Sunday, 29 July 2012

TRUNG HOA ĐANG ĐÁNH MẤT LỢI THẾ NGOẠI GIAO? (Kishore Mahbubani)




Kishore Mahbubani

Bài dịch của Nguyễn Ngọc Khánh
BS Hồ Hải  hiệu đính
Chủ nhật, ngày 29 tháng bảy năm 2012

Bài viết của ông Kishore Mahbubani, Hiệu trưởng của trường Chính sách công Lý Quang Diệu thuộc Đại học Quốc gia Singapore. Cuốn sách gần đây nhất của ông là cuốn: Bán cầu châu Á mới: Một cuộc di chuyển tất yếu quyền lực toàn cầu về phía Đông.

TÂN GIA BA – Vào năm 2016, tỷ trọng của Trung Hoa trong nền kinh tế toàn cầu sẽ lớn hơn của Hoa Kỳ với điều kiện tính theo sức mua tương đương. Đây là một bước phát triển làm chấn động thế giới; trong năm 1980, khi mà Hoa Kỳ đã chiếm khoảng 25% sản lượng đầu ra thế giới, thị phần của Trung Hoa trong nền kinh tế toàn cầu chỉ chiếm khoảng 2.2%. Ấy vậy mà, sau 30 năm tận dụng hết năng lực về phương diện địa chính trị, Trung Hoa có vẻ như đang trên bờ vực của sự mất đi điều đó khi mà họ cần nó nhất.

Các nhà lãnh đạo Trung Hoa sẽ là khờ khạo và ngu ngốc khi trông cậy vào sự trỗi dậy trong hòa bình và âm thầm của đất nước họ để hướng tới vị thế vượt trội trên toàn cầu. Một lúc nào đó, Hoa Kỳ sẽ sực tỉnh sau giấc ngủ dài về phương diện địa chính trị của họ, có những dấu hiệu người Mỹ đã mở một con mắt của mình.

Song Trung Hoa đã bắt đầu gây ra những sai lầm nghiêm trọng. Sau khi Nhật Bản tham gia gây áp lực lên Trung Hoa và phóng thích một tàu đánh cá Trung Hoa bị bắt giữ vào tháng 9 năm 2010, Trung Hoa đã xử sự một cách thái quá và yêu cầu một lời xin lỗi từ phía Nhật Bản, làm giới quyền uy Nhật Bản phải nháo nhào.

Tương tự như vậy, sau khi đạn pháo của Bắc Triều Tiên giết chết các thường dân vô tội của Nam Hàn vào tháng 11 năm 2010, Trung Hoa vẫn làm thinh. Trong một phản ứng có sự tính toán chi li cẩn trọng, Nam Hàn đã cử đại sứ của mình đến tham dự lễ trao giải Nobel Hòa bình cho nhân vật Lưu Hiểu Ba, một nhà hoạt động nhân quyền người Trung Hoa đang bị giam cầm vào tháng 12 năm 2010.

Trung Hoa cũng đã chọc tức những người Ấn bằng việc từ chối cấp thị thực các quan chức cấp cao Ấn Độ một cách tùy tiện. Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo sau đó đã xuống nước trong các cuộc họp với Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh, song các hành động khiêu khích không cần thiết như vậy đã để lại một vết ố lên sự không tin tưởng từ phía Ấn Độ.

Nhưng tất cả những sai lầm đó thì mờ nhạt chẳng là gì so với những việc mà Trung Hoa đã làm với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á vào tháng 7 năm 2012. Lần đầu tiên trong 45 năm, Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM: ASEAN Ministerial Meeting) không đồng ý với một thông cáo chung, thoạt trông như là vì chủ tịch hiện nay của ASEAN, của Cao Miên (Campuchia), đã không muốn thông cáo đề cập đến sự tranh chấp song phương - giữa ASEAN và Trung Hoa - trong vùng biển Đông. Song cả thế giới, bao gồm hầu hết các quốc gia ASEAN, nhận thức lập trường của Cao Miên là kết quả của áp lực khổng lồ từ Trung Hoa.

Chiến thắng của Trung Hoa được minh chứng như là chiến thắng phải trả bằng một cái giá quá đắt. Trung Hoa đã chiến thắng trong trận chiến về bản thông cáo, nhưng họ có thể đánh mất đi 20 năm cặm cụi gầy dựng uy tín, là kết quả của những nỗ lực, chẳng hạn như thỏa thuận thương mại mậu dịch tự do giữa ASEAN-Trung Hoa, được ký kết vào tháng 11 năm 2002. Quan trọng hơn là, các nhà lãnh đạo Trung Hoa trước đó đã tính toán rằng một khối ASEAN mạnh mẽ và đoàn kết sẽ cung cấp một vùng đệm quý giá chống lại bất kỳ một chiến lược ngăn chặn nào có thể từ phía Hoa Kỳ. Bây giờ, bằng việc chia rẽ khối ASEAN, Trung Hoa đã biếu tặng cho Hoa Kỳ những cơ hội về phương diện địa chính trị tốt nhất có thể của mình trong khu vực. Nếu như Đặng Tiểu Bình còn sống, có lẽ ông ta sẽ hết sức quan ngại về vấn đề này.

Có lẽ là không công bằng khi chỉ đổ lỗi cho các nhà lãnh đạo Trung Hoa cho sự chia rẻ của ASEAN. Nhiều khả năng là, các quan chức cấp dưới nhiệt huyết thái quá đã áp đặt một đường lối cứng rắn lên vấn đề biển Đông, mà không có các nhà lãnh đạo Trung Hoa, khi được đưa ra sự lựa chọn, có thể đã chọn sự phá hỏng thông cáo của hội nghị AMM. Tuy nhiên, thực tế xảy ra đã cho thấy cái tầm thấp kém về những quyết sách gần đây của Trung Hoa.

“Cửu đoạn tuyến” mà Trung Hoa đã vẽ ra trên toàn biển Đông có lẽ chứng minh chẳng được điều gì ngoài một gông cùm về phương diện địa chính trị đeo vào cổ Trung Hoa. Trung Hoa đã không khôn ngoan khi gắn kèm phần bản đồ trong công hàm để phản đối đệ trình chung của Việt Nam và Mã Lai gửi tới Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Những Giới hạn của Thềm Lục Địa tháng Năm năm 2009. Đây là lần đầu tiên Trung Hoa đã chính thức gửi công hàm(*) có kèm bản đồ tới Liên Hợp Quốc, và điều đó gây ra mối quan ngại to lớn giữa một số thành viên trong ASEAN.

Cơ hội về phương diện địa chính trị hàm ý bao gồm phần bản đồ không bị lạc vào tay Hoa Kỳ, đó là lý do tại sao Hoa Kỳ, hơi chút bất thường, đã thực hiện một nỗ lực khác để thông qua Luật Công ước Biển. Sau khi đã thảo luận về cửu đoạn tuyến tại Liên Hiệp Quốc, Trung Quốc đã bước vào một tình huống không giành được chiến thắng, do khó khăn trong việc bảo vệ phần bản đồ theo quy định của pháp luật quốc tế. Thật vậy, như sử gia nổi tiếng Vương Canh Vũ (Wang Gungwu: 赓武) đã chỉ ra, các phần bản đồ đầu tiên tuyên bố chủ quyền trên biển Đông là của người Nhật Bản và sau đó đã được Trung Hoa Quốc dân Đảng kế thừa.

Còn về mặt đối nội, cửu đoạn tuyến có thể gây rắc rối cho chính quyền khi đem lại cho giới chỉ trích một vũ khí hữu ích. Bất kỳ dấu hiệu thỏa hiệp nào sẽ vạch trần bộ mặt chính trị của các quan chức. Nói cách khác, vì một vài viên đá nhỏ trên biển Đông có thể đẩy Trung Hoa vào một tảng đá lớn vô cùng khó khăn và nan giải.

Không còn nghi ngờ gì nữa Trung Hoa sẽ phải tìm một biện pháp để thỏa hiệp về cửu đoạn tuyến. Trung Hoa đã bắt đầu thực hiện điều đó một cách kín đáo. Mặc dù phân khúc tuyến bao gồm các vùng biển phía đông bắc đảo Natuna của Nam Dương (Indonesia), nhưng chính quyền Trung Hoa đã trao cho Nam Dương những đảm bảo dứt khoát rằng Trung Hoa sẽ không tuyên bố chủ quyền quần đảo Natuna hoặc vùng đặc quyền kinh tế của Trung Hoa.

Những sự bảo đảm riêng tư này làm dịu đi mối quan hệ bang giao với Nam Dương (Indonesia). Vì vậy, tại sao không thực hiện những đề nghị tương tự như vậy đối với các quốc gia ASEAN khác?

Những di sản của Đặng Tiểu Bình và người tiền nhiệm của mình, Mao Trạch Đông, là rất khác nhau. Song hai nhà lãnh đạo quan trọng nhất của nhà nước Cộng hòa nhân dân đều đồng ý trong một phạm vi: cả hai đều ra sức thực hiện việc nhượng bộ lãnh thổ nhằm giải quyết các vấn để tranh chấp về biên giới. Điều này giải thích tại sao Trung Hoa rất rộng lượng với Nga, ví dụ như, ở các khu định cư biên giới của mình.

Mao và Đặng có thể thực hiện được điều này bởi vì cả hai đã cung cấp cho Trung Hoa những nhà lãnh đạo cứng rắn. Thách thức đối với thế giới bây giờ là Trung Hoa đã trở nên phân cực về mặt quyền lực chính trị là, không nhà lãnh đạo nào của Trung Hoa đủ mạnh để thực hiện được những nhượng bộ đơn phương sáng suốt.

Sẽ chẳng có gì xảy ra tại Trung Hoa cho đến khi quá trình chuyển đổi lãnh đạo thế hệ kế tiếp được hoàn tất trong tháng Mười một. Chính quyền mới của Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường sẽ cần một thời gian để kiện toàn. Tuy nhiên, Hoa Kỳ đang thức dậy. Cũng vậy, cho phần còn lại của thế giới vào năm 2016. Câu hỏi lớn sau đó sẽ là: Liệu Trung Hoa có đạt được về địa chính trị là số một thế giới hay không khi nó đã là số hai?

@Project Syndicate 2012

Ghi chú:

(*)Công hàm TQ gửi Tổng thư ký LHQ (ngày 07 tháng 5 năm 2009):

Ở cấp độ quốc tế, tranh cãi xung quanh đường 9 chấm đã rộ lên trước Liên Hợp Quốc (LHQ) vào năm 2009 liên quan tới đệ trình chung của Malaysia-Việt nam và đệ trình riêng của Việt Nam cho Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa(CLCS: Commission on the Limits of the Continental Shelf). CLCS đưa ra khuyến nghị cho các nước ven biển có nhu cầu xác lập ranh giới bên ngoài thềm lục địa vượt quá 200 hải lý (nm). Thời gian đệ trình của các chính phủ Việt Nam và Malaysia có thể được giải thích bởi thời hạn chót của họ là vào tháng 5 năm 2009. Để đáp trả các đệ trình này, trong cùng ngày TQ đã chính thức gửi Tổng thư ký LHQ hai công hàm riêng biệt có kèm bản đồ đó, bằng cách này lần đầu tiên xác nhận đường chữ U, ở cấp quốc tế trong một tranh chấp cấp nhà nước, với phản ứng giống hệt nhau sau đây:

TQ có chủ quyền không thể tranh cãi đối với các đảo ở Biển Đông và các vùng biển lân cận, và được hưởng quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển liên quan cũng như biết đáy biển và lòng đất dưới biển (xem bản đồ kèm theo). Lập trường nêu trên đượcChính phủ TQ nhất quán thể hiện, và được cộng đồng quốc tế biết đến rộng rãi.

Đọc Công hàm này, một học giả Đài Bắc suy ra một số khẳng định của TQ:

1. Chủ quyền đối với các đảo ở Biển Đông và vùng biển tiếp giáp chúng (bản đồ kèm theo cho thấy các thể địa lý biển sau đây trong đường đứt khúc theo tên: quần đảo Tây Sa, quẩn đảo Nam Sa, quần đảo Trung Sa, và quẩn đảo Đông Sa).

2. Quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng biển liên quan bao gồm đáy biển và tầng đất dưới đáy biển của chúng.

3. Tính nhất quán của vị thế chính thức của TQ về các yêu sách biển và lãnh thổ ở Biển Đông.

4. Sự nhận biết của các nước bên thứ ba liên quan đến yêu sách của TQ về biển và lãnh thổ ở Biển Đông.

5. Đường chữ U mô tả những yêu sách của TQ về chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán.

Tuy nhiên, dường như công bằng để nói rằng giải thích chính thức của TQ trích dẫn trên, theo như ý nghĩa chính xác của bản đồ đính kèm, vẫn còn là mơ hồ. Cụ thể, bản chất pháp lý chính xác của các khu vực biển bao bọc bởi đường 9-chấm-vẫn còn mờ mịt, mặc dù có việc "làm rõ" của TQ. Điểu này được thể hiện rõ ràng bởi các phản ứng đang dạng mà họ gây ra tại các hội nghị chuyên ngành được tổ chức kể từ đó.

Theo hiểu biết của chúng tôi, cho đến nay chỉ có một nước là Philippines thực hiện nỗ lực giải thích. TQ nhanh chóng trả lời với một công hàm mới, một lần nữa công hàm này chẳng làm cho rõ ràng hơn bao nhiêu. Trong công hàm mới này, đề ngày 14 tháng 4 năm 2011, TQ nêu rằng “chủ quyền và các quyền và quyền tài phán liên quan của TQ trong Biển Đông” được hỗ trợ bằng “chứng cứ lịch sử và pháp lý phong phú”'.Điều rõ ràng trong tài liệu ngoại giao mới này là sự thiếu vắng của bất kỳ đề cập nào tới bản đồ trên. Từ sự thiếu vắng này, chúng ta có thể suy ra sự từ bỏ đường 9 chấm hay không? Chắc chắn, không thể giả định có một sự quay ngoắt (volte-face) một cách hời hợt. Hơn nữa, dù họ đang chủ trương làm dịu đi các quan ngại về tự do hàng hải ở Biển Đông, ví như can thiệp gần đây của TQ đối với tàu thuyền Việt Nam và Philippines mà thôi cho thấy các yêu sách quá đáng của họ như trên bản đồ vẫn còn nguyên vẹn. (nguồn: Tia Sáng)



No comments:

Post a Comment

View My Stats