Trung
Quốc tìm thấy mỏ dầu 100 triệu tấn ở Biển Đông
Taejun Kang | RFA
2025.04.01
https://www.rfa.org/vietnamese/the-gioi/2025/04/01/bien-dong-trung-quoc-mo-dau/
Thông
tin này được đưa ra vài ngày sau khi Hoa Kỳ, Philippines và Nhật Bản tổ chức cuộc
tập trận hải quân gần một bãi cạn đang có tranh chấp.
Giàn
khoan dầu Hải Dương 981 do Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc (CNOOC) vận
hành được nhìn thấy ở vùng biển ngoài khơi tỉnh Hải Nam, cực nam của Trung Quốc,
ngày 23 tháng 3 năm 2018. (CHINA STRINGER/REUTERS/Stringer)
Tổng
Công ty Dầu khí ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc (CNOOC) vừa phát hiện ra một mỏ
dầu ở Biển Đông với trữ lượng đã được chứng minh vượt quá 100 triệu tấn, truyền
thông nhà nước Trung Quốc đưa tin hôm thứ Hai.
Theo
hãng thông tấn Tân Hoa Xã, mỏ dầu ở phía đông Biển Đông – mỏ dầu Huệ Châu 19-6
– cách thành phố Thâm Quyến, tỉnh Quảng Đông, miền nam Trung Quốc khoảng 170 km
(106 dặm).
Công
ty cho biết thêm rằng hoạt động khoan thử tại mỏ dầu này đã mang lại sản lượng
mỗi ngày là 413 thùng dầu thô và 68.000 mét khối khí đốt tự nhiên.
RFA
không thể xác nhận những tuyên bố này.
Trong
thông cáo báo chí, CNOOC cho biết giếng đầu mới phát hiện đã được khoan và hoàn
thiện ở độ sâu 5.415 mét - được gọi là “lớp siêu sâu” - trong điều kiện nhiệt độ
và áp suất cao.
Tân
Hoa Xã dẫn lời ông Peng Guangrong, một nhà địa chất tại chi nhánh Thâm Quyến của
CNOOC, cho biết 60% trữ lượng dầu khí mới được phát hiện trên thế giới đến từ
các lớp sâu.
Biển
Đông được cho là giàu khí hydrocarbon nhưng vẫn chưa được khai thác nhiều vì
tranh chấp lãnh thổ. Tuy nhiên, hầu hết trữ lượng dầu khí được phát hiện đều nằm
ở những khu vực không có tranh chấp, theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Hoa Kỳ.
Trung
Quốc tuyên bố chủ quyền lên gần như toàn bộ Biển Đông – nơi có 3 nghìn tỷ đô la
hàng hóa di chuyển qua hàng năm – chồng lấn với các tuyên bố chủ quyền của
Philippines, Malaysia, Đài Loan, Việt Nam và Brunei. Trong một vụ kiện do
Philippines đứng đơn, tòa án trọng tài quốc tế năm 2016 đã tuyên bố cơ sở cho
các tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc là không hợp lệ, nhưng Bắc Kinh đã phớt lờ
phán quyết.
Thông
báo của Trung Quốc về mỏ dầu này được đưa ra vài ngày sau khi người đứng đầu Lầu
Năm Góc Pete Hegseth gặp người đồng cấp Philippines Gilberto Teodoro, và Tổng
thống Philippines Ferdinand Marcos Jr vào thứ sáu tại Manila, trong chuyến công
du châu Á - Thái Bình Dương của ông Hegseth, bao gồm cả Guam và Nhật Bản.
Bộ
trưởng Hegseth tái khẳng định cam kết “bền vững” của Washington đối với hiệp ước
quốc phòng với Philippines, cam kết triển khai các năng lực quân sự tiên tiến để
tăng cường răn đe các mối đe dọa, bao gồm cả “hành vi hung hăng” của Trung Quốc.
“Cần
phải có biện pháp răn đe trên toàn thế giới, nhưng cụ thể là ở khu vực này, tại
quốc gia của các bạn, khi xét đến các mối đe dọa từ cộng sản Trung Quốc”. Ông
Hegseth cho biết.
Trong
cùng ngày, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines đã tiến hành các cuộc tập trận hải
quân chung gần bãi cạn Scarborough đang có tranh chấp ở Biển Đông, để tăng cường
khả năng chuẩn bị ứng phó với khủng hoảng. Một tàu quân sự Trung Quốc được cho
là đã theo dõi các cuộc tập trận từ xa.
Có
lúc một khinh hạm của Trung Quốc đã cố gắng tiếp cận khu vực nơi các tàu chiến
và máy bay của ba quốc gia đồng minh đang thực hiện cuộc tập trận.
Tuy
nhiên, một khinh hạm của Philippines đã phát đi cảnh báo qua radio, khiến tàu
Trung Quốc phải giữ khoảng cách.
Lần
đầu tiên, một nhóm các hãng truyền thông có trụ sở tại Manila đã được phép quan
sát cuộc tập trận trên biển, kể từ khi cuộc tập trận hải quân chung được gọi là
Hoạt động hợp tác hàng hải đa phương này bắt đầu vào năm ngoái,
Trung
Quốc cho biết họ cũng đã tiến hành một cuộc tuần tra quân sự ở Biển Đông vào thứ
sáu.
Biên
tập bởi Mike Firn.
No comments:
Post a Comment