7-7-2012
Ai là kẻ sợ đối diện
với cánh cửa nhà tù nhất?: Những tên cai ngục.
Ngày 4 tháng 6 năm
1989, quảng trường Thiên An Môn nhuộm máu. Quân đội và xe tăng được lệnh của
lãnh đạo đảng CSTQ xả súng vào quần chúng. Trong suốt gần 7 tuần lễ trước đó,
bắt đầu từ 15 tháng 4, nửa triệu người dân Trung Hoa, phần lớn là sinh viên, đã
vượt qua sợ hãi để làm người tự do đúng nghĩa tại quảng trường có hình chân
dung vĩ đại của Mao. Cả ngàn thanh niên thiếu nữ đã chết. Họ đã thắng nỗi sợ
hãi nhưng bị dẹp tan trong máu và nước mắt vì một điều đơn giản: họ đã đẩy một
guồng máy cai trị tàn ác vào vị trí đường cùng khi thiểu số lãnh đạo và tập
đoàn thừa hành của guồng máy ấy chưa biết sợ; vẫn còn những cái đầu điên cuồng
tuân lệnh và những ngón tay chưa biết run bấm vào cò súng.
Cuộc cách mạng của
sợ hãi không chỉ là một cuộc cách mạng một chiều: làm người dân hết sợ. Nó còn
cần được thực hiện theo một tiến trình khôn ngoan, có lượng giá để từng bước: làm
cho độc tài bắt đầu biết lo; chùn bước chùng tay; hãi sợ; và cuối cùng là đầu
hàng.
Cách mạng chỉ nên
được đẩy đến giai đoạn dứt điểm để thành công khi "cán cân sợ hãi"
bắt đầu nghiêng về phía độc tài. Nếu không sẽ có nhiều xác suất dẫn đến một
cuộc tắm máu vì vũ khí đang nằm trong tay kẻ thống trị. Ngay cả khi buộc phải
có "sự thương lượng" với tập đoàn độc tài, cán cân sức mạnh giữa quần
chúng và guồng máy lúc đó phải được tương đối cân bằng thì những đòi hỏi chính
đáng và lâu dài của nhân dân mới có thể được đáp ứng. Nếu không thì "sự
thương lượng" sẽ mở cho độc tài một giải pháp thoát hiểm và công cuộc đấu
tranh bị rơi vào một trò chơi chính trị.
*
Câu chuyện của một cô gái xuất khẩu
lao động một cán bộ công an phường
HL là một sinh
viên ở một tỉnh miền Tây. Trong khi bạn bè rủ nhau trở thành cô dâu Đài Loan
thì HL làm đơn xin đi lao động hợp tác. Cán bộ phường là một gã côn đồ, hống
hách, xem dân như cỏ rác. HL cũng không thoát khỏi hoàn cảnh đó, vừa sợ hãi,
vừa căm giận, vừa phải nhịn nhục khi đến xin chữ ký. "Cuối cùng em
nghiệm ra rằng em là nô lệ cho sự sợ hãi của chính em và từ đó danh dự, nhân
phẩm của em đã trở thành nô lệ cho chúng nó " - HL tâm sự.
3 năm sau, HL về
nước. Những cảm nhận ở nước ngoài làm HL có một nhận thức mới về chính mình.
Ngày lên phường để khai báo, cũng tên cán bộ phường đó, cũng thái độ hống hách,
coi thường người dân. "Em đã đứng thẳng dậy, nhìn thẳng vào mắt nó và
rất nghiêm trang nhưng rất dữ, "quạt" nó cả 10 phút không ngừng nghĩ.
Anh biết gì không? Mặt mày nó tái mét, khi em dừng nói nó bối rối dữ lắm, không
biết phản ứng ra sao. Cuối cùng nó lí nhí xin lỗi và bỏ tuốt vào bên trong. Từ
đó đến nay, thái độ của nó đối với em khác hẳn. Em ngộ ra một điều là qua nhiều
năm, tụi em vì thời thế đã tự tạo cho mình khả năng tự vệ khi bị làm khó làm
dễ; ngược lại có kẻ quen tấn công người khác thì không có khả năng phản ứng khi
bị tấn công vì chưa có kinh nghiệm bao giờ. Tụi nó chỉ biết núp bóng bộ đồng
phục ở trên người và cái bóng của hệ thống..."
Cơ chế không biết sợ, chỉ có cá nhân
- chuyện kể của Srdja Popovic
Srdja Popovic
(ảnh VĐH)
Ngồi tại quán cà
phê Greenet, Srdja bây giờ không còn là một sinh viên 25 tuổi, vô danh,
theo học ngành sinh vật học ngày nào của đại học Belgrade. Bây giờ Srdja
Popovic - chàng cách mạng bụi đời và sắp sửa lên xe hoa - đã vang danh
khắp thế giới sau cuộc cách mạng mùa xuân Ả Rập. Cũng tại quán Greenet này, vào
tháng 10 năm 1998, 10 sinh viên mang tên Srdja Popovic, Slobodan Djinovic,
Slobodan Homen, Dejan Randjic, Ivan Marovic, Ivan Andric, Nenad Konstantinovic,
Vukasin Petrovic, Jovan Ratkovic, Andreja Stamenković, Ivan Marovic đã thành lập
nhóm phản kháng - Otpor. Vài năm sau thế giới biết đến nó dưới tên gọi Phong
trào Otpor.
"Tụi tao 10
thằng không chọn con đường tấn công vào cả hệ thống của Slobodan
Milosevic". Srdja kể theo
đúng phong cách thường có với bạn bè.
"Đừng phải
tốn sức vạch trần tội ác của cả hệ thống, công việc đó để dành cho các bình
luận gia và những nhà viết sử. Trong sách lược đối đầu, đem cả hệ thống ra để
tấn công vừa bất khả vừa làm gia tăng hình ảnh trứng chọi đá, hoặc củng cố thêm
cho tâm lý bạc nhược của đám đông đang chán ghét chế độ nhưng vẫn tin rằng thật
là không tưởng và nguy hiểm để làm một điều gì đó...''.
"Công việc
của tụi tao là với chừng này đứa làm sao có thể "đục" được tụi nó.
Làm sao có thể từ 10 đứa, rủ thêm 10 đứa nữa bớt sợ và nhập cuộc. Làm sao từ 20
đứa mà KHÔNG CẦN RỦ RÊ có thêm 20 đứa khác sẵn sàng bắt chước làm theo. Và do
đó, tụi tao nắm đầu một số thằng và đứa chủ chốt là Slobodan Milosevic ra mà
đục".
Câu chuyện có vẻ
bình thường và giọng kể bạt mạng. Nhưng đó là bước khởi đầu cho một chiến lược
lâu dài của Otpor.
Những
"đứa" nhập cuộc sau đó là Branko Ilic, Pedja Lecic, Milja Jovanovic,
Sinisa Sikman, Vlada Pavlov từ thành phố Novi Sad, Stanko Lazentic, Milan
Gagic, Jelena Urosevic và Zoran Matovic từ Kragujevac và Srdjan Milivojevic từ
Krusevac.
Những
"đứa" không cần rủ rê mà sẵn sàng bắt chước làm theo trên các ngõ
ngách, hẽm tối của Serbia đã tăng lên 70.000 thành viên ở khắp các đại học,
thành phố khác nhau chỉ 2 năm sau ngày Otpor được thành lập. Trong số
này là những sinh viên xinh đẹp, tuổi mới đôi mươi, nhưng 10 năm sau đã trở
thành những người huấn luyện cho các thành viên lãnh đạo của Phong trào 6
tháng 4 thành công trong cuộc cách mạng tại quãng trường Chiến Thắng ở
Cairo.
Chiến dịch lớn đầu
tiên được tung ra mang tên gọi: “Nó thối nát. Nó sẽ đổ”.
Slobodan Milošević
bị đem ra chế diễu như một tên hề.
Slobodan Milošević
bị tạo ấn tượng như một tên độc tài ngu dốt.
Slobodan Milošević
bị vẽ ra như một tên chính khách gian trá và ích kỷ...
Hãy biến nó thành
một trò bỡn cợt đối với tên trùm sò.
"PR" nó
để trở thành những trò chơi tinh nghịch phù hợp với cá tính của giới trẻ.
Nghĩ và chọn ra
những phương thức dễ dàng, không nguy hiểm, không tốn kém thì giờ công sức và ai
làm cũng được.
Tạo nó thành một
phong trào sinh viên thách nhau, thi đua, bắt chước làm theo và post đầy
trên mạng, từ mạng có thêm người bắt chước, sáng tạo phương thức mới, biến nó
thành một đám cháy rừng lây lan trên đường phố.
Nghĩ ra những công
việc đem đến những nụ cười khoái chí cho chúng ta và những đêm dài mất ngủ của
kẻ bị tấn công.
Chuẩn bị 1 tuần, thực hiện trong vòng 5 phút - Hit and run - chơi nhanh chạy
lẹ và nhớ luôn luôn khoe hàng chiến thắng dù rất nhỏ. Người ta chỉ thích
đi theo những ai thành công bằng hành động chứ không đi theo những lời kêu gọi
suông và kết quả không thể cân đo đong đếm được.
Quan trọng và luôn
luôn là nền tảng: thành công của mỗi việc làm là có thêm người; đó mới là mục tiêu cốt lõi; đó mới là kết quả
cần đạt được; nỗ lực sẽ bị phí phạm nếu vẫn chừng đó người tham gia và không
thêm ai bước ra khỏi vòng sợ hãi bằng hành động...
Kết quả là sinh
viên Belgrage khoái chí đêm đêm tham gia trò chơi tấn công và góp phần biến gã
độc tài thành một tên hề ngu dốt, gian trá và ích kỷ. Nhiều người trước đó
chẳng quan tâm hay hiểu nhiều về chính trị; họ chỉ biết và biết rõ một điều dựa
vào thật tế đời sống: “Nó thối nát. Nó sẽ đổ”. Và từ đó họ đồng ý với
thái độ của Otpor “ГOTOB JE! – Hắn đã hết thời”. Và họ tham gia cũng vì
đây là một trò chơi hợp với bản tính tuổi trẻ nổi loạn và tinh nghịch của họ.
Và cứ như thế, từ
một nhóm thành viên nhỏ nhưng với định hướng mục tiêu rõ ràng, hiểu được khả
năng giới hạn ban đầu của chính mình và bộ máy to lớn của chế độ, nắm bắt tâm
lý quần chúng mà đối tượng chính là sinh viên, Otpor đã tạo nên một
"phong trào". Nhiều thanh niên sinh viên, không những tại thủ đô
Belgrade mà ở những thành phố khác, chưa từng đọc một tuyên ngôn của Otpor
(vì Otpor không có tuyên ngôn và không hoạt động bằng tuyên ngôn) đã đêm
đêm khắp hang cùng ngõ hẻm thả tờ rơi, viết lên tường một câu đơn giản “ГOTOB
JE! – Hắn đã hết thời”. Cạnh hàng chữ là biểu tượng nắm đấm của Otpor.
"Không có
nhiều sinh viên hứng thú đọc chứ đừng nói đến việc chuyền nhau một bài viết dài
dòng lên án guồng máy Milosevic. Nhưng với một tranh biếm họa về "thằng
hề" Slobodan Milosovic thì đứa nào cũng khoái thách thức nhau đêm đêm đi
dán khắp nơi." Srdja Popovic nheo
mắt cười kể lại. Và clip video "Fleka" này đã được các sinh
viên truyền bá khắp nơi:
http://www.youtube.com/watch?v=hEZYdGDkkV4
Ngay từ lúc khởi hành, những thành viên của Otpor đã không bước vào cuộc tranh luận "không thể có thắng thua, đúng hay sai" là có nên tiếp tục lên án và tấn công cả một tập đoàn khát máu như thế hệ đàn anh đã và đang làm; hay chỉ tập trung tấn công vào tên đầu não. Có nên tấn công vào một guồng máy, một bức tường khổng lồ hay nhắm vào một mắc xích, một viên gạch trọng yếu. Quyết định của họ dựa vào yêu cầu thực tế: chọn lựa nào nằm trong khả năng đang có và làm người dân bớt sợ và có thể tham gia để dẫn đến việc làm sụp đổ cả hệ thống. Công việc được chọn phải làm cho "đám sinh viên khoái, thấy 'cool', chính trị là sexy và nhào theo bắt chước". Đó là chiến thuật của họ trong chiến lược đánh sập guồng máy độc tài.
http://www.youtube.com/watch?v=hEZYdGDkkV4
Ngay từ lúc khởi hành, những thành viên của Otpor đã không bước vào cuộc tranh luận "không thể có thắng thua, đúng hay sai" là có nên tiếp tục lên án và tấn công cả một tập đoàn khát máu như thế hệ đàn anh đã và đang làm; hay chỉ tập trung tấn công vào tên đầu não. Có nên tấn công vào một guồng máy, một bức tường khổng lồ hay nhắm vào một mắc xích, một viên gạch trọng yếu. Quyết định của họ dựa vào yêu cầu thực tế: chọn lựa nào nằm trong khả năng đang có và làm người dân bớt sợ và có thể tham gia để dẫn đến việc làm sụp đổ cả hệ thống. Công việc được chọn phải làm cho "đám sinh viên khoái, thấy 'cool', chính trị là sexy và nhào theo bắt chước". Đó là chiến thuật của họ trong chiến lược đánh sập guồng máy độc tài.
Từ Slobodan Milošević đến Nguyễn
Tấn Dũng và... Đinh La Thăng
Mubarak, Ben Ali,
Milošević là những tên độc tài đã từng gieo kinh hoàng cho cả một đất nước.
Đằng sau mỗi tên là cả một hệ thống độc tài khổng lồ. Tự thân Mubarak, Ben Ali
và Milošević không thể ngồi ở đỉnh cao quyền lực, đè đầu đè cổ nhân dân suốt
nhiều năm dài. Nhưng ở Serbia, Milošević được chọn là đối tượng tấn công để huy
động quần chúng. 11 năm sau, Tunisia, Egypt theo gót Otpor để làm nên
Mùa xuân Ả Rập.
Ở Việt Nam, nhân
vật được nghĩ tới, "sáng giá" nhất có lẽ không ai khác hơn là Nguyễn
Tấn Dũng - người đang đứng đầu bộ máy nhà nước do đảng cộng sản dựng nên, đằng
sau lưng là một tập đoàn tư bản đỏ, củng cố thêm bởi vòi bạch tuột con cái, họ hàng,
băng nhóm nằm trong guồng máy. Nguyễn Tấn Dũng cũng là kẻ vừa kẻ chịu trách
nhiệm trong vai trò, vừa trực tiếp hoặc gián tiếp là thủ phạm chính hiện nay
của những món nợ khổng lồ, quốc nạn tham nhũng, cưỡng chế đất đai, lạm phát
tăng tốc...
Khẩu hiệu “Nó thối
nát. Nó sẽ đổ” và “Hắn
đã hết thời” dành cho Nguyễn
Tấn Dũng.
Thế còn... Đinh La
Thăng?
Đinh La Thăng là
trường hợp điển hình để nói về khái niệm thử nghiệm chiến dịch “tấn công cá nhân” mà có thể lôi kéo được nhiều người hưởng ứng, tham dự
trong bối cảnh xã hội, chính trị, và tâm lý quần chúng ngày hôm nay. Đinh La
Thăng, “tư lệnh của GTVT” với bao nhiêu tai tiếng đến mức hài, đã và đang là
một cái bao cát bị đem ra đấm đá từ mọi phía trong sự tranh chấp quyền lực của
đảng. Đinh La Thăng, cũng là đệ tử của Nguyễn Tấn Dũng, có thể là đối tượng
thao dượt tốt nhất cho “những trò chơi
tinh nghịch” khởi động sự tham gia của
nhiều người.
"Bước đầu để
có xác suất thành công cao, để các bạn trẻ còn đang ngại ngùng, sợ hãi, hãy lôi
những tên đã và đang là trò hề của quần chúng, đang có những hành động, chính
sách làm người dân khinh bỉ, tốt hơn nữa là đang bị phe nhóm trong nội bộ tấn
công và nó là đứa cùng bầy đàn với tên đầu sỏ của chiến dịch tấn công từng
đứa..." Srdia Popovic góp
ý khi được nghe kể về chuyện của Việt Nam.
Nỗi sợ hãi của kẻ bị tách riêng để
tấn công
Không riêng gì
đảng CSVN, những cá nhân độc tài và thuộc hạ đều núp bóng cơ chế để vừa trốn
tránh trách nhiệm vừa mang cảm giác an toàn. Những tấn công vào cơ chế không
làm cho cá nhân trong tập đoàn cai trị lo sợ nhiều mà đôi khi lại gia tăng cảm
giác an toàn của họ khi chúng ta vô tình kết họ vào một khối.
Viễn ảnh về ngày
tàn của chế độ không phải không có trong đầu của một bộ trưởng hay bí thư tỉnh
ủy hoặc một tên công an côn đồ. Hình ảnh của Muammar Gaddafi bị lôi ra khỏi ống
cống và bị giết không phải không ẩn hiện trong đầu của họ. Nhưng trong viễn ảnh
đó, họ có thể nghĩ, cùng lắm thì cả một thể chế sụp đổ, một vài "đồng
chí" cao cấp nhất sẽ bị đem ra xử còn "ta" sẽ hạ cánh an toàn.
Không ai có thể
phản biện được với khuynh hướng lên án toàn bộ, không để sót kẻ thủ ác vì đó là
cảm nhận hợp lý và tính công bằng. Tuy nhiên, trong tiến trình tranh đấu, đôi
khi cảm xúc và tính công bằng cần nhường chỗ cho một thực tế khác: hiệu quả đạt
được. Sẽ không mang lại nhiều hiệu quả mong đợi khi tấn công cả hệ thống tham
nhũng, cả tập đoàn công an còn đảng còn mình là ác ôn trong khi mỗi cá nhân
trong tập thể xấu xa đó không có cảm giác cá nhân mình đang bị tấn công. Đối
với những kẻ gieo ác, khi một tên sợ hãi sẽ dẫn đến tâm lý sợ hãi của đồng bọn.
Bệnh sợ hãi là bệnh hay lây cho dù chúng là những kẻ nắm quyền. Ngược lại, khi
lực chúng ta còn mỏng và còn yếu, tập trung tấn công vào một điểm vẫn mang lại
nhiều kết quả hơn là tấn công cả một tảng núi.
Khi bắt đầu bằng
những kế hoạch, việc nhắm vào một cá nhân sẽ có khả năng làm nhiều người tham
gia hơn. Nó sẽ tạo ảnh hưởng đến cá nhân kẻ thủ ác. Nỗi sợ hãi sẽ lây lan, ảnh
hưởng và làm suy yếu guồng máy. Khi gió bắt đầu xoay chiều, chính những người
phục vụ trong guồng máy sẽ xé rào và đứng về phía nhân dân - đó là trường hợp
của một số đại sứ, bộ trưởng của chế độ Gaddafi trong thời điểm quyết định của
cuộc cách mạng tại Lybia.
Đánh vào những tên cai ngục, nhà tù sẽ đổ.
Đánh vào những tên cai ngục, nhà tù sẽ đổ.
___________________________________
Bài đã đăng:
--------------------------------------
No comments:
Post a Comment