Saturday, 28 July 2012

NGHỊCH LÝ CHIẾN LƯỢC BIỂN CỦA TRUNG QUỐC (Stratfor)




Stratfor

Tài liệu Tham khảo đặc biệt  của THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Posted by basamnews on 28/07/2012

Ngày 17/7, hãng Stratfor của Mỹ công bố tài liệu với đầu đề trên, trong đó cho biết, trong thập kỷ qua, Biển Đông trở thành một trong những điểm bất ốn nhất ở Đông Á. Trung Quốc, Việt Nam, Philíppin, Malaixia, Brunây và Đài Loan đều khẳng định chủ quyền một phần hoặc tất cả vùng biển, và các tuyên bố chồng lấn dẫn đến đối đầu ngoại giao và thậm chí quân sự trong những năm gần đây. Do Biển Đông có nhiều quần đảo, giàu tài nguyên khoáng sản, năng lượọng và gần 1/3 tuyến đường hàng hải của thế giới đi qua, nên tất nhiên vùng biển này có giá trị chiến lược đối với các quốc gia liên quan. Nhưng với Trung Quốc, kiểm soát trên Biển Đông không chỉ là vấn đề thực hiện mà còn là tâm điểm chính sách ngoại giao tiến thoái lưỡng nan của Bắc Kinh: Làm sao để khẳng định chủ quyền hàng hải lịch sử trong khi vẫn duy trì các chính sach không đối đầu với các nước do ông Đặng Tiểu Bình xây dựng năm 1980. Trung Quốc đã khẳng định quyền kiểm soát Biển Đông từ khi kết thúc cuộc nội chiến Trung Quốc. Lúc đó, hầu hết ở các nước khác đều đang nổi lên các phong trào giành độc lập, Trung Quốc chỉ cần làm rất ít việc để đảm bảo lời khẳng định của mình. Nhưng do các quốc gia khác xây dựng lực lượng hàng hải, theo đuổi mối quan hệ mới và có một quan điểm tích cực hơn trong việc thăm dò và tuần tra vùng biển và với thái độ không thân thiện của Trung Quốc trước bất cứ nhượng bộ nào về lãnh thổ, cách tiếp cận lặng lẽ của Đặng Tiểu Bình là lựa chọn đúng đắn.

Sự phát triển hàng hải của Trung Quốc
Trung Quốc là nước kiểm soát một bờ biển dài, trước kia từ biển Nhật Bản ở phía Đông Bắc tới Vịnh Bắc Bộ ở phía Nam. Mặc dù bờ biển dài, nhưng Trung Quốc gần như chỉ luôn chú trọng bên trong, ít khi quan tâm đến các vùng biển và thậm chí cả trong những thời điểm khá ổn định trên đất liền. Theo truyền thống, các mối đe dọa lớn nhất đối với Trung Quốc không xuất phát từ biển, trừ trường hợp cướp biển không thường xuyên, mà thường từ cạnh tranh nội bộ và các lực lượng du mục ở phía Bắc và phía Tây. Thách thức địa lý của Trung Quốc đã thúc đẩy một nền kinh tế nông nghiệp trên cơ sở quy mô dòng họ và nhỏ lẻ với một cơ cấu quyền lực mạnh mẽ phân cấp, được thiết kế một phần để giảm thiểu những thách thức liên tục từ các lãnh chúa và khu vực. Phần lớn thương mại của Trung Quốc với thế giới được thực hiện thông qua các tuyến đường bộ hoặc bởi người Arập và các thương nhân nước ngoài khác tại một số khu vực ven biển. Nói chung, Trung Quốc chỉ tập trung ổn định dân cư và biên giới đất liền hơn là các cơ hội tiềm tàng từ thương mại hàng hải hoặc thăm dò, bởi vì khi đó tiếp xúc với bên ngoài có thể mang lại nhiều rắc rối không kém gì những lợi ích. Hai yếu tố góp phần vào việc Trung Quốc thử nghiệm phát triển hải quân gồm: sự thay đổi chiến tranh từ phía Bắc xuống phía Nam Trung Quốc và có những thời điểm an ninh trong nước khá ổn định. Trong suốt triều đại nhà Tống (960-1279), các đội kỵ binh của vùng đồng bàng phía Bắc, vốn là một lực lượng quân sự lớn trên đất liền, kéo xuống phía Nam ven sông và đầm lầy. Lực lượng hải quân sông nước cũng phát triển ra bờ biển, và nhà Tống khuyến khích chuyển hướng về phía biển và thương thuyền của Trung Quốc thay thế các thương nhân nước ngoài dọc bờ biển. Mặc dù chủ yếu vẫn hướng vào nội địa trong suốt triều đại nhà Nguyên (1271-1368), nhưng Trung Quốc đã thực hiện ít nhất hai cuộc chiến hải quân lớn vào cuối thế kỷ 13 – chống Nhật Bản và Java – cả hai cuối cùng đã không thành công. Thất bại của các cuộc chiến góp phần vào quyết định của Trung Quốc một lần nữa quay lưng lại với biển. Cuộc phiêu lưu hàng hải lớn cuối cùng diễn ra vào đầu triều đại nhà Minh (1368-1644), khi nhà thám hiểm Hồi giáo Trịnh Hòa thực hiện 7 chuyến hành trình nổi tiếng tới nhiều khu vực trên thế giới như châu Phi, nhưng không sử dụng cơ hội này để thiết lập sức mạnh lâu dài của Trung Quốc ở nước ngoài. Hạm đội của Trịnh Hòa đã bị lãng quên vì Nhà Minh nhìn thấy khó khăn đang nổi lên trong đất liền, kể cả nạn cướp biển hoành hành ngoài khơi và Trung Quốc một lần nữa lại hướng nội. Tại cùng thời điểm mà Magellan bắt đầu chuyến thám hiểm toàn cầu vào đầu những năm 1500, Trung Quốc tiếp tục chính sách cô lập của họ, hạn chế thương mại và giao tiếp với bên ngoài và chấm dứt nghiên cứu các rủi ro hàng hải. Lực lượng hải quân Trung Quốc chuyển sang phòng vệ bờ biển hơn là tấn công. Sự xuất hiện các tàu chiến châu Âu trong thế kỷ 19 đã thu hút sự quan tâm của chính quyền Trung Quốc, và Trung Quốc sau đó đã thực hiện một chương trình hải quân dựa trên công nghệ phương Tây. Điều này cho thấy sự thống nhất trong suy nghĩ chiến lược lớn hơn của Trung Quốc vẫn hạn chế. Nhận thức không đầy đủ về hàng hải góp phần đưa đến quyết định của nhà Thanh nhượng quyền ra vào quan trọng cửa sông Đồ Môn cho Nga năm 1858, vĩnh viên đóng cửa ra vào vùng biển Nhật Bản từ phía Đông Bắc. Sau đó gần 40 năm, mặc dù xây dựng một đội tàu lớn nhất khu vực, hải quân Trung Quốc đã bị hải quân Nhật Bản mới nổi lên đánh bại. Sau đó gần một thế kỷ, người Trung Quốc một lần nữa tập trung gần như hoàn toàn trên đất liền, các lực lượng hải quân chỉ đóng vai trò phòng thủ thuần túy ven biển. Từ những năm 1990, chính sách này dần dần thay đổi khi mối quan hệ kinh tế của Trung Quốc với thế giới mở rộng. Đối với Trung Quốc, để bảo đảm sức mạnh kinh tế và nâng cao ảnh hưởng toàn cầu mạnh mẽ hơn, phát triển một chiến lược hải quân tiên phong đã trở thành điều bắt buộc.

Giải thích “đường 9 đoạn”
Để hiểu lôgích hàng hải của Trung Quốc ngày nay và các tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng của Trung Quốc, đầu tiên cần hiểu cái gọi là đường chín đoạn – đường biên giới lỏng lẻo phân định ranh giới các khiếu nại hàng hải của Trung Quốc ở Biển Đông. Đường 9 đoạn của Trung Quốc được dựa trên cơ sở một tuyên bố lãnh thổ năm 1947 của Chính quyền Quốc Dân Đảng lúc đó đang cầm quyền, thiếu sự cân nhắc chiến lược do lúc đó đang phải tập trung đối phó với hậu quả từ sự chiếm đóng của Nhật Bản trên đất Trung Quốc và cuộc nội chiến với Đảng Cộng sản Trung Quốc. Sau khi kết thúc sự chiếm đóng của Nhật Bản, Chính quyền Quốc Dân Đảng đã cử các sĩ quan hải quân và các đội khảo sát đến Biển Đông để lập bản đồ các hòn đảo khác nhau. Bộ Nội vụ Đài Loan công bô một tấm bản đồ đường 11 đoạn ở Biển Đông kéo ra xa từ bờ biển của Trung Quốc. Bản đồ này, mặc dù thiếu các tọa độ cụ thể, đã trở thành cơ sở cho tuyên bố hiện nay của Chính quyền Bắc Kinh sau khi thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa năm 1949. Năm 1953, có lẽ như một biện pháp nhàm giảm thiểu xung đột với nước láng giềng Việt Nam, Bắc Kinh loại bỏ 2 trong số 11 đoạn, từ đó hình thành đường 9 đoạn như hiện nay. Trước đây các nước láng giềng ít phản đối hoặc khiếu nại bản đồ đường 9 đoạn của Bắc Kinh do họ đang tập trung cho các phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc. Bắc Kinh coi sự im lặng của những người hàng xóm và cộng đồng quốc tế là sự phục tùng và sau đó Bắc Kinh chủ yếu im lặng để tránh những thách thức đối với bản vẽ. Bắc Kinh lảng tránh việc tuyên bố chính thức đường 9 đoạn vì cho rằng nó là một biên giới bất khả xâm phạm bất chấp các nước khu vực và quốc tế công nhận hay không công nhận và coi đường 9 đoạn là cơ sở lịch sử để chống lại các tuyên bố chủ quyền biển khác.
Cũng như các nước tuyên bố chủ quyền khác như Việt Nam và Philíppin, mục tiêu lâu dài của Trung Quốc là sử dụng khả năng mạnh mẽ của hải quân để kiểm soát các đảo cũng như các nguồn tài nguyên thiên nhiên và vị thế chiến lược của Biển Đông. Khi quân đội còn yếu kém, Bắc Kinh ủng hộ quan điểm gạt sang một bên các bất đồng chủ quyền và chú trọng phát triển chung nhằm hạn chế các bất đồng lớn do sự chống lấn chủ quyền, đồng thời kéo dài thời gian để phát triển lực lượng hải quân của mình. Bên cạnh đó, để đối phó với sự đoàn kết của các nước tuyên bố chủ quyền Biển Đông, Bắc Kinh âm mưu sử dụng cách tiếp cận đàm phán với từng quốc gia tuyên bố lãnh thổ mà không cần đề cập đến tuyên bố về đường 9 đoạn đó. Cách tiếp cận này sẽ cho phép Bắc Kinh chiếm ưu thế trong các cuộc đàm phán song phương – vấn đề mà họ lo sợ sẽ bị mất trong các diễn đàn đa phương. Mặc dù đường 9 đoạn không được Công ước củua Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982 công nhận và liên tục gây nhiều tranh cãi, nhưng hiện nay Bắc Kinh ít có khả năng từ bỏ tuyên bố của họ. Trước sự quan tâm rất lớn của quốc tế và cạnh tranh khu vực trên Biển Đông, người dân Trung Quốc, vốn coi vùng nước trong đường 9 đoạn là khu vực lãnh hải Trung Quốc, đang ép Bắc Kinh có những hành động quyết đoán hơn. Điều này khiến Trung Quốc ở một vị thế khó khăn khi Bắc Kinh cố gắng mô tả phát triển chung như một bằng chứng cho thấy các nước khác đã công nhận tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc. Trái lại, các nước đối tác đã lảng tránh khi Bắc Kinh tìm cách giảm nhẹ tuyên bố để duy trì quan hệ quốc tế, trong khi người dân Trung Quốc ở trong nước thường tổ chức các cuộc biểu tình yêu cầu Chính phủ hành động. Nhưng bất cứ nỗ lực nào nhằm thu hút cử tri trong nước của Chính quyền Bắc Kinh đều có nguy cơ gây tức giận cho các đối tác nước ngoài hoặc ngược lại.

Phát triển chính sách hàng hải
Các diễn biến từ đường 9 đoạn, tình hình phát triển trong nước, và hệ thống quốc tế có nhiều thay đổi đã góp phần hình thành chiến lược phát triển biển của Trung Quốc. Dưới thời Mao Trạch Đông, Trung Quốc tập trung vào nội bộ và bị hạn chế do lực lượng hải quân yếu kém. Mặc dù các tuyên bố lãnh hải của Trung Quốc rất mơ hồ, nhưng khi các nước láng giềng chỉ tập chung vào cuộc đấu tranh giành độc lập, Trung Quốc đưa ra quan điểm biên giới lãnh hải mạnh mẽ hơn. Phát triển hải quân của Trung Quốc chủ yếu vẫn phục vụ mục tiêu phòns thủ và bảo vệ bờ biển khỏi các cuộc xâm lược từ bên naoài. Trong các nỗ lực cải cách kinh tế trong nước cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, Đặng Tiểu Bình đã tìm cách phát triển kinh tế thực dụng hơn từ các vùng biển Hoa Đông và Biển Đông, đặt tuyên bố chủ quyền lãnh hải sang một thời điểm khác. Chi phí quân sự của Trung Quốc tiếp tục ưu tiên cho các lực lượng trên bộ và lực lượng tên lửa, còn lực lượng hải quân chỉ đóng vai trò bảo vệ các vùng ven biến Trung Quốc. Hai thập kỷ tiếp theo, Đặng Tiểu Bình vẫn tiếp tục các chính sách như vậy. Mặc dù lúc đó ở Biển Đông xảy ra một số đụng độ, nhưng nói chung, Bắc Kinh tiếp tục theo đuổi chiến lược tránh đối đầu và coi đây là một nguyên tắc cốt lõi trên biển. Hải quân Trung Quốc không ở vị trí thách thức sự thống trị của hải quân Mỹ hoặc không có bất cứ hành động quyêt đoán nào đối với các nước láng giềng, đặc biệt kể từ khi Bắc Kinh tìm cách tăng cường ảnh hướng trong khu vực thông qua các phương tiện kinh tế và chính trị. Nhưng đề nghị hợp tác phát triển Biển Đông của Bắc Kinh phần lớn bị thất bại. Do sức mạnh kinh tế và chi tiêu quân sự của Trung Quốc ngày càng tăng, đặc biệt gần đây Trung Quốc tập trung hiện đại hóa lực lượng hải quân, từ đó khiến các nước láng giềng nghi ngờ và họ kêu gọi đóng vai trò tích cực hơn để đối trọng với sự gia tăng của Trung Quốc. Vấn đề đường 9 đoạn và tuyên bố chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc cùng nổi lên đáng kể vì nhiều nước nộp đơn khiếu nại chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc theo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển. Trung Quốc, đã ký Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển chủ yếu do lợi ích hàng hải và tài nguyên ở Biển Đông, nhận thấy chính họ cũng phải đưa ra một số tuyên bố ngược lại ở Biển Đông, từ đó báo động ở các nước láng giềng trước những gì được coi là hành động thúc đẩy ý đồ bá chủ khu vực của Bắc Kinh. Nhưng không chỉ các quốc gia có tranh chấp Biển Đông tỏ ra lo ngại trước các biện pháp của Trung Quốc, các nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc Mỹ, Ôxtrâylia và Ấn Độ…, những nước phụ thuộc vào biển về thương mại và vận tải quân sự, cũng tỏ thái độ không thể chấp nhận quan điểm bành trướng của Trung Quốc. Tất cả các quốc gia này coi những hành động của Trung Quốc như một khúc dạo đầu thách thức các vùng nước thuộc quốc gia khác. Trung Quốc phản ứng băng những lời lẽ ngày càng quyết đoán và quân đội Trung Quốc cũng đóng vai trò lớn hơn trong các quyết định chính sách đối ngoại. Rõ ràng chính sách về không đối đầu của Trung Quốc trước đây nay đã được thay thế bằng một cách tiếp cận mới.

Tranh luận về chính sách đối ngoại
Năm 1980, Đặng Tiểu Bình đưa ra chính sách đối ngoại, trong đó yêu cầu Trung Quốc lặng lẽ quan sát, giữ vững trận địa, bình tĩnh ứng phó, giấu mình chờ thời…. Những nguyên lý cơ bản này vẫn là cốt lõi trong chính sách đối ngoại Trung Quốc và được coi là nguyên tắc chỉ đạo hành động hoặc sử dụng để bào chữa cho hành động yên lặng. Nhưng môi trường trong nước và khu vực đã thay đổi đáng kể từ những ngày đầu của cuộc cải cách do Đặng Tiểu Bình phát động và phát triển kinh tế và quân sự của Trung Quốc. Do đó Bắc Kinh hiểu rằng chỉ thông qua một chính sách chủ động hơn, Trung Quốc mới có thể phát triển từ một sức mạnh duy nhất trên đất liền đến sức mạnh trên biển và định hình lại khu vực một cách có lợi cho lợi ích an ninh của họ. Nếu không hành động như vậy, các quốc gia khác trong khu vực và đồng minh của họ, cụ thể Mỹ, sẽ âm mưu hoặc thậm chí đe dọa các tham vọng của Trung Quốc. Hiện nay, Trung Quốc đang tranh cãi hoặc thay đổi ít nhất bốn yếu tố chính sách của Đặng Tiểu Bình: 1. Thay đổi từ không can thiệp chuyển sang việc can thiệp sáng tạo; 2. Thay đổi từ nền ngoại giao song phương sang ngoại giao đa phương; 3. Thay đổi từ ngoại giao phản ứng sang ngoại giao phòng ngừa; 4. Phát triển từ chính sách không liên kết chặt chẽ sang bán liên minh. Can thiệp sáng tạo được Bắc Kinh mô tả như một biện pháp để Trung Quốc chủ động hơn trong việc bảo vệ lợi ích của họ ở nước ngoài bằng cách tham gia nhiều hơn vào tình hình chính trị của các nước khác – một sự thay đổi từ không can thiệp sang một thứ gì đó linh hoạt hơn. Trung Quốc đã sử dụng tiền và các công cụ khác để hình thành sự phát triển bên trong ở các nước khác trong quá khứ, nhưng sự thay đối chính sách chính thức sẽ đòi hỏi Trung Quốc phải can dự sâu hơn các vấn đề khu vực. Nhung điều này sẽ làm suy yếu các nỗ lực của Trung Quốc trong việc thúc đẩy ý đồ: Trung Quốc chỉ là một quốc gia đang phát triển giúp các nước đang phát triển khác trong bối cảnh của chủ nghĩa đế quốc phương Tây và bá quyền. Sự thay đổi trong nhận thức có thể ảnh hưởng đến một số lợi thế của Trung Quốc trong việc lôi kéo các nước đang phát triển vì Bắc Kinh dựa trên những cam kết không can thiệp chính trị như một biện pháp chống lại những lời chào mời của phương Tây về các công nghệ tốt hơn hoặc những nguồn phát triển tốt hơn thường kèm theo nhũng yêu cầu thay đổi chính trị của phương Tây. Từ lâu Trung Quốc đã dựa vào quan hệ song phương như một biện pháp ưa thích để quản lý các lợi ích quốc tế. Khi hoạt động trong các diễn đàn đa phương, Trung Quốc thường im lặng chứ không thể hiện sức mạnh của một siêu cường. Ví dụ, Trung Quốc có thể ngăn chặn các biện pháp trừng phạt trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc nhưng hiếm khi đề nghị các giải pháp khác cho cộng đồng quốc tế theo đuổi.
Nhưng hiện nay Trung Quốc đang theo đuổi các mối quan hệ đa phương như một cách để bảo đảm quyền lợi của họ thông qua các nhóm lớn hơn. Mối quan hệ của Trung Quốc với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, tham gia Tổ chức Hợp tác Thượng Hải và theo đuổi hội nghị thượng đỉnh ba bên giúp Bắc Kinh định hướng chính sách của các tổ chức này. Bằng việc chuyển sang cách tiếp cận đa phương, Trung Quốc có thể làm cho một số quốc gia yếu hơn cảm thấy an toàn, từ đó có thể ngăn chặn các nước này chuyển sang tìm kiếm sự ủng hộ của Mỹ. Theo truyền thống, Trung Quốc áp dụng một chính sách ngoại giao tương đối tích cực, đối phó với cuộc khủng hoảng khi chúng xuất hiện nhưng thường không phát hiện hoặc hành động để ngăn chặn các cuộc khủng hoảng trước khi chúng trở thành hiện thực. Ở những nơi đã tìm cách tiếp cận được các nguồn tài nguyên thiên nhiên, Bắc Kinh thường bị chỉ trích không quan tâm tới những thay đổi trong khu vực và không chuẩn bị các chiến lược phản ứng, chẳng hạn sự phân chia Xuđăng thành hai nước Xuđăng và Nam Xuđăng. Giờ đây Trung Quốc đang tranh luận về việc chuyển hướng chính sách này sang một chính sách khác để có thể hiểu biết các lực lượng cơ bản và các nguy cơ dẫn đến xung đột, từ đó hành động một mình hoặc hợp tác với cộng đồng quốc tế nhằm xoa dịu các căng thẳng. Đối với Biển Đông, điều này có nghĩa, Trung Quốc phải làm rõ chủ quyền biển của họ ở mức nào thay vì tiếp tục sử dụng đường 9 đoạn mơ hồ, đồng thời nỗ lực theo đuổi các ý tưởng cho một cơ chế an ninh châu Á, trong đó Trung Quốc sẽ đóng một vai trò lãnh đạo tích cực. Lập trường của Trung Quốc về các liên minh vẫn giữ nguyên như Đặng Tiểu Bình đưa ra trong những năm 1980: Trung Quốc không tham gia thiết lập liên minh nhằm chống lại nước thứ ba. Đây là quan điểm cho phép Trung Quốc duy trì chính sách đối ngoại độc lập và tránh các vấn đề quốc tế do liên minh gây nên. Ví dụ, kế hoạch Trung Quốc chiếm lại Đài Loan bị nhấn chìm bởi sự tham gia của Trung Quốc trong Chiến tranh Triều Tiên và nhờ đó quan hệ của Trung Quốc với Mỹ được thiết lập lại sau một thập kỷ. Sự sụp đổ của hệ thống Chiến tranh Lạnh và sự gia tăng ảnh hưởng kinh tế và quân sự của Trung Quốc đã tạo nên chính sách mới. Bắc Kinh theo dõi thận trọng khi NATO mở rộng về phía Đông và khi Mỹ tăng cường liên minh quân sự ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Rõ ràng, chính sách không liên minh của Bắc Kinh khiến Trung Quốc thiếu khả năng một mình đối mặt với các tổ chức này. Do đó, Trung Quốc chủ trương theo đuối cơ cấu bán liên minh nhăm khăc phục nhược điểm này. Hiện nay Trung Quốc đang tìm kiếm và thúc đẩy các mối quan hệ đối tác chiến lược cũng như các cuộc diễn tập quân sự và nhân đạo với nhiều quốc gia khác là một phần của chiến lược này. Chiến lược mới của Trung Quốc nhằm xây dụng một cơ cấu liên minh chống lại Mỹ. Trong chiến lược biển, Bắc Kinh đang nỗ lực hợp tác với Ấn Độ, Nhật Bản và Hàn Quốc trong các hoạt động clìống cướp biển, và trao đổi các hoạt động của hải quân và diễn tập chung.

Hưởng về phía trước
Thế giới đang thay đổi. Sự phát triển của Trung Quốc như một cường quốc kinh tế lớn buộc Bắc Kinh phải suy nghĩ lại chính sách đối ngoại truyền thống. Trước mắt, vấn đề Biển Đông là một mô hình thu nhỏ của cuộc tranh luận rộng lớn về chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Các tuyên bố chủ quyền mập mờ của Trung Quốc chỉ có tác dụng khi tình hình khu vực yên tĩnh, nhưng không phục vụ mục đích phát triển lợi ích biển và hoạt động của hải quân Trung Quốc, ngược lại đã làm tăng căng thẳng giữa Bắc Kinh và khu vực. Công cụ chính sách trước đây không còn phục vụ các nhu cầu của Trung Quốc. Chính sách phát triển kế thừa từ Đặng Tiểu Bình không còn mang lại bất cứ sự hợp tác đáng kể nào với các nước láng giềng ven biển và việc khẳng định đường 9 đoạn hoàn toàn trái với Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển đồng thời làm gia tăng chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi ở trong nước cũng như các phản ứng mạnh mẽ của các nước láng giềng. Mặc dù chính sách biển thiếu rõ ràng, nhưng Trung Quốc thể hiện ý đồ tiếp tục củng cố tuyên bố của họ trên cơ sơ đường 9 đoạn. Bắc Kinh thừa nhận những thay đổi chính sách là cần thiết, nhưng sự thay đổi đó không được gây nên bất cứ hậu quả nào./.


1 comment:

View My Stats