bởi Myhanh
Nguyen vào ngày 27 tháng 7 2012 lúc 10:02 sáng ·
Tôi đọc được bài này của một người bạn
trên facebook. Xin được đăng lên đây thay cho mọi điều muốn nói. Cảm ơn Mỹ Hạnh
và mọi người.
Thứ
sáu, ngày 27 tháng bảy năm 2012
----------------------
Mình có một người bạn là lính xuất ngũ.
Bạn ấy là một cô gái tóc vàng mắt xanh trong như màu biển. Trong vòng hơn hai
mươi năm nay, nước Mỹ đã nhiều lần tham chiến, nhưng chế độ quân dịch đã chấm
dứt từ lâu. Thay vì vào đại học, chọn con đường học vấn để lập thân như bao
nhiêu người trẻ tuổi khác, bạn mình lại xung phong đăng lính - và tham chiến ở
Kuwait trong cuộc chiến vùng Vịnh lần thứ nhất.
Tại sao bạn lại chọn con đường gian khổ
nguy hiểm đó khi trên đất nước của bạn nhập ngũ là một sự lựa chọn, không phải
là một nghĩa vụ? Lúc đó mình rất muốn hỏi nhưng ngại ngần rồi lại thôi. Bạn kể
cho mình nghe những kỷ niệm thời quân ngũ, kể về những gian nan thử thách nơi
miền sa mạc ban ngày nóng như thiêu đốt nhưng ban đêm lại lạnh lẽo thấu xương.
Cho dù nước Mỹ đã có truyền thống bình quyền bình đẳng từ lâu đời, con số phụ
nữ tham gia quân đội vẫn là rất ít. Trong cả đại đội chỉ có một mình bạn là nữ.
Ngoài những thiếu thốn bất tiện cá nhân của một người con gái sống đời quân
nhân còn là sự cô đơn lẻ loi, chưa kể tới những điều bất trắc có thể đến không
phải từ đối phương mà có thể là từ đồng đội. Trong vòng nhiều dặm vuông, bạn là
người con gái duy nhất. Đã có không ít những vụ bạo hành đối với các nữ quân
nhân xảy ra trong những hoàn cảnh như vậy. Những đêm không phải phiên gác, bạn
ôm súng nằm ngủ trong lều riêng. Hễ nghe thoáng có tiếng động là bạn chĩa nòng
súng dưới cằm mình, sẵn sàng đem mạng sống để đổi lấy danh dự nếu như có chuyện
gì xảy ra.
Sau đó bạn xuất ngũ vì lý do thương
tật. Bạn cho mình xem kỷ vật trong quân ngũ. Hành trang một thời tuổi trẻ của
bạn chỉ vỏn vẹn một huy chương của hoàng gia Kuwait trao tặng và một tấm thẻ
bài. Cầm tấm thẻ bài trong tay, liên tưởng tới lúc một người chiến binh ngã
xuống, tất cả những gì họ để lại cho người thân cho bạn bè chỉ là một tấm thẻ
bài đơn giản nhỏ bé này thôi, bất giác mình rùng mình. Ôm chặt lấy bạn mình
nói, cám ơn bạn vì đã ra đi, và cám ơn bạn vì đã bình yên trở về!
Cởi bỏ bộ quân phục, bạn trở về đời
thường. Trong bao nhiêu con đường tiến thân, bạn lại chọn nghề giáo. Hơn thế
nữa, bạn không chọn những môi trường bình yên những công việc nhẹ nhàng. Bạn
chọn những ngôi trường trong các khu phố nghèo và tràn đầy tệ nạn xã hội. Bạn
chọn dạy những đứa trẻ ngỗ nghịch chuyên đánh nhau gây rối. Có lần lao vào cản
hai đứa học trò đánh nhau trong lớp, bạn bị tụi nó lỡ tay đánh vào mặt mấy ngày
mới hết sưng. Nước Mỹ vốn có chế độ ưu đãi rất tốt đối với cựu quân nhân. Tại
sao bạn lại không chọn những con đường dễ đi? Bây giờ thì mình đã hiểu. Bạn từ
bỏ cuộc sống đầy đủ tiện nghi và bình yên, tình nguyện nhập ngũ để lao thân vào
nơi lằn tên mũi đạn, hy sinh cho những người hoàn toàn không quen biết nơi một
đất nước xa lạ vì bạn muốn phục vụ. Hôm nay bạn đã trở về đời thường, nhưng cái
nguyên tắc của một người lính vẫn theo bạn suốt đời; đó cũng là hai chữ phục
vụ.
Nghĩ đến bạn, bất giác mình lại nghĩ
đến những người lính của hai miền Nam Bắc trên quê hương khốn khổ của chúng ta.
Gia đình mình cũng giống như hàng triệu gia đình miền Nam gốc Bắc khác có người
thân ở cả hai bên chiến tuyến. Mình hiểu rõ thế nào là huynh đệ tương tàn. Mẹ
mình có ba con trai; hai anh nhỏ khi đó chưa đến tuổi động viên nên không đi
linh. Anh cả là lính. Mẹ có hai con rể, cả hai cùng là lính. Tất cả các anh họ,
anh rể họ, cháu họ của mình đều là lính. Trong khi đó, họ hàng ngoài Bắc cũng
có rất nhiều người đi bộ đội. Thời chiến mà, đến tuổi là phải đi thôi. Mẹ chỉ
có một người em trai duy nhất mà lại còn kẹt lại ngoài Bắc. Cậu là út nên cậu
với anh cả không xê xích nhau là mấy. Cậu cháu cùng độ tuổi quân ngũ. Những năm
khói lửa khốc liệt nhất, mẹ đã mất liên lạc với gia đình miền Bắc rồi. Khi đó
mình còn nhỏ, không hiểu được lòng mẹ. Bây giờ nghĩ lại, lúc đó mẹ đau đớn xót
xa và lo lắng biết bao nhiêu. Biết đâu nơi chiến trường chẳng may cậu cháu lại
chĩa mũi súng vào nhau? Những ngày Hà Nội khói lửa ngập trời, chắc cũng là
những ngày lòng mẹ như có lửa cháy. Bà ngoại đã mất từ mấy năm trước, nhưng nơi
đó có cậu, có mợ, có các em, có họ hàng ruột thịt.
Gia đình mình trong Nam kể như rất may
mắn, không có người nào tử trận. Có một đứa cháu bị mất tích. Mẹ nó đã lo cúng
vong, đã nhận tiền tử do quân đội cấp. Không ngờ trong một đợt trao đổi tù binh,
nó lù lù trở về, như một người về từ cõi chết. Ngay cả sau 1975, hầu hết đám
đàn ông trong nhà đều đi cải tạo, sơn lam chướng khí, lao động khổ sai, rồi sau
đó thì vượt biên lênh đênh trên biển chín phần chết chỉ có một phần sống cũng
không có ai phải bỏ mạng.
Gia đình ngoài Bắc thì không được may
mắn như vậy. Mợ mất hai người em trai nơi chiến trường miền Trung. Mình cũng có
hai chị họ trở thành góa phụ. Chồng hai chị hy sinh lúc hai chị còn rất trẻ,
một chị lúc đó đang mang thai đứa con đầu lòng. Cứ nghĩ đến anh mất đi khi chưa
từng được biết mặt con là mình lại vô cùng thương cảm. Vợ anh công tác trong
ngành xây đựng, hay ngành gì đó mà mỗi khi nơi nào có cầu đường bị bom đạn phá
sập thì đơn vị chị được điều tới để sửa chữa. Chắc là chồng chị linh thiêng che
chở cho mẹ con chị hay sao mà trong hoàn cảnh đầu sóng ngọn gió những nơi bom
đạn đó mẹ góa con thơ cũng được bình yên. Chị cũng nuôi được con lớn khôn thành
người. Sau 1975, những gia đình như gia đình mình đau đớn tiễn người thân vào
chốn lao tù nhưng cũng lại được đoàn tụ với gia đình họ hàng sau nhiều năm xa
cách. Cái giá phải trả của một cuộc nội chiến nó là như vậy. Mình được gặp cả
hai chị họ. Người nào cũng nhỏ bé gầy ốm xanh sao. Là những người vợ liệt sĩ mà
có vẻ như họ chẳng nhận được sự quan tâm ưu đãi nào của chế độ. Sau này mình
mới hiểu, không chỉ là họ mà ngay cả chính những người thương binh bộ đội sau
khi cởi bỏ áo lính rồi dường như cũng bị lãng quên.
Không biết ở các tỉnh thành khác thì
sau, chứ sau cuộc chiến biên giới miền Bắc và biên giới Tây Nam, mình thấy ở
Sài Gòn số thương binh xuất hiện rất nhiều Có lẽ những trợ cấp họ nhận được rất
ít ỏi nên họ phải xoay sở để kiếm thêm. Có nhiều người lương thiện hơn thì nhận
hộ tống cho các bà các chị đi buôn đường xa. Thời ngăn sông cấm chợ, các anh
quản lý thị trường là vua. Nhưng đụng phải các anh thương binh thì cũng dạt xa,
không dám khám xét bắt bớ gì. Còn những kẻ gian manh thì vác nạng chặn xe đò
xông lên trấn lột của hành kháck. Có nhiều anh thì bảo kê cho mấy tụ điểm chiếu
phim lậu. Bao nhiêu phim ảnh bị cho là của Mỹ Ngụy đồi trụy, bị tịch thu trước
đây hóa ra chẳng bị tiêu hủy như lời loa phường oang oang suốt ngày đã tuyên
bố. Hóa ra chúng được lưu giữ ở những nhà kho nào đó trong bao lâu nay. (Cũng
"tại" các anh thương binh này mà thời tuổi trẻ của mình bị "đầu
độc" bởi Romeo and Juliet, bởi Cleopatra, bởi Cuốn Theo Chiều Gió. Hu hu
hu.)
Những tưởng như vậy đã là đến cùng cực
của cái giá của cơm áo gạo tiền, nhưng mới đây mình mới biết ngày nay có những
người là thương binh mà hành động của họ là sự phỉ nhổ đối với vong hồn những
người lính đã nằm xuống. Dù là người lính miền Nam hay miền Bắc, dù là người
lính hy sinh trên mặt trận nào, mình tin rằng tuyệt đại đa số bọn họ khi ngã
xuống vẫn tin rằng mình đang phục vụ cho chính nghĩa, đang bảo vệ quê hương.
Nhưng hôm nay những ông tự nhận mình là thương binh lại tuột quần trước văn
hóa, sẵn lòng kéo bè kéo lũ đi đâm thuê đòi nợ mướn như bọn cặn bã của xã hội.
Họ có bao giờ nghĩ đến những đồng đội của họ đã ngã xuống cho đất nước này, cho
dân tộc này? Họ có khi nào thấy xấu hổ với những người lính sau khi cởi bỏ bộ
quân phục trở về đời thường tiếp tục dạy học, viết văn, hay trở về làm ruộng,
hoặc làm kinh doanh? Mỗi người bằng cách của mình, bằng khả năng, bằng trí tuệ
của mình vẫn tiếp tục đóng góp cho quê hương một cách thầm lặng, giống như
ngườii bạn kể trên của mình vẫn không quên lý tưởng "phục vụ" của
người lính.
Nhưng nói đi rồi phải nghĩ lại. Phải
chăng chính sự vô trách nhiệm của nhà nước khi họ quay lưng bỏ mặc cuộc sống của
những người lính sau khi họ trở về đã đẩy nhiều người vào cảnh cùng quẩn, cộng
thêm tư tưởng công thần mà các giai tầng lãnh đạo luôn là điển hình và một xã
hội vô pháp vô thiên đã là chất xúc tác độc hại nuôi dưỡng nên cái thứ quái
thai thương binh kiêm xã hội đen?
Hàng triệu người lính của hai miền đã
nằm xuống. Lịch sử đã sang trang. Đất nước đã thống nhất. Lẽ ra trang sử mới
của nước nhà phải rạng ngời tươi sáng cho xứng đáng với vong linh bao người đã
hy sinh. Nhưng sao trang Việt sử hôm nay lại tả tơi rách nát? Tiếng súng đã yên
từ hơn hai mươi năm, nhưng như thế không có nghĩa là đất nước chúng ta bình
yên. Cuộc chiến hôm nay, dù không có tiếng bom đạn nhưng không kém phần quyết
liệt. Cuộc chiến giữa cái thiện và cái ác, giữa chính nghĩa và hung tàn lúc nào
cũng vậy. Bạn và tôi, chúng ta hãy cùng làm những người lính. Mỗi người một
việc, hãy chung tay đẩy lùi dã tâm và bóng tối.
Ngày hôm nay, mình muốn gửi lời cám ơn
đến những người bạn đã tham gia cuộc biểu tình ngày Chủ Nhật 24 tháng 7 năm
2011. Đặc biệt cám ơn những bạn đã dương cao bảng tên vinh danh các chiến sĩ đã
hy vinh bảo vệ Hoàng Sa và Trường Sa. Và em xin trân trọng cám ơn anh Nguyễn
Tường Thụy người đã giơ cao tấm giấy in tên hạm trưởng Ngụy Văn Thà. Sự vinh
danh một người lính của một người lính, một người lính từ bên kia chiến tuyến,
là một điều vô cùng tuyệt vời và là sự tôn vinh tuyệt đỉnh tinh thần đoàn kết
dân tộc. Em tin hương hồn hạm trưởng Ngụy văn Thà có linh thiêng sẽ vô cùng cảm
kích. Em cũng xin vô cùng cám ơn anh Nguyễn Tường Thụy về bài
viết rất xúc động của anh
cho kỷ niệm đó. Em sẽ mãi mãi ghi nhớ.
ngày 27 tháng 7 2012 lúc 10:02 sáng ·
dieu khac chan may
ReplyDeletedieu khac chan may nam
dieu khac chan may nu
điêu khắc chân mày
điêu khắc chân mày nam
điêu khắc chân mày nữ
dieu khac long may
điêu khắc lông mày
dieu khac long may nam
dieu khac long may nu