BBC 27 /
28-7-2012
Cập nhật: 23:56 GMT - thứ sáu, 27 tháng 7, 2012
Tối ngày thứ
Sáu 27/7, cả Anh Quốc và thủ đô London chào đón lễ khai mạc Olympics
2012 với thông điệp lịch sử về công nghiệp hóa và màn nhạc kịch
ngợi ca .
Bảy vận động
viên trẻ đại diện cho hy vọng tương lai của Anh quốc đã thắp sáng đài lửa
Olympic tại buổi lễ khai mạc ở London.
Vận động viên
Olympic vĩ đại nhất nước Anh, Sir Steve Regrave, đã rước ngọn đuốc vào sân -
chặng dừng cuối sau hành trình đi vòng đất nước.
Người từng năm
lần giành huy chương vàng đua thuyền đã trao lại cho các bạn trẻ trong cử chỉ
mang tính biểu tượng.
23:36: Các đoàn vận động viên từ trên
200 quốc gia tiếp tục cầm cờ tiến ra.
22:37: Sau màn trình diễn sáng tạo mang
màu sắc văn hóa, lịch sử đầy chất nghệ thuật, sân khấu đậm chất Anh, các đoàn
Olympics của 204 quốc gia và vũng lãnh thổ nối tiếp nhau bước vào sân vận động
với đủ các sắc màu đồng phục, cờ hoa và đi trong tiếng hoan hô, chào đón, vỗ
tay hân hoan của khán giả và người hâm mộ.
22:04: Sân khấu chuyển sang hoạt cảnh
nhiều màu sắc với các thanh thiếu niên Anh đa sắc tộ̣c, nhiều màu da
khác nhau chạy nhảy. Có một đôi trẻ hôn nhau, và tiếp theo là cách
hình clip nhanh cảnh nụ hôn liên tiếp của nhiều đôi, gồm cả Hoàng tử
William và nữ Công tước Catherine hôm cưới. Nhạc pha trộn phong cách
vùng biển Caribê, vùng Nam Á là các sắc dân nhập cư vào Anh.
21:58: Một vòng tròn nhộn nhịp với các
thanh niên nam nữ nhảy múa vui nhộn, có thiếu nữ trong số đó vừa nhảy vừa gọi
điện thoại di động, một loạt clips âm nhạc nối nhau, trong đó người ta nghe
thấy bản 'She loves you' (Nàng yêu bạn) của The Beatles.
21:56: Một đoàn người nối tay nhau chạy
vòng một đoạn trên sân khấu với những chiếc vòng 'gắn lân tinh' tỏa sáng, trông
như những vòng tròn Olympics. Hiệu quả âm nhạc lại được đan xen với một trích
đoạn trình tấu của Eric Clapton.
21:53: Một chiếc xe hơi xuất hiện trên sân
khấu, một loạt các clips quảng cáo được chạy và nối tiếp với một ngôi nhà hộp
hai tầng với cảnh các thanh thiếu niên ca hát nhảy múa trong những bộ cánh của
thời trang đời thực.
21:51: Mr. Bean chạy ngón trên phím đàn
làm cho cả nhạc trưởng phải ngạc nhiên, lặng đi. Một tiết mục đầy tính cách hài
hước kiểu Ăng-lê.
21:47: Nghệ sỹ hài Rowan Atkinson (tức Mr
Bean) vừa chơi đàn piano vừa sử dụng điện thoại di động và 'xỉ mũi,' cùng lúc
một cảnh chiếu ngoài bờ biển cho thấy Mr Bean chạy dọc bờ biển với một đoàn vận
động viên điền kinh. Mr Bean không khéo vượt lên dẫn đầu và về đích.
21:41: Các màn ca kịch với trẻ em
trong bệnh viện trên nền nhạc điện tử. Diễn viên mặc trang phục thời
kỳ cận đại.
21:32: Một đội danh dự đưa cờ Anh ra
làm lễ kéo cờ và quốc ca Anh được cử hành, hàng đầu là trẻ em tàn
tật hát bài 'God Save the Queen'.
21:27: Màn hình lớn tại lễ chiếu
cảnh diễn viên James Bond do Daniel Craig đóng vào Cung Buckingham đón Nữ
hoàng Elizabeth II đi lên trực thăng bay qua bầu trời London. Hai chú chó
corgi của Nữ hoàng ở lại buồn rầu nhìn theo. Sau đó, một chiếc trực
thăng thật hiện ra bây tới sân Olympics. Nữ hoàng nhảy dù (hình ghép
phim) ra và phi thân xuống sân Olympics. Chuyển sang cảnh thật: Nữ hoàng
bước ra hàng ghế VIP theo sau lời giới thiệu tiếng Pháp. Chủ tịch Ủy
ban Olympics, ông Jaques Rogge ra cùng.
21:17: Tiếp tục màn diễn nhạc kịch
vĩ đại với các nhà máy nhả khói đen lên bầu trời và công nghiệp
hóa đưa tới cạnh tranh và viễn cảnh chiến tranh.
21:00: Lễ khai
mạc bắt đầu bằng nhạc cổ điển và một màn diễn cảnh quá trình công
nghiệp hóa tàn phá vùng nông thôn của Anh, như nhắc nhở nhu cầu tôn
trọng thiên nhiên dù thành tích đạt được là một kỷ nguyên kỹ nghệ
cho Anh Quốc.
20:55: Dàn nhạc cổ điển London Symphony
Orchestra và các đội kéo cờ đã chuẩn bị sẵn sàng cho Olympics. Nhạc
nổi lên.
20:40: Chương trình ca nhạc tại sân vận
động được trang trí như một khu nhà vườn kiểu quê ở Anh đã bắt đầu.
20:12: Phi cơ phun khói ba màu cờ Anh
đỏ, xanh dương và trắng đã bay qua bầu trời London trong lúc vẫn còn
nắng.
19:50: Hàng nghìn người đã vào Công
viên Thế vận hội trước giờ khai mạc Olympics tại London 2012 vào tối
ngày thứ Sáu.
Buổi lễ với
kinh phí 27 triệu bảng Anh sẽ kéo dài ba giờ tại Sân vận động Olympics
và dự kiến được một tỷ người trên toàn cầu theo dõi.
Tại sân vận
động có 80 nghìn được mời hoặc mua vé vào xem.
Ngoài các nhân
vật quan trọng nhất của Anh như Nữ Hoàng Elizabeth II, Thủ tướng David
Cameron, trong số các vị khách nổi bật có phu nhân tổng thống Mỹ, bà
Michelle Obama được các báo Anh chú ý nhiều.
Thủ tướng Nga,
Dmitry Medvedev cũng đến dự lễ Olympics còn Tổng thống Vladimir Putin
sẽ chỉ đến xem môn Judo.
Người xem chỉ
được biết chi tiết của chương trình nghệ thuật của buổi lễ khi nó
diễn ra vì tổng đạo diễn Danny Boyle và Ban tổ chức hoàn toàn giữ
bí mật về trình tự và các tiết mục.
15 nghìn người
tình nguyện sẽ tham gia chương trình này và các loại sân khấu tổng
diện tích 15.000 mét vuông và 12.956 đạo cụ sẽ được sử dụng.
Âm thanh được
phát trên một hệ thống tăng âm gồm 500 chiếc loa.
Đám đông người
dự lễ, nhiều người mặc trang phục truyền thống của xứ sở mình, đã
vào Công viên Olympics.
Theo phóng viên
BBC Claire Heald, giao thông cho Olympics diễn ra thuận lợi.
Tin bên lề: Huấn luyện viên đội bơi thuyền
buồm Nam Hàn, Lee Jae-Cheol, bị phạt 340 bảng và cấm lái xe hôm thứ
Sáu vì lái xe say rượu ở Dorset, vùng bờ biển phía Nam Anh, nơi sẽ
diễn ra thi đấu đua thuyền tại Weymouth.
Trong ngày 27/7
Chính thức mà
nói, lễ cho ngày khai mạc Olympics đã mở đầu với tiếng chuông của
nhiều nhà thờ tại Anh và cả chuông từ Tháp Big Ben, lúc 08:12 sáng,
giờ mùa hè ở Anh tức 07:12 GMT.
Đây là lần
đầu tiên Big Ben rung chuông ba phút liền kể từ khi lễ tang Hoàng Đế
George VI năm 1952.
Ban tổ chức đã
công bố một đoạn video tiết lộ đôi nét về lễ khai mạc tối thứ Sáu 27/7 tại
London.
Đó là hình
một nhóm nghệ sỹ mặc trang phục đầy màu sắc nhảy múa theo bản nhạc Tiger
Feet của ban nhạc Mud từ thập lỷ 1970, và màn trình diễn của các vận động
viên đạp xe theo giai điệu của bài hát Come Together của ban nhạc Beatles.
David Beckham
nói về Olympics
David Beckham
trả lời phỏng vấn BBC vào trước trước khai mạc Olympic London.
Trước đó,
ngọn đuốc Olympic được rước từ Hampton Court Palace xuống con đường dọc
sông Thames.
Người cầm
đuốc trong chặng cuối cùng của đợt rước đuốc kéo dài tổng cộng 70
ngày là vận động viên bóng rổ 22 tuổi Amber Charles, người đã tham gia
tích cực trong đợt vận động giành quyền đăng cai Olympics cho thành
phố London.
Cô rước ngọn
đuốc từ trước cửa City Hall qua Tower Bridge vào khoảng 12:45 giờ trưa.
Ngọn đuốc sẽ
tới sân vận động vào buổi tối và sẽ được thắp vào ngọn đuốc
chính.
Thị trưởng
London Boris Johnson nói với BBC: "Điều thú vị nhất là chứng kiến
sự phấn khích dường như đang truyền từ người này sang người kia.
Người nào cũng phấn khởi".
Nữ hoàng
Elizabeth Đệ nhị và Hoàng thân Philip sẽ chủ trì một bữa tiệc tại
Buckingham Palace cho các nguyên thủ quốc gia và một buổi hòa nhạc ăn
mừng khai mạc tại Hyde Park, với sự góp vui của các ban nhạc và ca
sỹ Snow Patrol, Stereophonics, Duran Duran và Paolo Nutini.
Thi đấu Olympic, chính thức bắt
đầu hôm thứ Tư 25/7 với môn bóng đá nữ, đang được tiếp tục với môn
bắn cung tại sân cricket Lord's.
Hơn 10 vạn vận
động viên từ 204 quốc gia tham gia thi đấu ở Olympics London.
Anh đã bỏ ra
khoảng 9 tỷ bảng từ quỹ công để tài trợ cho việc tổ chức Thế vận
hội, nhưng Thủ tướng David Cameron, người đã thị sát sân vận động
Olympic hôm thứ Năm, nhấn mạnh về cơ hội mà sự kiện này có thể đem
lại trong bối cảnh kinh tế yếu kém.
Ông nói:
"Hãy mạnh dạn cất bước, chúng ta là một đất nước phi thường
với nhiều điều kỳ diệu. Đây là thời điểm tuyệt vời cho chúng ta,
hãy nắm bắt lấy nó.
*
*
*
*
Thứ sáu 27 Tháng Bẩy 2012
Đúng 20 giờ GMT tối nay 27/7/2012, trên sân vận động
Olympic Luân Đôn, trước sự hiện diện diện của hơn 100 nguyên thủ quốc gia và lãnh đạo chính phủ, Nữ hoàng Anh Elizabth II sẽ tuyên bố long trọng khai mạc Thế vận hội mùa hè 2012, kỳ Olympic thứ 3 Anh Quốc được quyền đăng cai. Không khí lễ hội đã tràn ngập thủ đô nước Anh từ nhiều ngày qua, càng trở nên tưng bừng sát giờ khai mạc.
Sau 7 năm chuẩn bị tích cực, giờ đây nước Anh đã sẵn sàng chào đón hơn 10 nghìn vận động viên trên khắp thế giới về so tài ở 26 môn
thi đấu. Dự kiến có 21 nghìn phóng viên trên thế giới đưa tin về sự kiện cùng với hàng triệu du khách đổ về thủ đô Anh Quốc trong
dịp diễn ra Thế vận hội. Tâm điểm của lễ khai mạc là màn trình diễn nghệ thuật hứa hẹn nhiều bất ngờ đầy âm hưởng và màu sắc kéo dài 3 giờ dưới sự dàn dựng của Danny Boyle, đạo diễn bộ phim nổi tiếng từng nhận nhiều giải Oscar Triệu phú khu ổ chuột ( Slumdog Millionaire).
Ngọn đuốc
Olympic sau một hành trình 12.872 km trong suốt 70 ngày tối nay sẽ được châm lên đài lửa sân vận động. Cuối cùng sẽ là cuộc diễu hành của các đoàn thể thao đại diện cho hơn một trăm nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Kịch bản chi tiết của buổi lễ vẫn được giữ kín để tạo sự bất ngờ cho khán giả. Hơn một tỷ người trên thế giới sẽ chứng kiến buổi lễ khai mạc tối nay qua truyền hình. Luân Đôn đang tưng bừng trong không khí ngày hội lớn, nước Anh đã sẵn sàng cho các cuộc thi tài thể thao lớn nhất hành tinh kéo dài đến hết ngày 12/8.
Từ Luân Đôn, thông tín viên Lê Hải tường trình :
Còn vài giờ nữa mới đến lễ khai mạc thế vận hội Luân Đôn 2012, thế nhưng suốt 24 giờ qua London đã tưng bừng trong không khí lễ hội và thi đấu. Một số môn cũng thi đấu từ trước để có thể chung kết trước lễ bế mạc. Đáng tiếc đã xảy ra một vài chuyện bê bối làm bẽ mặt ban tổ chức, như việc giới thiệu các cầu thủ bóng đá nữ của Bắc Triều Tiên bên cạnh cờ của Nam Hàn, khiến thiếu chút nữa đội Bắc Triều Tiên bỏ về và chỉ chịu thi đấu trở lại sau khi ban tổ chức tại sân vận động Hampden Park xin lỗi vì nhầm lẫn bất cẩn .
Thế nhưng có lẽ tâm điểm của mọi mối quan tâm vẫn đang là lễ khai mạc do đạo diễn nổi tiếng người Anh Danny Boyle dàn dựng. Toàn bộ nội dung đêm diễn được giữ bí mật nhưng người ta đã được biết ít nhiều qua ánh đèn laser chiếu sáng rực cả một góc trời trong đêm tổng duyệt, cũng như qua cả chục ngàn tình nguyện viên được huy động trong dịp này.
Thế giới được hứa hẹn sẽ gặp trên sân cỏ sân Olympics Luân Đôn tất cả những biểu tượng nghệ thuật của nước Anh, từ điệp viên 007 hay Harry Potter cho đến Alice trong xứ sở thần tiên trên nền nhạc Anh hiện đại với những tên tuổi lớn của Anh trong làng âm nhạc như Paul McCartney và Elton John. Các trang mạng bán vé cho biết vẫn còn vé giờ chót cho khán giả vào xem với giá trên dưới 2000 bảng Anh. Sau một tuần nắng gắt và một trận mưa lớn sẽ kéo đến vào Chủ Nhật, người ta hi vọng sẽ có một đêm khai mạc thật đẹp vào tối nay.
Olympic sự kiện vượt ra ngoài phạm vi thể thao
Với nhiều người dân Anh thì Olympics không đơn thuần là một cuộc thi đấu, kéo đến xem rồi tranh nhau về, mà là một sự kiện bên trong một buổi picnics ngoài trời suốt cả ngày đến tận khuya. Phong thái đó đã thấm đậm vào đường nét thiết kế khu làng Olympics Luân Đôn 2012, bao quanh là rất nhiều bãi cỏ và nơi cho người dân ngồi ăn uống.
Phần thiết kế cảnh quanh chiếm phần quan trọng ngang với thiết kế xây dựng và tiện nghi sân bãi, là một trong số những điểm khiến ban tổ chức giải tự hào. Và thiết kế đó không thể nào vận hành tốt và thể hiện hết ưu điểm nếu không có chính dân Anh đến xem. Và có vẻ như những lo lắng của ban tổ chức trong những ngày trước về chuyện thiếu khán giả Anh nay đã phần nào tan bớt. Nhiều sự kiện đường phố phải được tổ chức lại vì lượng người đi xem sẽ tăng, như một khu khán đài ở trung tâm Luân Đôn phải tăng sức chứa từ 3.000 người như dự kiến lên thành 15.000 người theo tính toán mới.
Người ta tính là sẽ có rất nhiều người Anh sẽ kéo ra đường xem cuộc đua xe đạp trên đường với cự ly 250km cho nam và 140km cho nữ vào thứ Bảy và Chủ Nhật này. Khán giả truyền hình sẽ có cơ hội ngắm nhìn khu công viên hoàng gia Richmond Park nuôi hàng trăm con nai trước kia để cho vua đi săn ở phía tây nam Luân Đôn, hay những cánh đồng cỏ tuyệt đẹp ở vùng Surrey và những ruộng hoa Lavender trải dài tím ngắt trên sườn đồi.
Nhìn lại một tuần qua thì có thể thấy cuộc rước đuốc vòng quanh London đã góp phần khuấy động không khí và làm tăng mối quan tâm của người dân Anh với Olympics London 2012.
Nhìn lại một tuần qua thì có thể thấy cuộc rước đuốc vòng quanh London đã góp phần khuấy động không khí và làm tăng mối quan tâm của người dân Anh với Olympics London 2012.
Nghe
(07:25) : Thông tín viên Lê Hải từ Luân Đôn 27/07/2012
Không đơn giản là chỉ có một vận động viên cầm đuốc chạy ngang qua mà mỗi khu phố chọn ra những đại diện tiêu biểu như văn nghệ sĩ và các nhà hoạt động cộng đồng tiêu biểu để thay nhau rước đuốc cho nên thu hút được rất nhiều người quan tâm và tất cả các thể loại truyền thông. Dường như như người Anh cũng muốn nhân cơ hội này trước hết là để xây dựng tinh thần đoàn kết dân tộc, và riêng ở Luân Đôn thì có vẻ là ngọn đuốc đã hoàn thành nhiệm vụ đó. Dân chúng tạm quên đi những khó khăn về kinh tế, nạn thất nghiệp, cuộc sống thiếu trợ cấp, cùng nhau vui chơi và hòa đồng trong không khí lễ hội mà như thị trưởng Luân Đôn mô tả là lớn nhất từ trước đến nay mà ông có dịp chứng kiến trong suốt cuộc đời mình.
Olympic đem thế giới về với Luân Đôn
Các con số về chi tiêu trong dịp Olympics khiến người ta hi vọng nhiều cho nền kinh tế đang trong cơn suy thoái của nước Anh. Thủ tướng David Cameron đã tận dụng cơ hội đón đuốc đi ngang qua cửa nhà mình để phát biểu về kỳ vọng của ông trong thế vận hội năm nay, với mục tiêu hàng đầu không phải là số lượng huy chương mà là kiếm thêm thu nhập cho nền kinh tế Anh. Tuy nhiên giới chuyên gia kinh tế không mấy lạc quan về những con số lẻ trong mấy tháng hè này, chưa kể các thiệt hại do đường sá bị cắt bớt cho xe cộ của Olympics khiến người ta ít dám ra đường đi mua sắm và nhiều người tản bớt về các vùng quê hay ra nước ngoài tạm lánh cơn sốt Thế vận hội mùa hè.
Nhìn chung lại thì thông điệp của Olympics Luân Đôn 2012 là rất rõ ràng, không phải là dịp để Luân Đôn thể hiện với thế giới như thế vận hội trước ở Trung Quốc, mà là đem thế giới về Luân Đôn. Không chỉ khắp Luân Đôn và nhiều nơi trên đất Anh lắp đặt TV màn ảnh rộng để cư dân kéo ra cùng nhau xem thi đấu và bàn chuyện thể thao, mà cổ động viên các nước khác cũng kéo sang lập Fan Zone để ngồi xem.
Đội tuyển Đức còn đi nguyên một chiếc tàu thủy sang và trong lúc chờ để chở đội tuyển về thì nơi đây cũng biến thành nhà cho cổ động viên Đức kéo tới ăn mừng, và cũng đón nhiều thực khách người Anh sành điệu thích xúc xích và bia Đức. Hầu như quốc gia châu Âu nào cũng thuê mướn các khu nhà lớn để làm Fan Zone mà ấn tượng nhất là Hà Lan ở Alexandra Palace, tràn ngập bia Heineken và trang trí màu xanh lá cây. Nigeria cũng tranh thủ tổ chức hội chợ ở khu Thamesmead để giới thiệu và chào bán sản phẩm nước nhà.
Nếu bỏ qua các vấn đề về giao thông và nỗi lo lắng về an ninh thì Luân Đôn thực sự đang là nơi náo nhiệt nhất trên thế giới để đến vui chơi trong những ngày này.
*
*
*
*
*
*
*
*
28-7-2012
No comments:
Post a Comment