình nói chuyện
ngày hôm nay thôi. Anh bảo thời tiết tốt, mọi người náo nức đi xem Olympic thế
mà sao trong các chương trình thi đấu được chiếu trên truyền hình, tôi lại thấy
có quá nhiều ghế trống vậy? Anh Khanh có thể giải thích lý do tại sao không?
Nguyễn
Khanh:
Quả thật chuyện còn nhiều, phải nói là quá nhiều ghế bỏ trống trên khán đài
khiến Ban Tổ Chức lo âu. Ngày hôm qua, tin tức anh em báo chí chúng tôi ghi
nhận được cho thấy các cuộc tranh tài của những bộ môn bóng chuyền, bóng rổ,
thể dục dụng cụ và ngay cả ở bể bơi Olympic London cũng vắng người.
Câu
hỏi anh Vũ Hoàng đặt ra là câu hỏi thật hay. Tại sao lại có chuyện như vậy? Câu
trả lời mà tôi nghe được là có nhiều lý do. Lý do thứ nhất là một số lượng vé
không nhỏ được dành riêng cho Ban Tổ Chức và các đại công ty bảo trợ cho London
2012, không ai biết ban tổ chức và các công ty bảo trợ tặng vé cho ai, tại sao
người được tặng lại không đi xem.
Lý
do thứ nhì là những chỗ trống đa số là những chỗ vé hạng nhất, hạng nhì, tức là
những ghế giá vé lên đến dăm bảy trăm dollars một chiếc, và chắc bạn Vũ Hoàng
cũng hiểu là ở thời buổi kinh tế vẫn còn khó khăn này, chuyện bỏ ra vài trăm
bạc để mua một chiếc vé đi xem là chuyện không phải ai cũng có thể làm được. Cũng
phải nói thêm là Olympic là lễ hội của mọi người, của mọi gia đình, nên đi cả
giả đình sẽ tốn cả ngàn dollars dễ dàng. Chính vì thế mà tình trạng trống chỗ
xảy ra. Cũng phải thưa cùng với quý thính giả và cùng bạn Vũ Hoàng là thông cáo
tối hôm qua của Ban Tổ Chức có nói là sẽ chấn chỉnh, nhưng tôi chưa rõ là họ sẽ
chấn chỉnh như thế nào.
Thất vọng với Michael Phelps
Vũ
Hoàng: Ngày
đầu tiên của Olympic London 2012 đã kết thúc, muốn hỏi nhận xét của anh như thế
nào?
Nguyễn
Khanh:
Trước hết là phải nói về thất vọng của những người ủng hộ kình ngư Michael
Phelps, lực sĩ từng làm chủ bể bơi Olympic Bắc Kinh. Hôm qua anh Phelps về hạng
tư trong cuộc thi 400 mét…
Vũ
Hoàng: Xin
lỗi ngắt lời anh Khanh ở đây. Đó có phải là điều dự đoán trước không?
Nguyễn
Khanh:
Thưa anh có. Từ khi Michael Phelps gặp khó khăn, vất vả ở đường đua trong cuộc
thi bơi lội thế giới tổ chức hồi năm ngoái và đầu năm nay, tức khắc mọi người
đã dự đoán kình ngư này khó có thể làm chủ bể bơi ở London. Dự đoán đó không
sai ở ngày đầu tiên, trong cuộc thi đầu tiên, nhưng những người ủng hộ anh vẫn
hy vọng vào cuộc thi ngày hôm nay, tức là ngày thứ nhì của Olympic London 2012.
Vũ
Hoàng:
Phía quốc gia chủ nhà thì sao?
Nguyễn
Khanh:
Câu trả lời là chưa có gì hay lắm với nước chủ nhà Anh Quốc. Nhưng có lẽ cũng
phải nhắc lại là chúng ta mới bước qua ngày đầu tiên của các cuộc tranh tài kéo
dài tới 2 tuần lễ và ngay lúc này ở London, các cuộc thi của ngày thứ nhì vừa
mới bắt đầu, do đó không thành công ngày đầu không có nghĩa là sẽ chẳng thành
công ở những ngày kế tiếp.
Ngay
chính phái đoàn vận động viên của Việt Nam cũng thế. Hôm qua nữ võ sĩ Văn Ngọc
Tú của Việt Nam đã chia tay với cuộc thi judo ở London, nhưng các lực sĩ khác
vẫn chưa ra sân tranh tài, thành ra mình vẫn phải chờ những bất ngờ của thể
thao có thể sẽ đến với đoàn lực sĩ nước chủ nhà và với Việt Nam. Xin bạn Vũ
Hoàng và quý thính giả cứ an tâm, bình tĩnh chờ đợi.
Những mẫu chuyện bên lề
Vũ
Hoàng:
Sau ngày đầu tiên của các cuộc tranh tài, anh có chuyện gì vui kể cho quý
thính giả và các bạn đồng nghiệp ở DC không?
Nguyễn
Khanh:
Có 2 chuyện xin được kể với quý thính giả và các bạn. Chuyện thứ nhất liên quan
đến môn bóng chuyền bãi biển. Trước đây, môn này hấp dẫn khán giả thế giới vì
các nữ lực sĩ tài ba, xinh đẹp và mặc bikini khi tranh tài, nhưng từ năm nay
trở đi thì luật không bắt buộc mặc bikini nữa, nhưng chẳng vì thế mà các cuộc
tranh tài kém hào hứng.
Chuyện
thứ nhì liên quan đến tay súng nữ Nur Taibi của Malaysia, dự tranh môn bắn súng
trường 10 mét, là lực sĩ duy nhất mang bụng bầu tới dự Olympic London 2012, và
bị loại ngay ở vòng đầu. Nữ lực sĩ 29 tuổi này nói với báo chí là có những lúc
cầm súng lên thì đứa con trong bụng mẹ bắt đầu đạp. Lúc đó thì bà mẹ tương lai
làm gì? Bà trả lời là con đạp thì mẹ đau, vừa nín thở vừa nhăn mặt chờ cho qua
cơn đau rồi nhắm vào bia, tiếp tục cuộc thi.
Vũ
Hoàng:
Nghe anh kể thì Vũ Hoàng thấy không ai may mắn cho bằng bà mẹ lực sĩ này.
Không chiếm huy chương Olympic, nhưng khi đứa con chào đời thì đó chính là
chiếc huy chương quý giá nhất cho người mẹ, anh Khanh đồng ý không nào?
Nguyễn
Khanh: Vâng
đúng như anh Vũ Hoàng nói, đứa con chính là chiếc huy chương quý nhất của các
bà mẹ. Tôi được nghe nói bà Nur Taibi của Malaysia mang thai đã 8 tháng, và đến
tháng Chín này thì bà sẽ nhìn thấy chiếc huy chương vàng của mình.
Vũ
Hoàng:
Cám ơn anh Khanh cho câu chuyện thể thao hôm nay, hẹn gặp lại anh cũng giờ
này, ngày mai, trong chường trình Olympic London 2012.
Nguyễn
Khanh:
Cám ơn bạn Vũ Hoàng, cám ơn quý thính giả. Hẹn gặp lại anh và quý thính giả trong
chương trình ngày mai.
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved
--------------------------------------
Sean Maroney 29.07.2012
Các nhà tổ chức Olympic London đang tìm
cách làm dịu bớt sự đả kích của công chúng về việc tại sao lại có quá nhiều ghế
trống trên khán đài trong những ngày đầu của các trận tranh tài.
Các trận tranh tài chiếu trên truyền hình cho thấy các hàng ghế trống trên khán đài sân vận động Wimbledon, Trung tâm Bơi lội và các địa điểm thi đấu khác, khiến những người hâm mộ thể thao không mua được vé lên tiếng phàn nàn. Cô Susie Chauvin, một giáo viên người Anh nói:
“Các ghế bị bỏ trống thật là đáng thất vọng. Chúng tôi xem truyền hình vào chiều hôm qua và tôi đã phê phán việc nhiều ghế bị bỏ trống. Thật đáng hổ thẹn trong khi rất nhiều người như chúng tôi lại không xem được.”
Bộ trưởng Văn hóa Anh Jeremy Hunt nói ghế bỏ trống là do các nhà bảo trợ không đến dự, tuy nhiên theo Chủ tịch ủy ban tổ chức ở London, ông Sebastian Coe thì các ghế trống chính yếu là do các giới chức phụ trách Olympic, các vận động viên và khách mời của họ không đến.
Mười bốn huy chương vàng đã được trao trong ngày tranh tài thứ nhì. Vận động viên Trung Quốc Guo Wenjun vẫn giữ được danh hiệu bắn súng ngắn 10 mét khi giành chiếc huy chương vàng trong môn này, nâng số huy chương vàng của Trung Quốc lên hàng đầu.
Các ngôi sao bóng rổ của Hoa Kỳ cũng đã giao đấu với đội Pháp - LeBron James của đội Mỹ, Miami Heat, hạ Tony Parker của đội Pháp, San Antonio Spurs, với số điểm 98 – 71.
Trong khi đó, môn thể dục dụng cụ nữ vào ngày mở màn có điểm không hay, với kết quả xét nghiệm cho thấy nữ vận động viên thể dục cụ Luiza Galiulina của Uzbekistan có kết quả dương tính với chất lợi tiểu bị cấm sử dụng.
Trên 10.000 vận động viên trên khắp thế giới đang tham gia tranh tài trong 26 môn thể thao tại Olympic London, và thế vận hội sẽ kéo dài cho đến hết ngày 12 tháng 8
Các trận tranh tài chiếu trên truyền hình cho thấy các hàng ghế trống trên khán đài sân vận động Wimbledon, Trung tâm Bơi lội và các địa điểm thi đấu khác, khiến những người hâm mộ thể thao không mua được vé lên tiếng phàn nàn. Cô Susie Chauvin, một giáo viên người Anh nói:
“Các ghế bị bỏ trống thật là đáng thất vọng. Chúng tôi xem truyền hình vào chiều hôm qua và tôi đã phê phán việc nhiều ghế bị bỏ trống. Thật đáng hổ thẹn trong khi rất nhiều người như chúng tôi lại không xem được.”
Bộ trưởng Văn hóa Anh Jeremy Hunt nói ghế bỏ trống là do các nhà bảo trợ không đến dự, tuy nhiên theo Chủ tịch ủy ban tổ chức ở London, ông Sebastian Coe thì các ghế trống chính yếu là do các giới chức phụ trách Olympic, các vận động viên và khách mời của họ không đến.
Mười bốn huy chương vàng đã được trao trong ngày tranh tài thứ nhì. Vận động viên Trung Quốc Guo Wenjun vẫn giữ được danh hiệu bắn súng ngắn 10 mét khi giành chiếc huy chương vàng trong môn này, nâng số huy chương vàng của Trung Quốc lên hàng đầu.
Các ngôi sao bóng rổ của Hoa Kỳ cũng đã giao đấu với đội Pháp - LeBron James của đội Mỹ, Miami Heat, hạ Tony Parker của đội Pháp, San Antonio Spurs, với số điểm 98 – 71.
Trong khi đó, môn thể dục dụng cụ nữ vào ngày mở màn có điểm không hay, với kết quả xét nghiệm cho thấy nữ vận động viên thể dục cụ Luiza Galiulina của Uzbekistan có kết quả dương tính với chất lợi tiểu bị cấm sử dụng.
Trên 10.000 vận động viên trên khắp thế giới đang tham gia tranh tài trong 26 môn thể thao tại Olympic London, và thế vận hội sẽ kéo dài cho đến hết ngày 12 tháng 8
--------------------------------------
Ngày hôm nay (29/07) là ngày được kỳ vọng thể thao
Việt Nam sẽ có huy chương tại Olympic 2012. Vận động viên Trần Lê Quốc Toàn môn cử tạ sẽ bắt đầu tranh tài
cùng các vận động viên khác. Anh chính là niềm hy vọng mang về huy chương cho
Việt Nam.
Trong 11 môn góp mặt tại Olympic
2012, cử tạ và taekwondo là 2 môn được kỳ vọng nhất của thể thao Việt Nam.
Tuy nhiên, khả năng có huy chương lại nghiêng về cử tạ đến 80% với phần thi đấu
của lực sĩ Trần Lê Quốc Toàn ở hạng cân 56kg. Vì thế, từ trước khi sang London,
đoàn Việt Nam đã xác định ngày 29/7 là tâm điểm quyết định thành bại.
Trần Lê Quốc Toàn sẽ thi ở nhóm A cùng 10 lực sĩ
khác trên thế giới và tất cả đều được đánh giá là ngang tài ngang sức. Tuy
nhiên, theo nhận xét của HLV Nguyễn Văn Ngọc từ London vào chiều qua, trong
nhóm này nổi trội nhất là VĐV Wu Jingbiao của Trung Quốc với thành tích cao
nhất từng lập được là 292kg tại giải VĐTG 2011 diễn ra ở Pháp. Ngoài ra, các
lực sĩ Hristov (Azerbaijan), El Maoui (Tunisia), Makarov (Uzbekistan) và Quốc
Toàn (Việt Nam) cũng được đánh giá cao. Trả lời về khả năng có huy chương
của Trần Lê Quốc Toàn, HLV Nguyễn Văn Ngọc đáp ngắn gọn: “Chúng tôi sẽ cố gắng
hết sức!”. Còn Quốc Toàn cười rất tươi khẳng định: “Tôi rất tự tin mình sẽ làm
được một điều gì đó. Ở nhà hãy đợi tin vui nhé!”.
Lịch
thi đấu của Đoàn Việt Nam ngày 29/07 rạng sáng ngày 30/07
Theo
lịch thi đấu, nhóm A hạng cân 56kg của môn cử tạ sẽ thi đấu vào lúc 19h00 (tức
1h00 sáng 30/7 giờ Việt Nam). Cũng ở môn cử tạ, hôm nay nữ lực sĩ Nguyễn Thị
Thúy sẽ thi đấu ở hạng cân 53kg. Hạng cân này có 8 tuyển thủ và sẽ thi lúc
18h30 Việt Nam.
Trong
ngày thi đấu hôm nay, tay vợt Nguyễn Tiến Minh sẽ tranh tài ở nội dung
đơn nam môn cầu lông cùng đối thủ Tan Yuhan (Bỉ). Căn cứ theo bảng xếp hạng thế giới, Tiến Minh vượt trội
hẳn so với đối thủ (hạng 11 so với 54), đồng thời cả hai chưa từng đối đầu
nhau. Vì thế, người hâm mộ có quyền hy vọng tay vợt số 1 Việt Nam sẽ giành được
trận thắng đấu tiên của bảng D diễn ra lúc 19h07 (1h07 sáng 30/7).
Trong
khi đó, lúc 16h40 giờ Việt Nam, hai nữ tuyển thủ Phạm Thị Hải và Phạm
Thị Thảo sẽ tranh vòng loại nội dung thuyền đôi nhẹ môn rowing. Còn nữ xạ
thủ Lê Thị Hoàng Ngọc sẽ tranh vòng loại 10m súng
ngắn hơi lúc 15h00 (giờ Việt Nam).
dieu khac chan may
ReplyDeletedieu khac chan may nam
dieu khac chan may nu
điêu khắc chân mày
điêu khắc chân mày nam
điêu khắc chân mày nữ
dieu khac long may
điêu khắc lông mày
dieu khac long may nam
dieu khac long may nu