Sơn Hà - Đông Phương
7/07/2012
Trò dối
trá để chiếm đoạt
TT
– Đi miết sẽ thành đường, dân gian nói thế. Dối trá riết sẽ biến thành sự thật,
Thế chiến thứ nhì đã nổ ra từ mệnh đề này của bộ trưởng tuyên truyền Đức quốc
xã Goebbels. Đe dọa miết để đến khi “tiên hạ thủ vi cường”, dư luận sẽ không
lấy làm lạ! Báo chí Trung Quốc từ mấy năm nay đang “xào” lại công thức này của
Goebbels.
Tờ
Thời báo Hoàn Cầu ngày 5-7 chạy tít “Trung Quốc quyết bảo vệ chủ quyền
trên các đảo”, nhân nói đến việc tàu phòng duyên Nhật chặn một tàu của Đài Loan
xâm nhập khu vực đảo Senkaku của Nhật mà Trung Quốc đòi tranh chấp, và nay
Trung Quốc lên tiếng bảo vệ đồng hương. Văn phong dành cho Nhật xem ra cũng có
phần “nể nang” đôi chút, khác với văn phong dành cho các láng giềng phía nam
của Trung Quốc như đe dọa thẳng thừng của Thời báo Hoàn Cầu 4-7: “Trung Quốc sẽ
còn bị làm phiền bởi Philippines, Việt Nam cùng các nước khác trong một thời
gian dài trên biển Đông. Thế giới đã bước vào một giai đoạn mà các nước nhỏ có
thể làm phiền các đại cường. Nếu các vụ tranh chấp mấy hòn đảo này mà xảy ra
dưới thời phong kiến, các triều đình sẽ xử lý dễ dàng hơn nhiều… Philippines và
Việt Nam đáng bị trừng trị. Nếu chúng còn khiêu khích tới cùng chống lại Trung
Quốc, có lẽ rồi chúng cũng sẽ bị trừng trị kể cả bằng tấn công quân sự”.
Muốn
hay không muốn, báo chí Trung Quốc cũng “trông mặt mà bắt hình dong”. Dẫu sao
thì cũng nể Nhật chút ít vì Nhật cũng đã đóng tàu sân bay, tàu ngầm, tàu chiến
xưng hùng xưng bá ở Thái Bình Dương cách đây một thế kỷ rồi, và nay tuy là nền
kinh tế đứng thứ ba thế giới, sau Trung Quốc thứ nhì, song nếu tính thu nhập
đầu người và phúc lợi xã hội thì đại đa số người dân Trung Quốc vẫn còn nằm mơ
suốt thế kỷ này.
Từ
mấy năm nay, báo chí Trung Quốc đã thay đổi nội dung và cường độ tuyên truyền.
Trước kia còn mơ hồ dùng từ “lợi ích cốt lõi” (core interests), thiên hạ còn dọ
dẫm xem nghĩa là gì, ngoài Đài Loan ra còn là gì nữa? Sau khi đã cố định trong
đầu người dân Trung Quốc các “lợi ích cốt lõi” đó, bộ máy tuyên truyền Trung
Quốc đổi giọng, cụm từ “lợi ích cốt lõi” biến mất, thay vào đó là các “quyền
lợi mang tính lịch sử” (historical rights) kiểu “từ thời nhà Tống và nhà
Nguyên”, không quên chua thêm: “Bản đồ hành chính Trung Hoa dân quốc đã từng
đánh dấu tuyến ranh giới trên biển Nam Hải từ năm 1947”. Cứ nhồi nhét vào đầu
dân Trung Quốc những bịa đặt “quyền lợi mang tính lịch sử” đó hầu kích động sẵn
một khí thế binh đao, đồng thời để dọn đường dư luận cho một hành vi thôn tính
dưới vỏ bọc “bảo vệ chủ quyền”.
Tất
nhiên, những tờ báo ấy của Trung Quốc thể hiện cho một thế lực võ biền nào đó
đang lên ở Trung Quốc, song không đại diện cho tất cả Trung Quốc. Tại hội thảo
“Chủ quyền quốc gia và quy tắc quốc tế” do Viện Nghiên cứu kinh tế và báo mạng
Tân Lãng (Trung Quốc) tổ chức vào tháng 6 vừa qua, đã có những tiếng nói phản
bác như của giáo sư Thịnh Hồng thuộc Đại học Sơn Đông: “Quan điểm về chủ quyền
lãnh thổ của người Trung Quốc là có “lệch lạc”. Chúng ta không nên chỉ nghĩ lợi
ích cho mình mà cần phải quan tâm đến lợi ích của toàn thể thế giới bằng cách
tuân thủ các quy tắc quốc tế”.
Viện
trưởng Viện triết học thuộc Đại học Nhân dân Trung Quốc Hà Quang Hộ nhắc nhở:
“Làm người phải có nhân tính. Chúng ta đều là con người chứ không phải loài dã
thú sống trong rừng sâu. Trong quan hệ giữa người với người, chúng ta phải tính
đến lợi ích của người khác”! Thật ra nội dung nhắc nhở “làm người” này không
mới. Vấn đề ở chỗ: xu hướng ưu thế hiện thời ở Trung Quốc như thế nào khiến Hà
tiên sinh phải lên tiếng nhắc nhở?
Rõ
ràng, không phải ai cũng mù quáng nay a dua “thời thế, thế thời phải thế!”, phụ
họa “ra rả riết sẽ tiến đến gây chiến”! Ở Trung Quốc có cách nói: “Nửa cuốn
Luận ngữ có thể trị thiên hạ”. Trong Luận ngữ có ghi lại lời một học trò tên là
Tử Cống hỏi về việc quản lý đất nước: “Quân đội, lương thực và nhân dân nếu cần
bỏ đi một thứ, thì nên bỏ đi cái nào?”. Khổng Phu Tử không do dự trả lời là
quân đội.
Ngày
nay, dưới chân pho tượng Đức Khổng ở khu phố người Hoa giữa New York có vương
đầy rác như hầu hết khu
buôn
bán chạp phô, nhà hàng ăn này chăng nữa thì Đức Khổng vẫn là Đức Khổng!
----------------------------------
TT
– Tại sao ở Trung Quốc liên quan đến vấn đề biển Đông lại xuất hiện dư luận
hiếu chiến đến mức mù quáng, bất chấp lẽ phải và sự thật, bất chấp luật pháp
quốc tế? Kết quả của một cuộc thăm dò của Thời báo Hoàn Cầu.
Kết
quả của một cuộc thăm dò do Thời báo Hoàn Cầu thực hiện với gần 1.500
người ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thành Đô, Tây An, Thẩm Dương… cho
thấy rõ điều này. Gần 80% ủng hộ Trung Quốc “sử dụng vũ lực để đập tan các hành
động gây hấn và xâm phạm” trên biển Đông. Chỉ vỏn vẹn 16,6% là nói không.
Thử
khảo sát trên các trang Weibo… của cư dân mạng Trung Quốc cũng dễ dàng nhận
thấy một dư luận tương tự. Rất nhiều ý kiến đòi chính quyền tuyên chiến trên
biển Đông. “Không có chỗ cho đàm phán khi xét đến vấn đề lãnh thổ. Một cuộc
chiến có thể đem lại 10 năm hòa bình” – một người viết. Người khác lại thẳng
thừng: “Tôi ủng hộ việc bắn phá Philippines”. Nhiều người còn chỉ trích chính
quyền Trung Quốc là hèn nhát, không dám bảo vệ đất nước. Đa số khẳng định căng
thẳng trên biển Đông là “âm mưu thâm độc” do Mỹ dàn dựng để chống Trung Quốc…
Tâm
lý nạn nhân
Tại
sao dư luận Trung Quốc lại mù quáng, bất chấp đạo lý và lẽ phải đến như vậy?
Câu trả lời dễ nhận ra là do người dân đã bị “tẩy não” và bị “đầu độc” hằng
ngày hằng giờ những điều sai lệch.
Các
phương tiện truyền thông Trung Quốc, điển hình nhất là tờ Thời báo Hoàn Cầu,
thường xuyên cáo buộc Việt Nam và Philippines là “kích động”, “gây hấn” trên
biển Đông và đòi chính quyền Bắc Kinh phải phát động “một cuộc chiến tranh quy
mô nhỏ” chống lại các quốc gia Đông Nam Á. Giới tướng lĩnh quân đội Trung Quốc
(PLA) liên tục đe dọa sẽ trừng trị các nước láng giềng.
Sách
giáo khoa của học sinh tiểu học và trung học đều khẳng định cực nam lãnh thổ
Trung Quốc là quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Các bản đồ chính thức của Trung
Quốc cũng vẽ lãnh thổ Trung Quốc kéo dài tới tận Trường Sa.
Tất
nhiên, sách giáo khoa Trung Quốc đã lờ tịt việc hải quân nước này đánh chiếm
bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam vào năm 1974. Giới “học giả” Trung
Quốc cứ ra rả một luận điệu dối trá khi nhấn mạnh trước thập niên 1970 không hề
có cái gọi là “vấn đề biển Đông” do “biển Đông thuộc quyền quản lý của Trung
Quốc”.
Trung
Quốc hiện có một số tổ chức lớn chuyên nghiên cứu về biển Đông như Viện Hàng
hải Trung Quốc, Viện Nghiên cứu Nam Hải, Học viện Khoa học xã hội, Viện Quan hệ
quốc tế đương đại… Các “học giả” và “chuyên gia” của các tổ chức này, thông qua
các hội nghị, hội thảo, diễn đàn, đều chung một luận điệu dối trá cho rằng khu
vực được quy định bởi “đường chín đoạn” là thuộc chủ quyền lịch sử của Trung
Quốc.
Phân
tích dư luận của Trung Quốc về vấn đề biển Đông, nghiên cứu của Tổ chức Khủng
hoảng quốc tế (ICG) cho rằng nguyên nhân là do chính quyền Bắc Kinh đã “tẩy
não” người dân nước mình ngay từ khi họ còn là những đứa trẻ và “đầu độc” họ
hằng ngày, nên người dân luôn tin rằng toàn bộ biển Đông là của Trung Quốc.
Hằng ngày họ liên tục tiếp nhận những thông tin méo mó, dối trá qua các phương
tiện thông tin. Do đó, niềm tin này càng trở nên mạnh mẽ đến mức họ coi các
quốc gia khác là kẻ gây hấn, còn Trung Quốc là người vô tội.
Tâm
lý của kẻ bị vây hãm
Vẫn
theo ICG, trong vấn đề biển Đông, chính quyền Trung Quốc đã kích động một tâm
lý dân tộc cực đoan bằng cách mô tả Trung Quốc là “nạn nhân” của các quốc gia
xung quanh, là “kẻ yếu thế” trong các tranh chấp trên biển Đông. Chẳng hạn, báo
chí Trung Quốc thường đưa tin theo kiểu: “Có hơn 1.000 giàn khoan dầu trên biển
Đông và bốn sân bay ở Trường Sa, nhưng không có một cái nào là của Trung Quốc”.
Việc
Mỹ tuyên bố trở lại châu Á càng là cơ hội để truyền thông Trung Quốc tô đậm
“tâm lý nạn nhân” này, đẩy nó lên thành “tâm lý của kẻ bị vây hãm” bởi “những
thế lực chống Trung Quốc” ở bên ngoài, và Trung Quốc đang phải tả xung hữu đột
để chống đỡ và cố thoát ra tình trạng bị bủa vây này. Tất nhiên, như ICG vạch
rõ, bằng cách này các cơ quan và chính quyền địa phương ở Trung Quốc mới có thể
lợi dụng để thực hiện những ý đồ riêng. Họ thường công khai chỉ trích các quốc
gia khác để gây sức ép buộc chính quyền Bắc Kinh hỗ trợ thêm nguồn lực. PLA
cũng lợi dụng tranh chấp ở biển Đông để mở rộng ngân sách quốc phòng.
Chính
do những thứ tâm lý này, các giọng điệu hiếu chiến luôn chiếm ưu thế trước quan
điểm ôn hòa trong dư luận Trung Quốc. Cũng chính vì tự thổi ngọn lửa dân tộc
cực đoan, chính quyền Bắc Kinh lại luôn bị áp lực phải thể hiện bộ mặt cứng rắn
để không bị xem là yếu thế mỗi khi đề cập đến vấn đề biển Đông. Một số học giả
nhận định chính Bắc Kinh đã “tự tạo ra một con quái vật mà nó sẽ khó lòng kiểm
soát”.
S.
H. – Đ. P.
No comments:
Post a Comment