Thụy Nguyễn
28-7-2012
Vì
Trung Quốc chưa có công nghệ cũng như chưa có kỹ thuật để khoan và khai thác
dầu khí ở biển sâu nên vừa qua có một số quan điểm cho rằng các công bố liên
quan đến việc thành lập thành phố mới Tam Sa ở Biển đông chỉ là cái “vỏ rỗng”
để hù dọa và dằn mặt sau khi Quốc hội Việt Nam ra luật về Hoàng Sa, Trường Sa.
Thực tế, dự án này là bước đầu của một kế hoạch đã được suy tính chính chắn từ
trước. Xin xem 2 tin sau để thấy những bước có tính cách chiến lược của TQ:
Tình hình có thể chuyển biến rất nhanh và sợ là VN sẽ không trở tay kịp vì ngày
nay khi có tiền thì sự phát triển công nghệ hay kỹ thuật mà TQ còn đang còn
thiếu sót, có thể là sẽ không mất nhiều thời gian, “vì có thể mua được”.
Thực
vậy, cách đây hai ngày, báo chí bên Canada có loan tin là công ty Sinopec (tức
China Petroleum & Chemical Corporation Limited của TQ) vừa mua 49% cổ phần
của công ty Talisman Energy của Canada chuyên về khoan và khai thác dầu khí ở
biển sâu phía Bắc với giá 1,5 tỷ USD.
Song
song với tin này, hãng thông tấn AFP (Agence France Press) của Pháp cũng loan
tin là công ty CNOOC (tức China National Offshore Oil Corporation của TQ) cũng
vừa làm một OPA (Offre Public d’Achat) để mua Nexen là một công ty lớn khác
chuyên khai thác dầu khí của Canada với giá là 15,1 tỷ USD.
Mặc
dầu đã có sự thỏa thuận giữa hai công ty nhưng cũng phải có sự đồng thuận của
chính phủ vì chính phủ có quyền xem xét và chặn lại nếu thấy không phù hợp với
quyền lợi Quốc gia, và cũng theo các báo thì chính phủ thuộc đảng “bảo thủ”
Canada hơi ngại (cũng có thể nói là không muốn) nhượng sự kiểm soát một khối kỹ
nghệ có tính cách chiến lược cho một nước cộng sản.
Theo
báo The Globe and Mail thì Washington tức Hoa kỳ cũng đang làm áp lực với
Ottawa tức với chính phủ Canada để không cho thông qua việc mua bán này (xem
phần được tô đỏ trong bài trích bên dưới).
Nếu
để TQ thực hiện “sự khai thác phần Biển Đông thuộc về VN” như chuyện đã rồi thì
chúng sẽ càng giàu càng mạnh hơn và VN sẽ càng khó lấy lại Hoàng Sa và Trường
Sa. Khi chủ quyền đã bị mất thì sợ là lúc đó Mỹ sẽ điều đình thẳng với ông chủ
mới. Muốn được làm bạn đồng minh và được Mỹ bán cho vũ khí để có thể bảo vệ chủ
quyền thì tối thiểu VN cũng phải làm sao để có điều kiện cho hợp tiêu chuẩn,
tức phải thực hiện dân chủ với tam quyền phân lập. Như vậy mới có thể đoàn kết
toàn dân và huy động toàn lực để sớm phát triển đất nước.
T.N.
Tác
giả gửi trực tiếp cho BVN
——————————————————
Hãng Talisman bán tài
sản hiện có cho hàng Sinopec của Trung Hoa
Theo
trang mạng lesaffaires.com ngày 23-07-2012
Hàng
dầu mỏ Talisman Energy (TSX:TLM) của Canada bán một phần trong số 49 phần trăm
tài sản hiện có trong một chi nhánh của mình tại Anh Quốc cho hãng Sinopec của
Trung Hoa với giá 1,5 tỉ USD. Họ nhấn mạnh rằng liên doanh này sẽ tập trung đầu
tư vào khai thác các tài sản có đó kể cả việc khoan và khai thác ở vùng Biển
Bắc. Hãng Talisman khẳng định họ tiếp tục quản lý các hoạt động của mình, còn
Sinopec thì sẽ cắt đặt nhân sự của họ vào các vị trí then chốt. Đóng tại vùng
Aberdeen, tại Scotland, hãng Talisman UK có 564 nhân viên làm việc toàn phần và
khoảng 1950 nhân viên hợp đồng. Việc dàn xếp mua bán sẽ phải xong từ nay cho
tới cuối năm nay.
—————————————————————————–
Dầu mỏ: Hãng CNOOC của
Trung Hoa thông báo đầu tư chưa từng có vào Canada
Tin
của AFP, ngày 23/07/2012
Hai
công ty dự kiến hoàn thành dàn xếp sáp nhập trong quý tư năm nay.
Quý
hai năm 2012, sản xuất của hãng Nexen trung bình đạt tương đương 207.000 thùng
dầu mỏ mỗi ngày (sau khi thanh toán các khoản phí). Cuối năm 2011, dự trữ của
hãng này đạt tương đương 900 triệu thùng dầu và khả năng dự trữ của họ là 1,12
tỉ thùng. Thêm vào đó còn có dự trữ ước tính lên tới 5,6 tỉ thùng, nhất là ở
những vùng cát có chứa bitum (nhựa đường) tại Canada. Việc một công ty Trung
Hoa cuối cùng có thể nuốt gọn Nexen có nguy cơ tạo ra những phản ứng chính trị
tại Hoa Kỳ, tại đây các đảng viên Công hòa trách cứ tổng thống Barack Obama đã
đẩy Canada vào vòng tay Bắc Kinh khi ông này từ chối duyệt kế hoạch đường ống
dẫn dầu Keystone XL, việc này đã khiến Canada ngả hẳn sang xuất cảng dầu mỏ của
mình qua Trung Quôc. Do vậy, Washington có thể đi tới chỗ gợi ý cho Canada
không duyệt việc sáp nhập này, tờ báo hàng ngày The Globe and Mail bình luận
như thế mặc dù vẫn hoài nghi về tác động của công việc đó.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Dầu mỏ: Hãng CNOOC của
Trung Hoa thông báo vụ đầu tư chưa từng có vào Canada
Philippe Lopez
afp.com ngày 23/07/2012
MONTREAL
– Thứ hai vừa rồi, hãng dầu mỏ khổng lồ của Trung Hoa CNOOC thông báo ký kết
với công ty Nexen của Canada dự kiến sẽ nuôt gọn công ty này với cái giá 15,1
tỉ USD, xét về tiềm năng, thì đây là vụ đầu tư chưa từng thấy vào Canada.
Logo của công ty dầu
mỏ CNOOC
Một
thông cáo chung của hai công ty cho biết trị giá mỗi cổ phiếu Nexen lên tới
27,50 dollar, tăng 61% so với trị giá cổ phiếu chứng khoán lúc đóng cửa hôm thứ
sáu, và tăng 66% so với mức tăng trung bình của 20 ngày mở cửa vừa qua.
Đó
là một luận điểm chắc nịch có sức thuyết phục các cổ đông sẽ phải bỏ phiếu vào
ngảy 21 tháng chín tới.
Chưa
kể là bên nào mua được công ty Nexen còn phải chấp nhận thêm khoản nợ của Nexen
lên tới 4,3 tỉ dollar.
Trị
giá chứng khoán Nexen lên vùn vụt sáng thứ hai vừa rồi ở Toronto, trong vòng
chưa tới một giờ sau khi mở cửa đã đạt 53,5% so với khi đóng cửa ngày thứ sáu
trước đó, giá mỗi cổ phiếu Nexen khi đó là 26,54 dollar.
Thông
cáo cho biết việc chuyển nhượng coi như đã gần xong, tuy còn phải chờ chính
quyền liên bang Canada ở Ottawa duyệt nếu được cho là mang lại “lợi nhuận
ròng” cho nền kinh tế canada.
Hiếm
khi có chuyện từ chối trong những vụ như thế này của chính phủ bảo thủ Canada,
thế nhưng do chuyện này liên hệ tới một công ty năng lượng lớn của đất nước –
đứng thứ 12 trong nước – nay lại rơi vào tay một doanh nghiệp Nhà nước của
Trung Hoa, nên các nhà phân tích ngay lập tức đã nhắc nhớ chuyện chính phủ không
duyệt việc mua doanh nghiệp bất lợi hồi tháng 11 năm 2010 của hãng liên doanh
Anh-Úc BHP Billiton đối với công ty phân bón số một thế giới của Canada là
Potash Corp.
Đồng
thời, các nhà phân tích cũng giả định rằng công ty Trung Hoa khổng lồ hẳn là đã
tìm kiếm những bảo hành bán chính thức của chính quyền tại Ottawa trước khi bọn
họ lao vào công chuyện này.
Doanh
nghiệp Trung Hoa đã cẩn thận chuẩn bị mọi việc kỹ lưỡng. Từ năm 2005, họ đã đầu
tư quãng 2,8 tỉ dollar vào Canada, đặc biệt là vào MEG Energy một công ty liên
kết với hãng Nexen cho việc khai thác cát có chứa bitum.
Hôm
thứ hai, (hãng CNOOC) đã nhấn mạnh ý định của họ giữ lại các nhà điều hành
người Canada của hàng Nexen, sẽ thiết lập trụ sở điều hành vùng Bắc Mỹ và Trung
Mỹ tại Calgary, tại bang Alberta ở phía Tây Canada, và sẽ tham gia giao dịch
chứng khoán ở Toronto.
Việc
chiếm được Nexen này sẽ “củng cố vị thế Cnooc tại Canada, tại Nigeria và ở
vùng vịnh Mexicô,sẽ mang lại cho công ty này một sự hiện diện mạnh mẽ tại vùng
biển Bắc nước Anh và đa dạng hóa cơ sở phát triển của nó “, công ty CNOOC
đánh giá, và họ sẽ tài trợ hoạt động theo cách chi tiền ngay qua ngân khố của
Trung Hoa và cho nợ ngoài hệ thống.
Hội
đồng điều hành của hãng Nexen tuyên bố ủng hộ vụ chuyển nhượng này và khuyến
cáo các cổ đông cũng ủng hộ như họ.
Thời
gian gần đây, công ty Nexen này gặp một số khó khăn, nhiều chuyên gia cho biết:
các hoạt động ở vùng biển Bắc bị Anh đánh thêm nhiều loại thuế cao, sản xuất
ngoài khơi Nigeria và ở vùng Long Lake ở Canada, đã bị chậm lại do những khó
khăn kỹ thuật tại chỗ. Và vào mùa thu năm ngoái, hãng Nexen đã mất một hợp đồng
lớn tại Yémen, khiến Marvin Romanow giám độc điều hành phải vội vã ra đi hồi
tháng giêng.
Hai
công ty Nexen và CNOOC dự kiến hoàn tất công việc vào quý tư năm nay.
Sản
xuất của Nexen trung bình đạt tương đương 207.000 thùng dầu mỗi ngày (sau khi
thanh toán các khoản phí). Cuối năm 2011, dự trữ của hãng này đạt tương đương
900 triệu thùng dầu và khả năng dự trữ của họ là 1,12 tỉ thùng. Thêm vào đó còn
có dự trữ ước tính lên tới 5,6 tỉ thùng, nhất là ở những vùng cát có chứa bitum
(nhựa đường) tại Canada.
Việc
một công ty Trung Hoa cuối cùng có thể nuốt gọn Nexen có nguy cơ tạo ra những
phản ứng chính trị tại Hoa Kỳ, tại đây các đảng viên Công hòa trách cứ tổng
thống Barack Obama đã đẩy Canada vào vòng tay Bắc Kinh khi ông này từ chối
duyệt kế hoạch đường ống dẫn dầu Keystone XL, việc này đã khiến Canada ngả hẳn
sang xuất cảng dầu mỏ của mình qua Trung Quôc.
Do
vậy, Washington có thể đi tới chỗ gợi ý cho Canada không duyệt việc sáp nhập
này, tờ báo hàng ngày The Globe and Mail bình luận như thế mặc dù vẫn hoài nghi
về tác động của công việc đó.
điêu khắc thẩm mỹ
ReplyDeletehoc dieu khac chan may
học diêu khắc chân mày
day dieu khac chan may
dạy điêu khắc chân mày
khoa hoc dieu khac chan may
khóa học điêu khắc chân mày
dieu khac chan may 6d
điêu khắc chân mày 6d
điêu khắc lông mày 6d ở đâu đẹp
dieu khac chan may 6d o dau dep