Monday 23 July 2012

TRUNG QUỐC CHÍNH THỨC ĐỒN TRÚ TRÊN BIỂN ĐÔNG (BBC)




BBC
Cập nhật: 04:02 GMT - thứ hai, 23 tháng 7, 2012

Truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin hôm Chủ nhật ngày 22/7 rằng Quân ủy trung ương, cơ quan đầy quyền lực của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã chấp thuận chính thức thành lập lực lượng đồn trú trên vùng Biển Đông đang có tranh chấp chủ quyền.

Theo đó thì Quân ủy trung ương đã giao cho Quân khu Quảng Châu thuộc Giải phóng quân Trung Quốc ‘thành lập một bộ chỉ huy lực lượng đồn trú ở Tam Sa’.
Hãng tin Tân Hoa Xã cho biết lực ‘lượng đồn trú Tam Sa’ sẽ chịu trách nhiệm ‘triển khai phòng vệ... bảo vệ thành phố (Tam Sa) và hỗ trợ các hoạt động cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp, giảm nhẹ thiên tai và thực hiện các sứ mạng quân sự’.
Bộ chỉ huy của lực lượng này sẽ đóng trên đảo Woody mà phía Việt Nam gọi là đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.
Bộ chỉ huy Tam Sa sẽ được ‘đặt dưới sự quản lý đồng thời của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hải Nam cũng như chính quyền thành phố Tam Sa’, Tân Hoa Xã cho biết.
Ngoài ra Tân Hoa Xã không nói gì thêm về số lượng quân trú đóng cũng như thời gian triển khai.
Trên trang mạng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc cũng đăng tải thông báo này.
Trung Quốc hiện có sự hiện diện quân sự đáng kể trên Biển Đông và động thái này căn bản là tiếp tục khẳng định đòi hỏi chủ quyền sau khi họ đã nâng cấp quy chế hành chính của vùng biển này và các quần đảo trong đó lên cấp thành phố mà họ gọi là Tam Sa hồi tháng trước.

Bầu cử lập pháp
Mặc dù dân cư thường trú ở ‘thành phố Tam Sa’ chỉ chưa tới vài ngàn, đa phần là ngư dân, bộ máy hành chính của thành phố mới thành lập này chịu trách nhiệm quản lý một vùng biển rộng lớn trên Biển Đông và vô số các đảo đá và đảo san hô không có người ở trong đó mà Trung Quốc đòi chủ quyền.

Trong một động thái khác, hôm Chủ nhật ngày 22/7, chính quyền Trung Quốc đã công bố danh sách 45 đại biểu vừa mới được bầu của cơ quan lập pháp ‘thành phố Tam Sa’.
Tân Hoa Xã dẫn một thông báo của Ban Tổ chức của Hội đồng nhân dân đầu tiên của ‘thành phố Tam Sa’ cho biết 45 đại biểu này đã được bầu ra bởi 1.100 người dân cư trú trên các quần đảo Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Nam Sa (Trường Sa) hôm thứ Bảy ngày 21/7 trên đảo Vĩnh Hưng (Phú Lâm), thủ phủ của ‘thành phố Tam Sa’.
Ủy ban kiểm tra tư cách đại biểu cho biết cuộc bầu cử đã được tiến hành trong khuôn khổ của luật bầu cử, theo thông báo trên.
Trung Quốc cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa sau trận chiến với hải quân Việt Nam Cộng hòa vào năm 1974
Trước đó, phía Việt Nam đã phản đối các quyết định của Trung Quốc thành lập quy chế thành phố cho Tam Sa, kế hoạch đưa khách du lịch ra khu vực này vào cuối năm nay và kêu gọi đấu thầu dầu khí trong vùng biển thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.


BBC
Cập nhật: 13:39 GMT - thứ hai, 23 tháng 7, 2012

Tân Hoa Xã đưa tin cuộc họp đầu tiên của 'hội đồng nhân dân thành phố Tam Sa' đã kết thúc hôm thứ Hai 23/7 với việc bầu ông Bố Tráng làm Chủ tịch, ông Tiêu Kiệt làm Thị trưởng thành phố.

45 thành viên Hội đồng Nhân dân, vừa được bầu lên một hôm trước đó, đã bỏ phiếu ủng hộ ông Bố, một nhân vật hoạt động lâu năm trong quân đội, làm người đứng đầu cơ quan lập pháp của thành phố cũng mới được thành lập.
Việc đưa người có kinh nghiệm quân sự lên đứng đầu thành phố tỏ ra là nhất quán với quyết định lập bộ chỉ huy và đặt quân đồn trú tại Tam Sa của chính phủ Trung Quốc.

Theo Tân Hoa Xã, ông Bố Tráng sinh tháng 1/1956, hiện đang giữ chức Phó Giám đốc cơ quan Phòng không của tỉnh Hải Nam.
Ông từng kinh qua các chức vụ: trưởng phòng quân bị Bộ Chỉ huy Quân sự Hải Nam; Phó chỉ huy trưởng bộ binh quân dự bị tỉnh Hài Nam; Phó chỉ huy trưởng đoàn bộ binh số 132; Phó tham mưu trưởng Quân đoàn Hải Nam; Chỉ huy trưởng Binh đoàn Hải Khẩu và Phó Tổng tham mưu trưởng Quân khu Hải Nam.

Chính phủ Trung Quốc phê chuẩn việc thành lập thành phố Tam Sa bao gồm các quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa và Nam Sa (Trường Sa) hồi tháng Sáu.
Phía Việt Nam đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ động thái này của Trung Quốc vì cho rằng ‘thành phố Tam Sa’ xâm phạm chủ quyền của Việt Nam ở các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Từ đó tới nay, trong chỉ có một tháng, Trung Quốc đã cấp tập thực hiện nhiều động tác như bầu hội đồng nhân dân, thiết lập bộ chỉ huy quân sự... để khẳng định chủ quyền.

Tuyên truyền

Tàu hải giám TQ tuần tra ở Trường Sa   -  thứ hai, 23 tháng 7, 2012

Kênh CCTV-13 chiếu phóng sự nói về cuộc tuần tra của tàu hải giám nước này ở Biển Đông mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.

Trong khi đó, truyền thông Trung Quốc tiếp tục tuyên truyền cho hoạt động tuần tra của nước này tại Biển Đông, mà Việt Nam cho là 'vi phạm chủ quyền lãnh thổ' của mình.

Cư dân mạng Việt Nam đang chuyền nhau một đoạn phóng sự chiếu hôm 22/7 trên kênh CCTV-13, tức kênh thông tin đối nội bằng tiếng Trung của Truyền hình Trung ương Trung Quốc, nói về cuộc tuần tra của tàu hải giám nước này ở Biển Đông mà Việt Nam cũng tuyên bố chủ quyền.
Đoàn phóng viên của CCTV đã được bố trí theo tàu hải giám số 83, được cho là tàu chủ lực của biên đội hải giám Hải Nam, để trực tiếp theo dõi đưa tin với mục đích tuyên truyền.
Điều đáng chú ý là cũng chuyến tuần tra của tàu hải giám 83 nói trên đã được phản ánh trong một phóng sự hồi đầu tháng trên kênh CCTV bằng tiếng Anh, với nội dung 'Tàu Trung Quốc chặn đuổi tàu Việt Nam', khiến Việt Nam phải lên tiếng bác bỏ.

Trong đoạn phóng sự mới bằng tiếng Trung, CCTV-13 mô tả chi tiết cuộc tuần tra vào lúc khoảng 10h sáng 27/6 tại khu vực Trường Sa, mà Trung Quốc gọi là Nam Sa cũng như cuộc điện đàm giữa nhân viên hải giám Trung Quốc và phía Việt Nam.

Người phụ trách bộ đàm nói bằng tiếng Việt với phía Việt Nam và dịch lại bằng tiếng Trung cho đồng nghiệp của anh ta cũng như phóng viên có mặt trên tàu.

Có thể nghe thấy nhân viên hải giám Trung Quốc nói rõ bằng tiếng Việt: "Tàu Việt Nam, chúng tôi là tàu chấp pháp hải giám Trung Quốc 83... xin cung cấp tên gọi, số hiệu và vị trí của tàu [các] anh. Over".

Phía Việt Nam, được nói là tàu cảnh sát biển ở cách tàu Trung Quốc chừng 2,5 hải lý, trả lời gì đó không rõ. Tàu Trung Quốc nhắc lại: "Chúng tôi là tàu công vụ chính phủ Trung Quốc, chúng tôi rất tiếc về những ngôn ngữ thô lỗ và mất lịch sự của tàu anh. Tàu anh nên chú ý thân phận (?) và ngôn ngữ của mình".

Phía Việt Nam phản ứng bằng một số câu chửi về việc Trung Quốc 'quấy nhiễu hết trên bờ lẫn xuống biển' và một người tuyên bố: "Đề nghị Trung Quốc cút ngay khỏi lãnh thổ Việt Nam, không chúng tao bắn chết!".

Tàu 83 nằm trong đội tàu hải giám mà Trung Quốc đã điều từ Tam Á, Hải Nam, xuống Trường Sa bắt đầu từ ngày 26/6.
Trước đó, ngày 21/6, Quốc hội Việt Nam thông qua Luật Biển, trong đó tái khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

------------------------------


23.07.2012, 15:18

Bộ Quốc phòng Trung Quốc công bố hôm thứ Hai, Ủy ban quân sự trung ương quyết định triển khai một đơn vị đồn trú tại thành phố Tam Thủy, quần đảo Nam Sa (Trường Sa).

Tuyên bố nói rằng, đơn vị đồn trú sẽ có trách nhiệm lập kế hoạch huy động, huấn luyện dân quân và tổ chức hoạt động quân sự "kiềm chế" trong khu vực.

Đây là vùng đảo thuộc đề tài tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á, bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.

Theo ghi nhận của các quan sát viên khu vực, những động thái này sẽ dẫn đến một vòng xoáy mới các mâu thuẫn sắc nét giữa Trung Quốc và các nước châu Á-Thái Bình Dương.

Theo nhiều đánh giá, thềm lục địa xung quanh các đảo vốn là nơi giàu trữ lượng khí đốt và dầu mỏ, thu hút sự quan tâm của các nước.

----------------------------------

Đc Tâm   -   RFI
Thứ hai 23 Tháng Bẩy 2012

Thông cáo đăng trên trang web ca B Quc phòng Trung Quc vào ngày hôm qua, 22/07/2012, cho biết, các binh sĩ Trung Quc s đóng quân Tam Sa, trong khu vc qun đo Hoàng Sa (Paracels). Vn theo ngun tin này, vic lp đn trú quân ti Tam Sa đã được Quân y Trung ương Trung Quc thông qua. B ch huy này s chu trách nhim huy đng các đơn v quc phòng và lc lượng d b cho thành ph Tam Sa.

Tuy nhiên, thông cáo ca B Quc phòng Trung Quc không đ cp đến lch trình thc hin kế hoch nói trên.
Cách nay hai hôm, Tân Hoa Xã đã đưa tin v vic quân đi Trung Quc thông qua kế hoch lp B ch huy quân đn trú ti Tam Sa.

Cui tháng Sáu, Bc Kinh loan báo lp thành ph cp đa khu Tam Sa, chu trách nhim qun lý qun đo Hoàng Sa và Trường Sa, vi tr s chính đt ti đo Phú Lâm mà Trung Quc gi là Vĩnh Hưng, trong qun đo Hoàng Sa.
Theo gii phân tích, các đng thái này ca Bc Kinh li càng làm cho tình hình Bin Đông thêm căng thng.

Bin Đông có din tích khong 3,5 triu km2, được đánh giá có tr lượng du khí rt ln, ngun thy sn di dào, đng thi có v trí rt quan trng đi vi giao lưu hàng hi quc tế.
Trung Quc đơn phương khng đnh có ch quyn đi vi gn như toàn b din tích Bin Đông, k c nhng khu vc k cn b bin ca Vit Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Đài Loan.

Ti Bin Đông, Trung Quc và Vit Nam có tranh chp v ch quyn đi vi qun đo Hoàng Sa. Năm 1974, quân đi Trung Quc đã đánh chiếm qun đo này, lúc đó do chính quyn Sài Gòn qun lý.
Vit Nam, Trung Quc, Philippines, Malaysia, Brunei và Đài Loan có tranh chp ch quyn đi vi qun đo Trường Sa.
T hai năm qua, Vit Nam và Philippines liên tc t cáo Trung Quc có thái đ gây hn ti Bin Đông.
Ngày hôm qua, ti Hà Ni, người dân Vit Nam li biu tình phn đi Trung Quc. Đây là cuc biu tình th ba trong vòng mt tháng qua Vit Nam.Trong năm 2011, đã có 11 cuc biu tình phn đi thái đ hung hăng ca Trung Quc Bin Đông.






No comments:

Post a Comment

View My Stats