29-7-2012
Gần một năm trước, được người bạn chỉ
cho đọc một tờ báo mạng “lề Dân”. Không ngờ tờ báo “lề Dân” này
lại cuốn hút, dần dần nó đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được
trong một ngày của tôi. Tờ
báo mạng “lề Dân” đó là tờ “Dân Làm Báo”. Không có những bài phóng sự dài kỳ hấp
dẫn, những vụ án bí ẩn, giật gân, những câu chuyện tình mùi mẫn,… “Dân Làm
Báo” vẫn thu hút số lượng độc giả ngày càng tăng. Sức cuốn hút của một tờ
báo là việc nó luôn đáp ứng được nhu cầu thông tin của độc giả.
Với số lượng bình
quân hàng chục bài mỗi ngày đủ các thể loại văn bản, hình ảnh, âm thanh…. đề
cập tới các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội,… mới nhất một cách trung thực,
khách quan, đáp ứng cho nhu cầu thông tin cho những độc giả quan tâm tới chính
trị, quan tâm tới cuộc đấu tranh giành tự do dân chủ, quan tâm tới hiện tình
đất nước... “Dân
Làm Báo” xứng đáng được độc
giả trong, ngoài nước quan tâm mến mộ, xứng đáng với vai trò hỗ trợ đắc lực cho
cuộc đấu tranh vì tự do dân chủ vì tương lai cho đất nước Việt Nam.
Với một nhà báo
chân chính, nguyên tắc được coi là thiêng liêng nhất đó là viết và nói đúng sự
thật. Nhà văn Phùng Quán đã nói lên tuyên ngôn sáng tác của mình trong bài thơ
nổi tiếng “Lời mẹ dặn”
“... Yêu ai cứ bảo
là yêu
Ghét ai cứ bảo là
ghét
Dù ai ngon ngọt
nuông chìu
Cũng không nói yêu
thành ghét
Dù ai cầm dao dọa
giết
Cũng không nói
ghét thành yêu...”
Cùng với nhiều văn
nghệ sĩ khác trong vụ án “Nhân văn giai phẩm” trong những năm 50 của thế
kỷ trước, ông đã phải trả giá cho tuyên ngôn đó bằng hàng chục năm tù đày.
Nhưng những tác phẩm được sáng tác theo tuyên ngôn của ông vẫn còn lại mãi
trong lòng độc giả.
Luôn coi báo chí
phục vụ cho sự thống trị của đảng nên ngay từ khi nắm quyền cai trị trên một
nửa nước 1954, cả nước 1975 đảng và nhà nước Việt Nam luôn duy trì việc kiểm
soát báo chí bằng đủ mọi hình thức. Từ luật báo chí cấm tư nhân làm báo, đến
quy định các tờ báo trong nước đều có một cơ quan chủ quản thực chất là do đảng
chỉ đạo. Báo của các tỉnh, thành do tỉnh ủy, thành ủy là chủ quản. Báo Tuổi trẻ
do thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh là chủ quản. Báo của các ngành do bộ, ngành
đó là cơ quan chủ quản…. Việc đưa tin, viết bài đều theo sự chỉ đạo của các cơ
quan chủ quản. Đặc biệt các chủ đề về chính trị, tôn giáo, chống tham nhũng,
các vụ án chính trị thì phóng viên chỉ là người ghi, viết lại các chỉ thị của
lãnh đạo đảng có liên quan. Có những vụ án “nhạy cảm” trong khi dư luận “đói”
thông tin nhưng các báo "lề đảng" vẫn “án binh bất động” vì
còn phải chờ “định hướng” của đảng. Những quy định này đã biến phóng viên của
các báo “lề đảng” thành các “ bút nô”. Những “ bút nô” này viết theo đơn
đặt hàng của đảng và nhà nước. Họ không từ mọi thủ đoạn kể cả các thủ đoạn bỉ
ổi như: bóp méo, xuyên tạc sự thật, vu khống nhục mạ một nhân vật mà nhà nước
cho là “phản động”,… miễn sao theo đúng sự chỉ đạo của cấp trên. Vì vậy việc
độc giả thờ ơ không quan tâm, tẩy chay hoặc phản đối bài viết của các “bút nô”
này là dễ hiểu. Một số nhà báo không cam chịu thân phận “bút nô” viết bài theo
chính kiến của mình thì hoặc bài viết không được đăng, bị gỡ bỏ, hoặc bị bắt,
hoặc bị gây khó khăn, hoặc bị đào thải, hoặc bị vu cho là các thế lực thù địch.
Người dân trong nước đã có nhận xét về
các báo “lề đảng” như sau: “báo nhân dân”, “lao động” ít người đọc và nếu có đọc một tờ
cũng biết được nội dung của tờ kia. Báo “công an”, “an ninh thế giới” chỉ thu
hút được người đọc bởi các thông tin về các vụ án ly kỳ giật gân. Ai đã từng
nghe lời quảng cáo của các thiếu niên bán báo ở vỉa hè thì thấy rất rõ bí quyết
để hấp dẫn thu hút độc giả của các báo “lề đảng”.
Những gì các báo “lề
đảng” bị bóp nghẹt, bị kiểm duyệt của nhà nước không đáp ứng được nhu cầu
của độc giả thì các báo “lề Dân” trong đó có “Dân Làm Báo” đáp
ứng được. Trong thời đại bùng nổ thông tin trên toàn cầu những sự thật dù có cố
tình giấu giếm, bưng bít cũng sẽ lần lượt bị đưa ra ánh sáng. Người ta đã gọi
“quả lừa” lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 20 là chủ nghĩa cộng sản. Chỉ
là “cái bánh vẽ” nhưng đã có tới một nửa nhân loại lầm theo để rồi phải trả giá
bằng sinh mạng của hàng chục triệu người, bằng cảnh đói rét lầm than của người
dân, chỉ để mang lại cuộc sống đế vương cho một nhóm người. Khi Liên Xô và một
loạt các nước công sản Đông Âu sụp đổ thì “quả lừa” lớn nhất này bị nhân loại
lật tẩy. Trừ một số kẻ vì vẫn muốn tiếp tục lừa mỵ người dân để bám lấy địa vị
thống trị nên vẫn ra rả ca ngợi sự “tốt đẹp, ưu việt” của chủ nghĩa cộng sản
còn lại đại đa số nhân dân đều muốn dẹp bỏ cái chế độ cộng sản trong các nước
còn sót lại. Quốc hội Âu châu đã dành hẳn một nghị quyết để lên án chế độ cộng
sản. “Quả lừa” lớn nhất với dân tộc Việt Nam là “huyền thoại Hồ Chí Minh”. Phải
nói rằng các lãnh đạo cộng sản cũng rất “tài tình sáng suốt” khi chỉ bằng một
số điều không có thật hoặc một ít sự thật đã tuyên truyền, tạo dựng nên “huyền
thoại Hồ Chí Minh”. Dùng huyền thoại này làm ngọn cờ lừa bịp người dân Việt Nam
đổ bao xương máu thực hiện hết cuộc cách mạng này đến cuộc cách mạng khác, để
rồi cuối cùng: đất nước vẫn ở xếp hạng lạc hậu, chậm phát triển. Người dân vẫn
phải chịu cảnh nghèo đói, bị tước đoạt quyền tự do dân chủ, đem thân làm nô lệ
cho xứ người. Và kết cục chỉ có một nhóm người cầm quyền, cùng họ hàng thân
cận, bè cánh giàu lên, hưởng lợi. Các
báo “lề Dân” trong đó có “Dân Làm Báo” cùng với các phương tiện
thông tin khác đã giúp những người bị bưng bít, nhẹ dạ cả tin thấy được hai “
quả lừa vĩ đại” đó.
Trong các vụ án
lớn về tham nhũng khi báo “lề đảng” luôn được hướng dẫn, chỉ đạo đưa tin
viết bài sao cho có lợi cho uy tín của đảng thực chất là bưng bít cho các tham
nhũng của các cán bộ cao cấp trong đảng thì các báo “lề Dân” đã thẳng
cánh phanh phui những vụ tham nhũng lớn có sự tham gia của những cán bộ cao cấp
góp phần chỉ cho nhân dân thấy rõ bộ mặt thối nát của chế độ. Những vụ đàn áp
dã man tôn giáo, dân oan khiếu kiện chỉ qua sự phản ánh của các báo “lề Dân”
dư luận trong nước và quốc tế mới thấy rõ sự thật.
Một luận điệu luôn
được nhà nước tuyên truyền để bôi nhọ, hạ thấp uy tín của các tác giả báo “lề
Dân” hòng giảm bớt tác dụng của các thông tin đó là: các tác giả nhận tiền
của “các thế lực thù địch ở hải ngoại” để viết bài. Hãy điểm qua một số tác giả
viết bài của các báo “lề Dân” và động cơ viết bài của họ.
Đó
là ông già Tô Hải nổi tiếng với “Hồi ký của một thằng
hèn” . Người đã sống hơn
80 năm “trong chăn” và đã thấy biết bao “rận” ở “trong chăn”. Viết bài không
ngoài mục đích cho độc giả thấy những sự thật ông đã chứng kiến, để tỏ rõ là
một trí thức chân chính, mong muốn cho sự tiến bộ của đất nước.
Là
ông lão Bùi Tín người đang là phó
tổng biên tập báo nhân dân, hưởng đủ mọi quyền lợi của một cán bộ cao cấp nhận
ra sự thối nát của chế độ cộng sản đã từ bỏ mọi quyền cao chức trọng để xin tỵ
nạn tại Pháp làm một người dân bình thường.
Họ là những cây
viết trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài dù yên ổn định cư ở nước ngoài
nhưng vẫn luôn quan tâm tới đồng bào trong nước, luôn trăn trở mong muốn nước
Việt Nam tiến bộ có tự do, dân chủ.
Họ là những phóng
viên của báo “lề đảng” có khí tiết kiên quyết không để quyền lực, đồng
tiền bẻ cong ngòi bút đã từ chối nhuận bút hậu hỹ, để viết những bài báo mạng
không có nhuận bút nhưng đúng với lương tâm, có khi phải chấp nhận cả những rủi
ro cho bản thân, gia đình.
Là những trí thức
khát khao được nói lên những tiếng nói chân chính với mong muốn cho đất nước
phát triển, nhưng báo chí và các phương tiện truyền thông nhà nước đã “bịt
miệng” không cho họ nói.
Là các nhà đấu
tranh cho dân chủ những người sẵn sàng chấp nhận từ bỏ hạnh phúc cá nhân, gia
đình để “bước vào nhà tù nhỏ giúp dân tộc thoát ra khỏi nhà tù lớn”.
Những công thần
của chế độ cuối đời đã nhận ra sai lầm của bản thân, của đảng mình, đã nói lên
tiếng nói trung thực cảnh tỉnh những người cầm quyền.
Là những dân oan
của đủ loại oan ức trong chế độ. Họ đã từng đi kiện nhưng càng kiện oan khuất
càng chồng chất. Tiếng nói của họ trong các báo “lề Dân” là những tiếng
kêu oan cuối cùng với mong mỏi đông đảo nhân dân trong nước và dư luận quốc tế
biết đến và cũng là những bằng chứng lên án chế độ cộng sản.
Là những blogger
đã viết rất thật những suy nghĩ rất chân thực của mình về hiện trạng đất nước,
về công cuộc tranh đấu để thực thi tự do dân chủ cho người dân.
Có cả những nhà
báo quốc tế, những nhà đấu tranh cho dân chủ nhân quyền vì không chịu được
những tráo trở lật lọng với những cam kết quốc tế của nhà nước cộng sản Việt Nam
nên đã viết bài phản đối lên án chế độ…
Niềm vui, tự hào
của những người viết chân chính là thỏa mãn nhu cầu thông tin của độc giả. Các
tác giả của báo “lề Dân” đã làm được điều đó bởi họ được viết trong môi
trường tự do, động cơ viết bài của họ không có gì ngoài thỏa mãn ngày càng tốt
hơn nhu cầu thông tin của độc giả. Một số tác giả của báo “lề Dân” khi
viết phản hồi cho biết: tuy bài viết của mình không có nhuận bút nhưng khi đăng
đọc lại bài của mình thấy có nhiều người đọc, nhiều phản hồi, bình luận là tác
giả cảm thấy hạnh phúc và tự nhủ sẽ cố gắng để bài tiếp theo mình viết tốt hơn.
Không chịu đi theo
“lề đảng” của đảng và nhà nước vạch ra nên các báo “lề Dân” đã
không ít lần gặp phải tai ương. Những người đấu tranh cho tự do dân chủ, bất
đồng chính kiến kể cả các phóng viên của báo "lề đảng" bị trù
dập, sách nhiễu, bắt bớ đa phần do nguyên nhân họ là tác giả của các bài báo “lề
Dân”. Các trang mạng "lề Dân" như Talawas,
Bauxite Vietnam, Dân Luận, Dân Làm Báo,... ngay từ khi tạo lập đã
liên tục bị "tường lửa" thậm chí không ít lần bị "đánh sập"
mà thủ phạm (bị nghi ngờ, đã từng thú nhận) chính là "công an mạng".
Một công việc
quyết định cho sự tồn tại cho các tờ báo mạng “lề Dân” là công việc của
ban biên tập. Theo một nguồn tin cho biết: ban biên tập của một số báo "lề
Dân" phải tự bỏ tiền ra để trả thuê bao miền, tự làm các công việc
không có thù lao, cạnh đó lại phải luôn luôn phải đề phòng tin tặc phá hoại.
Một công việc âm thầm nhưng đáng để kính phục, biết ơn mà nhiều khi độc giả vô
tình không biết tới.
Trong cuộc đấu
tranh vì tự do dân chủ cho dân tộc Việt Nam hiện nay, các tờ báo “lề Dân”
trong đó có tờ “Dân Làm Báo” đã đóng góp một phần rất lớn. Những độc
giả, những người đấu tranh cho tự do dân chủ, nhân dân Việt Nam sẽ mãi trân
trọng sự đóng góp này, mong muốn “Dân Làm Báo” ngăn chặn hữu hiệu các
hoạt động phá hoại của tin tặc để liên tục đồng hành cùng độc giả và hy vọng
một ngày không xa ban biên tập, các tác giả, cùng các độc giả sẽ được gặp gỡ
nhau công khai trên một đất nước Việt Nam tự do dân chủ.
7/2012
danlambaovn.blogspot.com
___________________________________
___________________________________
Khai tử một khái niệm: lề trái và lề
phải
Từ lúc nào chúng ta gọi hơn 700 tờ
báo, những phương tiện, con nguời, ý tưởng được viết ra nhằm phục vụ bộ máy độc
tài là lề phải? Tại sao những con người độc lập, viết lên những khát vọng chân
chính của mình, những ước mơ chung của dân tộc lại bị cho rằng đang đi bên lề
trái?
Phải và Trái. Từ thuở nào chúng bị
đánh tráo ý nghĩa và chúng ta tự hoán chỗ đứng của mình?...
Đọc thêm: http://danlambaovn.blogspot.com/2012/01/khai-tu-mot-khai-niem-le-trai-va-le.html#.UBS7q2ke6Fc
dieu khac chan may
ReplyDeletedieu khac chan may nam
dieu khac chan may nu
điêu khắc chân mày
điêu khắc chân mày nam
điêu khắc chân mày nữ
dieu khac long may
điêu khắc lông mày
dieu khac long may nam
dieu khac long may nu