Tuesday, 17 July 2012

TOÀN BỘ GIÁO PHẬN VINH PHẢN ĐỐI BẠO LỰC CỦA CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG (RFI)




Thanh Phương  -  RFI
Thứ hai 16 Tháng Bẩy 2012

Sáng ngày 15/07/2012, hàng chc ngàn giáo dân trên toàn th 20 giáo ht ca Giáo phn Vinh đã tham d các thánh l đ phn đi nhng hành vi bo lc và xúc phm Đc tin Công giáo.

Nhng thánh l này đã được trang mng Giáo Phn Vinh Online tường thut đy đ vi nhiu hình nh. Ti giáo ht chính tòa Xã Đoài ( Ngh An ), nơi đt tr s Tòa giám mc Vinh, gn 20 ngàn giáo dân cùng vi nhiu tu sĩ, chng sinh, đã d thánh l do Đc Giám mc Nguyn Thái Hp làm ch tế cùng vi nhiu linh mc, đ « hip thông vi anh ch em đang b bách hi v đc tin và đ phn đi nhng hành vi phm thánh, xúc phm Đc tin Công giáo » ti giáo đim Con Cuông, theo như li mi gi ca Văn phòng Tòa giám mc Vinh.

Cũng trong tinh thn hip thông và phn đi đó, đông đo giáo dân nhng nơi khác ca Giáo phn Vinh đã tham gia các thánh l hôm qua : 20 ngàn người Thun Nghĩa ( Ngh An ), 10 ngàn Nhân Hòa ( Ngh An ), 12 ngàn Nghĩa Yên ( Hà Tĩnh ), 7 ngàn Can Lc ( Hà Tĩnh )... Có th nói là chưa bao gi cng đng Công giáo Vit Nam li th hin mt cách mnh m s phn kháng như thế đi vi nhng hành vi bo lc ca mt chính quyn đa phương.

Các thánh l đã din ra trên khp Giáo phn Vinh vi hàng chc ngàn người tham d bt chp nhng hành đng hù da ca chính quyn. Theo hãng tin AsiaNews, trước các thánh l, công an các tnh Qung Bình, Hà Tĩnh, Ngh An đã được đt trong tình trng báo đng. Các nhóm côn đ do chính quyn đa phương thuê mướn cũng đã do quanh các nhà th vi nhng c ch đe do. Sáng ngày 14/07/2012, người ta cũng nhìn thy mt s xe tăng đi ngang qua và dng khong vài chc phút trước Tòa Giám mc Vinh Xã Đoài, nhưng không rõ đây là mt sư di chuyn quân bình thường hay chính quyn cũng có ý dùng phương tin quân s này đ do nt giáo dân.

Vic cn tr giáo dân, linh mc sinh hot tôn giáo vn thường xy ra ti mt s đa phương, nht là nhng nơi xa xôi ho lánh, nhưng chưa bao gi có s vic nghiêm trng như thế. Theo t cáo ca Tòa giám mc Vinh, trong nhiu tháng qua, chính quyn đã liên tc cho người đe do, ngăn cn, khng b linh mc và giáo dân. Đc bit là trong ngày Ch nht 01/07/2012, b đi, công an, dân phòng và mt nhóm côn đ đã kéo đến hành hung các n tu, giáo dân, thm chí đánh c linh mc đang chun b c hành thánh l. Nhiu giáo dân đã b đánh trng thương. Nghiêm trng nht là đám người nói trên còn đp nát c tượng Đc M, mt hành vi phm thánh, xúc phm Đc tin không th chp nhn được đi vi người Công giáo.

Ngày 09/07/2012 ti Paris, tr li phng vn hãng tin Eglise dAsie ca Phái b truyn giáo ngoi quc Paris, Đc Cha Nguyn Thái Hp nói rng Ngài không hiu ni vì sao chính quyn đa phương li có nhng hành vi dã man như thế đi vi giáo dân giáo đim Con Cuông. Đc Cha Hp nhc li rng năm ngoái đã tng xy ra v ném mìn vào nhà nguyn Con Cuông. Tòa Giám mc Vinh đã phn đi, nhưng chính quyn và công an không h có phn ng gì.

Theo t cáo ca Tòa Giám mc Vinh, chính quyn Ngh An cho ti nay vn dùng quyn lc và phương tin truyn thông đ bóp méo s tht, vu khng các tín hu ». Cho nên, các thánh l ngày 15/07/2012 trong toàn b Giáo phn Vinh không ch là nhm phn đi nhng hành vi bo lc ca chính quyn đa phương, cu nguyn cho các nn nhân, mà còn đ đòi tôn trng công lý và s tht.

Tòa Giám mc Vinh cũng đã có văn thư chính thc báo cáo v tình trng đàn áp giáo đim Con Cuông cho Hi đng Giám mc Vit Nam, nhưng cho ti nay, Hi đng Giám mc Vit Nam chưa có phn ng chính thc.

-------------------------

Nữ Vương Công Lý
16/07/12 5:19 PM

Lời Tòa Soạn : Khi vụ đàn áp giáo dân tại giáo điểm Con Cuông xảy ra, Giám Mục giáo phận Vinh Nguyễn Thái Hợp đang ở Âu châu. Ngay sau biến cố này, cơ quan truyền thông Công Giáo Eglises d’Asie (Các Giáo Hội Á Châu) đã phỏng vấn Đức Cha Hợp tại Paris ngày 8-9-2012. Bài phỏng vấn được phổ biến ngày hôm sau 9-7-2012. Diễn Đàn Giáo Dân xin chuyển dịch nguyên văn bài phỏng vấn từ Pháp ngữ sang Việt ngữ để qúy độc giả và dư luận hiểu thêm về quan điểm và lập trường của vị Giám Mục giáo phận Vinh, kiêm Chủ Tịch Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

Eglises d’Asie : Thưa Đức Cha, Cộng đồng Công Giáo Con Cuông nơi vừa xảy ra những sự kiện mà chúng ta sắp nói tới được gọi là “Giáo Điểm” (lieu religieux) trong các văn bản. Đức Cha có thể cho biết danh xưng này có nghiã gì?

GM Nguyễn Thái Hợp : Tiếng này được dùng trong các nghị định ấn hành trong những năm thuộc thập kỷ 1990, trước thời gian ra đời của Sắc Lệnh về Tín Ngưỡng và Tôn Giáo. Người ta phân biệt giữa giáo xứ, giáo họ và và cộng đồng Kitô hữu chưa tạo thành một đơn vị theo giáo luật. Đại ý, danh từ này tương đương với tên mà văn học truyền giáo thuở xưa gọi là “cộng đồng Kitô hữu” (chrétienté), một cộng đồng tín hữu đang trong giai đoạn thành hình.

E. A : Nguyên nhân của phần lớn những xung đột giữa nhà cầm quyền và các cộng đồng Công Giáo xảy ra trong thời gian vừa qua thường là vấn đề đất đai bị nhà nước xung công, hoặc là những hoạt động có tính cách xã hội chính trị của những người trẻ Công Giáo. Những nguyên nhân đó không hiện diện trong vụ Con Cuông. Vậy vì lý do gì mà nhà cầm quyền địa phương lại tung ra một cuộc đàn áp thô bạo như thế chống lại một nhóm nhỏ những tín hữu chỉ muốn cử hành thánh lễ? Lý do này có vẻ rất bí ẩn…

GM. NTH : Đúng như vậy, tất cả đều không thể giải thích. Người ta không thể hiểu những động lực sâu xa của nhà cầm quyền, cũng như không hiểu tinh thần hướng dẫn hành động này của họ. Tuy nhiên, ta có thể phỏng đoán một vài nguyên nhân. Ở Việt Nam, có những khu người ta gọi là “vùng đất anh hùng” (được coi là những địa danh nổi tiếng của thời kháng chiến cộng sản). Để bảo vệ quy chế “anh hùng” này, các nơi ấy phải tuân thủ ba hay bốn tiêu chuẩn. Một trong những tiêu chuẩn đó là sự vắng bóng của tôn giáo và những biểu hiện tôn giáo trên lãnh thổ của khu này. Trong khi đó, một cách chính xác, khu Con Cuông lại nằm ở Tây Bắc tỉnh Nghệ An, thuộc một trong những khu phải được gìn giữ và bảo vệ theo truyền thống anh hùng. Người ta có thể nghĩ rằng đó là một trong những lý do về thái độ bạo hành của nhà cầm quyền trong vụ này. Người ta cũng có thể nói tới động lực chính trị, chuyện hoàn toàn có thể xảy ra ở Việt Nam ngày nay.
Từ lâu, những người Kitô giáo đã có mặt ở vùng đất Côn Cuông này. Bắt đầu từ 1970, các linh mục đã tới vùng này để cử hành thánh lễ và giúp những nhóm thiểu số. Thế là từ hai năm nay, một linh mục đã đến đó đều đặn mỗi Chúa Nhật để cử hành thánh lễ. Bốn đơn yêu cầu đã được gửi tới nhà cầm quyền để xin thiết lập một giáo điểm. Cho tới bây giờ, chúng tôi không nhận được sự trả lời chính thức nào. Nhưng người ta cho chúng tôi biết là quy chế giáo điểm không còn tồn tại mà phải thiết lập một giáo họ (paroisse annexe), một đơn xin nữa cũng vẫn không được trả lời.
Chúng tôi không hiểu tại sao nhà cầm quyền lại can thiệp bằng cách ứng xử tàn bạo như vậy đối với cộng đồng Công Giáo Con Cuông. Năm ngoái, một qủa mìn đã nổ trước nhà nguyện. Đó là điều không thể chấp nhận được! Chúng tôi luôn luôn tìm cách đối thoại, nói chuyện với nhà cầm quyền và chúng tôi không hiểu tại sao họ đi tới chỗ dùng những phần tử quân đội để chống lại những công dân Công Giáo. Một số người tự hỏi tại sao các binh sĩ có sức mạnh lớn như vậy không lo bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường sa, mà lại dùng võ khí để chống lại những đồng bào Công Giáo không võ trang. Tất cả những điều đó thật khó hiểu.

E. A : Trước việc bùng nổ của bạo lực như vậy, thái độ của người Công Giáo trong giáo phận của Đức Cha hiện nay ra sao?
GM. NTH : Chúng tôi muốn sống trong việc đối thoại với nhà cầm quyền. Chúng tôi không có ý định dùng vụ Con Cuông để áp đặt những đòi hỏi hay vu khống Đảng và chính phủ. Nhưng vụ xảy ra ngày 1 tháng 7 qúa đặc biệt, khiến đa số người Công Giáo không thể khoan nhượng. Nhà cầm quyền đã đi qúa xa! Như người ta thường nói tại xứ tôi, khi vượt qúa một số ranh giới, người ta phải phản ứng. Sự kiên nhẫn là một đức tính Công Giáo, một đức tính nhân loại. Nhưng giống như tất cả những gì mang tính nhân loại, nó có những giới hạn mà người ta không thể ngang nhiên vượt qua. Đó là cảm nghĩ của giáo dân trong giáo phận của chúng tôi. Điều cốt yếu là sự đoàn kết với các anh chị em công Giáo trong một hoàn cảnh khó khăn. Chúng tôi không phải chỉ muốn phản đối, chúng tôi còn muốn bầy tỏ sự đoàn kết này và đòi hỏi công lý cho những nạn nhân của việc bạo hành này.

E. A : Vụ Con Cuông có phải là một vụ hoàn toàn riêng rẽ, trong giáo phận của Đức Cha, những việc cùng loại này có xảy ra ở những vùng khác không?
GM. NTH : Trong giáo phận của tôi, có ba tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình. Cách đây hai năm, ở làng Tam Tòa thuộc tỉnh Quảng Bình cũng xảy ra những việc bạo hành giống như vụ Con Cuông hiện nay. Tôi không hiểu tại sao bạo hành bây giờ lại chuyển tới tỉnh Nghệ An. Đó là những vụ không thể khoan nhượng ở Con Cuông. May thay, trong hai tỉnh khác, hiện không có tranh chấp tương tự. Vào dịp lễ Giáng Sinh năm ngoái, một giới chức cao cấp của chính phủ từ Hà Nội đến chuyển cho chúng tôi lời chúc mừng Giáng Sinh và chính giới chức này đã có lời chúc tụng chúng tôi. Ông ta đã hỏi tôi: “Tình trạng giáo phận Vinh hiện ra sao?”. Tôi trả lời ông ấy là trong giáo phận của tôi, có ba tỉnh mà mỗi tỉnh có tính cách đặc biệt. Không thể so sánh tỉnh này với tỉnh kia, mỗi tỉnh có mầu sắc, ánh sáng và sự độc đáo riêng. Nhưng nếu phải lấy một sự lựa chọn, tôi thích mầu sắc của các tỉnh Hà Tĩnh và Quảng Bình hơn. Sau đó, một công chức của tỉnh Nghệ An đã hỏi tôi “Tại sao không chọn Nghệ An?”. Tôi trả lời: “Trong giáo phận của tôi, có ba tỉnh. Tôi ưa hai tỉnh hơn, như vậy là có thể tự hiểu!”

E. A : Đức Cha là chủ tịch của Ủy Ban Công Lý và Hòa Bình do Hội Đồng Giám Mục VN thành lập cách đây vừa đúng một năm rưỡi. Chắc chắn khó có thể lập bảng tổng kết thành tích hoạt động của Ủy Ban. Nhưng xin hỏi có sự cạnh tranh hay bất đồng nào giữa học thuyết xã hội của Giáo Hội và chủ thuyết đang được áp dụng tại Việt Nam?

GM. NTH : Đúng vậy, có qúa ít thời gian kể từ khi Ủy Ban chúng tôi nhận sứ mệnh. Trong khoảng một năm rưỡi, chúng tôi không làm được nhiều việc vì những giới hạn về nhân sự, nhưng cũng vì tình hình xã hội chính trị không cho phép chúng tôi làm những gì chúng tôi đã nghĩ và muốn làm. Chúng tôi dự tính phổ biến và áp dụng học thuyết xã hội của Giáo Hội như một phương cách phúc âm hóa thế giới. Đức Giáo Hoàng Gioan Phalô Đệ Nhị đã nói: “Học thuyết xã hội của Giáo Hội không phải là con đường thứ ba giữa chủ thuyết tư bản và chủ thuyết Mác-xít”. Đức Giáo Hoàng Bênêdictô 16 cũng nói thêm rằng Giáo Hội không thay thế quốc gia trong phận sự của quốc gia, nhưng Giáo Hội có thể đóng góp và đối thoại với chính phủ trong mục đích phục vụ con người. Bởi thế, chúng ta phải phúc âm hóa và phục vụ con người trong thời đại của chúng ta. Đức Giáo Hoàng Bênêdictô 16 cũng yêu cầu các giám mục Việt Nam cộng tác và đối thoại thẳng thắn với nhà nước. Nhưng ơn gọi phúc âm của chúng ta còn đòi hỏi chúng ta phải đặt ưu tiên cho những gì phù hợp với công lý, cho những gì hữu ích cho việc phục vụ xứ sở và phù hợp với những quyền của con người. Đó là lý do tại sao chúng tôi chủ trương đối thoại, một sự đối thoại hữu ích nhưng không giản dị và dễ dàng.

E. A : Văn bản mới nhất của ủy ban của Đức Cha có tựa đề “Những suy nghĩ về tình hình tổng quát của đất nước”. Bản văn đó nói tới sự tiến trỉển tích cực của đất nước từ một số năm qua, đặc biệt về phương diện kinh tế. Nhưng bản văn cũng vạch ra nhiều khía cạnh tiêu cực của xã hội hiện tại. Điều đó có phải là qúa bi quan?

GM. NTH : Cám ơn nhận xét của ông. Một số nhận định hẳn nhiên có chút bi quan dù rằng bản thân tôi vốn lạc quan một cách chừng mực. Nhưng phải rõ ràng. Hãy nhìn lịch sử Việt Nam của 40 năm qua. Từ 1975 đến 1990, tình hình rất khó khăn, đặc biệt trong những năm 1980. Trong giai đoạn đó, có rất nhiều khó khăn và đặc biệt cho những người Công Giáo. Rồi trong giai đoạn từ 1990 tới 2008-2009, tình hình đã thay đổi. Chính sách “đổi mới” từ từ thắng thế và đã đổi mới xứ sở trong tất cả mọi lãnh vực. Điều đó không thể chối cãi. Nhưng trong những năm vừa qua, có một sự trì trệ về tiến bộ rất rõ. Xã hội dân sự và xã hội chính trị cũng có sự thụt lùi. Không phải tôi bi quan, nhưng tình hình trở nên xấu. Tình trạng xã hội chính trị rất đáng e ngại. Tôi không phải là người duy nhất nghĩ như vậy. Người ta nghe cùng một tiếng chuông đồng hồ ngay nơi những người trí thức cộng sản, ở cả Quốc Hội nơi có nhiều lời tuyên bố quan trọng về vấn đề này đã được nói lên. Vì thế, qua báo cáo này, ủy ban của chúng tôi muốn cho mọi người nghe lời phê bình, nhưng là một lời phê bình xây dựng, muốn nhìn thấy đất nước đi trên đường phát triển đích thực. Sự phát triển kinh tế phải dính liền với phát triển xã hội và nhân bản.

E. A : Hiện nay ở Việt Nam, cuộc đấu tranh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên toàn thể lãnh thổ và chống lại ý muốn bành trướng của nước láng giềng lớn phương Bắc đang được thực hiện bởi nhiều người, kể cả những người Công Giáo. Chính Đức Cha đã phát biểu về vấn đề này nhiều lần. Đức Cha có nghĩ cuộc đấu tranh này là một phần trong sứ mệnh mục tử của Đước Cha không?

GM. NTH : Công Đồng Vatican II, trong hiến chế mục vụ về Giáo Hội trong thế giới ngày nay, đã tuyên bố: “Những niềm vui và hy vọng, những buồn sầu và lo âu của con người trong thời đại này, những người nghèo và nhất là những người đau khổ, cũng là niềm vui và hy vọng, nỗi buồn và sự lo âu của những môn đệ Chúa Kitô, và thực sự không có chút nhân bản nào nếu không tìm thấy một tiếng vọng trong trái tim của các môn đồ”. Chúng tôi vừa là môn đệ Chúa Kitô vừ là những đứa con của một dân tộc, chúng tôi là người Việt Nam và là Kitô hữu. Việt Nam là một dân tộc mà Thiên Chúa đã cho chúng tôi để trở nên thực sự là người, để trở thành công dân và Kitô hữu ở đó. Vì vậy những niềm vui và những nỗi buồn của đất nước chúng tôi cũng là những niềm vui và những nỗi buồn của những Kitô hữu chúng tôi. Cũng vậy, cùng với những công dân khác, người Công Giáo, người không Công Giáo và ngay cả những người Mác- xít, chúng tôi muốn bầy tỏ mối âu lo của chúng tôi liên quan tới tình hình rất nguy hiểm cho số phận của đất nước. Chính trong tinh thần ấy mà câu lạc bộ Phaolô Nguyễn Văn Bình ở Sài Gòn đã tổ chức hai cuộc hội thảo về vấn đề chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Cuộc hội thảo đầu tiên đã gặp rất nhiều khó khăn nên không được thực hiện. Những người tham dự hội thảo không những là Công Giáo mà còn là những người không Công Giáo, những người Mác-xít hay không Mác-xít. Dù chúng tôi đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc tổ chức cuộc hội thảo này, vẫn có một cơ quan chính phủ cũng đã tài trợ cho việc in những bài phát biểu. Cuộc hội thảo thứ hai có chủ đề “Công lý và hòa bình ở Biển Đông”. Buồn thay, nó cũng không được diễn ra, nhưng tôi nghĩ có thể in những bài phát biểu đã được dự trù . Cuộc tranh đấu này đối với chúng tôi là một bổn phận đối với dân tộc, và đối với tổ tiên chúng tôi. Chúng tôi thi hành bổn phận này với những nhà trí thức của đất nước, với những người Công Giáo và không Công Giáo, với những người Cộng sản và không Cộng sản. Đó là bổn phận của mọi người Việt Nam trước những khó khăn và đe dọa đè nặng lên nền độc lập của đất nước chúng tôi

E. A : Trong báo cáo của Uỷ Ban Công Lý và Hòa Bình về tình hình chung của đất nước có vấn đề tự do tôn giáo. Nhiều văn bản lập pháp về vấn đề này đã được kể ra trong báo cáo và đi đến kết luận – tôi khôi hài hóa một chút – là tự do tôn giáo không thể thực sự tồn tại khi có qúa nhiều luật lệ về vấn đề này.

GM. NTH : Phải nhìn nhận rằng chính phủ đã làm nhiều điều cho Giáo Hội và cho các tôn giáo nói chung. Nếu người ta so sánh tình hình Giáo Hội Việt Nam ít lâu sau 1975 và tình hình hiện nay, người ta có thể xác nhận đã có nhiều tiến bộ. Việt Nam đã gia nhập Tổ chức toàn cầu về thương mại, đã trở thành hội viên của nhiều định chế quốc tế và từ nay phải thi hành những công ước quốc tế về nhân quyền. Điều hiện nay còn phải làm là hoàn tất việc bình thường hóa tình trạng liên quan đến tôn giáo. Chính quyền hiện đang sửa soạn một nghị định mới về tôn giáo. Nhưng nếu trong tình trạng bình thường, người ta không cần tới nghị định này. Hiện nay đã có đủ: phải đối xử với những người Công Giáo, những người không Công Giáo, những Phật tử và tất cả mọi người khác như những công dân! Chúng ta đã có một bộ Dân Luật và mọi người phải được đối xử theo luật lệ. Tôi không nói là phải làm ngay mọi sự. Nhưng chúng ta phải hướng về việc thực hiện tình trạng đó. Nếu chúng ta đạt tới, lúc đó chúng ta mới có thể nói đã có tự do tôn giáo đích thực.

E. A : Trong những năm 1978-79, Tổng Giám Mục Huế, Đức Cha Nguyễn Kim Điền, đã tuyên bố trong một buổi họp công cộng mà Đức Cha được triệu đến: “Hôm nay, những người Công Giáo là những công dân hạng hai…”. Tình trạng này hiện đã thay đổi hay chưa?

GM. NTH : Nếu kể lại tình hình vào thời Đức Cha Điền sau 1975, người ta có thể xác nhận rằng đã có những thay đổi. Hiện nay, những người Công Giáo có thể vào đại học và làm nhiều nghề. Nhưng một số chức vụ vẫn còn được dành riêng cho đảng viên. Trong cuộc sống hàng ngày, còn nhiều điều cần phải thay đổi. Về phiá Công Giáo cũng như về phía Cộng sản, về phiá Giáo hội cũng như về phía chính phủ, việc tốt đã được làm nhưng cần phải được làm tiếp. Đối với mọi người Việt Nam, vô thần cũng như có tín ngưỡng, Phật Giáo cũng như Tin Lành, người thiểu số cũng như người Công Giáo, phải tạo nên một xã hội nhân bản và tân tiến. Chúng tôi phải tiếp tục công việc của chúng tôi để Việt Nam thực sự trở thành một xứ sở cho tất cả mọi công dân không có sự phân biệt nào.
(Bản dịch Việt ngữ do Nguyệt San Diễn Đàn Giáo Dân)

--------------------------------





No comments:

Post a Comment

View My Stats