Monday, 16 July 2012

CHẢY MÁU KHOÁNG SẢN TITAN VỀ TRUNG QUỐC (Võ Thiện Thanh)




Võ Thiện Thanh
04:02 - 17/07/2012

Theo thông tin vào ngày 14 tháng 07 năm 2012 Công ty Bình Thuận chuyên khai thác titan tại mỏ Suối Nhum, Tiến Thành, Thành Phố Phan Thiết, Tỉnh Bình Thuận đã xảy ra tai nạn làm vỡ hồ nuớc, tràn các chất bùn dơ, bùn đất đỏ ra đường ven biển. Đây là lần thứ 2, lần trước chỉ cách đó một tuần. Công Ty này đã huy động lực luợng công nhân, xe ủi phi tan hiện trường nhằm tránh cơ quan chức năng. Bao nhiêu chất thải độc hại đó đã được ủi thẳng xuống biển gây ra nguồn nước bị ô nhiễm một vùng, uớc luợng lớp bùn đỏ đó này dày khỏang gần một mét. Bài này xin trình bày về quốc nạn chảy máu khóang sản về Trung Quốc.


Năm 1794 nhà khoáng vật học William Gregor tìm ra Titan một kim loại nhẹ, cứng, bề mặt bóng láng, chống ăn mòn tốt. Nó là kim loại gồm 3 thành phần hóa học chính là Ilmenit, zircon, rutil. Titan được dùng trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Khoảng 95% lượng titan được dùng ở dạng titanđiôxít (TiO2) là thuốc nhuộm làm trắng giấy, kem đánh răng, sơn và nhựa. Hợp kim titan được dùng chủ yếu trong hàng không, xe bọc thép, tàu hải quân, tàu vũtrụ và tên lửa, áo chống đạn… Các loại máy bay hiện đại nhất, Boeing 787 có thểdùng 91 tấn/chiếc và Airbus A380 dùng 77 tấn/chiếc.

Úc là nước dẫn đầu thế giới về sản lượng titan, kế đến là Nam Phi, Canada, Na Uy và Ukraine. Các nước có nền công nghiệp phát triển mạnh, không khai thác mà tích cực mua titan dự trữ. Trung Quốc đang tăng cường mua dựtrữ kim loại này từ Việt Nam.

Bình Thuận là một trong những tỉnh ven biển có phân bố sa khoáng titan và được đánh giá là tỉnh có tiềm năng sa khoáng titan lớn nhất cả nước, thậm chí lớn nhất khu vực Đông Nam Á.

Vùng đất vốn được mệnh danh “sa mạc” cằn cỗi bỗng trở nên đắt giá bởi nguồn lợi to lớn này. Tuy nhiên, những hệ lụy từ quản lý khai thác titan, ô nhiễm môi trường cũng phát sinh từ đây…

Nguồn sa khoáng "khổng lồ"

Đầu năm 2011, Liên đoàn Địa chất Trung Trung bộ thuộc Bộ Tài nguyên Môi trường đã báo cáo kết quả thực hiện việc điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan-zircon tại Bình Thuận. Theo báo cáo này, Bình Thuận có diện tích có chứa quặng titan - zircon là 774km2 với tài nguyên dự báo khoảng 558 triệu tấn (gấp 16 lần số tổng trữ lượng sa khoáng các tỉnh trong cả nước cộng lại- theo số liệu của Viện Mỏ và luyện kim, tổng trữ lượng tài nguyên dự báo quặng titan Việt Nam đến tháng 12/2004 là khoảng 34,5 triệu tấn).

Tình trạng không thực hiện đầy đủ các nội dung giấy phép, các biện pháp bảo vệ môi trưòng, khai thác không đúng thiết kế mỏ, sử dụng nước mặn trong khai thác titan diễn ra khá phổ biến dẫn đến sạt lở sông, suối, ô nhiễm môi trường, hủy hoạtđất và tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn lao động. Bên cạnhđó việc vận chuyển, kinh doanh khoáng sản trái phép hoặc vượt quá tải trọng là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây hư hỏng đường sá, cản trở giao thông, gây bụi bặmảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của nhân dân.

Nguyên nhân dẫn đến tình hình trên một phần do các tổ chức, cá nhân khai thác vì lợi nhuận và lợi ích kinh tế của bản thân mà làm liều, làmẩu, bất chấp quy định pháp luật. Nhưng chủ yếu là công tác quản lý Nhà nước vềtài nguyên khoáng sản còn yếu kém thể hiện qua sự phối hợp giữa các ngành, các cấp chưa chặt chẽ, một số địa phương buông lỏng, làm ngơ, cho phép khai thác, tận thu khoáng sản khôngđúng thẩm quyền hoặc đùn đẩy trách nhiệm trong quản lý cũng như xử lý các vụ việc xảy ra.

Bộ máy nhà nuớc tham nhũng, doanh nghiệp vì quyền lợi cá nhân mà đua nhau bán khóang sản sang Trung Quốc. Vì Trung Quốc trả lợi nhuận quá cao không những các doanh nghiệp mà kéo theo đó hàng lọat nguời dân đua nhau khai thác để rồi đưa sang Trung Quốc. Đã đến lúc mỗi người dân cần phải lên tiếng.

Bình Thuận có công ty khóang sản quốc tế Hải Tinh liên doanh trực tiếp với Trung Quốc khai thác titan cả ngày lẫn đêm. Công ty này đưa rất nhiều nguời Trung Quốc sang trực tiếp khai thác và quản lý. Tòan bộ máy móc đều được nhập từ Trung Quốc.

Tính từ ngày 1/1/2010 đến 31/8/2011 đã có 50 chuyến tàu rời Cảng Cát Lở vận chuyển titan đi Hải Phòng, Quảng Ninh và sang Trung Quốc với sốlượng hơn 60 ngàn tấn. Ngoài một số lượng rất ít được khai báo với hải quan là xuất đi nước ngoài, các ông chủ trong đường dây này đã phù phép một số lượng lớn thành hàng “xuất khẩu nội địa”. Thế nhưng thật trớ trêu điểm đến của titan là Hải Phòng và Quảng Ninh lại hoàn toàn không có bất cứ một nhà máy hay cơ sở nào chếbiến titan đúng nghĩa!

Được biết nhiều lô hàng xuất sang Trung Quốc đã bịchặn lại nhưng sau đó không biết bằng thủ thuật gì mà các lô hàngđó vẫn đuợc đưa về Trung Quốc. Với kiểu mượn tư cách pháp nhân mua bán lòng vòng, hàng trăm ngàn tấn quặng titan thô đã và đang được“hô biến” xuất lậu ào ạt sang các tỉnh Vân Nam, Quảng Tây, Trung Quốc.

“Núp bóng” resort, khai thác titan

Khi Bộ Tài nguyên Môi trường công bố diện tích 774km2 có quặng sa khoáng titan với trữ lượng 558 triệu tấn, tỉnh Bình Thuận không biết nên mừng hay nên lo. Còn những chủ dự án du lịch thì nhấp nhổm như ngồi trên lửa.

Theo quy định của Luật Khoáng sản, những khu vực có titan phảiđược khai thác trước khi tiến hành xây dựng công trình trên đó. Do quy định này nên hiện nay Bình Thuận có gần 200 dự án (du lịch, dịch vụ thương mại, điện gió, trồng rừng sinh thái, khu dân cư…) không thể triển khai được, phải chờkhai thác sa khoáng titan bên dưới.

Với lượng titan lớn như vậy nên không thể khai thác trong một thời gian ngắn. Vậy là các dự án du lịch có titan phải chờ để giải bài toán sa khoáng titan. Nhiều chủ đầu tư dự án du lịch, resort tại Bình Thuận bắt đầu tính chuyện đầu tư mua máy móc và khai thác titan ngay trên đất dự án của mình. Công ty LDKS QT Hải Tinh có một mỏ lớn tại Suối Nhum, Tiến Thành,Thành Phố Phan Thiết, trá hình là công ty cổ phần du lịch và phát triển Bình Thuận. Với diện tích gần 200ha công ty này hoạt động cả ngày lẫn đêm với những máy móc, thiết bị lớn gọi là "bè" để đãi Titan nằm giữa ao lớn (xin xem hình). Công ty này có khỏang 30-40 bè và đang chuẩn bị rắp ráp hàng trăm bè nhập từ Trung Quốc. Một ngày một đêm khai thác gần cả ngàn tấn titan thô.

Tại bãi biển thị xã La Gi, bên trong diện tích đất rộng chạy dọc bãi biển của dự án du lịch Sài Gòn-Hàm Tân. Không ai có thể nhận ra đây là khuôn viên của một dự án resort 200 ha với tổng vốn đầu tư lên đến 150 triệu USD do Công ty cổ phần du lịch Sài Gòn-Hàm Tân làm chủ đầu tư.

Ông Huỳnh Giác, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận cho biết có hai dự án resort quy mô lớn là resort Sài Gòn-Hàm Tân (thị xã La Gi) và dự án resort Cảnh Viên (huyện Hàm Tân) đã khai thác titan trên diện tích đất dự án được hơn một năm nay.

Trong quá trình triển khai xây dựng resort, phát hiện thấy có titan nên tỉnh đã đồng ý cho phép chủ đầu tư khai thác tận thu titan bên trong đất dự án để sớm triển khai dự án du lịch.Ngoài ra, có một số dự án resort lớn nhỏ chậm triển khai nhiều năm do nhà đầu tư lấy cớ tận thu titan đểkéo dài thêm thời gian, đào bới đất đai, gây ô nhiễm môi truờng. Dư luận không hề có một tiếng nói gì truớc thảm cảnh chảy máu khóang sản về Trung Quốc.

Khoáng sản là tài nguyên hầu hết không tái tạo được và là tài sản quan trọng của quốc gia và từng địa phương. Nó là tài sản của các thế hệ Việt Nam mai sau, thử hỏi với tình trạng tận khai xuất đi Trung Quốc như hiện nay thì Việt Nam có còn Khoáng sản hay không ? và môi trường sinh thái các thế hệ Việt Nam tương lai sẽ ra sao?

VÕ THIỆN THANH




No comments:

Post a Comment

View My Stats