Mặc Lâm, biên tập viên RFA, Bangkok
2012-07-17
Bắt
đầu từ năm ngoái khi phong trào biểu tình chống Trung Quốc nổ ra tại Hà nội,
một mặt chính quyền ra lệnh đàn áp, một mặt gửi những tổ chức mặt trận, công an
khu vực và các đoàn thể tới từng nhà của người tham gia biểu tình để vận động,
hăm dọa họ bỏ cuộc.
Tuy
nhiên chính sách này chưa bao giờ thành công vì người biểu tình ý thức rất rõ
việc họ làm và quan trọng hơn hết họ không cảm thấy sợ hãi trước sự đàn áp của
nhà nước vì đối với họ biều tình chống Trung Quốc là yêu nước. Mặc Lâm tìm hiểu
thêm qua các thông tin mới nhất.
Tin
tức về những hoạt động mới nhất của Trung Quốc trên Biển Đông vẫn là những sự
kiện nóng bỏng hàng đầu của báo chí trong vài ngày qua. Trước hết, ba mươi tàu
đánh cá loại lớn của Bắc Kinh được hỗ trợ của tàu ngư chính và tàu chuyên dụng
đã chính thức xâm nhập trái phép trên vùng biển Trường Sa của Việt Nam để hành
nghề. Tiếp đó, bất kể sự phản đối vô vọng của chính quyền Hà Nội, Trung Quốc
ngang nhiên xây dựng nhà tù trên quần đảo Hoàng Sa mà họ đã chiếm của Việt Nam
vào năm 1974. Nhà tù này không nói thì ai cũng biết được xây dựng để giam giữ
ngư dân Việt Nam thay vì chở họ về đảo Phú Lâm như trước.
Nước
mất thì nhà tan
Tuy
nhiên sự ngang ngược của Trung Quốc không làm cho chính quyền Hà Nội thay đổi
thái độ như từ trước tới nay với chủ trương dè xẻn trong lời lẽ chống đối.
Chẳng những trên ngôn ngữ ngoại giao mà còn chứng tỏ sự kiên nhẫn vô giới hạn
qua việc ngăn chặn người dân của mình bày tỏ chính kiến, bày tỏ lòng căm phẫn
trước sự xâm lược hiển nhiên của Trung Quốc.
Cấm
biểu tình trong những ngày Chúa Nhật, khẳng định người đi biểu tình đang bị xúi
giục bởi các phần tử phản động. Gửi chính quyền cơ sở đi tới từng nhà của người
biểu tình vận động, thậm chí hăm dọa họ bỏ cuộc. Tệ hại hơn nữa, tổ chức đấu tố
người đi biểu tình, khủng bố bằng những thủ đoạn như ném vật nhơ bẩn vào nhà
người đi biểu tình, lảng vãng trước nhà họ cả ngày lẫn đêm, gửi tin nhắn hăm
dọa…tất cả với mục đích ngăn chặn những cuộc xuống đường chống Trung Quốc trên
khắp nước.
Chị Trần Thị Nga,
một phụ nữ từng nhiều lần bị chính quyền hăm dọa, thậm chí bắt cóc, đã tham gia
nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc lên tiếng bày tỏ quan điểm của chị:
Các
cụ có câu nước mất thì nhà tan, nếu mình thờ ơ trước nỗi đau người khác thì khi
mình hoạn nạn người khác cũng thờ ơ trước nỗi đau của mình. Bản thân tôi khi
gặp hoạn nạn thì được rất nhiều người giúp đỡ nên mới có ngày hôm nay. Vì vậy
ngoài trách nhiệm với bản thân và gia đình ra thì tôi thấy mình cũng có trách và
nghĩa vụ với những người ngư dân đang bị Trung Quốc bắt giữ đánh giết. Đi biểu
tình phản đối Trung Quốc xâm lược một là để bảo vệ đất nước hai là bảo vệ chính
những ngư dân đang hoạn nạn.
Chính
quyền tuy dùng đủ các biện pháp nhưng vẫn gặp những sự chống đối ngày càng dai
dẳng và mạnh mẽ hơn. Người biểu tình tỏ ra không hề sợ hãi trước những gì mà
nhà nước đưa ra. Họ thẳng thừng tuyên bố sẽ tiếp tục biểu tình cho dù có gặp
bất cứ trở ngại nào.
Chị Phương Bích một
thành viên ngoan cường trong mọi cuộc biểu tình chống Trung Quốc cho biết:
Không
cứ gì riêng tôi mà tất cả mọi người đều tỏ ra bức xúc. Nói về lý đương nhiên họ
không có lý rồi thế nhưng họ cứ làm. Cũng giống như hôm nay chúng tôi đang đứng
trước phiên tòa xử ông trung tá công an đánh chết ông Trịnh Xuân Tùng, họ cứ
nói là xử công khai nhưng cuối cùng có công khai đâu? Ở dất nước này cứ nói một
đằng người ta lại làm một nẻo. Cái việc người ta vận động như thế chằng phải vì
vấn đề Trung Quốc đâu. Tôi vẫn cho cái nguyên nhân sâu xa họ vẫn ngại từ một
đốm lửa sẽ gây ra đám cháy lớn thôi.
Nhân
dân “ném chuột”, nhà nước “sợ vỡ đồ”
Cái
đốm lửa mà chị Phương Bích nói luôn ám ảnh chính quyền đến nỗi họ xem chuyện
người dân biểu tình chống Trung Quốc sẽ trực tiếp nguy hại đến chế độ mà họ
đang hết sức bảo vệ. Nếu ví Trung Quốc là một con chuột đang ngang nhiên vào
căn nhà Việt Nam gậm nhấm, phá hoại lương thực, tài sản thì những người dân
đang đi biểu tình kia đang cố sức tìm ném con chuột ấy bằng chính lòng yêu nước
của họ để bảo vệ tài sản đồ đạc trong căn nhà của mình. Tuy nhiên nhà nước lại
sợ “hòn đá mang tên biểu tình” ném con chuột Trung Quốc sẽ làm vỡ luôn cả đồ
đạc là hệ thống cai trị.
Trung
Quốc nắm rõ điều này và ngày càng lộng hành hơn không cần e dè khi biết rằng
người chủ căn nhà đó đã bị trói tay không còn khả năng ném đá.
Tuy đã nhiêu lần bị
giam giữ do đi biểu tình nhưng đối với chị Phương Bích lòng yêu nước không thể
bị vùi dập và chị không cảm thấy sợ hãi khi tiếp tục biểu tình, chị nói:
Cá
nhân tôi thì tôi không sợ và tôi nghĩ rằng rất nhiều người như thế. Từ trước
đến nay khi người ta đi biểu tình là người ta xác định sẽ gặp những phiền toái
trong cuộc sống. Tôi cho rằng ông Nguyễn Thế Thảo chỉ nói lên cá nhân ông ấy
thôi mặc dù ông ta là chủ tịch UBND thành phố. Ông ta không thề cấm được. Những
con người như chúng tôi không rỗi hơi tập trung người để hò hét hay làm điều gì
tương tự như vậy. Chúng tôi khẳng định là đi biêu tình thế thôi, còn định nghĩa
như thế nào thì phải ra tòa và tất nhiên dù có ra tòa đi chăng nữa thì những
người đã đi biều tình thì họ chấp nhận điều đó. Tôi cũng thế tôi khẳng định
mình sẽ đối mặt với chuyện đó.
Chi Trần Thị Nga tuy
ôn tồn hơn nhưng lập trường vẫn không thay đổi. Khi được hỏi về thái độ tiếp
theo của chị khi có dịp tiếp tục biểu tình chị nói:
Các
cụ mình ngày xưa người ta phải bỏ bao nhiêu xương máu để bảo vệ cái đất nước
Việt Nam hiện nay. Các cụ để lại đất nước cho toàn dân tộc chứ không phải cho
một cá nhân hay một tổ chức nào cả. Chính vì vậy trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ
đất nước là của toàn dân. Họ đàn áp là việc của họ còn việc bảo vệ đất nước,
bảo vệ chính nghĩa, sự thật thì mình cứ bảo vệ thôi. Dù có chết cũng phải bảo
vệ, cũng giống như các cụ ta ngày xưa cũng thế dù có bỏ bao nhiêu xương máu thì
các cụ cũng bỏ ra bảo vệ đất nước Việt Nam toàn vẹn cho đời con đời cháu hưởng.
Một
sự việc đáng trân trọng vừa xảy ra mới đây tại Hà nội cho thấy người đi biểu
tình chống Trung Quốc không dễ gì bị khuất phục hoặc mua chuộc. Đó là trường hợp của ông JB Nguyễn Hữu Vinh,
một người kiên cường tham gia tất cả các cuộc biểu tình và đã nhiều lần bị công
an Hà Nội lẫn Bộ công an triệu tập vì đi biểu tình chống Trung Quốc.
Câu chuyện phản công
ngược lại một cách gay gắt của ông Vinh trước một phái đoàn do chính quyền cử
tới nhà ông được quay thành video clip và tung lên mạng đã khiến nhiều người
sửng sốt.
Người dân thấy rõ cái được gọi là vận động ấy hoàn toàn phi nghĩa bởi người được
vận động có đầy đủ lý do để tố cáo người đi vận động đang tiếp tay với thế lực
phản động chống lại ý nguyện bảo vệ tổ quốc cao cả và không thể tranh cãi của
nhân dân.
Ông JB Nguyễn Hữu
Vinh kể lại câu chuyện vào ngày hôm ấy:
Chiều
thứ Bảy có phái đoàn của Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường đi cùng với công an
khu vực khoảng 5-6 người gì đấy đến nhà tôi vận động đừng đi biểu tình chống
Trung Quốc. Họ gồm chủ tịch Mật trận Phường, một người ở hội Phụ nữ. Một người
ở Văn phòng Ủy ban, rồi cảnh sát khu vực và thêm vài ba người nữa.
Trên
video clip dài hơn 5 phút chứa đựng hầu hết những gì mà chỉ một mình ông Nguyễn
Hữu Vinh nói. Phái đoàn ấy gần như chết cứng trong im lặng vì hơn ai hết họ
cũng là người Việt Nam.
Một trong những luận
cứ hùng hồn nhất được ông Vinh đưa ra:
Hiến
pháp ghi rõ ràng công dân Việt Nam có nhiệm vụ và nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc không
riêng bất cứ ai cả. Hiến pháp không ghi rằng việc bảo vệ tổ quốc chỉ có Đảng và
Nhà nước lo. Xin lỗi các bác Đảng và Nhà nước mà không có dân thì vứt đi.
Nhất
quá tam, ba lần quá đủ
Còn cái việc yêu nước đã có Đảng lo thì
xin hỏi các bác, năm 1958 Trung Quốc ra tuyên bố về lãnh hải, “Đảng và nhà nước
lo” bằng công hàm của Phạm Văn Đồng công nhận lãnh hải Trung Quốc. Năm 1974
Trung Quốc chiếm Hoàng sa, “Đảng và nhà nước lo”, Việt Nam mất Hoàng sa. Năm
1988 Trung Quốc đánh chiếm Trường sa, “Đảng và nhà nước lo” thì Trường sa mất
một phần và bây giờ tiếp tục “Đảng và Nhà nước lo”?
Nói
như bác là đúng, yêu nước có nhiều cách thể hiện và Đảng và nhà nước kiên quyết
đấu tranh thì đó là việc của Đảng và Nhà nước. Nhưng nếu không có nghĩa vụ và
tấm lòng yêu nước của nhân dân thì Đảng và nhà nước làm được gì?
Trong
suốt 5 phút giảng bài học yêu nước ấy ông
chủ tịch Mặt trận Tổ quốc phường được lên tiếng một lần, nhưng tiếc thay
ông lại tạo cơ hội cho người đối diện vạch trần điều ngớ ngẩn mà nhiều người
đang đi vận động như ông mắc phải:
Anh nói về vấn đề gì? Ai xâm lược ai? Người ta đang đấu
tranh...ai xâm lược ai mà anh có thái độ như thế...
Ông Nguyễn Hữu Vinh
đã ngay lập tức trả lời câu hỏi của ông chủ tịch:
Xin
lỗi anh, anh có ra Biển Đông để nhìn nó bắt giữ ngư dân ngay trên bờ biển của
Việt Nam? Anh có nhìn thấy nó hoàn toàn, nó vào đấu thầu trên vùng biển chủ
quyền của Việt Nam không? Tôi hỏi anh khi nào Trung Quốc nó tràn vào đây thì
mới là xâm lược phải không. Tôi nói thẳng với anh tổ quốc toàn vẹn lãnh thổ là
thiêng liêng, bất cứ công dân nào cũng phải bảo vệ. Tôi đã làm việc với công an
Hà Nội, tôi làm việc với Bộ công an tôi nói rất rõ ràng tôi chết thì thôi chứ
tôi vẫn biểu tình phản đối Trung Quốc. Còn ai ngăn cản lòng yêu nước của người
dân đó là phản động, không thể chấp nhận điều đó được.
Đừng
gieo thêm sự ươn hèn
Có
lẽ câu cuối cùng của JB Nguyễn Hữu Vinh sẽ khiến không ít người suy nghĩ. Nó ẩn
chứa tất cả các vấn đề mà nhà nước Việt Nam đang mắc phải hiện nay. Tất cả các
sai lầm này đã và đang lây lan sang người dân làm cho một bộ phận rất lớn tỏ ra
ươn hèn còn bản thân nhà nước được ông
Vinh mô tả là hèn hạ:
Đất
nước Việt Nam ươn hèn ở chỗ đấy. Cái nhà nước này hèn hạ ở chỗ đấy. Đối với
người dân thì sừng sộ, công an thì thế này thế nọ...nhưng khi phản đối Trung
Quốc thì như con cá ươn. Vậy đã đến lúc người dân phải đứng lên để bảo vệ tổ
quốc mình chứ không thể nói rằng cái này đã có Đảng và Nhà nước lo. Đảng và Nhà
nước lo mất hết chỗ nọ, mất hết chỗ kia cho nên tôi đề nghị đây là lần cuối
cùng tôi tiếp những phái đoàn như thế này.
Câu
chuyện vể người biểu tình chống Trung Quốc có lẽ sẽ còn rất dài nếu không muốn
nói là bất tận. Sau khi xem clip của JB Nguyễn Hữu Vinh người dân sẽ vững tin
hơn rằng lòng yêu nước của họ sẽ không ai có thể tiêu diệt, ngoại trừ ý chí và
sự thèm khát độc lập tự do bị chính họ bỏ rơi.
Nhưng
có lẽ quan trọng hơn hết là sự can trường ấy sẽ thức tỉnh nhà nước trước tiên.
Có thế lực thù địch nào đủ khả năng gieo vào lòng những con người yêu nước ấy
sự dũng cảm quên mình như thế? Chỉ có lòng yêu nước, lòng yêu nước và lòng yêu
nước mà thôi.
Theo
dòng thời sự:
Copyright
© 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.
No comments:
Post a Comment