Tổ Chức Quốc
Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản – TCQTYTCTNB
26-7-2012
Tin TCQTYTCTNB: Washington
D.C. , 26 tháng 7, 2012. – Ngày 8 tháng 7,
trước khi Ngoại Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton tới Việt Nam, Bác Sĩ Nguyễn Đan
Quế đã gửi cho bà một văn thư trình bầy một số nhận định và đề nghị về tình
hình Việt Nam. Sau đây là bản dịch sang Việt ngữ văn thư mang tiêu đề của Bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ, do Phó Phụ Tá Ngoại Trưởng Joseph Yun thay mặt Ngoại Trưởng
trả lời và ký tên, gửi Bác Sĩ Nguyễn Đan Quế, qua Bác Sĩ Nguyễn Quốc
Quân.
-----------
BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ
Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn - 20520
Ngày 19 tháng 7 năm 2012
Thưa Bác Sĩ Quế,
Xin cảm ơn ông về lá thư đề ngày 8
tháng Bảy gửi Ngoại Trưởng Clinton. Ngoại Trưởng đã yêu cầu tôi thay mặt để trả
lời ông.
Bộ Ngoại Giao chia sẻ những quan tâm
được bầy tỏ trong lá thư của ông, đặc biệt là sự thiếu không gian để phát biểu
về chính trị một cách ôn hòa và chính quyền Việt Nam sử dụng các điều 79 và 88
để bóp nghẹt đối lập.
Như Ngoại Trưởng đã phát biểu ngày 9
tháng Bảy trong cuộc gặp Cộng Đồng Dân Chủ tại Ulaanbaatar ở Mông Cổ, “dân
chúng khắp nơi muốn có một tiếng nói và một lá phiếu trong những quyết định có
ảnh hưởng tới cuộc sống của họ,và họ xứng đáng được các chính quyền bảo vệ
những quyền của họ và tôn trọng nhân phẩm của họ”. Trong cuộc thăm viếng Hà Nội
ngày hôm sau, bà đã trực tiếp nêu những quan tâm của chúng ta tới Tổng Trưởng
Ngoại Giao Phạm Bình Minh, ThủTướng Nguyễn Tấn Dũng, và Tổng Bí Thư Đảng Cộng
Sản Nguyễn Phú Trọng. Ngoại Trưởngđã vừa công khai vừa riêng tư nói rõ rằng để
trở thành một đối tác chiến lược của Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ cần làm nhiều hơn để
bảo vệ những quyền của người dân của mình.
Chúng tôi tiếp tục theo dõi sát hoàn
cảnh của ông và tình trạng của những người Việt Nam khác đã bị bỏ tù và quấy
nhiễu chỉ vì bầy tỏ quan điểm chính trị của mình một cách ôn hòa. Chúng tôi
cũng coi trọng mối liên lạc giữa chúng tôi với bào huynh của ông là Bác Sĩ
Nguyễn Quốc Quân, và chúng tôi sẽ tiếp tục gặp ông ấy để trao đổi những thông
tin hầu chia sẻ thêm mục tiêu của chúng ta là thăng tiến những điều kiện về
nhân quyền tại Việt Nam.
Tôi hy vọng là những thông tin này hữu
ích và chúng tôi mong tiếp tục được nghe những ý tưởng của ông về mối liên hệ
Mỹ - Việt.
Trân trọng,
Joseph Yun
Phó Phụ Tá Ngoại Trưởng
Văn phòng Đông Á và Thái Bình Dương Sự
Vụ
Dưới đây là nguyên văn bức thư của Bộ
Ngoại Giao Hoa Kỳ:
---------------------------------
(Tin
từ TCQTYTCTNB)
Bác
Sĩ Nguyễn Đan Quế gửi thư cho Ngoại Trưởng Clinton :
July
8, 2012
Honorable
Hillary Clinton
Secretary
of State
Department
of State
2201
C Street NW
Washington,
D.C.
The
United States of America
Cc:
President Barack Obama
Secretary
of Defense Leon Panetta
Assistant
Secretary of State Kurt Campbell
Assistant
Secretary of State Michael Posner
Deputy
Assistant Secretary of State Andrew Shapiro
US
Ambassador to Vietnam David Shear
Dear Madame
Secretary,
The
Vietnamese people are very pleased to know that you are visiting many
capitals including Hanoi on July 10, to justify the U.S. strategy in Asia –
Pacific, one of the most critical areas of the 21st century.
In
recent weeks, before your visit to Hanoi the Vietnamese communist
authorities have increasingly violated the basic human rights of the Vietnamese
people. These violations range from harassing internet bloggers to
dispersing peaceful gatherings. These rights are the universal values that the
United States and United Nations are pursuing in order to empower individuals
and communities throughout the world.
In
light of your efforts, we would like to assert that:
1/
The Vietnamese people very much wish for our country to become a strategic
partner of the United States because of an aggressive remilitarized China and
the ongoing East Sea dispute. However, in order for the United Stats to forge a
true, long-term partner for security, peace and stability in this region, you
would do well to seek a partnership with a free and democratic Vietnam.
2/
Democratization of Vietnam is not only important for the U.S. strategic
security but also for the future of Vietnam as a strong and prosperous
democratic country in the region.
Today,
Vietnam is still under a one party system where there is no distinct separation
of the executive, judiciary and legislative branches. The Vietnamese Communist
Party (VCP) strictly controls the government at all levels, manipulates the
National Assembly, intervenes into the court procedures, monitors the mass
media, and deprives the Vietnamese people of all basic human rights. There are
no free and fair elections, and no independent unions to protect millions of
Vietnamese workers. People who disagree and express their own opinions in
a peaceful way are imprisoned.
The
VCP and their cruel local cronies and relatives have driven Vietnam to the
brink of bankruptcy through wasteful, inefficient investments. Incredible
wealth is in the hands of a small group of corrupt apparatchiks, while the
majority of people live in poverty; the cost of living is soaring; the prices
of electricity, water, and gasoline are rising day by day; the Vietnamese
“dong” is losing its value while wages and salaries are stagnant. People,
especially workers, have to toil night and day, yet cannot make a decent
living.
Many
patriotic people are voicing for democratic change.
Secretary
Clinton, as far as I know before leaving APEC to attend the ASEAN summit at
Bali, Indonesia in November last year, President Obama solemnly declared: “As history
has proven, through the long process, democracy and economic development are
companions together. Prosperity without freedom and democracy is just
another form of poverty”. Prior to that declaration, at the East
West Center in Hawaii, you also specifically addressed Vietnam in a speech on
Asia policy by saying: “We made it clear to Vietnam that if we want to
develop a relationship of strategic cooperation Vietnam should do more to
respect and protect the rights of its citizens”. Assistant Secretary Kurt
Campbell and last month the US Defense Minister Leon Panetta and Deputy
Secretary Andrew Shapiro have also expressed those conditions to Hanoi.
3/
Democratization of VN is equally essential for rebalancing of U.S. strategy in
Asia – Pacific and to our Vietnamese people’s long-term aspiration.
In
light of the congruence of current events, we recommend the following:
a.
The current political situation in Vietnam is a golden opportunity for the U.S.
to express support for a more open political system. Specifically, before
it is too late, the Vietnamese government should adopt a timetable for a free
& fair election under the supervision of the United Nations in which the
Vietnamese people will be able to express their own will regarding their
country’s political system.
b.
The major political impediment is Article 4 of the Constitution, which imposes
the illegal primacy of the VCP. This article should be abolished in order
to establish the rule of law.
c.
The Vietnamese government should cease harassment, arrest, and imprisonment of
citizens who peacefully express their own opinions. They should release
all prisoners of conscience. The Vietnamese government should also stop
threatening and harassing former imprisoned activists.
d.
While our efforts should be concentrated on the release of all political
prisoners, we should also thrive to achieve long-term, concrete, sustainable,
verifiable progress by encouraging criminal code reform. Priority should
be made to abolish provisions such as Article 79 (trying to overthrow
government) and Article 88 (Propaganda against government) which are vague and
ill-defined reasons to arrest and imprison people. The Vietnamese
government should stop invading and searching homes, and arresting people
without court orders. The U.S. government, working with international NGOs, can
help the Government of Vietnam (GVN) bring its criminal code and
practices into conformity with international standards so that laws are not
used to punish people for exercising their human rights.
e.
The GVN should implement freedom of religion, recognize private property and
encourage independent labour unions and collective bargains.
I
am confident that we who lost freedom when the past war ended in 1975 can
finally achieve the triumph of freedom and human dignity, as well as a strong
alliance for international security to overcome any emerging military threat.
But first we must accomplish the required political reforms, starting
with the good relationship between the U.S. and South East Asia.
Not in temporary support of dictatorships, but with deep roots in new
democracies. In Vietnam, our Non-Violent Movement For Human Rights
is committed to achieving these democratic goals in support of a resilient
Vietnam at this momentous time.
Thank
you very much for your consideration.
Respectfully
yours,
Dr Nguyen Dan Que
Founder
& Chairman of The Non-Violent Movement in Vietnam
__________________
Nhân dịp Ngoại
Trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton thăm Hà Nội vào ngày 10 tháng Bảy, 2012, Bác Sĩ
Nguyễn Đan Quế đã gửi cho Bà Clinton một văn thư, nội dung bức thư được
Nhà Báo Đinh Từ thức chuyển sang Việt ngữ như sau:
Ngày
8 tháng Bảy, 2012
Kính
gửi Bà Hillary Clinton
Bộ
Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ
Đồng
kính gửi:
-
Tổng Thống Barack Obama
-
Bộ Trưởng Quốc Phòng Leon Panetta
-
Phụ Tá Ngoại Trưởng Kurt Campbell
-
Phụ Tá Ngoại Trưởng Michael Posner
-
Phó Phụ Tá Ngoại Trưởng Andrew Shapiro
-
Đại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam David Shear
Kính thưa Bà Ngoại
Trưởng,
Người
dân Việt Nam vui mừng được biết bà đang sừa sọan thăm viếng nhiều nước, kể cả
thủ đô Hà Nội vào ngày 10 tháng Bảy, để trình bầy về chiến lược của Hoa Kỳ tại
vùng châu Á – Thái Bình Dương, một trong những khu vực trọng yếu nhất của thế
kỷ 21.
Vào
những tuần lễ gần đây, trước khi bà tới Hà Nội, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam
đã gia tăng vi phạm những nhân quyền căn bản của người dân Việt Nam. Những vi
phạm này đi từ quấy nhiễu các bloggers đến việc dẹp bỏ các cuộc tụ họp ôn hòa.
Những quyền này là những giá trị phổ quát đã được Hoa Kỳ và Liên Hiệp Quốc theo
đuổi để thăng tiến các cá nhân và cộng đồng trên toàn thế giới.
Để
góp phần vào những cố gắng của bà, chúng tôi xin xác định rằng:
1.
Người dân Việt Nam rất muốn đất nước chúng tôi trở thành đối tác chiến lược của
Hoa Kỳ vì sự tái võ trang gây hấn của Trung Quốc và cuộc tranh chấp đang diễn
ra tại Biển Đông. Tuy nhiên, để Hoa Kỳ có thể tạo được một sự hợp tác thực sự,
lâu dài, an toàn, hòa bình và ổn định trong vùng này, bà nên tìm sự hợp tác với
một Việt Nam tự do và dân chủ.
2.
Dân chủ hóa Việt Nam không phải chỉ quan trọng cho chiến lược an ninh của Hoa
Kỳ mà còn giúp cho Viêt Nam trong tương lai trở thành một
quốc gia dân chủ mạnh và thịnh vượng trong vùng.
Hiện
nay, Việt Nam vẫn còn theo chế độ độc đảng, trong đó không có phân quyền giữa
các ngành hành pháp, lập pháp và tư pháp. Đảng Cộng Sản Việt Nam kiểm soát chặt
chẽ mọi cấp chính quyền, điều khiển Quốc Hội, can thiệp vào công việc của tòa
án, hướng dẫn và theo dõi truyền thông đại chúng, và phủ nhận mọi nhân quyền
căn bản của người dân Việt Nam. Không có bầu cử tự do và công bằng, và cũng
không có nghiệp đoàn độc lập để bảo vệ quyền lợi của hàng triệu công nhân người
Việt. Người dân bất đồng ý kiến và phát biểu quan điểm của mình một cách ôn hòa
bị bắt bỏ tù.
Đảng
Cộng Sản Việt Nam và những đồng bọn ác độc tại địa phương cùng thân nhân của họ
đã đưa Việt Nam tới bờ phá sản qua lãng phí và đầu tư không hiệu quả. Tài sản
khổng lồ nằm trong tay một số nhỏ những kẻ cầm quyền tham nhũng, trong khi đại
đa số dân chúng sống trong nghèo nàn; giá sinh hoạt tăng vọt – giá điện, nước,
xăng dầu tăng lên từng ngày – tiền “đồng” Việt Nam mất giá trong khi tiền lương
không tăng. Dân chúng, nhất là giới công nhân, phải lao động ngày đêm, mà vẫn
không có được cuộc sống hẳn hoi. Rất nhiều người dân yêu nước đã lên tiếng đòi
thay đổi để có dân chủ.
Thưa
Ngoại Trưởng Clinton, theo chỗ tôi được biết, trước khi rời APEC để tham dự hội
nghị thượng đỉnh ASEAN tại Bali, Indonesia vào tháng 11 năm ngoái, Tổng Thống
Obama đã long trọng tuyên bố: “Như lịch sử đã chứng minh, qua tiến trình lâu
dài, dân chủ và phát triển kinh tế đi đôi với nhau. Thịnh vượng mà không có tự
do và dân chủ, chỉ là hình thức khác của nghèo khó”. Trước lời tuyên bố đó, tại
Trung Tâm Đông Tây ở Hawaii, bà cũng đặc biệt đề cập tới Việt Nam trong một
diễn văn về chính sách đối với châu Á, khi nói rằng: “Chúng tôi đã nói rõ với
Việt Nam rằng nếu Việt Nam muốn phát triển một mối liên hệ hợp tác chiến lược,
Việt Nam phài tăng thêm việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền của người
dân”. Phụ Tá Ngoại Trưởng Kurt Campbell và vào tháng trước Bộ Trưởng Quốc Phòng
Leon Panetta và Phó Phụ Tá Ngoại Trưởng Andrew Shapiro cũng đã nói rõ với
Hà Nội các điều kiện này.
3.
Dân chủ hóa Việt Nam vừa quan trọng cho việc tái cân bằng cho chiến lược Hoa Kỳ
ở châu Á – Thái Bình Dương vừa là ước vọng lâu đời của nhân dân Việt Nam.
Trước
sự thích hợp của các sự việc trong hiện tại, chúng tôi trân trọng đề nghị:
a)
Tình trạng chính trị hiện thời ở Việt Nam là cơ hội bằng vàng để Hoa Kỳ bầy tỏ
sự ủng hộ một chế độ chính trị cởi mở hơn. Nói rõ hơn, trước khi quá muộn, nhà
cầm quyền Việt Nam nên đưa ra một thời biểu về một cuộc bầu cử tự do và công
bằng dưới sự giám sát của Liên Hiệp Quốc, đế nhân dân Việt Nam có thể bầy tỏ
nguyện vọng của mình về việc chọn lựa một chế độ chính trị phù hợp cho đất
nước.
b)
Trở ngại chính trị lớn là điều 4 Hiến Pháp, quy định phi pháp vai trò độc quyền
lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Điều này phải loại bỏ để thiết lập một chế
độ dân chủ pháp trị.
c)
Nhà cầm quyền Việt Nam phải ngừng quấy nhiễu, bắt giữ và cầm tù những công dân
phát biểu quan điểm của mình một cách ôn hòa. Họ phải thả tất cả tù nhân lương
tâm, và chấm dứt đe dọa hoặc quấy nhiễu các cựu tù nhân chính trị.
d)
Trong khi phải tập trung cố gắng vào việc đòi thả tất cả tù nhân chính trị,
chúng ta cũng cần phải nỗ lực đạt được những tiến bộ có tính lâu
dài, cụ thể và khả thi bằng cách khuyến khích sửa lại Bộ hình luật. Ưu
tiên là bỏ những điều như 79 (lật đổ chính quyền), điều 88 (tuyên truyền chống
lại chính quyền), là những điều mơ hồ và không nói rõ lý do bắt giữ và bỏ tù
những người vi phạm. Nhà cầm quyền Việt Nam phải chấm dứt xâm phạm và khám nhà,
cùng bắt người mà không có trát của tòa án. Chính quyền Hoa Kỳ, làm việc với
các cơ quan quốc tế ngoài chính phủ (NGO), có thể giúp đỡ chính quyền Việt Nam
tu chỉnh bộ hình luật và việc thi hành luật phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế
để luật pháp không còn được dùng để trừng phạt những người hành xử nhân quyền
của mình.
e)
Nhà cầm quyền Việt Nam phải thực thi tự do tôn giáo, công nhận quyền tư hữu, và
khuyến khích các nghiệp đoàn độc lập cũng như thương lượng tập thể.
Tôi
vững tin rằng những người như chúng tôi đã mất tự do khi cuộc chiến chấm dứt
vào năm 1975 cuối cùng có thể đạt được thắng lợi trong việc bảo vệ
tự do và nhân phẩm, cũng như trong việc thành lập một liên minh vững mạnh
cho an ninh thế giới để vượt qua bất cứ một đe dọa nào về quân sự. Nhưng trước
hết, chúng ta phải hoàn tất những đòi hỏi về cải tổ chính trị, khởi đầu bằng mối
liên hệ tốt đẹp giữa Hoa Kỳ và Đông Nam Á. Không phải bằng tạm thời ủng hộ độc
tài, mà bằng gốc rễ sâu đậm của nền dân chủ mới. Tại Việt Nam, Cao Trào Nhân
Bản của chúng tôi cam kết hoàn thành những mục tiêu dân chủ đó trong sự ủng hộ
một Việt Nam kiên trì tại thời điểm trọng đại này.
Xin
cám ơn bà rất nhiều,
Trân
trọng kính chào bà.
Bác Sĩ Nguyễn Đan
Quế
Sáng
lập và Chủ Tịch Cao Trào Nhân Bản tại Việt Nam
dieu khac chan may
ReplyDeletedieu khac chan may nam
dieu khac chan may nu
điêu khắc chân mày
điêu khắc chân mày nam
điêu khắc chân mày nữ
dieu khac long may
điêu khắc lông mày
dieu khac long may nam
dieu khac long may nu