Monday 23 July 2012

VIỆT NAM ĐỨNG ĐẦU DANH SÁCH VỀ TỘI PHẠM VỚI ĐỘNG VẬT HOANG DÃ




Anh Vũ  -  RFI
Thứ hai 23 Tháng Bẩy 2012

Theo AFP, tổ chức bảo vệ động vật hoang dã World Wide Fund (WWF) xếp Việt Nam và Mozambic là những nước buông lỏng đấu tranh chống tệ buôn lậu các sản phẩm làm từ động vật quý hiếm cần được bảo vệ như voi, hổ và tê giác.
Trong bảng xếp hạng các nước liên quan đến tệ buôn lậu các sản phẩm từ voi, hổ và tê giác,WWF đưa ra 23 nước châu Á và châu Phi. Đây là những nước bị tổ chức bảo vệ động vật hoang dã coi là nơi xuất phát điểm và trung chuyển buôn lậu động vật và các sản phẩm từ động vật quý hiếm.

Theo tổ chức phi chính phủ này, Việt Nam, Lào và Mozambic là những nước thiếu tích cực, thậm chí không có biện pháp nào để đấu tranh chống tệ săn bắt, buôn bán động vật quý hiếm. Đặc biệt WWF còn ghi nhận Việt Nam là nơi vẫn thường diễn ra các vụ buôn lậu sừng tê giác, tuy nhiên các vụ như vậy rất ít khi bị bắt giữ.

Hồi năm ngoái, cảnh sát Nam Phi đã nhiều lần bắt giữ các đối tượng người Việt Nam buôn lậu sừng tê giác với số lượng lớn. Ngoài ra nhiều lô hàng ngà voi với số lượng lên đến hàng tấn vẫn liên tục bị phát hiện tại Việt Nam trong những năm gần đây, nhưng các đối tượng buôn lậu không mấy khi bị đưa ra xét xử.

Về tình trạng buôn bán các sản phẩm làm từ ngà voi, WWF cũng đưa ra cảnh báo du khách đến Thái Lan không nên mua các sản phẩm loại này tại đây. Ở Thái Lan việc buôn bán ngà của voi đã thuần dưỡng là được phép, vì vậy những tổ chức buôn lậu ngà voi đã sử dụng Thái Lan như một địa điểm để trung chuyển. Các loại ngà voi được chuyển đến từ châu Phi sau đó được đóng nhãn mác ngà voi Thái và được bán lại một cách hợp pháp.

Theo con số của cảnh sát quốc tế Interpol mà WWF có được thì hàng năm thị trường chợ đen buôn bán các loại động thực vật quý hiếm cần được bảo vệ trên thế giới hàng năm lên tới 13 tỉ euro.
Theo WWF, các nước trung chuyển phải tích cực hơn nữa trong việc đấu tranh với tệ buôn lậu các loại sản phẩm nói trên. Thời gian gần đây nhiều nước châu Âu đã tăng cường các biện pháp kiểm tra tại cửa khẩu, và đã phát hiện có hiệu quả nhiều vụ vận chuyển, buôn bán hàng cấm từ các động vật hoang dã, quý hiếm.

----------------------------------

Minh Thu (Infonet)
Thứ Hai, 23/07/2012, 17:22 GMT

Theo báo cáo của WWF về số lượng cá thể tê giác, hổ và voi tại 23 quốc gia thuộc khu vực châu Á và châu Phi, Việt Nam là nước đứng đầu danh sách tội phạm buôn bán động vật hoang dã.




Qũy bảo tồn động vật hoang dã thế giới (WWF) cho biết những trang trại nuôi hổ và niềm tin chữa bệnh bằng sừng tê giác của người dân Việt Nam đã đẩy Việt Nam trở thành quốc gia đứng đầu trong danh sách buôn bán động vật hoang dã.

Trong khi đó, quốc gia láng giềng – Trung Quốc – nước có thị trường buôn bán các sản phẩm từ động vật hoang dã bất hợp pháp lớn nhất thế giới chốt lại vị trí thứ hai trong danh sách của WWF. Vị trí thứ ba thuộc về Lào.

Tổ chức WWF có trụ sở tại Thụy Sỹ đã tập trung nghiên cứu khảo sát các quốc gia – những nước mà nhóm động vật hoang dã có nguy cơ tuyệt chủng hiện đang sinh sống trong tự nhiên hoặc bị buôn bán hoặc bị giết hại.

Điều đáng nói là nhiều khách hàng tại châu Á đã đặt hàng các sản phẩm có nguồn gốc từ động vật hoang dã được săn bắn trái phép để làm quà biếu cho những nhân vật nổi tiếng như một phương thuốc chữa bệnh trong khi chưa có tài liệu nghiên cứu khoa học nào chứng minh tác dụng thực của chúng.

Theo ước tính của Viện Nghiên cứu Brookings tại Washington D.C, hoạt động buôn bán động vật hoang dã trái phép đã mang lại cho các quốc gia Đông Nam Á từ 8 – 10 tỷ USD/năm.

Cũng theo WWF, Việt Nam là "điểm tập kết chính" của nạn buôn lậu sừng tê giác từ Nam Phi – quốc gia săn bắn 448 con tê giác vào năm ngoái.

Tại châu Á, hoạt động buôn bán sừng tê giác mang lại lợi nhuận khổng lồ ngang bằng buôn bán cocain trên đường phố của Mỹ. Còn người mua thì vẫn tin các sản phẩm từ động vật hoang dã có tác dụng chữa bệnh thần kỳ.

Vào năm 2007, Việt Nam đã quyết định công nhận các trang trại nuôi hổ là một cơ sở thí điểm, thể hiện nỗ lực khống chế hoạt động buôn bán bất hợp pháp các sản phẩm có nguồn gốc từ hổ. Trong đó, 11 trang trại nuôi hổ đã được cấp phép tại Việt Nam.

Trong kết luận của bản báo cáo dài 35 trang được rút ra từ cuộc tranh cãi nổ ra vào hồi tháng 5 – khi các chuyên gia động vật hoang dã quốc tế cho rằng vào tháng 3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam đã cho phép lấy một số bộ phận từ cơ thể của một con hổ đã bị chết trong tình trạng giam cầm, được sử dụng chế biến thành thuốc chữa bệnh cổ truyền.

Sau đó, nhóm luật sư bảo vệ động vật hoang dã còn cho rằng đề xuất thành lập cơ sở thí điểm của Việt Nam là nhằm hợp pháp hóa một cách hiệu quả hoạt động buôn bán các sản phẩm có nguồn gốc từ hổ. Cáo buộc này đã bị phía Việt Nam bác bỏ. Ngay trong đầu tháng 7, một quan chức thuộc Văn phòng thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong buổi trả lời câu hỏi của hãng tin AP cũng đã bác bỏ cáo buộc trên.

minh thu

------------------------------------------




No comments:

Post a Comment

View My Stats