Wednesday, 2 April 2025

ĐỨC QUYẾT ĐỊNH BỎ LẠI LỊCH SỬ PHÍA SAU VÀ CHUẨN BỊ CHO CHIẾN TRANH (Sarah Rainsford / BBC News)

 



Đức quyết định bỏ lại lịch sử phía sau và chuẩn bị cho chiến tranh

Sarah Rainsford

Phóng viên Đông Âu

1 tháng 4 2025, 15:12 +07

https://www.bbc.com/vietnamese/articles/cx20yxzyvndo

 

Một bệ phóng tên lửa để lại đám bụi màu nâu trong không trung khi nó lao vút qua một cánh đồng hướng về phía đường bắn. Một lát sau, tiếng đếm ngược của một người lính vang lên, từ năm đến 'Bắn!', trước khi một quả tên lửa rít lên bầu trời.

 

Những tiếng nổ và tiếng động lớn từ các cuộc tập trận quân sự như vậy diễn ra liên tục đến nỗi người dân địa phương ở thị trấn nhỏ Munster gần đó hầu như không còn để ý nữa.

 

Nhưng cuộc sống ở đây sẽ còn trở nên ồn ào hơn.

 

Quân đội Đức, Bundeswehr, gần đây đã được cấp phép để tăng mạnh đầu tư sau khi quốc hội bỏ phiếu miễn các quy định nghiêm ngặt về nợ đối với chi tiêu quốc phòng.

 

Vị đại tướng chỉ huy hàng đầu của Đức đã nói với BBC rằng khoản tăng cường tài chính là rất cần thiết vì ông tin rằng hành động xâm lược của Nga sẽ không dừng lại ở Ukraine.

 

"Chúng tôi đang bị Nga đe dọa. Chúng tôi đang bị Putin đe dọa. Chúng tôi phải làm mọi cách để ngăn chặn điều đó", Đại tướng Carsten Breuer nói. Ông cảnh báo rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nên chuẩn bị cho một cuộc tấn công có thể xảy ra chỉ trong vòng bốn năm nữa.

 

"Vấn đề không phải là tôi cần bao nhiêu thời gian, mà là Putin cho chúng tôi bao nhiêu thời gian để chuẩn bị", vị tổng tham mưu trưởng quân đội Đức nói thẳng. "Và chúng tôi chuẩn bị càng sớm càng tốt".

 

 

·        Từ xe hơi sang xe tăng: Đức có thể phục hồi nền kinh tế ra sao?

6 tháng 3 năm 2025

·        Elon Musk phỏng vấn lãnh đạo cực hữu Đức - nhúng tay vào chính trị châu Âu

11 tháng 1 năm 2025

·        Bầu cử Đức: Ai sẽ định hình tương lai của quốc gia này?

22 tháng 2 năm 2025

 

 

Bước ngoặt

 

Cuộc xâm lược toàn diện của Nga vào Ukraine đã thay đổi sâu sắc tư duy ở Đức.

 

Trong nhiều thập niên, người dân ở đây được nuôi dưỡng theo quan điểm phản đối sức mạnh quân sự, ý thức sâu sắc về vai trò của Đức như kẻ xâm lược ở châu Âu trong quá khứ.

 

"Chúng tôi đã bắt đầu hai cuộc chiến tranh thế giới. Mặc dù đã 80 năm kể từ khi Thế chiến II kết thúc, nhưng cái tư tưởng cho rằng người Đức nên tránh xa xung đột vẫn còn rất sâu sắc trong DNA của nhiều người", giáo sư Markus Ziener từ Quỹ German Marshall tại Berlin giải thích.

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/a403/live/3d76b510-0eb3-11f0-ac9f-c37d6fd89579.png.webp

Một cuộc biểu tình ủng hộ Ukraine trước Cổng Brandenburg nổi tiếng ở Berlin vào ngày 9/3/2025, hai ngày trước khi các quan chức cấp cao của Mỹ và Ukraine gặp nhau để bàn về cuộc chiến tại Ukraine tại Ả Rập Xê Út

 

Một số người vẫn cảnh giác với bất kỳ điều gì có thể bị coi là chủ nghĩa quân phiệt ngay cả hiện tại, và lực lượng vũ trang đã thiếu kinh phí kinh niên.

 

"Vẫn có những tiếng nói cảnh báo: 'Chúng ta có thực sự đi đúng hướng không? Nhận thức về mối đe dọa của chúng ta có đúng không?'"

 

Khi nói đến Nga, Đức đã có một cách tiếp cận cụ thể.

 

Trong khi các quốc gia như Ba Lan và các nước vùng Baltic cảnh báo không nên quá gần gũi với Moscow – và tăng chi tiêu quốc phòng của mỗi nước – thì Berlin dưới thời cựu Thủ tướng Angela Merkel lại tin vào việc làm ăn.

 

Đức nghĩ rằng họ đang quảng bá dân chủ và gây sức ảnh hưởng đến Nga. Nhưng Nga lại mang về cho mình những lợi ích kinh tế trong quá trình này và sau đó xâm lược Ukraine.

Vì vậy, vào tháng 2/2022, Thủ tướng Olaf Scholz choáng váng tuyên bố một sự thay đổi lớn về ưu tiên của quốc gia, một "Zeitenwende" (bước ngoặt lịch sử).

 

Đó là lúc ông cam kết một khoản tiền khổng lồ 100 tỷ euro (108 tỷ USD) nhằm tăng cường sức mạnh quân đội của đất nước và kiểm soát "những kẻ hiếu chiến như Putin". Nhưng Tướng Breuer nói rằng số tiền đó là không đủ.

 

"Chúng tôi mới chỉ lấp các ổ gà được một chút", ông cho biết. "Nhưng tình hình thực sự tệ".

 

https://ichef.bbci.co.uk/ace/ws/800/cpsprodpb/47f1/live/581dacc0-0eb3-11f0-ba12-8d27eb561761.png.webp

Đại tướng Carsten Breuer cho rằng Đức sẽ cần phải tăng cường đáng kể quân số

 

Ngược lại, ông chỉ ra rằng Nga đã chi tiêu rất nhiều cho vũ khí và trang thiết bị, cho kho dự trữ cũng như chi cho tiền tuyến ở Ukraine.

 

Ông cũng nhấn mạnh cuộc chiến tranh hỗn hợp của Nga: từ các cuộc tấn công mạng đến phá hoại, cũng như thiết bị bay không người lái không xác định bay qua các khu vực quân sự của Đức.

 

Thêm vào đó là lời lẽ hung hăng của Tổng thống Vladimir Putin và Tướng Breuer thấy "một sự kết hợp thực sự nguy hiểm".

 

"Khác với thế giới phương Tây, Nga không suy nghĩ theo khuôn khổ. Không phải là về thời bình và chiến tranh, mà là một sự liên tục: hãy bắt đầu bằng chiến tranh hỗn hợp, sau đó leo thang, rồi quay lại. Đây là điều khiến tôi nghĩ rằng chúng tôi đang phải đối mặt với một mối đe dọa thực sự."

 

Ông lập luận rằng Đức phải nhanh chóng hành động.

 

XEM TIẾP >>>>>

 

 

 

 

 

 

 



No comments:

Post a Comment

View My Stats