Radio Australia
Cập
nhật lúc 25 July 2012, 10:32 AEST
Vì Việt Nam phản
đối, Liên đoàn Khmer Kampuchia Krom không được tham gia Ủy ban các Tổ chức Phi
Chính phủ thuộc Hội đồng Kinh tế Xã hội Liên Hiệp Quốc với tư cách tham
vấn.
Chủ tịch KFF Thach
Ngoc Thach (trái). (Credit: ABC)
Hôm
thứ Hai 23/07 Ủy ban các Tổ chức Phi Chính phủ thuộc Hội đồng Kinh tế Xã hội
Liên Hiệp Quốc (ECOSOC – Economic and Social Council) đã bỏ phiếu bác đơn của
Liên đoàn Khmer Kampuchia Krom, KKF, xin gia nhập với tư cách tham vấn.
Khmer
Krom là tên gọi của những người Việt gốc Campuchia (còn gọi người Miên) sống
tại các tỉnh thuộc vùng đồng bằng sông Cửu Long ở miền Nam Việt Nam hiện
nay.
Trong
cuộc phỏng vấn dành cho ban Tiếng Việt Radio Australia, Phát Ngôn viên kiêm
Trưởng ban Kế hoạch KKF Tran Mannrinh cho biết hồi tháng Năm vừa qua ban
duyệt xét của ECOSOC đã chấp thuận cho KKF làm thành viên trong ban tư vấn của
ECOSOC nhưng đến ngày cuối cùng 30/05, Việt Nam đã lên tiếng phản đối quyết
định này.
Hôm
29/05, Đại sứ Lê Hoài Trung, người đại diện của Việt Nam tại Ủy ban các Tổ chức
Phi Chính phủ (Committee on Non-Governmental Organisations – CNG0) trực thuộc
ECOSOC cho biết lý do Việt Nam phản đối là vì KKF là một “tổ chức có trụ sở ở
nước ngoài không đại diện cho người sắc tộc Khmer tại Việt Nam”.
Vẫn
theo Đại sứ Trung, KKF có “mục đích chính trị đen tối” nhằm kích động người
Khmer để thành lập “một quốc gia độc lập và một chính phủ” cho người Khmer tại
Việt Nam.
Theo
lời Đại sứ Trung, Việt Nam tôn trọng tất cả mọi dân tộc, trong đó có người
Khmer, trong cộng đồng dân tộc Việt Nam như nhau. Mọi người đều bình đẳng trước
pháp luật và không hề có chuyện phân biệt đối xử giữa người dân tộc này hay dân
tộc khác trong tất cả các dân tộc của Việt Nam.
Đại
sứ Trung cho hay đời sống của mọi dân tộc bao gồm người Khmer vẫn liên tục phát
triển và họ đều có đại diện ở mọi cấp chính quyền.
Đại
sứ Trung còn nói rằng “gia đình Việt Nam gồm 54 sắc dân bao gồm người Khmer vẫn
sống hài hòa qua bao thế hệ để bảo vệ và xây dựng tổ quốc”.
Ông Tran Mannrinh
bác bỏ những cáo buộc của phía Việt Nam khi cho rằng “chúng tôi chưa bao giờ
nói đến vấn đề độc lập và chúng tôi chưa bao giờ nói đến việc thành lập một
chính phủ riêng biệt”.
Theo
ông Mannrinh, mục đích của KKF khi xin gia nhập ECOSOC nhằm “giành được quyền tham gia rộng rãi diễn đàn Liên Hiệp Quốc và khi Việt
Nam đến tham gia phát biểu ở diễn đàn Liên Hiệp Quốc thì KKF có quyền tham gia
và tổ chức diễn đàn mời các nước đến để nghe KKF trình bày về tình trạng nhân
quyền của đồng bào Khmer tại VN. Dân tộc Khmer chúng tôi bị thiệt thòi từ lâu
rồi”.
Ông
Mannrinh cũng nói đến những việc KKF cho là kỳ thị và đàn áp về mặt tôn giáo và
về điều ông cáo buộc là chính quyền Việt Nam muốn hủy hoại văn hóa, ngôn ngữ
của người Khmer.
Ông
nói rằng KKF chủ trương tranh đấu cho dân quyền, nhân quyền và sắc tộc quyền
của đồng bào Khmer sống trong vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Ông
trích dẫn điều 3 về sắc tộc quyền đã được Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày
13/9/2007 trong đó Việt Nam là nước đã ký tên. Điều khoản này khẳng định mỗi
dân tộc đều có quyền tự quyết về chính trị, xã hội, kinh tế của dân tộc mình.
Ông nói: “KKF muốn phổ biến điều này cho mọi người biết và muốn Việt Nam phải
thi hành những gì đã cam kết với Liên Hiệp Quốc”.
Trước đó, vào ngày 18/07, 14 tổ chức quốc tế trong đó có Quan
sát Nhân quyền (HWR – Human Rights Watch), Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ –
International Commission of Jurists), Tổ chức Thế giới chống Tra tấn (OMCT –
World Organisation Against Torture) ... đã lên tiếng “bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ”
cho KKF đồng thời đòi hỏi cho tổ chức này “quyền được thực thi quyền tự do phát
biểu quan điểm không bao động liên quan tới tình hình ở Việt Nam”.
Trong
phiên họp vào chiều thứ Hai 23/07, CNGO đã tổ chức bỏ phiếu về vấn đề KKF xin
gia nhập ECOSOC với tư cách tham vấn.
Kết
quả cuộc bỏ phiếu là 27 quốc gia bỏ phiếu thuận với ý kiến của chính phủ Việt
Nam không muốn cho KKF được tham gia ECOSOC với tư cách tham vấn. 14 nước bỏ
phiếu chống lại quan điểm của Việt Nam. 10 nước bỏ phiếu trắng.
Trong
số những nước bỏ phiếu thuận với Việt Nam có Trung Quốc, Cuba, Indonesia,
Lybia, Thổ Nhĩ Kỳ, Mông Cổ, Philippines, Nga, Brazil, Bangladesh, Ecuador, Ai
Cập, Nicaragua, Ukraine, Ấn Độ...
Trong
số những nước bỏ phiếu không đồng quan điểm với Việt Nam có Hoa Kỳ, Anh,
Canada, Phần Lan, Pháp, Hòa Lan, Tây Ban Nha...
Trong
số những nước bỏ phiếu trắng có Úc, Chile, Zambia, Bahamas...
No comments:
Post a Comment