Thursday 5 July 2012

PHIM VỀ SUU KYI LÀM NGƯỜI MIẾN ĐIỆN TỰ HÀO (BBC)




BBC
Cập nhật: 16:02 GMT - thứ năm, 5 tháng 7, 2012

Không chỉ là luồng gió mới cho trào lưu dân chủ và chính trị, Aung San Suu Kyi còn là nguồn cảm hứng cho các nghệ sĩ.

Đạo diễn Luc Besson vốn nổi tiếng với những thiên anh hùng ca hành động, đã phải gạt nước mắt khi lần đầu đọc kịch bản The Lady, được viết dựa trên cuộc đời thật của bà Aung San Suu Kyi.
Trong một lần phỏng vấn báo chí, ông nói:
‘Khi hình dung cuộc sống sẽ như thế nào nếu ta ở vị trí của bà, lựa chọn những gì bà đã chọn, cảm xúc trong tôi lại dâng trào. Bà ấy đáng ra có thể lựa chọn một cuộc sống dễ chịu bên chồng con, nhưng bà lại chọn cứu hàng triệu con người – mà không cần dùng tới vũ khí.’

Thiên hùng ca hay là ‘sến’?

The Lady kể về cuộc đời của Aung San Suu Kyi, mở đầu bằng thời điểm năm 1947 khi cha của bà bị ám sát.
Nữ diễn viên Chương Tử Di đảm nhiệm vai chính, cô được giới phê bình phim đánh giá là đã lột tả được cả thần sắc và dáng hình của bà Suu Kyi. Vai Micheal Aris, người chồng, do David Thewlis đóng.
Có nhiều cách tóm tắt nội dung phim khác nhau tùy thuộc vào cách nhìn, cách xem và cách cảm phim của từng người.
Người thì cho đây là phim về câu chuyện tình và cuộc đời của một người phụ nữ phải xa gia đình. Người khác lại tả phim đưa ra những mốc chính trong suốt cuộc đời nữ chính trị gia Suu Kyi, cho thấy một người phụ nữ quyền lực mà nhân văn.
Người khen hết mực, kẻ chê hết lời.
David Wise nhận xét, Luc Besson chỉ nên làm phim hành động, phim này là cho ‘các bà nội trợ thích sướt mướt, ngồi trong bếp xem phim.’
Cũng theo nhận xét này, tựa đề nên được đặt là ‘Superstar Housewife’ (Ngôi sao nội trợ) vì phim có hội thoại nhạt nhẽo, diễn xuất không đều, và nội dung thì không mấy liên quan đến cuộc đời trước kia của bà Suu Kyi mà tập trung vào giai đoạn khi bà bị quản chế tại nhà và hoạt động dân chủ. Hơn thế nữa, cách nhìn về chính trị Miến Điện quá phiến diện.
Mục điểm phim trên The New York Times thì lại gọi đây là phim để ‘tôn thờ’ bà Suu Kyi của Luc Besson, vì đã mang đến những cảm xúc đầy kịch tính của nhân vật. Tuy nhiên, vì đối tượng khán giả là đại chúng nên Luc Besson ít đề cập đến vấn đề chính trị hơn là những câu chuyện riêng tư.

Dân Miến Điện tự hào
Thị trường DVD phim lậu ở Miến Điện sôi động hẳn lên.
Theo kế hoạch của công ty phân phối, The Lady tuy đang được công chiếu ở nhiều nước khác nhau nhưng có lẽ sẽ không được phát hành ở nước này.
Thế nhưng đĩa DVD lậu đã được in ra ồ ạt ở Miến Điện từ nhiều tháng nay.
Âm thanh tậm tịt, hình ảnh nhạt nhòa, rung lên rung xuống, The Lady vẫn bán chạy như tôm tươi trên đường phố thủ đô Rangoon, mỗi đĩa phim được bán với giá khoảng 16,500 VNĐ.
Cũng tựa như ở Việt Nam, Miến Điện rất ‘năng động’ trong ngành sản xuất DVD lậu. Các phim tình cảm Hàn Quốc, phim bom tấn Hollywood thường được tung ra rất sớm trước khi chính thức ra rạp.
Riêng trường hợp The Lady, phim được bán trọn gói cùng với mấy phim bị cấm khác là Rambo IV (có cảnh Sylvester Stalone chiến đấu chống lại chính quyền) và phim Beyond Rangoon (làm về vụ nổi dậy của sinh viên Miến Điện năm 1988, rất phổ biến trong giới hoạt động dân chủ).
Một trong số ít những người Miến Điện chưa xem phim này là bà Aung San Suu Kyi.
Đạo diễn Luc Besson nói: ‘Bộ phim quá riêng tư và quá nhiều cảm xúc cho bà.’
Một số đoạn trong phim kể về người cha bị ám sát của bà, và người chồng qua đời vì ung thư ở Anh trong lúc bà bị quản chế tại gia.
Nhiều người dân hy vọng phim sẽ ‘mở mắt’ thế giới phương Tây về con người Miến Điện.
Luc Besson cũng nói với giới truyền thông rất tiếc không được gặp bà Suu Kyi trước khi làm phim, vì ‘khi được gặp Aung San Suu Kyi, thật tiếc là tôi chỉ có cơ hội này sau khi đã quay xong bộ phim, tôi nhận thấy bà không hề nói về bản thân mình. Bà sẽ hỏi thăm bạn về cuộc sống, gia đình, con cái bạn. Bà ấy tò mò về con người, và hoàn toàn khác biệt với cung cách của những người nổi tiếng.’
Aung San Suu Kyi là nhà hoạt động dân chủ ở Miến Điện, bị quản chế tại gia từ những năm 90 và mới được tự do. Mới đây bà được chào đón long trọng ở châu Âu sau hơn 24 năm, đặc biệt bà đã tự tay nhận giải Nobel Hòa bình năm 1991 ở Oslo, Na uy.

-----------------------------------

Tuấn Thảo  -   RFI
Thứ sáu 02 Tháng Mười Hai 2011

Aung San Suu Kyi, người đàn bà gan lì, biểu tượng của dân tộc Miến Điện kháng cự lại sự đàn áp của một chế đđộc tài quân phiệt. Từ khi được trao giải Nobel Hòa bình năm 1991, bà Aung San Suu Kyi trở thành hiện thân của phong trào đòi tự do và dân chủ, noi theo tấm gương đấu tranh bất bạo động của bậc tiền bối là Nelson Mandela và nhất là Thánh Gandhi.

Dựa trên kịch bản của tác giả người Anh Rebecca Frayn, đạo diễn nổi tiếng người Pháp Luc Besson đã chuyển thể cuộc đời của Aung San Suu Kyi lên màn ảnh lớn. Bộ phim The Lady với nữ diễn viên Dương Tử Qunh (Michelle Yeoh) trong vai chính, vừa được cho ra mắt khán giả Pháp trong tuần này. Bộ phim cũng từng được công chiếu lần đầu tiên vào tháng 9 năm 2011 trong khuôn khổ liên hoan quốc tế điện ảnh Toronto ở Canada.

Trái với những thông tin loan tải trước đây trên mạng, theo đó đạo diễn Pháp Luc Besson đã ấp ủ dự án quay phim này từ nhiều năm qua, thật ra diễn viên Dương Tử Qunh mới là người đầu tiên được đọc kịch bản The Lady. Chính cô đã thuyết phục đạo diễn Luc Besson bấm máy thu hình. Bộ phim chủ yếu được quay tại Thái Lan, phần hậu k được thực hiện tại Pháp, chỉ có một số màn ngoại cảnh là được thu lén tại Miến Điện. Để luồn lách sự kiểm duyệt, để thoát khỏi sự kiểm soát của công an, các nhân viên trong đoàn làm phim đã phải giả dạng làm du khách nước ngoài.

Ra đi không ngày mai, hành trình không tr li

Về nội dung bộ phim The Lady không kể lại toàn bộ cuộc đời của bà Aung San Suu Kyi, mà chỉ tập trung nói về giai đoạn từ những năm 1988 đến năm 1999, hai thời điểm định mệnh trong cuộc đời của người đàn bà gan lì. Vào tháng ba năm 1988, người thân trong gia đình báo tin cho Aung San Suu Kyi là thân mẫu của bà vừa đột qụy. Từ Anh Quốc, bà quyết định rời mái ấm gia đình, trở về Miến Điện để chăm sóc người mẹ đau yếu. Để trấn an chồng con, bà Aung San Suu Kyi nói rằng chuyến đi này chỉ kéo dài có vài tuần lễ, nhưng không ai ngờ rằng đó thật ra là một cuộc hành trình không có ngày trở lại.


Tại bệnh viện thành phố Rangoon, Aung San Suu Kyi chứng kiến tận mắt cảnh quân đội Miến Điện đàn áp đám đông biểu tình. Phong trào xuống đường đòi dân chủ đã bắt đầu từ tháng 5 năm 1988. Áp lực từ đường phố buộc tướng Ne Win, nhân vật số 1 của tập đoàn quân phiệt Miến Điện, phải từ chức. Thế nhưng, người lên thay thế ông (tướng Than Shwe) lại thuộc phe bảo thủ cứng rắn trong hàng ngũ quân đội. Chính quyền ra lệnh thẳng tay đàn áp người biểu tình. Quân đội không ngần ngại nã súng bắn vào đám đông, khiến hàng ngàn người bị thiệt mạng vào ngày 8 tháng 8 năm 1988, nên sự kiện này được gọi là "Biến cố 8888".

Sau cuộc đàn áp đẫm máu, bà Aung San Suu Kyi quyết định dấn thân vào cuộc đấu tranh đòi dân chủ. Bà nối nghiệp thân phụ là tướng Aung San, được xem như là một vị anh hùng dân tộc vì ông đã đóng góp rất nhiều trong công cuộc giành độc lập cho Miến Điện. Noi gương người cha, Aung San Suu Kyi đứng lên lãnh đạo phong trào đối lập, bà sát cánh đấu tranh Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ (NLD), được thành lập vào ngày 24 tháng 9 năm 1988. Hơn một năm sau, Liên đoàn Quốc gia vì Dân chủ thắng đậm nhân k tổng tuyển cử tổ chức vào tháng 5 năm 1990, nhưng kết quả bầu cử bị chính quyền hoàn toàn phủ nhận.

Đối với giới lãnh đạo tập đoàn quân phiệt, Aung San Suu Kyi cánh chim đầu đàn của phong trào đối lập trở thành một đối thủ hết sức đáng gờm. Các tướng lãnh ra lệnh bằng mọi cách đè bẹp phong trào đấu tranh. Từ hình thức hù dọa, gây áp lực tinh thần cho đến việc bắt giữ, cầm tù hay giam lỏng, chính quyền chĩa mũi dùi vào Aung San Suu Kyi và các bạn hữu đồng hành. Càng bị trấn áp, bà lại càng gan lì. Một trong những màn biểu tượng của bộ phim là khi bà đứng trước một hàng lính giăng ngang chặn đường, các binh lính đã nộp đạn nhắm bắn, ngón tay sẵn sàng bấm cò. Thay vì hãi sợ thụt lùi, Aung San Suu Kyi lại bước tới phiá trước, bất kể các mũi súng đang dí vào mặt.

1988 - 1999 : Hai thi đim đnh mnh

Trong phim, nếu như ngày 8 tháng 8 năm 1988 là cột mốc lịch sử đầu tiên, thì năm 1999 đánh dấu thời điểm quan trọng thứ nhì. Đó là năm mà giáo sư người Anh Michael Aris (do Daniel Thewlis thủ vai), chồng của bà Aung San Suu Kyi qua đời vì bệnh ung thư. Nổi danh là một chuyên gia về văn hoá Tây Tạng thuộc trường đại học Oxford, ông Michael Aris thành hôn với bà Aung San Suu Kyi vào năm 1972. Nhân vật người chồng chiếm một vị trí quan trọng ở trong bộ phim The Lady. Vì chính ông khuyên vợ đừng mềm lòng nản chí, đừng vì chuyện nhà mà quên chuyện nước, đừng hy sinh cuộc đấu tranh cho dân tộc, chỉ vì ích kỷ cá nhân hay hạnh phúc bản thân.

Vào năm 1997, giới bác sĩ chẩn đoán phát hiện ông Michael Aris bị bệnh ung thư. Dù đã nhiều năm xa cách, nhưng ông không nỡ đòi vợ trở về Anh Quốc để chăm sóc bệnh tình cho ông. Vào lúc đó, chính quyền Miến Điện sẵn sàng để cho bà Aung San Suu Kyi lên máy bay sang Luân Đôn, vì lý do gia đình. Hù dọa không xong mà giam cầm cũng vô hiệu quả, nên chính quyền mới chuyển sang hình thức mua chuộc, mặc cả tình cảm. Theo lời khuyên của chồng, bà Aung San Suu Kyi quyết định ở lại, vì bà thừa hiểu rằng chính quyền muốn tống bà ra khỏi Miến Điện : một khi về thăm chồng, bà sẽ không còn được trở lại quê cha.



Ông Michael Aris qua đời hai năm sau đó, để lại hai đứa con mồ côi. Aung San Suu Kyi tiếp tục bị giam lỏng, không được nhìn mặt chồng bà một lần cuối. Bà nói : ở một đất nước thật sự tự do, thì không có ai bị buộc phải có một sự chọn lựa đớn đau đến như vậy. Lựa chọn theo kiểu này thì chẳng thà không chọn lựa còn hơn. Bộ phim do khép lại vào thời điểm này, kết thúc một cách lưng chừng, bỏ lửng. Aung San Suu Kyi kiên trì đấu tranh mà vẫn chưa thấy tia ánh sáng hy vọng ở cuối đường hầm u tối. Nhưng từ người đàn bà sắt thép này lại lóe lên một vầng hào quang sáng ngời tuyệt đối. Cái chết của ông Michael Aris nói riêng và của những người đấu tranh với bà nói chung không trở nên vô nghĩa, mà lại thắp sáng thêm niềm tin của một tâm hồn bất khuất.

Bi kch gia đình, thm kch quc gia

Bộ phim The Lady của đạo diễn Pháp Luc Besson có cả ưu điểm lẫn khuyết điểm. Ưu điểm đầu tiên là Luc Besson đã phần nào thay đổi phong cách làm phim của mình. Nổi tiếng là một người chuyên quay phim hành động, chuộng kỹ xảo và nhịp điệu dồn dập, đạo diễn Pháp lần này buộc phải tập trung vào các diễn biến nội tâm của hai nhân vật chính. Nhà làm phim xen kẻ khá tài tình các màn qua cận ảnh với thủ pháp các màn quay toàn cảnh, hàm ý Aung San Suu Kyi và vận mệnh dân tộc Miến Điện, tuy hai mà chỉ là một.

Một cách tương tự, các nhân vật Michael Aris và Aung San Suu Kyi là hai tâm hồn đồng nhất, khi thực sự là một nửa của nhau. Đó là những vai diễn bằng vàng, nếu không nói là đđời. Về điểm này, phải công nhận là Dương Tử Qunh nhập vai một cách xuất thần. Cô học tiếng Miến Điện, học từng động tác điệu bộ của Aung San Suu Kyi qua phóng sự truyền hình hay phim tài liệu cho thấy bà xuất hiện trước công chúng.

Tuy có nét mặt hao hao như Aung San Suu Kyi, nhưng Dương Tử Qunh lại còn nhịn ăn để gầy hẳn đi, làm cho nét tiều tụy hiện lên trên nhan sắc để có thể gần giống hơn nữa với vai diễn. Cô đã được dịp đến Miến Điện gặp bà Aung San Suu Kyi lần đầu tiên vào cuối năm 2010, trước khi đoàn làm phim chuẩn bị bấm máy thu hình tại Thái Lan. Sau chuyến đi này, Dương Tử Qunh bị đưa vào sổ đen, vì khi trở lại thăm bà Aung San Suu Kyi lần thứ nhì vào tháng 6 năm 2011 cô đã bị chặn lại tại sân bay, không được phép nhập cảnh, rồi bị trục xuất khỏi Miến Điện.
Diễn viên Dương Tử Qunh và đạo diễn Pháp Luc Besson đều cho biết là công chúng thường nhìn bà Aung San Suu Kyi như là một biểu tượng đấu tranh cho tự do và dân chủ, ngược lại ít ai biết đến chồng bà là giáo sư Michael Aris. Kịch bản của tác giả người Anh Rebecca Frayn, ngay từ đầu đã chọn quan hệ giữa hai vợ chồng làm điểm nhấn, trong những năm tháng đau khổ, những giây phút cam go. Theo cách đọc này, tình thương là động lực thôi thúc, duy trì ngọn lửa thiêng đối với nhà tranh đấu.

Ph n gan lì, hoa lan st thép

Vào những năm 1990, Aung San Suu Kyi từng viết về sự đấu tranh của bà trong quyển sách mang tựa đFreedom from Fear (tạm dịch là Vượt lên sự sợ hãi). Nhưng lãnh đạo đối lập Miến Điện hầu như không bao giờ nói về đời tư hay tiết lộ chuyện gia đình. Kịch bản bộ phim The Lady khi tập trung nói về mối tình của cặp vợ chồng này buộc phải điền vào chỗ trống. Nhân vật Aung San Suu Kyi vì thế mà càng trở nên lãng mạn giống như tiểu thuyết. Tác phẩm The Lady tuy gọi là phim tiểu sử (biopic), nhưng thật ra là một bộ phim tình cảm, có nhiều đoạn cảm động nhưng cũng có màn hơi cường điệu.

Thông thường, một bộ phim theo thể loại này thường lồng tiểu sử vào lịch sử, kể một câu chuyện nhỏ để làm nổi bật câu chuyện lớn. Khuyết điểm của bộ phim The Lady là tác phẩm bị mất cân đối do đạo diễn Luc Besson tập trung quá nhiều vào mối tình của cặp vợ chồng Aung San Suu Kyi, mà chỉ nhìn lướt qua bức tranh toàn cảnh của đất nước Miến Điện. Điển hình là màn mở đầu bộ phim cho thấy cảnh ám sát thân phụ của Aung San Suu Kyi vào năm 1947, nhưng khán giả không biết vì lý do nào. Các sự kiện có thật thường chỉ được phác họa, cho nên khó có thể giúp cho người xem nắm bắt để hiểu rõ thêm về bề dày lịch sử.

Suy cho cùng, bộ phim The Lady nói về hai tấn bi kịch diễn ra cùng lúc : một bên là bi kịch gia đình bà Aung San Suu Kyi và một bên là bi kịch của dân tộc Miến Điện. Nếu cả hai vế bổ túc cho nhau, thì hẳn chắc là bộ phim The Lady sẽ càng có nhiều chiều sâu hơn nữa. Nhưng điều mà người xem có thể cảm nhận rõ nhất là nghị lực và ý chí của bà Aung San Suu Kyi : một vóc dáng mong manh mà bản lĩnh gan lì, một nhánh lan mềm mại nhưng cành hoa sắt thép.





No comments:

Post a Comment

View My Stats