TPHCM:
Một YouTuber tố cáo công an xã đánh đập, phá huỷ máy quay
RFA
2022.09.22
Một YouTuber ở huyện Củ Chi, thành phố
Hồ Chí Minh tố cáo công an địa phương đánh đập ông và làm hỏng máy quay phim,
công an xã từ chối trả lời vụ việc với phóng viên.
Công
an xã Tân Phú Trung và vết thương trên đầu nạn nhân.
Trần Đình Sơn
Ông Trần Đình Sơn, 29 tuổi, chủ kênh YouTube Đời thường TV cho biết ông bị một số viên công an xã
Tân Phú Trung đánh đập ông hai lần, làm ông đổ máu đầu và nôn ói trong ngày hôm
sau.
Lúc 10 giờ
sáng ngày thứ hai, ông đến câu cá ở hồ sen tại khu công nghiệp Tân Phú Trung để
quay video cho kênh YouTube của mình, hồ sen này là nơi nhiều người dân địa
phương vào câu cá, chăn thả trâu bò.
Một bảo vệ
của khu công nghiệp ra yêu cầu ông không được câu cá và đôi bên xảy ra cãi cọ,
người bảo vệ gọi công an địa phương đến để giải quyết mâu thuẫn.
Một lúc
sau thì có ba công an xã đến và yêu cầu ông Sơn rời khỏi hồ câu. Khi bị cự nự,
một công an cùng người bảo vệ kia thay nhau đánh đập ông Sơn. Ông kể lại với
phóng viên qua điện thoại như sau:
"Một
công an táng tôi hai ba cái, rồi ôm cho ông bảo vệ đánh tôi. Có ba công an
bự con lắm còn tôi thì nhỏ con. Họ đè đầu đánh tôi rồi còn đe doạ nữa.
Người bảo
vệ thì vừa đánh vừa la ‘Mày có tao địa chỉ đi tao đến chém chết ba mẹ mày'."
Vẫn theo
tường thuật của chủ kênh youtube mới chỉ có hơn 10 người theo dõi, nhóm công an
khống chế đưa ông về trụ sở công an xã Tân Phú Trung rồi bỏ đi, thu giữ các tài
sản bao gồm máy quay GoPro 5, hai điện thoại và xe gắn máy.
Một số
viên công an khác yêu cầu ông làm bản tường trình sự việc nhưng ông từ chối,
nói mình không làm gì sai mà lại bị đánh.
Sau đó,
ông này tiếp tục bị đánh liên tiếp bởi từ ba đến bốn viên công an xã không có
lý do. Ông nói:
“Về đồn
công an tôi lại bị đánh nữa, đánh tôi tùm lum ở tay và đầu, họ dùng tay không để
đánh tôi. Một công an tên Tài đánh tôi, ông ấy đạp tôi. Một người còn bóp
cổ họng tôi, một người có vẻ là sếp đánh cùi chỏ vào mặt tôi.
Sau đó
họ còng tay tôi, giật xuống nền nhà rồi kéo tôi vào một phòng
bên và bỏ tôi lại đó.”
Ông Sơn
gào lên kêu cứu, một phụ nữ nghe thấy tiếng kêu, biết tin và báo cho mẹ của
ông, một giáo viên ở địa phương.
Khi bà
Nguyễn Thị Tỵ, mẹ ông Sơn đến trụ sở, công an mới tháo còng tay rồi bắt ông Sơn
viết bản tường trình với nội dung ông câu trộm cá của khu công nghiệp.
Phía công
an nói họ sẽ trả lại các vật dụng nếu ông chịu xoá toàn bộ video quay cảnh ông
bị đánh.
Phía công
an xã Tân Phú Trung trả lại máy quay GoPro 5 (trị giá 4 triệu đồng) bị bẻ gẫy một
số bộ phận và điện thoại di động cho ông, rồi lấy giấy viết giấy biên nhận đã
bàn giao thiết bị.
Khi ông
Sơn đang viết dở thì họ bỏ đi giải lao, sau một lúc lâu chờ đợi không được, hai
mẹ con bỏ về nhà vào lúc khoảng 4 giờ chiều.
Trong
video cung cấp cho phóng viên cho thấy, ông Sơn trước trụ sở công an xã chất vấn
vì sao làm hỏng máy quay thì một người ở trần, chỉ mặc quần ngắn, đi dép lê bảo: "cũng
tại do mình thôi, khi mà cơ quan công an mời về làm việc thì mình không chấp
hành."
Ngày 21/9,
phóng viên gọi cho công an xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi để xác minh vụ việc,
tuy nhiên người công an trực máy từ chối trả lời qua điện thoại và yêu cầu
chúng tôi lên trụ sở để được cung cấp thông tin.
Ông Sơn
cho biết thêm, trong cùng ngày 19/9 ông gọi xe ôm để đi bệnh viện khám thương
tích thì một nhóm ba công an tới chặn lại không cho đi.
Một người
tên Hải đòi lại tờ biên bản đang viết dở, nói rằng nếu không trả thì có thể bị
cáo buộc “ăn cắp dữ liệu của nhà nước.
Theo video
clip quay tại nhà ông Sơn, người công an mặc sắc phục tên Hải, có thái độ rất
trịch thượng, phủ nhận việc tham gia đánh đập ông Sơn.
Ông Sơn
cho biết, sức khỏe bị ảnh hưởng sau khi bị đánh, ông phản ánh vụ việc với mong
muốn những người đánh đập ông phải xin lỗi và bồi thường cho những tổn thất mà
họ gây ra.
Ông Trần
Đình Sơn bình thường làm nghề phụ xe, tuy nhiên trong khoảng hai tháng nay ông
đi quay những cảnh câu cá giải trí và đăng tải trên kênh youtube của mình, với
mong muốn kiếm thêm thu nhập.
--------------------
Tin,
bài liên quan
TIN VIỆT
NAM
Ân
xá Quốc tế chỉ trích luật buộc Facebook "gỡ bỏ nội dung bất hợp pháp trong
24 giờ"
Facebook,
YouTube, TikTok gỡ bỏ hàng nghìn nội dung “nói xấu” chính quyền Việt Nam, dịch
COVID-19
Giang
hồ mạng Ngọc “Rambo” bị bắt
Việt
Nam yêu cầu Google ngưng trả tiền quảng cáo cho các kênh Youtube có nội dung nhảm
nhí
Bộ
trưởng Nguyễn Mạnh Hùng "khoe": Facebook chịu chặn quảng cáo chính trị
từ "tài khoản phản động”
No comments:
Post a Comment