Thuc Quyen Nguyen
29/07/2012
Từ rất lâu rồi, từ khi khối XHCN còn cường thịnh, dư luận đã lan
truyền rằng, cán bộ và nhân viên sứ quán Việt Nam ở bất cứ nước nào cũng đều có
một thái độ và cách hành xử giống nhau: luôn luôn coi rẻ người Việt sống tại
nước mà mình là đại điện cho Nhà nước Việt Nam để bảo vệ quyền lợi của họ. Đối
với những người này, mọi quan hệ gần như chỉ là “tiền trao cháo múc”, ngoài ra
mọi thứ tình cảm: dân tộc, đồng bào... chỉ là đồ xa xỉ. Những ai đã gặp phải
hoàn cảnh trớ trêu cần sự giúp đỡ của cán bộ và nhân viên Đại sứ quán nơi mình
tạm cư trú hoặc học hành, công tác, đều đã có kinh nghiệm xương máu này.
Mới gần đây thôi, việc một quan chức Đại sứ quán VN ở Nga trả lời
công luận rằng Đại sứ quán “bó tay” trước những lời kêu cứu của một số người
Việt bị đánh lừa sang Nga và hiện đang bị hành hạ như nô lệ ở Nga bởi một vài
tổ chức lao động nào đấy tại Nga, đã làm cho rất nhiều bạn đọc công phẫn.
Những tưởng họ chỉ đối xử “người dưng nước lã” với nhân dân mà
thôi, nào ngờ ngay chính nhân viên trong Đại sứ quán khi gặp cảnh hiểm nghèo
cũng chịu một thân phận... bị bỏ rơi không thương tiếc. Ôi chao! Thế mới biết
những điều người ta dạy dỗ trẻ em từ tấm bé “Bầu ơi thương lấy bí cùng...” đều
chỉ là chuyện hão.
Xin mời bạn đọc xem tin dưới đây, do một cộng tác viên từ Cộng hòa
liên bang Đức gửi về.
Bauxite Việt Nam
--------------------------------------
Theo tin trên tờ Neues Deutschland (Nước Đức mới), một nhân
viên ngoại giao Việt Nam, đã từng giữ chức vụ cao cấp tại Đại sứ quán Việt Nam,
lâm bệnh ung thư máu, đang nằm tại Bệnh viện Vivantes ở Bá Linh. Cả nhà nước
Việt Nam lẫn hãng bảo hiểm sức khỏe Việt Nam không ai trả cho ông ta phí tổn
hóa học trị liệu. Bệnh viên Vivantes cho biết, trong hai lần trị liệu trước,
mọi phí tổn một phần do chính bệnh nhân tự xuất ra trả và một phần do bệnh viện
ứng trước, nhưng lần trị liệu tuần này thì không có ai trả. Phát ngôn bệnh
viện, bà Mischa Moriceau nói: “Chúng tôi đang nói chuyện với Bộ Ngoại giao Đức
và Đại sứ Vietnam”.
Bệnh viện đã hỏi một vài cơ sở và xin quyên tiền, nhưng không ai
muốn giúp quyên cho một nhà ngoại giao lâm bệnh. Vì thế Bệnh viện Vivantes đành
phải viết mails cho các hội đoàn và tư nhân xin giúp đỡ.
Mỗi lần hóa học trị liệu tốn 15.000 tới 17.000 €. Ngoài ra họ còn
xin quyên 1000 € tiền vé máy bay cho chị người bệnh từ Việt Nam bay qua. Bà này
có thể là người mổ ghép tủy sống cho bệnh nhân.
Nhân viên y tế, bà Regina Kneiding ngỏ ý về luật pháp: “Đối với nhân
viên ngoại giao thì các nước liên hệ hoặc hãng bảo hiểm y tế phải trả phí tổn
cho việc điều trị tại Đức”. Nhà nước Đức không được phép trả tiền trị bệnh cho
nhân viên ngoại giao nước ngoài.
Bà Thúy Nonnemann, nhân viên người Việt trong Ủy ban “Các trường
hợp nan giải” của thành phố Bá Linh nói: “Dĩ nhiên tôi chúc cho bệnh nhân nhận
được nhiều tiền quyên tặng. Nhưng nhà nước Việt Nam không thể trốn tránh trách
nhiệm phải bảo vệ an toàn và sức khỏe cho các nhân viên họ gủi ra nước ngoài”.
Một người Việt khác trả lời mail xin quyên tiền quyết liệt hơn: “Có phải là nhà
nước Việt Nam tin rằng Đức quốc rồi sẽ trả tiền nhà thương điều trị? Hay là nhà
nước Việt Nam đế mặc cho nhân viên cao cấp của họ chết hơn là trả tiền điều
trị?”. Anh viết thêm, Việt Nam không phải là nước nghèo và phải có bổn phận thi
hành các nhiệm vụ quốc tế.
Tin gốc:
Lässt Vietnam eigenen
Diplomaten sterben?
Marina
Mai
In einem Berliner Vivantes-Krankenhaus liegt ein an einer akuten
Leukämie erkrankter vietnamesischer Diplomat, der seit Jahren in
verantwortlicher Position in der vietnamesischen Botschaft tätig ist. Weder der
vietnamesische Staat noch seine vietnamesische Krankenversicherung bezahlen ihm
seine dringend benötigte Chemotherapie. Nach Darstellung von Vivantes hat er
zwei Zyklen Chemotherapie bereits aus eigener Tasche und teilweise durch
Vorleistungen der Klinik bezahlt und benötigt noch in dieser Woche einen
weiteren Zyklus, für deren Bezahlung niemand aufkommen will. „Wir sind mit dem
Auswärtigen Amt und der vietnamesischen Botschaft im Gespräch“, sagt
Vivantes-Sprecherin Mischa Moriceau.
Die Klinik hat nach eigenen Angaben außerdem große Stiftungen um
Geld gebeten, die im Falle eines Diplomaten jedoch nicht zur Spende bereit
waren. Darum hat Vivantes jetzt Mails mit der Bitte um Spenden an Vereine und
Privatpersonen gesandt und ist mit der Krebshilfe im Gespräch.
Über vietnamesische Mailverteiler wurde auch eine ND-Mitarbeiterin
um Spenden gebeten. Gebraucht werden 15 000 bis 17 000 Euro für einen Zyklus
Chemotherapie noch in dieser Woche. Außerdem wird um 1000 Euro Spenden für ein
Flugticket der Schwester des Patienten aus Vietnam nach Deutschland gebeten.
Sie käme für eine Knochenmarktransplantation des Abteilungsleiters in der
vietnamesischen Botschaft infrage.
Regina Kneiding von der Gesundheitsverwaltung erörtert die
Rechtslage: „Für Diplomaten zahlen die Entsendestaaten oder dortige
Versicherungen die Krankenbehandlung in Deutschland.“ Der deutsche Sozialstaat
dürfe für Diplomaten nicht zahlen.
Thuy Nonnemann ist vietnamesische Vertreterin in der Berliner
Härtefallkommission und sagt: „Ich wünsche dem Mann natürlich, dass er Spenden
eintreiben kann. Aber der vietnamesische Staat kann sich nicht davor drücken,
für die Sicherheit und Gesundheit seiner ins Ausland entsandten Vertreter
aufzukommen.“ In vietnamesischen Mailverteilern äußert es ein Landsmann
drastischer: „Glaubt der vietnamesische Staat etwa, Deutschland wird schon für
die Krankenbehandlung aufkommen? Oder lässt Vietnam seinen hochrangigen
Vertreter lieber sterben als für seine Krankenbehandlung zu zahlen?“ Vietnam
sei schließlich kein ganz armes Land mehr und müsse sich internationalen
Pflichten stellen, schreibt er weiter.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
dieu khac chan may
ReplyDeletedieu khac chan may nam
dieu khac chan may nu
điêu khắc chân mày
điêu khắc chân mày nam
điêu khắc chân mày nữ
dieu khac long may
điêu khắc lông mày
dieu khac long may nam
dieu khac long may nu