Sunday 18 September 2022

TỔNG THỐNG UKRAINA ĐƯỢC CHẤP THUẬN PHÁT BIỂU TẠI LIÊN HIỆP QUỐC QUA VIDEO (Trọng Thành / RFI)

 



Tổng thống Ukraina được chấp thuận phát biểu tại LHQ qua video

Trọng Thành  -  RFI

Đăng ngày: 17/09/2022 - 11:09

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220917-t%E1%BB%95ng-th%E1%BB%91ng-ukraina-%C4%91%C6%B0%E1%BB%A3c-ch%E1%BA%A5p-thu%E1%BA%ADn-ph%C3%A1t-bi%E1%BB%83u-t%E1%BA%A1i-lhq-qua-video

 

Ít ngày trước dịp 150 lãnh đạo các nước trực tiếp phát biểu tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc, lần đầu tiên kể từ đại dịch, tranh luận bùng lên xung quanh đề nghị của chính quyền Kiev về việc cho phép tổng thống Ukraina Volodymir Zelensky được đặc cách phát biểu qua video thu sẵn.  

 

https://s.rfi.fr/media/display/23799608-3668-11ed-b6b1-005056a97e36/w:1024/p:16x9/AP22074443420329.webp

Tổng thống Zelensky phát biểu qua video tại một cuộc họp ở Luân Đôn, Anh Quốc, ngày 15/03/2022. AP - Justin Tallis

 

Hôm qua, 16/09/2022, Đại Hội Đồng đã bỏ phiếu thông qua đề xuất này. Trước đó, đề xuất của Ukraina bị Nga phản đối mạnh mẽ, coi đây là một hành động ‘‘chính trị hóa một vấn đề liên quan đến thủ tục’’.

 

Thông tín viên Carrie Nooten từ New York cho biết cụ thể:  

 

‘‘Những gì mà chúng ta cho rằng chỉ là một thủ tục đơn giản đã biến thành một vấn đề mang đầy tính chính trị. Tên của tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky đã rất nhanh chóng xuất hiện trong chương trình nghị sự của Đại Hội Đồng, nơi hơn 150 nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu chính phủ có kế hoạch trở lại lần lượt phát biểu trên diễn đàn, lần đầu tiên kể từ hai năm qua, khi Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc bị đại dịch làm xáo trộn.  

 

Điều này có nghĩa là tổng thống Ukraina sẽ phải đích thân phát biểu, và sẽ không được thay thế bởi ngoại trưởng Ukraina, người đã một vài lần có mặt tại New York kể từ khi chiến tranh nổ ra. Tuy nhiên, chúng ta biết là người lãnh đạo cuộc kháng chiến Ukraina chưa bao giờ rời khỏi lãnh thổ kể từ tháng Ba. Kiev đã yêu cầu tổng thống Ukraina được phát biểu qua video thu sẵn, nhưng đây chỉ là một ngoại lệ đặc biệt, và ‘‘sẽ không tạo thành tiền lệ’’.  

 

Cho dù Nga phản đối, 101 nước trong tổng số 127 quốc gia tham gia bỏ phiếu đã ủng hộ việc này. 19 nước bỏ phiếu trắng. Cùng với Nga, Belarus, Syria, Bắc Triều Tiên, Eritrea, Cuba và Nicaragua bỏ phiếu chống. Đại đa số các quốc gia châu Phi, vốn chủ trương không lên án cuộc xâm lược của Nga tại Liên Hiệp Quốc vào tháng 2 năm ngoái, đã không tham gia bỏ phiếu lần này’’. 

 

Lo ngại chiến tranh Ukraina lấn át tính cấp bách của đại khủng hoảng khí hậu 

 

Đại Hội Đồng LHQ năm nay diễn ra trong bối cảnh nhân loại đang đối mặt với hàng loạt khủng hoảng ở quy mô chưa từng có. Theo nhà phân tích Richard Gowan, trung tâm tư vấn International Crisis Group, việc tổng thống Ukraina phát biểu cho dù qua video tại diễn đàn LHQ ‘‘sẽ thu hút chú ý nhiều hơn nghìn lần so với phát biểu của đa số lãnh đạo các nước có mặt tại chỗ’’. Trả lời AFP, nhà phân tích Richard Gowan cho biết : ‘‘nhiều lãnh đạo các nước ngoài phương Tây không muốn phương Tây tập trung toàn bộ chú ý vào Ukraina’’.  

 

Đại sứ Mỹ tại LHQ Linda Thomas – Greenfield thừa nhận nỗi lo nói trên, nhưng khẳng định lo ngại này là ‘‘không có cơ sở’’, và cộng đồng quốc tế hiện đang tập trung tìm giải pháp cho hàng loạt khủng hoảng, đặc biệt là khủng hoảng lương thực. Về phần mình, Pháp bảo đảm  là ‘‘tính khẩn cấp của hành động vì khí hậu’’ sẽ là tâm điểm của nhiều hoạt động tại Đại Hội Đồng, diễn ra vào thời điểm 2 tháng trước Hội nghị Khí hậu thường niên COP27 tại Ai Cập.  

 

Theo AFP, các nước đang phát triển, vốn góp phần ít nhất vào việc Trái đất bị hâm nóng nhưng lại là các nạn nhân hàng đầu, rất bất bình về việc hành động vì khí hậu thường xuyên bị gạt xuống hàng thứ yếu. Chủ tịch Liên minh các đảo nhỏ (AOSIS), đại sứ Antigua và Barbuda, hy vọng các nước giàu ‘‘tôn trọng các cam kết vì khí hậu’’.  

 

================================================

.

.

Chiến tranh Ukraina : Nga duy trì mục tiêu « giải phóng » toàn bộ Donbass

Thanh Hà  -  RFI

Đăng ngày: 17/09/2022 - 11:00Sửa đổi ngày: 17/09/2022 - 11:01

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20220917-chi%E1%BA%BFn-tranh-ukraina-nga-duy-tr%C3%AC-m%E1%BB%A5c-ti%C3%AAu-gi%E1%BA%A3i-ph%C3%B3ng-to%C3%A0n-b%E1%BB%99-donbass

 

Trong cuộc họp báo hôm 16/09/2022 sau khi kết thúc thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải OCS  tại Uzbekistan, tổng thống Vladimir Putin khẳng định « giải phóng toàn bộ vùng Donbass », miền đông Ukraina, vẫn là « mục tiêu quân sự » của Matxcơva. Trong khi đó, nhiều thành viên trong khối kêu gọi Nga nhanh chóng kết thúc chiến tranh Ukraina.

 

XEM TIẾP >>>>>   

 

 




No comments:

Post a Comment

View My Stats