NGÀY 30-7-2012
KẾT
QUẢ ĐẾN NGÀY 30-7-2012
TT
|
QUỐC GIA
- VÙNG LÃNH THỔ
|
BẠC
|
ĐỒNG
|
||
1
|
9
|
5
|
3
|
17
|
|
2
|
5
|
7
|
5
|
17
|
|
3
|
3
|
1
|
3
|
7
|
|
4
|
3
|
0
|
1
|
4
|
|
5
|
2
|
4
|
2
|
8
|
|
6
|
2
|
2
|
2
|
6
|
|
7
|
2
|
0
|
3
|
5
|
|
8
|
2
|
0
|
0
|
2
|
|
9
|
1
|
4
|
6
|
11
|
|
10
|
1
|
2
|
1
|
4
|
|
11
|
1
|
2
|
0
|
3
|
|
12
|
1
|
1
|
1
|
3
|
|
12
|
1
|
1
|
1
|
3
|
|
14
|
1
|
1
|
0
|
2
|
|
15
|
1
|
0
|
2
|
3
|
|
16
|
1
|
0
|
0
|
1
|
|
16
|
1
|
0
|
0
|
1
|
|
16
|
1
|
0
|
0
|
1
|
|
19
|
0
|
2
|
0
|
2
|
|
20
|
0
|
1
|
2
|
3
|
|
21
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
21
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
21
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
21
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
21
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
21
|
0
|
1
|
0
|
1
|
|
27
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
27
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
27
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
27
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
27
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
27
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
27
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
27
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
27
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
27
|
0
|
0
|
1
|
1
|
|
27
|
0
|
0
|
1
|
1
|
-------------------
Cập nhật:
12:27 GMT - thứ hai, 30 tháng 7, 2012
Olympics London 2012 bước sang ngày thi đấu chính thức thứ ba hôm 30/7
với các đoàn vận động viên đua tranh 12 bộ huy chương ở 22 môn thi đấu.
Trong ngày này,
có 13 nội dung thi đấu tranh huy chương gồm đấu kiếm nữ, nhảy cầu 10m cầu cứng
nữ, thể dục dụng cụ đồng đội nam, Judo hạng cân dưới 57kg nữ và 73kg nam, bơi
200m tự do nam, 100m bơi ngữa nam và nữ, 100 bơi ếch nữ, cử tạ hạng cân 58kg nữ
và 62kg nam và 10m súng trường nam.
Tới nay, đội chủ
nhà giành được 2 huy chương, tạm đứng thứ 17 nhờ chiếc huy chương bạc nội dung
đua xe đạp đường trường cự ly 140 km của Lizzie Armitstead và huy chương đồng
400 mét tự do nữ của Rebecca Adlington.
Trên bảng thành
tích toàn đoàn với 22 quốc gia và vùng lãnh thổ có huy chương, tính tới buổi
trưa ngày thứ Hai, Trung Quốc (12 huy chương), Mỹ (11 HC), Ý (7 HC), Hàn Quốc
(5 HC) và Pháp (4 HC) đang là 5 đội dẫn đầu. Đã có 82 huy chương và 21 kỷ lục
được các đoàn lực sỹ phá.
Ngày hôm nay,
các con mắt chú ý đang được đổ về nam kình ngư tuyển Mỹ, Michael Phelps, người
sẽ tham gia thi đấu ở bán kết nội dung bơi bướm.
Phelps đã về thứ
tư ở cự ly 400 mét hỗn hợp nam và ngày hôm nay là cơ hội để anh tìm kiếm chiếc
huy chương tại thế vận hội mùa Hè.
Bên phía tuyển
Anh, các vận động viên thể dục dụng cụ nam sẽ thi đấu chung kết vào lúc 16h30
(giờ London).
'Vẫn có tin vui'
Ngày hôm nay,
tuyển Việt Nam không có nội dung thi đấu nào, sau một ngày thi đấu không thực
sự may mắn hôm Chủ Nhật, khi niềm hy vọng ở môn cử tạ nam và nữ đều không thể
có huy chương.
Hôm 29 tháng
Bảy, lực sỹ Trần Lê Quốc Toàn, một trong những ứng viên sáng giá ở hạng 56 kg,
đã về thứ tư với 284 điểm. Thành tích của Quốc Toàn tuy khá sát với người đoạt
huy chương đồng, Valentin Histov của Azerbaijan khi anh chỉ thua kém 2 điểm.
Huy chương vàng
bất ngờ thuộc về lực sỹ Om Yun-Chol của Bắc Hàn với 293 điểm, bằng kỷ lục thế
giới hiện tại.
Ở nội dung cử tạ
nữ hạng 53kg, lực sỹ Nguyễn Thị Thúy rời cuộc đấu khi xếp hạng thứ 8, nhưng cô
chỉ thua hai người trên mình đúng 1 điểm. Trước đó, cô đứng đầu bảng B với 195
điểm, theo sát bởi Weili Yu của Hồng Kông cũng với 195 điểm.
Trao đổi với BBC
Việt ngữ tối Chủ Nhật, một quan chức thuộc đoàn Olympics Việt Nam cho hay mặc
dù các kết quả thi đấu tới ngày thứ hai của Olympics "chưa thuận
lợi", nhất là cử tạ, thể dục dụng cụ, bắn súng "chưa thành
công," Việt Nam vẫn có một tin vui khi tay vợt cầu lông Nguyễn Tiến Minh
thắng trận đầu.
Việt Nam hiện
vẫn hy vọng đặt ở bộ môn Taekwondo với Lê Huỳnh Châu và Chu Hoàng Diệu Linh thi
đấu từ ngày 8-10 tháng Tám, trong khi đó, các nội dung khác như bơi ngửa, thể
dục, điền kinh, súng ngắn chậm nữ, súng ngắn chậm nam, kiếm 3 cạnh, Taekwondo
nam hạng 58 kg và vật vẫn còn tiếp tục thi đấu.
Nguyễn Giang / BBCVietnamese.com
Cập nhật:
17:23 GMT - thứ hai, 30 tháng 7, 2012
Đi xem giải tennis Thế vận hội London ở sân
Wimbledon nổi tiếng, tôi chứng kiến và cũng nhiệt tình tham gia các
màn vỗ tay của người xem cho ba tay vợt nổi tiếng để thấy văn hóa
‘cổ động viên’ các nước cũng thật khác nhau.
Đây cũng là dịp nhắc tới thói hò hét vô lối của
một số bạn Việt Nam có thể đã gây hại cho vận động viên Olympics
nước này, theo lời kể lại.
Sức hút của các vì sao
Tôi đến sân Wimbledon từ trước giờ thi đấu vòng
loại hôm Chủ Nhật 29/7 để cùng hàng nghìn người Anh và người xem đủ
mọi quốc gia chiêm ngưỡng các nhân vật nổi tiếng mà từ xưa mới chỉ
thấy trên TV.
Vừa qua vòng kiểm tra an ninh, bước vào khu sân
tennis đã thấy ngay Roger Federer tập dượt cùng Stanislas Wawrinka ở một
trong nhiều sân ngoài trời.
Hai tay vợt Thuỵ Sĩ cùng tập trước giờ Wawrinka
vào đấu vòng loại với Andy Murray của Anh và Federer có mặt hôm nay
chỉ để ủng hộ cho bạn và người đồng hương.
Sau 12 giờ, các sân ngoài trời bắt đầu vào những
trận như đôi nữ của Lý Na và Trương Soái của Trung Quốc gặp cặp đối
thủ Argentina.
Ngay sân bên là cuộc đấu vòng loại đơn nam với
Marcos Baghdatis (Cyprus) và Go Soeda (Nhật Bản).
Trừ vài sân lớn khác và nhất là sân Centre Court
có mái che mà tôi sẽ nói đến sau, nhiều sân tennis của Wimbledon nằm
ngoài trời, các lối đi xung quanh đầy người xúm xít xem và chụp ảnh
các ngôi sao của tennis thế giới.
Nhìn các sân thi đấu nhỏ đẹp, phủ cỏ xanh và xung
quanh trồng hoa như các ngôi vườn ngay khu sang trọng Wimbledon, tôi đã
tưởng văn hóa đấu và xem tennis trong yên lặng mới đúng kiểu Ăng-lê.
Trên đồi cỏ Henman thuộc khoảnh đất của Câu lạc
bộ Quần vợt trên cỏ Anh Quốc (All England Lawn Tennis and Croquet Club)
người dân tổ chức picnic giữa trời nắng, vừa nghỉ trên cỏ, vừa xem
tennis trên màn hình to hoặc nhìn xuống một số sân ở dưới.
Nhưng khi vào chỗ có vé của mình ở sân trong nhà,
Centre Court thì tôi lại thấy cả một không khí khác.
Trước trận Agnieszka Radwanska (Ba Lan) gặp Julia
Goerges (Đức), tiếng nhạc rộn ràng phát ra từ loa và hai màn hình
rộng ở góc sân khiến hàng nghìn người trên khán đài vòng quanh cũng
phấn chấn theo.
Trong số người xem có người vẫn cờ Ba Lan, cờ Đức
nhưng không quá ồn ào.
Người xem, đa số là dân Anh, ủng hộ công bằng cho
cả hai cô gái trẻ.
Nhưng sang trận Andy Murray gặp Stanislas Wawrinka thì
không khí rùng rùng chuyển động.
Sự hưng phấn như bùng lên và cờ Liên hiệp Vương
quốc Anh cùng cờ xứ Scotland, quê hương của Andy Murray, tung bay.
Nhưng kỷ luật trên sân khiến tôi thán phục cả
người xem và ban tổ chức.
Mỗi khi các cây vợt hết giờ nghỉ và quay lại sân
mà trên khán đàn vẫn còn ồn ào vì người xem nói chuyện, ăn uống và
đi lại, trọng tài chỉ cần nói “Take your seat, thank you!” (Đề nghị
ngồi xuống ghế, xin cảm ơn!), là tiếng ồn giảm đi tới mức im bặt.
Các đợt vỗ tay cũng vậy.
Chúng dịu ngay xuống sau khi trọng tài nhắc rất
nhẹ “Thanh you”.
Nhưng cũng có cảnh hò hét hoặc lời hô khuyến
khích các vận động viên.
Vào lúc 16:14, khi Andy Murray dẫn trước với tỷ số
5:3 nhưng có nguy cơ tụt dốc trước sức lên của Stanislas Wawrinka, tiếng
la “Come on Andy” (Cố lên Andy) rộ lên sau một cú mất bóng của vận
động viên Scotland.
Thú vị nhất là ngay sau lưng tôi có một cậu bé đi
xem cùng cha.
Cậu này luôn ủng hộ ai đang thua.
Khi nghe ai hô ‘Come on Andy”, cậu bé lập tức hét
“Come on Wawrinka”.
Tôi cứ ngỡ cậu bé là người Thuỵ Sĩ nhưng không
phải vậy.
Với tiếng Anh trong sáng, cậu lại hô “Come on Peer”
khi ở trận sau đó, cô Shahar Peer của Israel bị đường bóng của Maria
Sharapova, đại diện cho Nga quần thảo tung cả tóc và váy.
Tiếng hô lạc lõng
Nhưng những tiếng hô chỉ còn thú vị khi không quá
chói, quá to.
Một ông người Nga ngồi ngay sau tôi, khoác áo đỏ
có dòng chữ Russia (là vận động viên hay cổ động viên?) như không biết
‘thủ tục’ tế nhị đó ở xứ Anh.
Ngay từ đầu trận của Sharapova, ông ta gào liên
tục: “Davai Masha” vang khắp sân.
Những người Anh xung quanh chỉ quay sang nhìn một
cách ý nhị.
Có lúc Sharapova thắng một set, ông người Nga sướng
quá hát rống lên “Rossyia, Vpieriod!” (Nước Nga tiến lên!).
Tiếng cười rộ xung quanh nhanh chóng biến thành
nét nhăn mặt khó chịu.
Tôi quay sang bà người Anh bên cạnh bình một câu
nhỏ, “So amusing” (Khá buồn cười), và được nghe câu đáp đầy chất hài
hước Ăng-lê “Chỉ mong sao không quá lâu”.
Điều đáng chú ý là một cặp người Israel sau khi
thấy ông người Nga hò hét liên tục và to quá đã kéo lá cờ sao David
của họ và dẫn cô con gái biến khỏi chỗ ngồi gần đó để đi sang chỗ
còn trống khác, an toàn hơn về ‘âm thanh’.
Như thế, tiếng hò hét có thể tạo cảm giác đe
dọa.
Tôi không rõ trên sân, Maria Sharapova trong trang phục
màu nước Nga, váy thân màu đỏ, lưng có một vạch xanh, váy màu trắng
có phản ứng gì trước tiếng hô mà chắc chắn cô nghe rất rõ.
Nhưng tôi để ý thấy cây vợt trẻ đẹp này sau mỗi
lần ra bóng đều quay lại hướng về bảng cuối sân, đi ba bốn bước như
tĩnh tâm rồi mới quay lại base line để phát bóng.
Cũng liên quan đến vỗ tay và hò hét nơi sân thi
đấu, tôi được nghe chuyện tiếng hô to thô lỗ có thể làm hại cho một
quốc gia như Việt Nam.
Một quan chức trong đoàn Olympics từ Hà Nội sang
London cho hay ông không hài lòng với tiếng hô “Việt Nam cố lên!” trong
ngày thi đấu thiếu may mắn của Trần Lê Quốc Toàn.
Theo lời kể thì khi vận động viên cử tạ từ Đà
Nẵng bắt đầu nhấc tạ thì có mấy bạn trẻ Việt Nam, chắc là sinh
viên, đã gào to khiến lực sỹ của Việt Nam mất đi một vài tích tắc
tập trung tâm trí rất cần thiết.
Tiếng hô tiếp theo “Toàn ơi cố lên!” lạc lõng giữa
không khí lặng thinh ở cả arena trước khi các vận động viên vào cuộc
đã phá mất cân bằng tâm lý của người thi đấu, theo đánh giá của quan
chức thể thao có mặt.
Tất nhiên, khó có thể nói đó là lý do duy nhất
khiến Trần Lê Quốc Toàn trượt mất huy chương đồng trong ngày 29/7.
Nhưng có lẽ điều chắc chắn là các bạn Việt Nam
kia, giống như ông người Nga tôi thấy đã hành xử vô ý thức và nghĩ
rằng đi xem là dịp để thể hiện cảm xúc riêng, gào cho sướng nơi công
cộng, bất chấp tác động xấu với người thi đấu.
Họ quên rằng tại các nhà thi đấu cũng cần có văn
hóa, cần ứng xử đó là ‘Đúng lúc, đúng chỗ’, nhất là ở một xã
hội tôn trọng sự ý nhị như Anh.
------------------------------
Hôm qua 29/07/2012 là một ngày được mùa của thể thao Pháp tại Thế vận hội Olympic Luân Đôn, chỉ riêng một buổi tối đoàn Pháp đã giành 2 danh hiệu vô địch trên đường đua xanh một cho Camille Muffat ở cự ly 400 m tự do nữ, một cho đồng đội nam ở môn bơi tiếp sức 4x100 m. Trước đó 2 nữ vận động viên Céline Goberville cũng đã mang về huy chương bạc ở môn bắn súng và Priscilla Gnesto giành huy chương đồng ở môn Judo.
Ngày thi đấu hôm qua của đội bơi Pháp tuy khởi đầu không thành công với việc tay nữ vô địch Olympic 2004 Laure Manaudou thất bại ngay từ vòng đấu loại nội dung 100 m bơi ngửa, nhưng kết thúc lại thành công rực rỡ. Tay bơi nữ 22 tuổi Camille Muffat đã mang về chiếc huy chương vàng đầu tiên cho thể thao
Pháp ở nội dung 400 m tự do với thành tích 4 phút 1,45 giây. Muffat đã trở thành nhà nữ vô địch Olympic thứ hai trong lịch sử bơi lội Pháp, viết tiếp thành tích mà tay bơi Laure Manaudou đã lập được ở Olympic Athens 2004.
Ngay sau chiến công của
Muffat, đội bơi nam của Pháp gồm
Amaury Leveaux, Fabien Gilot, Clément Lefert và Yannick Agnel cũng đã xuất sắc vượt lên đội bơi của kình ngư Mỹ Michael Phelps mang về chiếc huy chương vàng thứ 2 ở nội dung 4x100m.
Ở
Olympic Bắc Kinh
2008, đội bơi Pháp ở nội dung này đã bị các tay bơi Mỹ vượt lên trên giành huy chương vàng. Lần này 4 chàng trai Pháp đã viết tiếp thành tích của bơi lội Pháp mới có hai danh hiệu vô địch Olympic trong quá khứ do tay
bơi Jean
Boiteux giành được năm 1952 ở cự ly 400 m tự do và Alain Bernard giành được năm 2008 ở nội dung 100 m tự do. Do buổi sáng Alain Bernard đã tham gia đội bơi Pháp trong vòng loại nên anh cũng được hưởng thành tích của đồng đội tối qua và trở thành tay bơi đoạt 2
danh hiệu
Olympic của Pháp.
Trong ngày thi đấu hôm qua trước khi các vận động viên bơi lội lập chiến công, thì nữ vận động viên bắn súng trẻ tuổi Céline Goberville lần đầu tham
dự
Olympic đã mang về tấm huy chương bạc cho đoàn thể thao
Pháp ở nội dung súng ngắn 10 mét. Tiếp nối thành tích của tay súng nữ, võ sĩ Judo Priscilla Gneto vừa tròn 21 tuổi, lần đầu tham dự Olympic đã xuất sắc giành được huy chương đồng ở hạng cân dưới 52 kg. Bốn tấm huy chương mang về trong một ngày thi đấu hôm qua đã đưa vị trí xếp hạng của đoàn thể thao Pháp lên hàng thứ 5. Hôm nay đội bơi Pháp tiếp tục cơ hội tỏa sáng với phần thi chung kết nam của tay bơi Yannick Agnel ở nội dung 200 m tự do và Camille Lacourt ở nội dung 100 m bơi ngửa.
-----------------------------------
Nguyễn Khanh viết từ London
2012-07-30
“Phải
tách rời thể thao với chính trị”, ông Xuân Hồng của đài BBC thửa nào bảo với
tôi.
Avi Melamed (thứ 2
từ trái), thành viên sống sót của đội tuyển Olympic Israel 1972 bên tấm áp
phích vinh danh 11 vận động viên Olympic Israel bị giết bởi Palestine tại
Olympic Munich 1972. Ảnh chụp hôm 27/7/2012 tại New York trong phút tưởng
niệm. AFP photo
Tay
cầm ly cà phê pha đậm đến mức uống vào phải nhăn mặt, ông đồng nghiệp cũ nhấn
mạnh từng chữ một: “thể thao là thể thao, chính trị là chính trị. Chúng ta có
thể pha sữa chung với cà phê như người Ăng Lê pha sữa chung với trà, nhưng phải
cố gắng đừng trộn lẫn thể thao với chính trị”.
Ông
Xuân Hồng không phải là người đầu tiên nói câu “lý tưởng” đó.
Trong
buổi gặp gỡ với báo chí trước ngày khai mạc Olympic London 2012, ông Chủ Tịch
Liên Đoàn Olympic Quốc Tế (IOC) Jacques Rogge cũng bảo mỗi lần nghĩ đến hình
ảnh ngọn đuốc thiêng Thế Vận Hội được chuyền tay từ ngày nay sang người khác
“là tôi nhìn thấy ngay hình ảnh của một cộng đồng gắn bó chung với nhau, tôn
trọng lẫn nhau, chơi đẹp, công bằng với nhau, không chấp nhận những chuyện xấu
xa, không có chuyện gian lận”. Cũng như các vị chủ tịch tiền nhiệm, ông Rogge
nhắc lại điều cha đẻ của Olympic ngày nay là Nam Tước Pierre de Coubertin đã
nói từ năm 1892, gọi sức mạnh của thể thao là chìa khóa “đem lại hòa bình” cho
nhân loại.
Bất
kể được nhìn dưới góc độ nào, câu nói của Nam Tước Pierre de Coubertin và của
ông Chủ tịch Jacques là những câu nói mang ý nghĩa chính trị, đề cao một lý
tưởng chính trị. Rất tiếc, lý tưởng cao đẹp đó vẫn chưa được thực hiện đúng
mức. Lỗi rõ ràng không phải từ các phái đoàn lực sĩ, cầu thủ, mà là lỗi nằm ở
những quyết định mà thành phần lãnh đạo IOC đã làm. Nói đúng hơn và rõ hơn:
không mấy ai muốn đem chính trị trộn lẫn với thể thao, nhưng chính IOC đã có
những quyết định “phản chính trị” tới mức mọi người phải bực mình, chính IOC đã
làm xấu cái lý tưởng cao đẹp mà họ đặt ra lúc ban đầu, và lịch sử thể thao lẫn
lịch sử chính trị thế giới chứng minh rõ điều đó.
Một
trong những chuyện thế giới chưa quên được là Olympic Berlin 1936 diễn ra khi
Adolf Hitler đang nắm quyền. Không ai chê trách IOC khi quyết định trao vinh dự
cho thành phố Berllin tổ chức cuộc tranh tài từ năm 1931, nhưng đến giờ mọi
người vẫn thắc mắc không hiểu tại sao IOC không quyết định dời cuộc đua đến một
địa điểm khác sau ngày Đức Quốc Xã lên nắm quyền vào năm 1933.
Tài
liệu lịch sử cho thấy trong khoảng thời gian từ 1933 đến 1936, Đức Quốc Xã ban
hành ít nhất 114 đạo luật mang nội dung khắc nghiệt với người Do Thái - trong
đó có cả những quy định nhằm giới hạn người Đức gốc Do Thái tham dự các cuộc
đua tuyển chọn lực sĩ đại diện quốc gia - nhưng một trong những nhân vật quyền
uy nhất của IOC lúc đó là ông Avery Brundage, Chủ Tịch Liên Đoàn Olympic Mỹ
Châu là người bỏ lá phiếu quyết định vẫn giữ nguyên quyết định tổ chức tại
Berlin, sau đó còn vận động để Hoa Kỳ gửi đoàn lực sĩ sang Đức tham dự. Hình
ảnh Hitler đứng trên khán đài danh dự vẫn được xem là một trong những hình ảnh
tệ hại nhất của lịch sử thể thao thế giới.
Không
chỉ nhất định để Berlin tổ chức Olympic, ông Brundage còn tìm cách ngăn cản ít
nhất 2 lực sĩ Mỹ gốc Do Thái là Sam Stoller và Marty Glickman để họ ở trong đội
điền kinh đua 400 mét tiếp sức. Đến khi lên làm chủ tịch IOC (1952-1972), ông
lại làm ngơ việc những nước cộng sản sử dụng thể thao vào mục đích tuyên
truyền, không chú ý đến những lời tố cáo những nước độc tài “có lò luyện lực sĩ
được tài trợ bởi chính phủ”, đi ngược lại tôn chỉ mà Olympic Quốc Tế đã đề ra.
Cũng chính ông là người quyết định “tất cả các cuộc tranh tài vẫn tiếp tục như
đã định” sau ngày 11 lực sĩ, huấn luyện viên và trọng tài Do Thái bị khủng bố
Palestine thảm sát ở Olympic Munich 1972.
Tám
năm sau ngày ông Brundage rời khỏi chức vụ lãnh đạo, Liên Đoàn Olympic Quốc Tế
được điều khiển bởi ông Juan Antonio Samaranch, một nhân vật có liên hệ chặt
chẽ với chính phủ phát xít Tây Ban Nha. Hình ảnh ai ai cũng nhìn thấy là những
bức ảnh ông mặc đồng phục phát xít, giơ tay chào theo kiểu phát xít, và hết
lòng ủng hộ đơn xin tổ chức Olympic 1980 của Moscow cho dù lúc đó Liên Sô đã
đưa quân sang xâm chiếm Afghanistan.
Cũng
chính ông Samaranch là người sang tận Bắc Kinh để xoa dịu sự giận dữ của giới
lãnh đạo Trung Quốc sau khi Sydney được chọn tổ chức Olympic 2000, và rời Bắc
Kinh với hứa sẽ vận động mọi người bỏ phiếu ủng hộ Bắc Kinh cho kỳ tổ chức
2008, những lá phiếu vô tình công nhận cho Trung Quốc quyền được sử dụng thể
thao để tuyên truyền với thế giới. Ông đã làm được điều này trước khi về hưu,
bất kể sự phản đối của những người yêu chuộng tự do, dân chủ và nhân quyền mọi
nơi, chống chữa bằng câu trao trách nhiệm cho Bắc Kinh “để thúc đẩy Trung Quốc
phải đổi mới”.
Không
hiểu Trung Quốc đã “đổi mới” thế nào mà “tình trạng nhân quyền ở Hoa Lục mỗi
ngày một tồi tệ hơn trước”, theo bản phúc trình thường niên của Tổ Chức Human
Rights Watch, “chính phủ Hoa Kỳ quan tâm đến những tin nói về trường hợp người
Tây Tạng tự thiêu vì bị đàn áp”, theo lời phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ
trong một cuộc họp báo cách đây chỉ vài tuần lễ.
Những
lúc đó, chẳng thấy ông Liên Đoàn Olympic Quốc Tế lên tiếng nói gì cả. Điều này
cũng dễ hiểu: một tổ chức từng im tiếng ở thời Đức Quốc Xã 1936, từng ngậm
miệng ở thời 1980 khi Liên Sô xâm lăng Afghanistan, thì không nên mong đợi họ
sẽ lên tiếng tranh đấu cho những người dân thấp cổ bé miệng Trung Quốc, nhất là
những sự kiện đau lòng này lại xảy ra… 4 năm sau ngày ngọn đuốc thiêng Olympic
đã tắt ở bầu trời Bắc Kinh!
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
*
*
Khánh
An, phóng viên RFA - 2012-07-30
Hôm
nay là ngày thứ 3 của cuộc tranh tài Olympic London 2012.
Chỉ
ít giờ đồng hồ nữa, thế giới sẽ có dịp nhìn thấy các nam lực sĩ Hoa Kỳ, Trung
Quốc, Nga, Đức, và nước chủ nhà gặp nhau trên sân North Greenwich để tranh
chiếc huy chương vàng toàn đội của bộ môn thể dục dụng cụ.
(Từ trái sang) Huy chương Bạc Cheng Ming, Fang
Yuting và Xu Jing của Trung Quốc, Huy chương vàng Choi Hyeonju, Bobae Ki và Lee
Sung Jin của Hàn Quốc, và Huy chương đồng Ren Hayakawa, Miki Kanie và Kaori
Kawanaka Nhật Bản cho môn bắn cung nữ trong ngày thứ 2 của Thế vận hội Olympic
London 2012. AFP photo
Trung Quốc đang dẫn đầu HCV
Tại
bể bơi Aquatics Center, khán giả khắp nơi sẽ chú ý đến Ryan Lochte của Hoa Kỳ ở
vòng chung kết của cuộc đua 200 mét bơi sải, trong khi kình ngư Michael Phelps
đang nuôi hy vọng lấy được chiếc vé vào chung kết môn bơi bướm 200 mét. Như
thường lệ, chương trình phát thanh của chúng tôi sẽ kết thúc với mục Câu Chuyện
Olympic London 2012, với Nguyễn Khanh tại London và Khánh An từ Washington DC.
Nguyễn
Khanh:
Từ Olympic London 2012, tôi là Nguyễn Khanh xin được gửi lời chào đến quý thính
giả, chào bạn Khánh An và chào các bạn đồng nghiệp ở Washington DC.
Chúng
ta đã bước vào ngày thừ 3 của cuộc tranh tài kéo dài 2 tuần lễ, và xin được nói
ngay là tính đến tối hôm qua đã có 22 nước lấy được huy chương, Trung Quốc vẫn
dẫn đầu bảng xếp hạng với 6 vàng, 4 bạc và 2 đồng. Về nhì là Hoa Kỳ với 3 vàng,
5 bạc và 3 đồng. Bất ngờ được chú ý nhất là sự xuất hiện của Italy với tư thế
hạng 3 với 7 chiếc huy chương đủ loại, và kế đến là Nam Hàn đứng hạng tư với 5
chiếc, sau đó là Pháp với 4 chiếc để đứng hạng 5.
Cũng
xin nhắc lại đây chỉ là kết quả sau 2 ngày tranh tài, các cuộc thi sẽ còn kéo
dài cho đến ngày 12 tháng Tám mới kết thúc, và từ bây giờ đến ngày bế mạc
Olympic London 2012, chắc chắn danh sách này sẽ còn nhiều thay đổi. Đương nhiên
mọi chú ý vẫn được dành cho hai đoàn lực sĩ Hoa Kỳ và Trung Quốc, với thắc mắc
là nước nào sẽ đứng đầu bảng xếp hạng.
Khi
nói đến huy chương, cũng phải thưa thêm cùng quý thính giả và bạn Khánh An là
ngày hôm qua nước Anh vui mừng với 2 chiếc huy chương đầu tiên: cô Lizzie
Amitstead lấy được huy chương bạc ở bộ môn đua xe đạp đường trường và nữ lực sĩ
Rebecca Adlington chiếm huy chương đồng ở môn 400 mét tự do.
Hiện
giờ Anh Quốc đứng thứ 17 trong bảng xếp hạng các quốc gia đã đoạt huy chương,
nhưng đừng quên tất cả các nhà bình luận thể thao đều dự đoán Vương Quốc Anh sẽ
lấy được ít nhất 20 chiếc huy chương vàng ở cuộc thi ngay tại sân nhà, và đứng
trong hàng ngũ 5 quốc gia chiếm nhiều huy chương nhất.
Đó
lá những gì chúng tôi xin gửi đến quý thính giả để mở đầu câu chuyện thể thao
đặc biệt nói về Olympic London 2012 hôm nay, và bây giờ xin trở lại với bạn
Khánh An tại Washington DC.
Khánh
An:
Cám ơn anh Nguyễn Khanh với bản tường trình tổng quát gửi về từ London. Muốn
hỏi anh là đoàn vận động viên của Việt Nam thì sao? Có hy vọng gì không?
Nguyễn
Khanh: Sau 2 ngày tranh tài, phải nói cho đúng là may mắn vẫn
chưa đến với đoàn Việt Nam. Hôm qua, lực sĩ cử tạ Trần Lê Quốc Toàn hụt chiếc
huy chương đồng, xạ thủ Hoàng Xuân Vinh đứng thứ 9 trong cuộc thi súng ngắn hơi
10 mét nên cũng không vào được vòng trong, nhưng để bù lại thì tay vợt cầu lông
Nguyễn Tiến Minh hiên ngang bước vào vòng kế tiếp.
Cũng
như các đồng nghiệp Châu Á khác, anh em chúng tôi đều tin là ngoài tay vợt Trần
Lê Quốc Toàn, đoàn Việt Nam vẫn có một số hy vọng khác, chẳng hạn như hy vọng
đặt ở nữ võ sĩ Chu Hoàng Diệu Linh dự thi môn taekwondo. Võ sĩ Diệu Linh của
Việt Nam sẽ bắt đầu cuộc thi vào cuối tuần này.
Khánh
An: Muốn hỏi anh là áp lực mà các lực sĩ phải chịu đựng
trong các cuộc tranh tài, không biết nặng nhẹ thế nào?
Nguyễn
Khanh:
Câu hỏi mà bạn Khánh An đặt ra rất hay, vì trước khi ngọn đuốc thiêng thế vận
hội tiến vào sân vận động Olympic ở London, người ta đã nói đến áp lực mà các
lực sĩ, cầu thủ phải chịu đựng. Mặc dù ai cũng bảo là rất hãnh diện khi được
góp mặt với Olympic, nhưng cứ nhìn vào khuôn mặt của các vận động viên thì
chúng ta thấy ngay họ đang bị áp lực. Áp lực đó là áp lực phải chiến thắng,
phải bảo vệ mầu cớ sắc áo của quốc gia mình. Đó cũng là điều dễ hiểu vì mỗi bộ
môn tranh tài chỉ có 3 chiếc huy chương gồm 1 vàng, 1 bạc và 1 đồng, ai ai cũng
mong và quyết tâm chiếm được 1 trong 3 chiếc huy chương cao quý đó, thành ra họ
bị áp lực rất mạnh.
Cách giảm áp lực của các VĐV
Khánh
An:
Thế họ xóa bỏ áp lực trước khi bước vào sân tranh tài như thế nào? Có cách
nào giúp các vận động viên xóa bỏ áp lực không?
Nguyễn
Khanh: Có rất nhiều cách. Cách thông thường nhất là nghe nhạc.
Đó chính là lý do tại sao chúng ta thấy đại đa số vận động viên khi bước vào
phòng thay quần áo đều đeo tai nghe, dùng những bản nhạc để làm nhẹ bớt áp lực
mà họ phải gánh chịu, cố gắng quên hết mọi chuyện, không để bị chi phối vì
những chuyện bên ngoài. Cũng có những lực sĩ dùng thì giờ trước khi ra sân để
ngồi thiền, đọc kinh cầu nguyện, và chính tôi đã có lần nhìn thấy một nữ lực sĩ
bơi lội Mỹ ngồi yên một chỗ, chăm chú đọc kinh thánh.
Xin
kể cho quý thính giả và bạn Khánh An nghe một câu chuyện liên quan đến lực sĩ
điền kinh Usian Bolt đang mang biệt danh là “người chạy nhanh nhất điền kinh”.
Ít nhất một tiếng đồng hồ trước khi ra sân tranh tài, anh lực sĩ tài ba này
không nói chuyện với bất cứ ai, kể cả ông huấn luyện viên của anh ta. Lý do là
anh phải dồn tất cả tâm trí cho cuộc đua, bỏ ra bên ngoài tất cả mọi chuyện, kể
cả áp lực bắt buộc phải chiến thắng. Anh từng nói với báo chí là nếu không trút
bỏ được áp lực thì ra sân chạy rất mệt mỏi, không thể dồn hết sức lực và trí óc
cho cuộc đua.
Khánh
An: Như vậy, có lẽ đoàn vận động viên của Vương
Quốc Anh là khỏe nhất,may mắn nhất, vì họ tranh tài ở sân nhà, khán giả nhà.
Không biết Vũ Hoàng nói thế có đúng không?
Nguyễn
Khanh: Chưa hẳn như thế đâu. Lợi thế sân nhà là một điểm thật
tốt, nhưng lại luôn luôn đi kèm với áp lực đến từ khán giả nhà.
Xin
kể cho anh nghe về áp lực đến với đoàn lực sĩ Anh. Bốn năm trước đây tại
Olympic Bắc Kinh, đoàn vận động viên Anh chiếm được 19 chiếc huy chương vàng,
và ngay sau khi lễ bế mạc Bắc Kinh 2008 vừa kết thúc, mọi người đã đặt câu hỏi
là liệu nước Anh có nhìn thấy chiếc huy chương vàng thứ 20 ở London hay không?
Đó
chính là áp lực mà các lực sĩ, cầu thủ Anh Quốc phải chịu đựng, điều này được
thể hiện rõ hơn nữa là sau 2 ngày tranh tài vì quốc gia chủ nhà chưa cầm được
chiếc huy chương vàng nào cả, chỉ mới có một bạc, một đồng thôi. Khán giả nóng
lòng, cầu thủ, lực sĩ cũng nóng lòng, và đó chính là áp lực.
Khánh An: Cám ơn anh Nguyễn Khanh cho buổi nói
chuyện hôm nay. Hẹn gặp lại anh cũng giờ này ngày mai trong chương trình Câu
Chuyện Olympic London 2012.
Nguyễn
Khanh:
Xin cám ơn bạn Khánh An, cám ơn quý thính giả. Xin hẹn gặp lại quý thính giả và
bạn Khánh An ngày mai.
Theo dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
--------------------------------------
30.07.2012
Ngày thi đấu thứ ba tại Thế Vận Hội Mùa
Hè London đã chấm dứt với Trung Quốc thống lãnh môn thể dục dụng cụ nam khiến cho
đội tuyển Mỹ về tay không.
Trung Quốc vượt qua vòng loại để thắng huy chương vàng trong cuộc thi đấu môn thể dục dụng cụ nam hôm thứ Hai với khoảng cách xa so với đội Nhật Bản đoạt huy chương bạc. Nhưng được đám đông ở London cổ võ vang dội nhất là đội tuyển Anh đoạt huy chương đồng.
Đội tuyển Hoa Kỳ khi thi đấu trong vòng loại đã được một số chuyên gia tiên đoán có thể đem lại huy chương vàng cho Mỹ môn thể dục dụng cụ lại đứng hàng thứ năm.
Trong môn bơi lội, vận động viên Yannick Agnel của Pháp đoạt huy chương vàng thứ nhì của Thế Vận Hội, trong môn bơi lội nam với cự ly 400 mét tự do. Vận động viên môn bơi lội Hoa Kỳ Ryan Lochte, đương kim vô địch thế giới, về hạng tư.
Nhưng vận động viên Hoa Kỳ Missy Franklin, ở tuổi teen đã đoạt huy chương vàng đầu tiên của cô trong môn bơi lội với cự li 100 mét ngửa.
Các huy chương vàng khác được trao hôm thứ Hai cho các vận động viên Romania về môn bắn súng, Nhật Bản và Nga về môn nhu đạo, và Bắc Triều Tiên về môn cử tạ.
Cũng hôm thứ Hai, đội bóng đá Thụy Sĩ đã trục xuất cầu thủ Michel Morganella vì anh đã gởi một thông điệp có tính phân biệt chủng tộc trên Tweeter ngay sau khi đội của anh bị thua Nam Triều Tiên. Morganella sau đó đã xin lỗi, nhưng các giới chức Thụy Sĩ nói rằng đội không thể làm khác được.
Hoa Kỳ và Nhật Bản mỗi đội đoạt được 6 huy chương hôm thứ Hai, tiếp theo là Trung Quốc với 5 huy chương, Pháp với 3 huy chương, và Romania cùng Ukraina mỗi đội 2 huy chương.
Trong số các đội đoạt được 1 huy chương có Nga, Bắc Triều Tiên, Lithuania, Nam Triều Tiên, Thái Lan, Mexico, Colombia, Đức, Úc, Ý, Indonesia, Ấn Độ, Anh và Mông Cổ.
Sau ba ngày thi đấu, Trung Quốc và Hoa Kỳ rất ngang ngửa với nhau đoạt 17 huy chương, tiếp theo là Nhật Bản với 11 huy chương, Ý với 8 huy chương, và Pháp với 7 huy chương.
Hình ảnh các cuộc tranh tài trong ngày thứ ba của Olympic London
Trung Quốc vượt qua vòng loại để thắng huy chương vàng trong cuộc thi đấu môn thể dục dụng cụ nam hôm thứ Hai với khoảng cách xa so với đội Nhật Bản đoạt huy chương bạc. Nhưng được đám đông ở London cổ võ vang dội nhất là đội tuyển Anh đoạt huy chương đồng.
Đội tuyển Hoa Kỳ khi thi đấu trong vòng loại đã được một số chuyên gia tiên đoán có thể đem lại huy chương vàng cho Mỹ môn thể dục dụng cụ lại đứng hàng thứ năm.
Trong môn bơi lội, vận động viên Yannick Agnel của Pháp đoạt huy chương vàng thứ nhì của Thế Vận Hội, trong môn bơi lội nam với cự ly 400 mét tự do. Vận động viên môn bơi lội Hoa Kỳ Ryan Lochte, đương kim vô địch thế giới, về hạng tư.
Nhưng vận động viên Hoa Kỳ Missy Franklin, ở tuổi teen đã đoạt huy chương vàng đầu tiên của cô trong môn bơi lội với cự li 100 mét ngửa.
Các huy chương vàng khác được trao hôm thứ Hai cho các vận động viên Romania về môn bắn súng, Nhật Bản và Nga về môn nhu đạo, và Bắc Triều Tiên về môn cử tạ.
Cũng hôm thứ Hai, đội bóng đá Thụy Sĩ đã trục xuất cầu thủ Michel Morganella vì anh đã gởi một thông điệp có tính phân biệt chủng tộc trên Tweeter ngay sau khi đội của anh bị thua Nam Triều Tiên. Morganella sau đó đã xin lỗi, nhưng các giới chức Thụy Sĩ nói rằng đội không thể làm khác được.
Hoa Kỳ và Nhật Bản mỗi đội đoạt được 6 huy chương hôm thứ Hai, tiếp theo là Trung Quốc với 5 huy chương, Pháp với 3 huy chương, và Romania cùng Ukraina mỗi đội 2 huy chương.
Trong số các đội đoạt được 1 huy chương có Nga, Bắc Triều Tiên, Lithuania, Nam Triều Tiên, Thái Lan, Mexico, Colombia, Đức, Úc, Ý, Indonesia, Ấn Độ, Anh và Mông Cổ.
Sau ba ngày thi đấu, Trung Quốc và Hoa Kỳ rất ngang ngửa với nhau đoạt 17 huy chương, tiếp theo là Nhật Bản với 11 huy chương, Ý với 8 huy chương, và Pháp với 7 huy chương.
Hình ảnh các cuộc tranh tài trong ngày thứ ba của Olympic London
--------------------------------------
Ngày
30/07 là ngày thể thao Việt Nam
tham gia thi đấu nhiều nhất với nhiều hy vọng mang đến huy chương như lực sĩ Trần Lê Quốc Toàn,
Nguyễn Tiến Minh….
Kết thúc ngày thi đấu, lực sĩ Quốc Toàn đã nỗ lực hết mình và giành vị trí thứ
4 chung cuộc, tay vợt cầu lông Nguyễn Tiến Minh có sự khởi đầu thuận lợi khi
giành chiến thắng đầu tiên cho Olympic Việt Nam.
Ở
hạng cân 56kg nam, Quốc Toàn đăng ký ở nhóm A, nhóm tranh chấp huy chương. Tuy
nhiên ở hạng cân này, giới chuyên môn đã khá bất ngờ khi hai lực sĩ của CHDCND
Triều Tiên lại đăng ký ở nhóm B (nhóm xếp hạng), dù họ rất mạnh. Do nhóm B với
hầu hết là những lực sĩ có thành tích không cao nên phải thi đấu trước, và tất
cả đã choáng váng khi Om Yun Choi (CHDCND Triều Tiên) ở nhóm này đã nâng tổng
cộng 293kg, gồm cử giật là 125kg và cử đẩy là 168 kg (thành tích này phá kỷ lục Olympic).
Điều này đã tạo áp lực rất lớn lên các đối thủ ở nhóm A.
Cũng
vì thành tích xuất sắc của Om Yun Choi, nên Quốc Toàn đã buộc phải đăng ký mức
khởi điểm ở cử giật là 125kg. Tuy nhiên trạng thái tâm lý đã khiến anh không
thành công ở hai lần thực hiện đầu, và đến lần cuối cùng mới nâng lên được
trọng lượng này trong sự vỡ òa đến thót tim của NHM nước nhà. Trong khi đó, đối
thủ Hristov (Azerbaijan) nâng được 127kg, còn ứng viên số một Wu Jingbiao
(Trung Quốc) nâng được trọng lượng cao nhất tới 133kg.
Chuyển
sang nội dung cử đẩy, Quốc Toàn đã thành công ngay lần đầu tiên ở mức tạ 155kg,
rồi tiếp đến là 159kg, nhưng đến mức 162kg nhằm cạnh tranh huy chương cùng các
đối thủ thì Toàn lại không thành công. Với kết quả nâng được tổng cộng 284kg,
Trần Lê Quốc Toàn chỉ xếp thứ 4 chung cuộc.
Trong
khi đó ở lần cử đẩy, Wu Jingbiao chỉ nâng được 156kg, nhưng nhờ có thành tích
cao ở lần cử giật, nên tổng trọng lượng mà VĐV này nâng được là 289kg và anh
giành HCB. Riêng lực sĩ Hristov đạt thành tích cử giật là 159kg, tổng thành
tích 286kg, đoạt HCĐ. Ở nội dung này, HCV đã thuộc về Om Yun Choi với tổng
thành tích là 293kg.
Cần
nói thêm, cách đây khoảng 1 năm, tại SEA Games 26-2011, thành tích đoạt HCV của
Toàn chỉ là 280kg, nay với cột mốc 284kg thì chứng tỏ anh đã rất nỗ lực, nhưng
chừng đó vẫn chưa đủ giúp Toàn giành được chiếc huy chương Olympic quý giá cho
đoàn Việt Nam. Từ London, Toàn đã gọi về để bày tỏ: “Biết mọi người ở quê nhà
đang kỳ vọng vào mình, nên tôi đã rất cố gắng, nhưng lực bất tòng tâm”.
Rạng
sáng hôm qua, cả gia đình cùng bạn bè của Quốc Toàn tại Đà Nẵng và hàng triệu
người hâm mộ Việt Nam đã gần như thức trắng đêm để theo dõi lực sĩ này thi đấu.
Hơn ai hết, mẹ và những người thân của Quốc Toàn rất mong anh có huy chương để
mang vinh quang về cho nước nhà, nhưng giấc mơ đã bất thành.
Cũng
rạng sáng 30/7, tay vợt Nguyễn
Tiến Minh đã ra quân thi đấu ở bảng D cùng đối thủ Tan Yuhan
(Bỉ). Ván đầu, Tiến
Minh vẫn mắc điểm yếu tâm lý cố hữu ở các giải đấu lớn nên chấp
nhận thua 17-21, nhưng sau đó anh đã bắt đầu lấy lại bình tĩnh và thắng nhanh 2
ván sau với điểm số 21-14, 21-10. Thắng chung cuộc 2-1, Tiến Minh đã có sự khởi
đầu khá thuận lợi và hôm nay anh sẽ có cuộc đối đầu quan trọng với đối thủ
Parupalli (Ấn Độ) để tranh vé vào vòng đấu loại trực tiếp 1/16.
Sau
thất bại nhanh chóng của Phước Hưng và Ngân Thương, đến lượt nữ tuyển thủ Hà
Thanh cũng nói lời chia tay Olympic, dù trên danh nghĩa là cô vẫn đang tạm chờ
vé vớt vào vòng chung kết, nhưng điều đó rất khó. Ở nội dung nhào lộn trên
thảm, Hà Thanh chỉ xếp thứ 71/82 VĐV với 12.466 điểm. Riêng nội dung nhảy ngựa
sở trường, cô chỉ đứng thứ 12/18 VĐV tham dự với số điểm 13.533 do động tác
tiếp đất bị lỗi.
Như
thế, ngoài 2 lực sĩ môn cử tạ và 1 của judo, nay đến lượt 3 tuyển thủ TDDC của
Việt Nam cũng sớm chia tay Olympic.
-----------------------------------------
điêu khắc thẩm mỹ
ReplyDeletehoc dieu khac chan may
học diêu khắc chân mày
day dieu khac chan may
dạy điêu khắc chân mày
khoa hoc dieu khac chan may
khóa học điêu khắc chân mày
dieu khac chan may 6d
điêu khắc chân mày 6d
điêu khắc lông mày 6d ở đâu đẹp
dieu khac chan may 6d o dau dep