Tuesday, 24 July 2012

CHIẾN SỰ TUẦN NÀY: NHỮNG KHÓ KHĂN CHỒNG CHẤT CỦA HOA KỶ Ở TRUNG ĐÔNG VÀ THÁI BÌNH DƯƠNG (Robert Haddick - Small Wars Journal)




Robert Haddick  -   Small Wars Journal

Trang La dịch
Thứ hai, ngày 23 tháng bảy năm 2012


Bài viết chính thức của Robert Haddick, một cựu Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ, là chủ biên trang Small Wars Journal của trang Chính sách Ngoại giao Hoa Kỳ (Foriegn Policy),


Lầu Năm góc có lẽ không có đủ nguồn lực để cùng lúc ngăn chặn Iran đồng thời chuyển quân tới Châu Á.

Tướng James Mattis, người chỉ huy Tư lệnh trung ương Mỹ mới được bổ nhiệm đến Trung Đông, đang thúc đẩy tập trung quân sự xung quanh vịnh Ba Tư, với các điều khoản mới được thêm vào để ngăn ngừa khả năng quân đội Iran có thể di chuyển và để tấn công vào các mục tiêu bên trong Iran nếu cần thiết. Việc tâp trung quân sự này diễn ra ngay khi xảy ra một vụ đánh bom tự sát tại Bulgaria vào ngày 18 tháng Bảy làm 5 người du lịch Israel thiệt mạng. Trong một tuyên bố, thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu nói rằng: “Đây là một vụ tấn công khủng bố toàn cầu của Iran, và Israel sẽ có phản ứng rõ ràng với hành động này”. Cho dù vụ đánh bom này sẽ đưa tới kết quả là hành động quân sự của người Israel chống lại Iran mà chúng ta đã được chứng kiến. Rõ ràng là Mattis muốn lực lượng của ông trong khu vực này sẵn sàng cho sự kiện đó.

Các nhà hoạch định quân sự tại Lầu Năm góc có vẻ rất muốn chấp thuận phần lớn yêu cầu tiếp viện của Mattis, nhưng không phải tất cả. Cung cấp những gì ông ta muốn ngay tại thời điểm này không phải là không tốn kém, hơn nữa, nó còn đi kèm rủi ro. Hiện giờ Lầu Năm góc đã đồng ý đẩy nhanh cam kết về không quân và hải quân để chống lại Iran, câu hỏi đặt ra là liệu các nhà hoạch định quân sự có thể duy trì cam kết đó đối với một vấn đề chưa có hồi kết (open-ended problem) trong khi tại Thái Bình Dương nhu cầu về không quân và hải quân của Mỹ đang ngày càng tăng. Nếu không, Lầu Năm góc sẽ phải đưa ra những cách thức thay thế để duy trì yêu cầu của Mattis trong khi phải đối mặt với nhu cầu ngày một tăng về tàu và máy bay tại châu Á. Nếu căng thẳng ở vùng Vịnh tiếp tục leo thang, kế hoạch chuyển quân tới châu Á có thể bị hoãn lại vô thời hạn.

Sự tập trung quân sự của Mỹ tại vịnh Ba Tư đã diễn ra theo một chiều hướng mới vào cuối tháng Tư khi Không quân Mỹ đã tiết lộ về sự xuất hiện của một số lượng không được phép tiết lộ các máy bay chiến đấu tàng hình F-22 tại căn cứ không quân Al Dhafra ở Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất. Vào ngày 23 tháng Sáu, 4 tàu dò mìn của hải quân Mỹ đã đến Vịnh Ba Tư, làm tăng gấp đôi lực lượng tàu quét thủy lôi của Hải quân Mỹ tại đây. Để hỗ trợ cho đội tàu dò mìn tăng cường, và để hỗ trợ nhiệm vụ hoạt động hàng hải đặc biêt, Hải quân Mỹ đã bố trí tàu USS Ponce đến vùng vịnh, một tàu chiến kiểu tấn công đổ bộ được cấu hình lại giống như một “căn cứ nổi”. Trong tháng Chín, Hải quân Mỹ và khoảng 20 quốc gia khác sẽ tiến hành một cuộc tập trân dò mìn kéo dài 11 ngày gần Vịnh Ba Tư, một hành vi không nghi ngờ gì nữa, nhắm vào việc ngăn chặn những nhà hoạch định quân sự ở Tehran đối với bất cứ ý tưởng nào hòng đóng cửa eo biển Hormuz.

Phòng thủ tên lửa cũng được quan tâm hơn. Qatar đã đồng ý duy trì mạng ra đa phát hiện tên lửa dải sóng dài X trên biển, thêm vào các mạng ra đa tương tự của Mỹ vốn đã hoạt động ở Israel và Thổ Nhĩ Kỳ. Rađa ở Qatar sẽ tập trung vào Iran và giúp hệ thống phòng thủ tên lửa Hoa Kỳ cảnh báo sớm về nguy cơ tên lửa của Iran phóng ra. Hệ thống phòng thủ tên lửa sẽ chia sẻ dữ liệu nhận được từ ra đa của Qatar với tên lửa đánh chặn trên tàu của Hải quân và với hệ thống tên lửa đánh chặn trên mặt đất (land-based interceptor batteries) xung quanh khu vực.

Cuối cùng, Bộ trưởng Bộ quốc phòng Leon Panetta, với tư cách cá nhân, đã phê duyệt yêu cầu của Mattis về việc triển khai sớm Hàng không mẫu hạm USS John C. Stennis. Đội Stennis đã trở lại Bremerton, Washington vào tháng Ba sau một thời gian triển khai dài hạn ở Trung Đông. Nhưng yêu cầu của Panetta sẽ gửi đội này trở lại vào cuối mùa hè và sẽ cắt giảm 4 tháng khoảng thời gian các thủy thủ đoàn dự kiến được ở nhà. Thay vào đó, nó sẽ thay thế USS Enterprise (được chuẩn bị cho nghỉ hưu) trên trạm trong vùng biển Ả rập và sẽ cung cấp cho Mattis sự hiện diện liên tục của 2 tàu sân bay trong khu vực do ông phụ trách.

Việc trở lại tức thì của đội Stennis cho thấy khả năng của Hải quân Mỹ trong việc phản ứng với các yêu cầu khẩn cấp. Tuy nhiên, cả tàu và các thủy thủ đoàn của Hải quân Mỹ không thể duy trì tiến độ hoạt động này một cách thường quy. Đội Stennis và các tàu hộ tống sẽ không thể được đáp ứng toàn bộ các đòi hỏi về việc duy trì triển khai, và việc gửi thủy thủ đoàn trở lại cho một thời kỳ triển khai dài hạn khác sau khi chỉ có 5 tháng nghỉ quả thực làm nản lòng quân lính.

Người phát ngôn của Lầu Năm góc, ông George Little nói rằng việc tập trung triển khai của tàu Stennis không nhằm vào nguy cơ cụ thể nào cũng như không phải là phản ứng trực tiếp đối với sự căng thẳng với Iran. Các thương lượng với Iran về chương trình hạt nhân đã chạm tới bế tắc không được tiết lộ chi tiết, dấy lên khả năng Israel có thể cần một cuộc tấn công phủ đầu chống lại vấn đề hạt nhân của Iran - một mối quan ngại bấy lâu mà cuộc đánh bom ở Bulgaria có thể làm nó trầm trọng hơn. Nếu chiến tranh xảy ra ở Iran vào khoảng thời gian từ nay tới hết năm 2012, Mattis muốn các lãnh đạo của Iran biết rằng ông có lực lượng của mình ở vị trí vừa có thể ngăn chặn sự trả đũa đồng thời có thể tấn công vào nội địa Iran nếu cần thiết.

Mattis đang chuẩn bị cẩn trọng cho diễn biến bất ngờ có thể xảy ra. Nhưng xung đột vẫn chỉ là giả thiết, điều đó khiến cho Iran trở thành vấn đề vô tiền khoáng hậu mà Mattis và người kế nhiệm của ông ở Bộ tư lệnh Trung ương Mỹ sẽ phải điều hành trong một giai đoạn không xác định. Trong tình huống đó, thực thi các hành động triển khai thiết yếu trong thời chiến, như là việc yêu cầu triển khai sớm của Panetta đối với đội Stenis, cho một vấn đề không biết khi nào mới kết thúc, thực sự là một bằng chứng thuyết phục rằng Hải quân quá nhỏ bé so với các trách nhiệm mà những nhà hoạch định chính sách đổ lên đầu nó.

Duy trì việc triển khai liên tục hai tàu sân bay ở vùng biển Ả rập, với điều kiện không làm hư hại tàu hoặc khiến thủy thủ đoàn đào ngũ, đòi hỏi 6 đến 7 tàu sân bay đảm nhận nhiệm vụ này. Việc phân bổ này được yêu cầu nhằm thiết lập lịch trình luân phiên ổn định. Với việc Enterprise về hưu, Hải quân chỉ còn 10 tàu cho đến khi tàu USS Gerald R.Ford được hạ thủy vào năm 2015. Căn cứ kế hoạch đóng tàu hiện tại, hạm đội tàu sẽ chỉ có 11 chiếc cho khoảng thời gian sau đó.

Điều này dẫn đến việc chỉ còn lại 4 tới 5 tàu cho toàn bộ các nhiệm vụ khác, bao gồm cả khu vực Thái Bình Dương, vốn được coi là nơi thích hợp nhất để phô diễn sức mạnh không quân và hải quân - và Thái Bình Dương mới là khu vực mà đòi hỏi đối với các lưc lượng của Hoa Kỳ hơn so với Trung Đông.

Yêu cầu của ông James Mattis cho thấy một vài điểm đáng chú ý. Điều ngạc nhiên đầu tiên là khả năng của tàu sân bay, ít nhất là dưới con mắt của các nhà tư lệnh như Mattis. Các nhà chỉ trích tàu sân bay chỉ ra chi phí quá mức của chúng và thực tế rằng lực lượng hải quân mà đối thủ sở hữu không có khả năng tương tự và cũng sẽ không có được trong tương lai gần. Nhưng các tàu sân bay vẫn rất quan trọng đối với các tư lệnh khu vực bởi các rủi ro và hạn chế liên quan đến sức mạnh định vị so sánh với lực lượng đất đối không tại căn cứ đã có trước. Các triển khai như vậy thường không vững vàng về chính trị vì các căn cứ không quân đã có trước ngày càng dễ bị tổn thất bỡi tấn công tên lửa, vấn đề mà các tư lệnh Mỹ gặp phải ở cả Trung Đông và Thái Bình Dương. Thêm vào đó, nó là một tín hiệu ngoại giao mạnh mẽ, triển khai tàu sân bay thường là cách duy nhận để xác định sức mạnh tấn công thực tế trong một khu vực không ổn định.

Thứ hai là, một thập niên chiến tranh ở Iraq và Afghanistan đã cho thấy khu vực Trung Đông là vùng cho lực lượng mặt đất. Theo Lầu Năm góc, 6,524 người Mỹ đã thiệt mang trong những cuộc chiến tranh kể từ năm 2001, phần lớn là Bộ binh và Thủy quân lục chiến. Trung Đông đã và đang là nơi mà việc phô diễn sức mạnh bộ binh sẽ không còn nữa. Mặc dù lính bộ binh là gánh nặng ở Iraq và Afghanistan, ngăn chặn và duy trì tình hình Iran là nhiệm vụ của Hải quân, Không quân và các đơn vị tên lửa phòng thủ. Giống như khu vực Thái Bình Dương, Trung Đông nhanh chóng trở thành nơi phô diễn sức mạnh không quân và hải quân.

Thứ ba là, nhu cầu của khu vực Trung Đông về không quân và hải quân đang khiến cho việc chuyển quân tới châu Á gặp trở ngại ngay từ những bước đầu tiên. Tầm nhìn chiến lược của chính quyền Obama đã dự báo khu vực châu Á Thái Bình Dương sẽ là “trung tâm hành động”. Đối với các nhà hoạch định quân sự, khu vực Thái Bình Dương cuối cùng sẽ trở thành nỗ lực chính, trong khi toàn bộ các khu vực khác sẽ chỉ xếp hạng thứ hai xét về tình trạng “sức mạnh kinh tế”. Thật vậy, chỉ trong tháng trước, Panetta đã chém gió ở Singapore rằng Thái Bình Dương có thể nhận được 60% số tàu của Hải quân. Nhưng hiện giờ, chính Iran mới là nơi có 60% tàu sân bay của Hải quân, thành ra Panetta đã đưa ra yêu cầu triển khai không nhất quán. Mà không chỉ là nỗ lực chính, Thái Bình Dương còn là khu vực quyền lực kinh tế. Điều này sẽ vẫn được duy trì như vậy chừng nào việc ngăn chặn Iran vẫn chưa có hồi kết.

Nếu chúng ta có thể giả định rằng hạm đội 14 đến 15 tàu sân bay không thể có, thì Lầu Năm góc sẽ phải tìm cách để lực lượng Không quân, Thủy quân lục chiến và Bộ binh sẽ phải chia sẻ gánh nặng ngăn chặn Iran. Ngoài ra, các quốc gia Ả rập trong Hội đồng hợp tác vùng Vịnh sẽ phải trở thành một liên minh quân sự hiệu quả hơn để cân bằng quyền lực với Iran trên vùng vịnh. Chỉ khi các nhà hoạch định và ngoại giao của Mỹ thực hiện được những nhiệm vụ này, nếu không điều này cho thấy rằng Lầu Năm góc chỉ dựng lên một chiến lược quân sự căng thẳng và không bền vững tại Trung Đông và Thái Bình Dương.






No comments:

Post a Comment

View My Stats