Friday, 27 July 2012

VIỆT NAM SẴN SÀNG CHO NGA MỞ LẠI CĂN CỨ HẢI QUÂN Ở CAM RANH (VOA - BBC - RUVR - RFI - RFA)




VOA
27.07.2012

Chủ tịch nước Việt Nam, Trương Tấn Sang, ngày 27/7 tuyên bố Việt Nam sẽ cho phép Nga thành lập một căn cứ bảo trì tàu bè tại cảng Cam Ranh.

Phát biểu với đài phát thanh Tiếng nói nước Nga trước khi hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin, ông Trương Tấn Sang nhấn mạnh rằng điều này không có nghĩa là cảng Cam Ranh sẽ trở thành một căn cứ quân sự của Nga, nhưng sẽ được dùng để phát triển hợp tác quân sự giữa hai nước cựu đồng minh trong thời chiến tranh lạnh.

Ông Sang nói hai nước Việt-Nga có quan hệ hợp tác đối tác chiến lược trong một thời gian dài, và vì thế Nga sẽ có các thuận lợi chiến lược ở Cam Ranh, bao gồm những thuận lợi trong việc phát huy hợp tác quân sự.

Vẫn theo lời Chủ tịch nước Việt Nam, Hà Nội đang có kế hoạch phát huy khả năng cung cấp dịch vụ bảo trì cho bất kỳ tàu nước ngoài nào neo đậu tại Cam Ranh, từng là nơi Nga đóng căn cứ hải quân từ 1979 tới 2001.

Ngày 27/7, Tư lệnh Hải quân Nga, Phó Đô đốc Viktor Chirkov, xác nhận Nga đang thương lượng để mở các căn cứ hải quân ở Việt Nam, Cuba, và Seychelles.

Ông Chirkov cho hãng thông tấn Ria Novosti của Nga biết nỗ lực này nhằm mục đích triển khai lực lượng hải quân Nga bên ngoài lãnh thổ Liên Bang Nga.

Vẫn theo lời Tư lệnh Hải quân Chirkov, Nga đang thảo luận các vấn đề liên quan tới việc thành lập những cơ sở cung ứng, bảo trì tàu bè tại Việt Nam, Cuba, và Seychelles.

Hải quân Nga nhìn thấy nhu cầu cấp thiết cần có các căn cứ ở nước ngoài từ sau năm 2008, khi các tàu chiến của Nga gia nhập các nỗ lực chống hải tặc quốc tế ở Vịnh Aden.

Cảng Cam Ranh trên Vịnh Cam Ranh ở tỉnh Khánh Hòa, Việt Nam, là cảng nước sâu có vị trí chiến lược quan trọng.

-------------------------------------
BBC
Cập nhật: 11:33 GMT - thứ sáu, 27 tháng 7, 2012

Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang vừa có cuộc hội đàm với Tổng thống Vladimir Putin tại khu nghỉ mát Sochi, trên bờ Hắc Hải hôm thứ Sáu 27/7.

Ông Sang hiện đang ở LB Nga trong chuyến thăm chính thức kếo dài 5 ngày để thúc đẩy quan hệ song phương trong nhiều lĩnh vực.
Thông cáo chung sau cuộc hội đàm giữa hai nguyên thủ tuyên bố Nga và Việt Nam lên án các hành động can thiệp vào công chuyện nội bộ của một quốc gia có chủ quyền, cũng như đơn phương gây căng thằng khu vực và ảnh hưởng hòa bình thế giới.
Trước đó, ông chủ tịch Việt Nam đã gặp Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev ngay sau khi ông đặt chân xuống Nga.
Trước các cuộc hội đàm, các hãng thông tấn đưa tin Nga đang ngỏ ý muốn quay lại sử dụng cảng Cam Ranh ở tỉnh Khánh Hòa, mà hải quân Nga từng đồn trú cho tới khi rút đi năm 2002.
Nội dung này có thể sẽ được đặt ra trong hội đàm cấp cao những ngày tới.
Chỉ huy trưởng hải quân Nga, Phó Đô đốc Viktor Chirkov, nói với hãng RIA Novosti rằng Nga đang "tìm cách thiết lập căn cứ hải quân ở nước ngoài".
Các quốc gia mà Nga nhắm tới là Việt Nam, Cuba và Seychelles.
Phó Đô đốc Chirkov nói Nga đang "thảo luận khả năng lập các trung tâm dịch vụ hậu cần và kỹ thuật của hải quân Nga trên lãnh thổ Cuba, Seychelles và Việt Nam".
Việt Nam đã nhiều lần khẳng định không cho phép nước ngoài mở căn cứ quân sự ở Cam Ranh, nhưng không rõ liệu mô hình 'trung tâm dịch vụ' có thuộc diện này hay không.

'Ưu tiên Nga'
Tối thứ Năm 26/7, ông Trương Tấn Sang đã tham dự buổi lễ tiếp tân tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nga và có cuộc trả lời phỏng vấn của Đài Tiếng nói nước Nga.
Trong đó, ông khẳng định "tình hữu nghị Việt Nam - LB Nga đời đời bền vững".
Theo ông chủ tịch, hai bên đang hướng tới thắt chặt và nâng cao hơn nữa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện; và với tư cách bạn bè truyền thống của Việt Nam, Nga sẽ được Việt Nam dành cho nhiều ưu tiên.
Ông Sang nói: "Sau khi Liên Xô rút quân khỏi Cam Ranh thì chúng tôi chủ trương Cam Ranh trực tiếp do Việt Nam quản lý, một phần sử dụng vào công tác quốc phòng, một phần cho phát triển kinh tế".
"Cảng Cam Ranh về mặt quân sự chúng tôi không chủ trương liên doanh với bất cứ nước nào, mà Việt Nam làm chủ trong việc xây dựng quân cảng của mình. Nhưng chúng tôi sẽ xây dựng một cơ sở sửa chữa tàu, có thể làm dịch vụ cho tất cả các tàu bè của các quốc gia đến sửa chữa và chúng tôi cung cấp dịch vụ hậu cần tại đây."
Chủ tịch Sang hứa: "Riêng LB Nga, với tư cách bạn bè truyền thống, đối tác chiến lược, thì chắc chắn cũng có những sự ưu tiên cần thiết nhất định trong việc hưởng các dịch vụ ở cảng này".
Ông không nói rõ các ưu tiên này là gì.
Việc mở cơ sở hải quân ở nước ngoài là một trong những tham vọng mà ông Vladimir Putin, người mới quay lại vị trí tổng thống sau cuộc bầu cử tháng Ba vừa qua, đang theo đuổi.
Nga hiện chỉ còn một căn cứ ở Tartus, Syria, quốc gia đang xảy ra chiến sự. Để mở rộng tầm ảnh hưởng tại châu Á-Thái Bình Dương, Nga rất cần hiện diện thường xuyên tại khu vực này.

Hợp tác năng lượng
Hội đàm giữa hai lãnh đạo Việt-Nga tại Sochi, theo cơ quan báo chí của Điện Kremlin, nhằm "xem xét các vấn đề tăng cường hơn nữa đối thoại chính trị song phương và triển vọng mở rộng hợp tác kinh tế hai bên cùng có lợi".
Việt Nam và Nga đã ký Tuyên bố về đối tác chiến lược tháng 3/2001 trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Việt Nam của Tổng thống Nga.
Nga đang chuẩn bị xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên cho Việt Nam, và các tập đoàn dầu khí của Nga hợp tác mạnh với Việt Nam.
Sau cuộc gặp giữa hai ông Trương Tấn Sang và Putin, Nga loan báo cấp cho Việt Nam một khoản vay 10 tỷ đôla, trong đó khoảng 8 tỷ là để xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Bình Thuận.
Trong bối cảnh tranh chấp chủ quyền căng thẳng tại Biển Đông, ông Trương Tấn Sang được tin cũng đang tìm kiếm cam kết của phía Nga trong việc tiếp tục các dự án dầu khí.
Thương mại cũng là một lĩnh vực hai bên muốn mở rộng hợp tác.
Theo bộ phận báo chí của Điện Kremlin, thương mại song phương năm 2011 đạt 3,06 tỷ đôla và đang tăng mạnh, đăđc biệt là xuất khẩu từ Nga.
Các mặt hàng chính xuất khẩu từ Nga cho Việt Nam là máy móc và thiết bị cũng như kim loại và các sản phẩm công nghiệp.
Việt Nam là đối tác mua vũ khí của Nga lớn thứ hai thế giới. Nga đang chuẩn bị giao chiếc tàu ngầm hạng Kilo đầu tiên cho Việt Nam vào năm 2014.

-------------------------------

27 Tháng 7 2012 14:05

Việt Nam sẵn sàng cung cấp cho Nga cơ hội để tạo ra cơ sở hậu cần tại cảng Cam Ranh. Tuy nhiên,  Việt Nam không có ý định chuyển lãnh thổ của mình cho các căn cứ quân sự nước ngoài.

Trong một cuộc phỏng vấn với đài phát thanh "Tiếng nói nước Nga", Tổng thống của Việt Nam Trương Tấn Sang nói:  Đối với Nga, Việt Nam có sự hợp tác lâu dài và quan hệ đối tác chiến lược. Quan hệ đối tác này sẽ phát triển trong tương lai. Ông nhấn mạnh rằng Việt Nam sẽ ưu tiên Nga ở Cam Ranh, bao gồm cả sự phát triển của hợp tác quân sự. Tuy nhiên, ông nhắc lại: Kamran là cảng Việt Nam. Trước đây, Hải quân Liên Xô (Liên bang Nga) có cơ sở tại Việt Nam (Cam Ranh) và Syria (Tartous). Bây giờ chỉ có cơ sở tại Tartus.

Hôm thứ Sáu, trong một cuộc phỏng vấn với RIA Novosti của Nga Tư lệnh Hải quân, Phó Đô đốc Viktor Chirkov nói rằng Nga đang xem xét vấn đề thành lập các điểm dịch vụ hậu cần tại Cuba, Seychelles và Việt Nam.

TIN LIÊN QUAN :


--------------------------------------

Thy My   -   RFI
Thứ sáu 27 Tháng Bẩy 2012

Hãng thông tn Nga RIA-Novosti hôm nay 27/07/2012 dn li Tng tham mưu trưởng Hi quân Nga loan báo, Matxcơva đang thương tho đ m li các căn c quân s Vit Nam và Cuba. Ch tch nước Vit Nam Trương Tn Sang đang thăm Nga cũng tuyên b, Hà Ni s tăng cường hp tác quân s vi Matxcơva.

Tr li hãng tin Nga v tình hình các cuc thương lượng t nhiu năm qua đã đi đến đâu, Phó đô đc Viktor Tchirkov, Tng tham mưu trưởng Hi quân Nga khng đnh : « Chúng tôi tiếp tc hành đng đ lc lượng hi quân Nga có th đóng quân ngoài biên gii Liên bang Nga. Trong khuôn kh kế hoch mang tính quc tế này, chúng tôi đang nghiên cu vn đ thành lp các căn c h tr hu cn và k thut ti Cuba, qun đo Seychelles và ti Vit Nam ».

Cuc phng vn trên đây được đăng ti trong bi cnh sp din ra cuc hi đàm gia Tng thng Nga Vladimir Putin và Ch tch nước Vit Nam Trương Tn Sang ti Sotchi, Hc Hi trong ngày hôm nay.

Trước khi bước vào cuc hp, Ch tch Trương Tn Sang khi tr li đài phát thanh Tiếng nói nước Nga đã tuyên b : « Vit Nam đã tng có quan h hp tác và đi tác chiến lược cht ch vi Nga trong mt thi gian dài, và quan h đi tác này s tiếp tc được trin khai ».

Ông Trương Tn Sang nói thêm : « Đó là lý do vì sao chúng tôi ưu tiên cho Nga thuê căn c Cam Ranh, đc bit là trong mc đích hp tác quân s. Sau khi Nga chm dt s hin din quân s ti đây, Vit Nam đã qun lý toàn b cng Cam Ranh và không h có ý đnh hp tác vi quc gia nào khác theo hướng s dng cng Cam Ranh vào mc đích quân s ».

Ch tch Vit Nam nhn mnh : « Vit Nam có toàn quyn quyết đnh trên lãnh th ca mình, và Cam Ranh là mt cng ca Vit Nam ».

Cng Cam Ranh nm ti vnh Cam Ranh thuc tnh Khánh Hòa ca Vit Nam, là cng nước sâu lý tưởng nht Đông Nam Á, có v trí chiến lược quan trng. Sau khi quân đi M rút khi Vit Nam, đến năm 1979 cng Cam Ranh đã được Hà Ni cho cho Matxcơva thuê vi thi hn 25 năm và tr thành căn c hi quân nước ngoài ln nht ca Liên Xô thi đó.

Hi năm 2001, lúc đó ông Vladimir Putin đã là Tng thng Nga, đã loan báo vic chm dt hp đng, ri khi căn c hi quân Cam Ranh. Nga cũng rút khi Cuba, nơi có mt trm nghe trm đt Lourdes t thi Liên Xô. Vào thi đó, Matxcơva gii thích các quyết đnh trên đây là do bàn c chính tr thế gii thay đi, và s cn thiết phi tp trung các n lc đ đi phó vi mi đe da khng b.

Ngoài cng Sébastopol ti Crimée min nam Ukraina, nơi đt căn c ca hm đi Hc Hi, Nga ch gi li mt « đim tiếp liu và h tr k thut » ti cng Tartous thuc Syria, được Hi quân Nga s dng t thp niên 70.
V phía Hoa K thì khng đnh không quan ngi trước kh năng Matxcơva và Hà Ni xích gn li vi nhau. Hôm nay ông George Little, phát ngôn viên Lu Năm Góc nói vi báo chí là : « Chính ph Nga có quyn li nhiu nơi trên thế gii, và có quyn xúc tiến các li ích này. Bn thân Hoa K cũng có li ích quan trng trong vic duy trì quan h quân s tt đp vi Nga ».

Tr li câu hi, liu đây có phi là đáp tr ca Nga trước chiến lược mi ca M hướng v châu Á Thái Bình Dương nhm phát trin quan h quân s vi các nước trong khu vc, đc bit là Vit Nam, phát ngôn viên Lu Năm Góc cho rng « trong giai đon hin nay, chưa thy xu hướng nào c th ».
TIN LIÊN QUAN :


---------------------------------------

RFA-27-07-2012
Chuyến thăm chính thức Nga của Chủ tịch Việt Nam Trương Tấn Sang đã bước sang ngày thứ hai giữa khi có tin Nga đang đàm phán để mở lại các căn cứ hải quân ở hải ngoại như Việt Nam, Cuba và Seychelles.
Phó đô đốc Viktor Chirkov tư lệnh Hải quân Nga xác nhận việc này vào ngày hôm nay với Hãng thông tấn RIA Novosti.

Hải quân thời Nga Xô Viết có nhiều năm đặt căn cứ tàu ngầm ở Cam Ranh gần Nha Trang. Trong chiến tranh Việt Nam Cam Ranh từng là một căn cứ không quân-hải quân hiện đại của lực lượng Mỹ.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, năm 2001 Tổng thống Nga Putin đã quyết định từ bỏ căn cứ Cam Ranh vốn dĩ được Hà Nội cho thuê từ thời kỳ nứơc Nga cộng sản.

Trở lại chuyến công du Nga, hôm nay 27/7 Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang sẽ hội đàm với Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Sochi. Theo thông tin chính thức, cuộc hội đàm cấp cao Việt Nam-Nga nhằm thảo luận triển vọng tăng cường đối thoại chính trị song phương và thúc đẩy thương mại. Năm 2011 buôn bán hai chiều giữa Nga và Việt Nam đạt trị giá 3 tỷ USD. Hôm qua 26/7 Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã có cuộc hội kiến với Thủ tứơng Nga Dimitri Medvedev, hai bên đã thảo luận về hợp tác dầu khí và dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.





No comments:

Post a Comment

View My Stats