23.07.2012
Những người cộng
sản thường nổi tiếng về việc thích sáng chế những kiểu nói mới. Có điều, mới
nhưng không hay. Có hai lý do để nói chúng không hay. Thứ nhất, những kiểu nói
mới ấy rất nhanh chóng biến thành sáo ngữ vì hầu như cán bộ nào, từ trên xuống
dưới, cũng đều mở miệng nói như nhau. Trong tình trạng như thế, dù có kiểu nói
nào hay đến mấy, chỉ một thời gian ngắn, chúng cũng đều biến thành lảm nhảm.
Thứ hai, những kiểu nói như vậy thường chỉ có một mục tiêu duy nhất là che giấu
sự thật. Nên chúng rỗng. Rỗng tuếch.
Ví dụ cho những kiểu nói sáo và rỗng như vậy nhiều vô cùng. Nói về việc thất bại trong việc thực hiện một chỉ tiêu nào đó, chẳng hạn, họ sẽ nói: “đã có những thắng lợi bước đầu.” Nói về những sai lầm trong chính sách của họ, chẳng hạn, họ sẽ nói “do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, cho nên…” Cứ thế, họ lặp đi lặp lại mãi. Từ năm này sang năm khác. Lúc nào cũng là “thắng lợi bước đầu”. Lúc nào cũng là “do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan”.
Từ mấy năm nay, họ lại sáng chế ra một kiểu nói mới nữa: “đang xác minh”. Khi được hỏi về bất cứ một tệ nạn hoặc một vấn đề quan trọng và được dư luận chú ý, nhất là phẫn nộ nào, các giới chức, từ trung ương xuống địa phương, từ Thủ tướng xuống chủ tịch xã hay một cán bộ công an nào đó, câu trả lời người ta nghe nhiều nhất là: “Chúng tôi đang xác minh.”
Hỏi về việc các cán bộ cao cấp tham nhũng bị các chính phủ ngoại quốc hoặc dư luận trong nước tố cáo, nhà cầm quyền đáp: “Chúng tôi đang xác minh.”
Ví dụ cho những kiểu nói sáo và rỗng như vậy nhiều vô cùng. Nói về việc thất bại trong việc thực hiện một chỉ tiêu nào đó, chẳng hạn, họ sẽ nói: “đã có những thắng lợi bước đầu.” Nói về những sai lầm trong chính sách của họ, chẳng hạn, họ sẽ nói “do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, cho nên…” Cứ thế, họ lặp đi lặp lại mãi. Từ năm này sang năm khác. Lúc nào cũng là “thắng lợi bước đầu”. Lúc nào cũng là “do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan”.
Từ mấy năm nay, họ lại sáng chế ra một kiểu nói mới nữa: “đang xác minh”. Khi được hỏi về bất cứ một tệ nạn hoặc một vấn đề quan trọng và được dư luận chú ý, nhất là phẫn nộ nào, các giới chức, từ trung ương xuống địa phương, từ Thủ tướng xuống chủ tịch xã hay một cán bộ công an nào đó, câu trả lời người ta nghe nhiều nhất là: “Chúng tôi đang xác minh.”
Hỏi về việc các cán bộ cao cấp tham nhũng bị các chính phủ ngoại quốc hoặc dư luận trong nước tố cáo, nhà cầm quyền đáp: “Chúng tôi đang xác minh.”
Hỏi về việc công
an đạp vào mặt một người biểu tình giữa thành phố Hà Nội hay một đám công an
xúm vào đánh túi bụi hai nhà báo ở Hưng Yên, tất cả đều được thu hình và phóng
lên Youtube để cả thế giới đều nhìn thấy, những người có thẩm quyền đều đáp:
“Chúng tôi đang xác minh.”
Hỏi về việc người
Trung Quốc nuôi bắt cá lậu ở ngay những địa điểm có ý nghĩa quốc phòng và chiến
lược quan trọng như quân cảng Cam Ranh, giới chức các cấp cũng đáp: “Chúng tôi
đang xác minh.”
Hỏi về việc người
Trung Quốc len lỏi vào tận các rừng sâu của Việt Nam để lùng mua gỗ hiếm và bị
cấm, họ cũng đáp: “Chúng tôi đang xác minh.”
Hỏi về chuyện “tàu
lạ” giết chết hoặc bắt cóc ngư dân Việt Nam ngoài lãnh hải Việt Nam, họ cũng
nói: “Chúng tôi đang xác minh.”
Thật ra, không phải chuyện gì người ta cũng “đang xác minh”. Dân chúng, vì bị ức hiếp quá đáng, giơ tay tát tai công an hay cảnh sát ngoài đường ư? – Không cần xác minh! Dân chúng xuống đường biểu tình chống Trung Quốc hay chống lại lệnh cưỡng chế đất đai ư? – Không cần xác minh! Các tai nạn hay các vụ ẩu đả ngoài đường cho dù trầm trọng đến mấy nhưng nếu nạn nhân hay thủ phạm đều là dân thường ư? – Cũng không cần xác minh!
Quan sát kỹ, chúng ta thấy dường như mấy chữ “đang xác minh” chỉ được sử dụng trong những trường hợp liên quan đến hai đối tượng chính: cán bộ cao cấp và Trung Quốc.
Tại sao?
Rất dễ hiểu: Đó chỉ là cách né tránh. Thứ nhất là né tránh câu trả lời. Hôm nay: “đang xác minh”. Mai: “đang xác minh”. Tuần sau nữa: cũng “đang xác minh”. Tháng sau nữa: Cũng “đang xác minh”. Thứ hai, vì né tránh được câu trả lời, người ta cũng né tránh được trách nhiệm. Một lúc nào đó, người hỏi quên mất câu mình hỏi; những người chung quanh cũng quên mất câu hỏi. Thế là hòa cả làng. Không ai tra vấn ai nữa. Vấn đề, cứ thế, chìm vào quên lãng. Thứ ba, nhờ né tránh hai điều trên, người ta cũng né tránh được điều này: công lý.
Thật ra, không phải chuyện gì người ta cũng “đang xác minh”. Dân chúng, vì bị ức hiếp quá đáng, giơ tay tát tai công an hay cảnh sát ngoài đường ư? – Không cần xác minh! Dân chúng xuống đường biểu tình chống Trung Quốc hay chống lại lệnh cưỡng chế đất đai ư? – Không cần xác minh! Các tai nạn hay các vụ ẩu đả ngoài đường cho dù trầm trọng đến mấy nhưng nếu nạn nhân hay thủ phạm đều là dân thường ư? – Cũng không cần xác minh!
Quan sát kỹ, chúng ta thấy dường như mấy chữ “đang xác minh” chỉ được sử dụng trong những trường hợp liên quan đến hai đối tượng chính: cán bộ cao cấp và Trung Quốc.
Tại sao?
Rất dễ hiểu: Đó chỉ là cách né tránh. Thứ nhất là né tránh câu trả lời. Hôm nay: “đang xác minh”. Mai: “đang xác minh”. Tuần sau nữa: cũng “đang xác minh”. Tháng sau nữa: Cũng “đang xác minh”. Thứ hai, vì né tránh được câu trả lời, người ta cũng né tránh được trách nhiệm. Một lúc nào đó, người hỏi quên mất câu mình hỏi; những người chung quanh cũng quên mất câu hỏi. Thế là hòa cả làng. Không ai tra vấn ai nữa. Vấn đề, cứ thế, chìm vào quên lãng. Thứ ba, nhờ né tránh hai điều trên, người ta cũng né tránh được điều này: công lý.
Những người đạp
vào mặt hay đánh đập dã man những người dân vô tội vẫn cứ bình yên vô sự, thậm
chí, thăng quan tiến chức; những người bị tố cáo tham nhũng hay phá hoại tài
sản quốc gia có khi lên đến hàng triệu hay hàng chục triệu đô la vẫn cứ phây
phây tiếp tục hưởng đầy bổng lộc. Không ai làm được gì họ cả.
Kể ra, sử dụng cách nói “đang xác minh” để né tránh vấn đề cũng là một chiến thuật hay. Nó xoa dịu, phần nào, sự tò mò hay tức giận của dân chúng. Ừ, thì chúng tôi đang nghiêm túc điều tra đây mà! Chỉ vì vấn đề quá phức tạp nên cần có thời gian thôi. Xin kiên nhẫn! Không ít dân chúng, thấy thái độ “cầu thị” của giới cầm quyền như vậy, cũng nguôi ngoai những nỗi niềm bức xúc. Nhờ xoa dịu như vậy, nhà cầm quyền có thể trì hoãn phiên xử của lịch sử: Những kẻ có tội vẫn có thể tiếp tục ung dung.
Chiến thuật “đang xác minh” ấy, thật ra, chỉ là một sự lừa đảo.
Kể ra, sử dụng cách nói “đang xác minh” để né tránh vấn đề cũng là một chiến thuật hay. Nó xoa dịu, phần nào, sự tò mò hay tức giận của dân chúng. Ừ, thì chúng tôi đang nghiêm túc điều tra đây mà! Chỉ vì vấn đề quá phức tạp nên cần có thời gian thôi. Xin kiên nhẫn! Không ít dân chúng, thấy thái độ “cầu thị” của giới cầm quyền như vậy, cũng nguôi ngoai những nỗi niềm bức xúc. Nhờ xoa dịu như vậy, nhà cầm quyền có thể trì hoãn phiên xử của lịch sử: Những kẻ có tội vẫn có thể tiếp tục ung dung.
Chiến thuật “đang xác minh” ấy, thật ra, chỉ là một sự lừa đảo.
Một sự lừa đảo như thế chỉ có thể xảy ra ở Việt Nam và ở những nước độc tài. Ở Tây phương, đừng hòng. Ở Úc, chẳng hạn, tôi chưa hề nghe một Bộ trưởng nào có cách nói năng như vậy cả. Một tai nạn xe lửa mới xảy ra làm nhiều người tử thương ư? – Bộ trưởng giao thông phải biết ngay. Một công ty lớn mới quyết định sa thải hàng loạt công nhân ư? Bộ trưởng đặc trách về lao động phải biết ngay. Một chiếc thuyền tị nạn lậu nào đó bị phát hiện là mới đến Úc ư? – Bộ trưởng Bộ du trí phải biết tức khắc. Không ai cho phép họ trả lời là “không biết” hay “đang xác minh”. Dĩ nhiên có những sự kiện mới xảy ra, không ai biết hết được mọi chi tiết cả. Nhưng những người có trách nhiệm phải biết tất cả những thông tin đã được cập nhật. Nhiệm vụ của người lãnh đạo là phải theo dõi và nắm bắt tất cả những gì đang xảy ra trong lãnh vực mình chịu trách nhiệm. Không những nắm bắt thông tin mà còn phải có phương hướng giải quyết ngay.
Nhưng tại sao chỉ ở Việt Nam giới lãnh đạo mới dễ dàng chơi trò lừa đảo trắng trợn như thế?
Bạn nào biết, xin trả lời giùm.
* Blog của Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.
No comments:
Post a Comment