Aung San Suu Kyi
Đỗ Tuyết Khanh dịch
Cập
nhật : 19/06/2012 09:24
Diễn Từ nhận Giải Nobel Hoà Bình
của bà Aung San Suu Kyi
của bà Aung San Suu Kyi
Oslo
16.6.2012
Kính
thưa Đức Vua và Hoàng hậu, Quý Ngài, Quý vị thành viên Ủy Ban Nobel Na Uy, các
bạn thân mến,
Cách
đây đã rất lâu, có khi tưởng như trong nhiều kiếp trước, tôi ởOxford ngồi nghe
chương trình Desert Island Discs trên đài phát thanh với con trai tôi, cậu bé
Alexander. Đây là một chương trình rất phổ biến (và hình như vẫn còn tiếp tục )
phỏng vấn những nhân vật nổi tiếng đủ mọi thành phần vềnhững gì họ sẽ chọn nếu
được mang theo đến một hoang đảo 8 đĩa hát, một quyển sách ngoài Thánh kinh và
toàn bộ tác phẩm của Shakespeare, và một vật xa xỉ. Hai mẹcon thích thú nghe và
khi chương trình chấm dứt, Alexander hỏi tôi có nghĩlà ngày nào đó sẽ được mời
lên nói ở Desert Island Discs không.“Tại sao không?”, tôi trả lời vui.
Alexander , vì biết là chỉ có những người nổi tiếng mới được mời lên tham dự,
nên thật tình hỏi tôi nghĩ là được mời với lý do gì. Ngẫm nghĩ một lúc, tôi trả
lời : ”Có thể vì mẹ được giải Nobel văn chương”và hai mẹ con cùng bật cười.
Viễn tượng ấy đẹp thật đấy nhưng cũng rất xa vời.
(Tôi
không nhớ tại sao đã trả lời như thế,có lẽ vì lúc ấy vừa đọc một quyển sách của
một tác giả đoạt giải Nobel, hay vì nhân vật phát biểu trên chương trình Desert
Island hôm ấy là một nhà văn nổi tiếng.)
Năm
1989, khi người chồng đã quá cốcủa tôi, Michael Aris, đến thăm lúc tôi bị quản
thúc lần đầu, anh bảo tôi là John Finnis, một người bạn,đãđề cử tôi cho giải
Nobel hoà bình. Tôi cũng bật cười. Thoạt tiên Michael có vẻ ngạc nhiên và anh
hiểu ra ngay tại sao tôi cười. Giải Nobel hoà bình ư ? Viễn tượng đẹp thật đấy
nhưng hầu như bất khả !Thế thì tôi đã cảm thấy gì khi thật sự được trao giải
Nobel hoà bình ? Câu hỏi ấy tôi đãđược nghe nhiều lần và đây quả là dịp hay
nhất để suy nghĩvề ý nghĩa của giải Nobel hoà bình đối với tôi và ý nghĩa của
hoà bình đối với tôi.
Nhưtôi
đã nhiều lần trả lời phỏng vấn, tin được giải Nobel hoà bình đến với tôi qua
đài phát thanh một buổi tối. Không hẳn là bất ngờ vì tôi đã được nhắc nhở đến
như một trong những người có nhiều khả năng được giải trong nhiều buổi phát
thanh từtuần trước. Khi viết bài diễn từnày, tôi đã rất cố gắng nhớ lại phản
ứng đầu tiên của mình khi nghe tin. Hình như là, tôi không chắc lắm : “Ơ, hoá
ra là họ chọn mình thật.” Không biết là thực hay là mơ vì lúc ấy tôi cũng mơ hồ
vềhiện thực của chính bản thân.
Trong
những tháng ngày bị quản thúc, tôi nhiều khi cảm thấy mình không còn thuộc về
thế giới thực. Đây căn nhà, thế giới của tôi, vàđây thế giới của những người
khác cũng không có tự do nhưng sống chung trong nhà tù như một cộngđồng. Và kia
là thế giới của những người tự do, mỗi thế giới là một hành tinh theo đuổi quỹ
đạo riêng của mình trong một vũ trụdửng dưng. Giải Nobel hoà bình đãđưa tôi trở
lại thế giới của những con người khác, ngoài khu vực cách biệt tôi sống, đã cho
tôi có lại nhận thức của hiện thực. Tất nhiên điều này không xảy ra ngay lúc ấy
nhưng với thời gian và các phản ứng về quyết định trao giải đến qua các kênh
truyền thông, tôi dần dần hiểu ý nghĩa của giải Nobel. Nó đã cho tôiđã trở lại
thành con người thực, đã đưa tôi vào trởlại cộng đồng lớn của nhân loại. Và
quan trọng hơn nữa, giải Nobel đã làm thế giới chú ýđến cuộc tranh đấu cho dân
chủvà nhân quyền ở Miến Điện. Chúng tôi sẽ không bị bỏ quên.
Bịbỏ
quên. Người Pháp nói ra đi là chết một phần. Bị bỏ quên cũng là chết một phần.
Là mấtđi một phần những gì gắn chặt chúng ta với đồng loại. Khi tôi gặp những
người Miến tị nạn và lao động di trú trong chuyến đi thăm Thái Lan gần đây,
nhiều người kêu to :”Xin đừng quên chúng tôi !”. Họ muốn nói : “Đừng quên nỗi
cơ cực của chúng tôi,đừng quên làm những gì có thể làm được để giúp chúng tôi,
đừng quên là chúng tôi cũng thuộc về thế giới của mọi người.” Khi Uỷ ban giải
Nobel trao giải hoà bình cho tôi, họ đã xác nhận những người bị kềm kẹp và
phong toả ở Miến Điện cũng là một phần của thế giới, họ đã xác nhận nhân loại
là một. Cho nên, đối với tôi, nhận giải Nobel hoà bình là tựmình nới rộng những
khát vọng dân chủ và nhân quyền của mình ra ngoài biên giới lãnh thổ. Giải
Nobel hoà bình đã mở rộng một cánh cửa trong trái tim tôi.
Có
thể giải thích hoà bình trong quan niệm người Miến là hạnh phúc đạtđược khi
không còn những nhân tố chống đối sự hài hoà và trong lành. Từ ngữ “nyein-chan”
có nghĩa nôm na là cơn mát dịu an lành sau khi lửa tắt. Lửa của khổ đau và xung
đột đang hoành hành trên thế giới. Trong nước tôi, sựthù địch vẫn tiếp diễn
ởvùng Bắc, bạo loạn cộng đồngở vùng Tây dẫn đến đốt nhà, chém giết chỉ vài hôm
trước khi tôi lên đường đếnđây. Tin tức về những sự kiện tàn ác nhan nhản từ
những nơi khác trên trái đất. Những bản tin về đói kém, bệnh tật, di tản, thất
nghiệp, nghèo túng, bất công, kỳ thị, định kiến, cuồng tín đến với chúng ta như
cơm bữa. Đầy rẫy khắp nơi là những thế lực tiêu cực gặm nhấm nền tảng của hoà
bình. Hiển nhiên khắp nơi là sự lãng phí vô ý thức những tài nguyên vật chất và
nhân lực cần thiết đểgiữ gìn sự hài hoà và hạnh phúc trong thế giới của chúng
ta.
Đệnhất
thế chiến là một sự phí phạm kinh hoàng tuổi trẻ và tiềm lực, một sự phung phí
cay nghiệt những thế lực tích cực của trái đất chúng ta. Thơca của thời kỳ ấy
có ý nghĩa sâu sắc đối với tôi vì tôiđọc chúng lần đầu ở tuổi của những người
thanh niên phảiđối mặt với viễn tượng vừa chớm nở thì đã héo tàn. Một người
lính Mỹ trẻ trong quânđội Lê dương Pháp viết trước khi chết trận năm 1916 là
anh ta sẽ gặp tử thần “ở một chiến tuyến gay go nào đó”, “trên con dốc loang lổ
của một ngọn đồi bịbằm dập”, “vào nửa đêm trong một thành phố rực lửa”.Tuổi
trẻ, tình yêu và cuộc sống vĩnh viễn tiêu tán trong những nỗlực phi lý để giành
chiếm những nơi chốn không tên và không đi vào ký ức. Và để làm gì ? Gần một
thế kỷ sau, chúng ta vẫn chưa tìm được câu trả lời thoả đáng.
Tuy
một cách ít hung bạo hơn, chúng ta phải chăng vẫn mang tội coi thường và khinh
suất tương lai chúng ta và nhân loại ? Chiến tranh không phải là lĩnh vực duy
nhất hoà bình bị bóp chết.Ở nơi nào sự khổ đau khôngđược ghi nhận, ở nơi đó có
mầm mống của xung đột vì sự khổ đau gây ô nhục, gieo rắc cay đắng và nung nấu
lửa giận.
Sống
trong cách ly cũng có mặt tích cực là tôi có dư thì giờ đểsuy ngẫm về ý nghĩa
của câu chữvà những châm ngôn tôi đãđược học và chấp nhận trong cả cuộc đời. Là
Phật tử, từkhi còn bé tôi đã được nghe nói đến “duhkha”, thườngđược dịch là
khổnão. Gần như mỗi ngày, tôi nghe quanh tôi những người lớn tuổi, và có khi cả
những người chưa gọi là già, lẩm bẩm “dukha, dukha” khi họ đau nhức hay bực
mình vì một chuyện vớ vẩn nào đó. Song chỉtrong những năm tháng bị quản thúc
tôi mới thật sự nghiên cứu bản chất của sáu nỗi khổ chính: sinh, lão, bệnh, tử,
phải sống xa người thân yêu, buộc phải sống chung đụng với người mình không ưa
thích. Tôi suy nghĩ về từng nỗi khổ,không trong bối cảnh tôn giáo mà trong cuộc
sống thường, hàng ngày. Nếu khổ đau là một phần không thể tránh của cuộc đời,
chúng ta phải cố giảm nhẹ càng nhiều càng tốt bằng những cách thực tiễn và trần
tục. Tôi ngẫm nghĩvề hiệu quả của những chương trình bảo vệ bà mẹ và trẻem,
trước và sau khi sinh; về những cơcấu thích đáng cho người già; về các dịch vụ
y tế toàn vẹn; về sự chăm lo tận tuỵ cho những người bệnh tật, già yếu. Tôiđặc
biệt thắc mắc về hai nỗi khổ cuối: phải sống xa người thân và sống gần người
dưng. Đức Phật đã phải trải nghiệm những gì trong chính cuộc đời của ngàiđể đưa
hai trạng thái này vào danh sách những nỗi khổ lớn ? Tôi nghĩ đến những kẻ bị
tùđày và những người tị nạn, những người lao động xa xứ và những nạn nhân của
nạn buôn người, đến hằng hà vô sốnhững người lưu lạc trên tráiđất, bị bứng ra
khỏi quê hương làng mạc, biệt ly gia đình bạn bè, bắt buộc phải sống cả cuộcđời
giữa những người xa lạkhông phải ai cũng chào đón họ.
Chúng
ta may mắn sống trong một thời kỳ mà phúc lợi xã hội và giúp đỡnhân đạo được
công nhận như một việc không chỉ nên làm mà còn phải làm. Tôi may mắn sống
trong một thời kỳ mà sốphận của những tù nhân lương tâm ở bất cứ đâu đã trở
thành mối quan tâm của mọi người ở khắp nơi, dân chủ và nhân quyền được chấp
nhận rộng rãi, dù không phải trong mọi nước, như quyền mỗi người đều có từ khi
sinh ra. Biết bao lần trong những năm tháng bị quản thúc tôi đã tự động viên
qua những đoạn tâm đắc nhất của lời nóiđầu Bản Tuyên ngôn quốc tếnhân quyền:
….Hành
vi xem thường và chà đạp nhân quyền đã dẫn đến những hành động man rợ, xúc phạm
lương tâm nhân loại. Việc tiến đến một thế giới trong đó tất cảmọi người được
hưởng tựdo ngôn luận, tự do tín ngưỡng, không còn sợ hãi và nghèo khó, được
tuyên xưng là ước vọng cao nhất của con người.
….Nhân
quyền nhất thiết phải được bảo vệ bằng luật pháp, đểcon người không bị bắt buộc
phải dùng đến biện pháp cuối cùng là vùng dậy chống lại độc tài và áp bức …
Nếu
ai hỏi tôi tại sao tôi đấu tranh cho nhân quyền ở Miến Điện, nhữngđoạn trên là
câu trả lời. Nếu ai hỏi tôi tại sao tôi đấu tranh cho dân chủ ở Miến Điện, lý
do là vì tôi tin rằng những thểchế và thực tiễn dân chủ cần thiết để đảm bảo
nhân quyền.
Trong
năm qua, có những dấu hiệu cho thấy các cố gắng của những người tin vào dân chủ
và nhân quyềnđã bắt đầu có kết quả.Đã có những thay đổi trong chiều hướng tích
cực; đã có những bước tiến tới dân chủhoá. Nếu tôi chủtrươnglạc quan một
cách thận trọng, không phải là vì tôi không tin ởtương lai mà là vì tôi không
muốn khuyến khích một sự tin tưởng mù quáng. Nếu không tin ở tương lai, không
tin chắc rằng những giá trịdân chủ và quyền cơ bản của con người không những
cần thiết mà còn khả thi cho xã hội chúng tôi, phong trào của chúng tôi đã
không thể tồn tại trong suốt những năm tháng bị truy diệt ấy. Có người đã ngã
xuống ở vịtrí tranh đấu, có người đã bỏ hàng ngũ,nhưng một thành phần nòng cốt
vẫn vững vàng kiên quyết . Khi hồi tưởng về những năm đã qua, tôi sửng sốt
trước số đôngđảo những người vẫn kiên trì trong những lúc gian khổ nhất. Họtin
tưởng vào chính nghĩa với một niềm tin không mù quáng mà dựa vào một đánh giá
sáng suốt : họ biết sức chịu đựng của chính mình, họ hết sức kính phục những
khát vọng của nhân dân đồng bào.
Tôi
có mặt với quí vị ngày hôm nay là nhờ những thay đổi gần đây trong nước tôi, và
những thay đổiấy đã có thể xảy ra là nhờ quí vị và những người yêu hoà bình và
công lý khácđã góp phần làm thế giới nhận thức tình hình của chúng tôi. Trước
khi nói tiếp về MiếnĐiện, tôi xin phép được nói cho những tù nhân lương tâm của
chúng tôi. Vẫn còn có những tù nhân ấy ở Miến Điện.Điều đáng lo là sau khi
những tù nhân nổi tiếng nhất được trảtự do, những người khác, không ai biết tên
tuổi, sẽ bị bỏ quên. Tôi đứng đây vì tôi đã từng là một tù nhân lương tâm. Khi
quí vị nhìn và nghe tôi đây, tôi xin quí vịnhớ đến câu nói rất đúng và vẫn
thường nghe này: chỉ một tù nhân lương tâm thôi cũng đã là quá nhiều. Những
người chưađược trả tự do, chưa được hưởng công lý ở nước tôiđông hơn con số một
nhiều lắm. Tôi mong quí vị nhớ đến họvà làm tất cả những gì có thể làm để họ
được thảtrong thời hạn nhanh nhất và vô điều kiện.
MiếnĐiện
là nước tập hợp nhiều sắc tộc và niềm tin vào tương lai chỉ có thể dựa vào một
tinh thần đoàn kết thật sự. Từkhi chúng tôi giành được độc lập năm 1948, chưa
có lúc nào chúng tôi có thể nói cả nướcđược hoà bình. Chúng tôiđã không xây
dựng được sự tin cậy và cảm thông cần thiết để xoá bỏ các nguyên nhân xung đột.
Những thoả thuận ngừng bắn áp dụng từ đầu thập niên 1990 cho đến 2010 đã đem
lại hi vọng nhưng sụp đổ chỉtrong vài tháng. Chỉ một hành động thiếu suy nghĩlà
đủ để chấm dứt một thời gian dài ngừng bắn. Trong những tháng qua, thương
thuyết giữa chính quyền và các lực lượng sắc tộcđã có tiến bộ. Chúng tôi hi
vọng các thoả thuận ngừng bắn sẽ dẫn đến giải pháp chính trị dựa trên ước vọng
của dân chúng và tinh thần đoàn kết.
Đảng
Liên minh quốc gia chodân chủ của chúng tôi và bản thân tôi sẵn sàng
đóng mọi vai trò trong công cuộc hoà giải dân tộc. Những biện pháp cải cáchđược
nội các của Tổng thống U Thein Sein đưa vào áp dụng chỉcó thể giữ vững được với
sự hợp tác thông minh của tất cảmọi thế lực trong nước: quân đội, các sắc tộc,
các đảng phái, các phương tiện truyền thông, cácđoàn thể của xã hội dân sự,
giới kinh doanh và nhất là công chúng. Có thểnói cải cách chỉ có hiệu quảkhi
đời sống người dân được nâng cao và ở đây cộng đồng quốc tế đóng vai trò then
chốt. Các viện trợ phát triển và giúp đỡ nhân đạo, các hiệpước song phương và
luồng đầu tư cần phải được phối hợp và điều chỉnh để đảm bảo một sự phát triển
xã hội, chính trị và kinh tế cân bằng và bền vững. Tiềm năng của đất nước chúng
tôi rất to lớn. Nó phải được nuôi dưỡng và phát huyđể tạo một xã hội không
những phồn thịnh hơn mà còn hài hoà và dân chủ hơn trong đó nhân dân chúng tôi
có thể sống hoà bình, an toàn và tự do.
Hoà
bình trong thế giới chúng ta là một tổng thể không thể chia cắt. Ngày nào các
thế lực tiêu cực còn thắng thế các thế lực tích cực ở bất cứ đâu, tất cảchúng
ta đều bị đe doạ. Có thể e rằng chả bao giờ có thểtrừ diệt tất cả mọi thế lực
tiêu cực. Câu trả lời đơn giản là : “Không!”. Bản chất của con người là có cả
tiêu cực lẫn tích cực. Song con người cũng có khả năng củng cố tích cực và giảm
thiểu hoặc vô hiệu hoá tiêu cực. Hoà bình tuyệtđối trong thế giới chúng ta là
mục tiêu không thể đạt được. Nhưng đấy là một mục tiêu chúng ta phải tiếp tục
đeo đuổi, không lúc nào rời mắt như ngườiđi trong sa mạc dõi theo ngôi sao dẫn
dắt mình đến nơi an toàn. Dù chúng ta không thực hiện được hoà bình vẹn toàn
trên tráiđất này, những nỗ lực chung đểtiến đến hoà bình sẽ gắn bó các cá nhân
và quốc gia trong tinh thần tin cậy và hữu nghị,giúp cộng đồng nhân loại của
chúng ta trở thành một nơi an toàn và nhân ái hơn.
Tôi
dùng chữ “nhân ái” sau khi đã cân nhắc kỹ, có thể nói sau nhiều năm cân nhắc
kỹ. Trong những cái may của cơn hoạn nạn, và xin nói ngay chúng không nhiều
đâu, cái may nhất, quí giá nhất đối với tôi là bài học rút ra vềgiá trị của sự
nhân ái. Mọi nghĩa cử nhân ái tôi nhận được, lớn hay nhỏ, đã thuyết phục tôi là
sự nhân ái dù nhiều bao nhiêu cũng vẫn không đủ trong thếgiới của chúng ta.
Nhân ái làđáp lại với nhạy cảm và tình người những khát vọng và nhu cầu của
người khác. Một thoáng nhân ái thôi cũng làm nhẹ bớt một tâm hồn u uất. Nhân ái
có thể làm đổi đời. Na Uy đã là tấm gương sáng của sự nhân ái, cho người lưu
vong có lại mái nhà, cho người bị tước quyền sống yên ổn và tự do tại quê hương
họ có nơi ẩn náu.
Người
tị nạn có mặt khắp mơi trên thế giới. Khi tôi đến trại tịnạn Maela ở Thái Lan
vừa qua, tôi gặp những người tận tuỵ hàng ngày tìm cách giúp cuộc sống người
trong trại bớt khó khăn vất vả.Họ lo lắng về hiện tượng “mạnh thường quân nản
lòng”, cũng có thể gọi là hiện tượng“nản lòng trắc ẩn”. “Mạnh thường quân nản
lòng” thểhiện cụ thể qua sự giảm sút các luồng tài trợ. “Nản lòng trắcẩn”, khó
thấy hơn, làm giảm sút sự quan tâm. Cái này là hậu quả của cái kia. Chúng ta có
thể nào tự cho phép nản lòng trắc ẩn? Đáp ứng nhu cầu của những người tị nạn có
tốn kém hơn cái giá sẽ phải trảnếu thờ ơ, thậm chí ngoảnh mặt làm ngơ trước khổ
đau của họ ? Tôi kêu gọi các mạnh thường quân mọi nước hãyđáp ứng nhu cầu của
những ngườiđi tìm, có khi vô vọng, một chốn nương thân.
Tại
Maela, tôi đã có những trao đổi rất bổ ích với những viên chức Thái trách nhiệm
quản lý tỉnh Tak nơi có trại này và nhiều trại khác. Họ cho tôi biết một số vấn
đề lớn nhất của các trại tị nạn: vi phạm luật bảo vệrừng, sửdụng ma tuý trái
phép, nấu rượu lậu, những khó khăn trong việc bài trừcác bệnh sốt rét, lao, sốt
xuất huyết và thổ tả. Những quan ngại của cơ quan quản lý cũng chính đáng như
những quan ngại của người tịnạn. Những nước đón nhận người tị nạn cũng phải
được coi trọng và giúp đỡ cụ thể để khắc phục những khó khăn gắn liền với trách
nhiệm của họ.
Nói
cho cùng, mục đích của chúng ta là tạo ra một thế giới không còn người lưu
vong, vô gia cư và vô vọng, một thế giới trong đó mỗi mảnh đất thật sự là nơi
ẩn náu cho phép tất cả sống trong tựdo và hoà bình. Mọi ý nghĩ,mọi câu nói, mọi
hành động làm tăng lên sự tích cực và trong lành đều đóng góp cho hoà bình. Mỗi
người trong chúng ta đều có thể có những đóng gópấy. Chúng ta hãy nối tay nhau
chung sức tạo một thế giới hoà bình trongđó chúng ta có thể an nhiên đi vào
giấc ngủ và thức dậy trong hạnh phúc.
Uỷban
Nobel đã kết luận bản thông cáo ngày 14.10.1991 bằng câu : “ Trao giải Nobel
hoà bình… cho Aung San Suu Kyi, Uỷ ban Nobel Na uy có dụng ý vinh danh những nỗ
lực bền bỉ của người phụ nữ này và bày tỏ sự ủng hộ đối với những dân tộc đang
đấu tranh trong nhiều nơi trên thế giới cho dân chủ, nhân quyền và hoà giải dân
tộc bằng những phương tiện hoà bình.” Khi tôi gia nhập phong trào dân chủ ở
Miến Điện, tôi không hề nghĩ ngày nào đó sẽ được trao giải thưởng hay vinh dự
gì. Giải thưởng chúng tôi mong có được là một xã hội tự do, yên ổn và công bằng
trong đó đồng bào chúng tôi có thể phát huy tất cả mọi tiềm năng. Sự vinh dự
nằm trong nỗ lực ấy. Lịch sử đã cho chúng tôi cơ hội cống hiến mọi sức lực cho
chính nghĩa mà chúng tôi tin tưởng. Khi Uỷ ban Nobel chọn vinh danh tôi, tôi đã
bớt cô đơn đi tiếp trên con đường mình đã tự nguyện chọn. Vì thế tôi tạ ơn Uỷ
ban, nhân dân Na uy và nhân dân mọi nước, sự hỗ trợ ấy đã củng cố niềm tin của
tôi vào sự phấn đấu chung cho hoà bình. Xin được cảm tạ.
Nguyên
bản tiếng Anh: "Aung San Suu Kyi - Nobel Lecture". Nobelprize.org
Bản
tiếng Việt : Đỗ Tuyết Khanh
No comments:
Post a Comment