Thanh
tra, kiểm tra đã ở đâu trong những vụ án tham nhũng tày trời?
17/09/2022
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/09/H2-8-1068x723.jpeg
Cựu Bí
thư tỉnh uỷ Hải Dương Phạm Xuân Thăng.
Ảnh: Hoàng Phong
Phạm Xuân Thăng, cựu Bí
thư Tỉnh uỷ Hải Dương vừa bị bắt giữ đã nối dài thêm danh sách
quan chức trong chính quyền lẫn trong CDC cả nước bị tống giam vì liên quan đến
vụ tai tiếng Việt Á.
Đến mức, trong hệ thống CDC, công chúng không hỏi quan chức nào đã bị bắt, mà họ
phải hỏi quan chức nào chưa bị bắt thì có lẽ câu trả lời sẽ nhanh hơn. Chưa hết,
trước đó, ông cựu bộ trưởng y tế và ông cựu chủ tịch thủ đô bị tước đảng tịch,
bãi nhiệm tư cách đại biểu quốc hội, cách chức và tống giam đều là hệ quả từ cuộc
điều tra vụ đại án Việt Á.
Đương
nhiên, Bộ Y Tế, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường nơi làm việc của ông cựu Bộ
trưởng Y tế và ông cựu Chủ tịch thủ đô, các CDC và hầu hết tất cả cơ quan công
quyền trong cả nước đều có thành lập đầy đủ các thiết chế gồm thanh tra nhà nước
từ hệ thống chính quyền và ủy ban kiểm tra từ hệ thống đảng. Nhưng phát hiện ra tội phạm của họ lại
không từ các thiết chế thanh tra, kiểm tra mà là từ kết quả điều tra của cơ
quan điều tra hình sự thuộc công an.
Trong
trường hợp này, câu hỏi cần đặt ra rằng: Các thiết chế thanh tra, kiểm tra đã ở
đâu? Đã làm gì? Khi xảy ra sự việc vi phạm pháp luật trong cơ quan mà mình có
trách nhiệm và thẩm quyền thanh tra, kiểm tra? Đã tê liệt ư?
Việc tham
nhũng trải qua nhiều giai đoạn và đa phần trường hợp, cơ quan công an chỉ có thể
hiện diện ở giai đoạn cuối khi hành vi tham nhũng đã hoàn thành. Ở các giai đoạn
chuẩn bị phạm tội hoặc đang phạm tội, thì lẽ ra các thiết chế thanh tra, kiểm
tra sẽ có tác dụng như những “cái phanh hãm” việc tham nhũng, nhưng hầu như
chúng đều vô tác dụng.
Không chỉ
cá biệt trong vụ án Việt Á, mà các vụ án liên quan đến các quan chức khác cũng
vậy. Các thiết chế thanh tra, kiểm tra nơi có cán bộ tham nhũng hầu như bất động,
có cũng như không. Và có bao giờ cán bộ chức năng từ các thiết chế này đã bị
truy trách nhiệm?
Nhìn ra thế
giới bên ngoài, họ đã làm gì để hạn chế tham nhũng, điều đang trở thành quốc nạn
ở nước ta? Câu trả lời thật ra không quá khó: Phân chia quyền lực, đối trọng
quyền lực, giám sát quyền lực và cạnh tranh quyền lực… đều chính là “cái lồng
nhốt quyền lực” mà người đứng đầu đảng tìm kiếm khi nhận ra quyền lực tha hóa đến
mức nào khi thiếu sự kiểm soát, kiềm chế.
Rõ là
không quá khó khăn tìm giải pháp khắc phục, nhưng vẫn quá khó khăn để giải pháp
trở thành chính sách mà vận dụng nếu chưa xác định đúng quan điểm về quản trị quốc
gia.
Điều thú vị
là cơ sở để đưa các giải pháp quản trị quốc gia đã được xác định trong chính Điều
lệ Đảng CSVN, phần lời nói đầu với tựa “Ðảng và những vấn đề cơ bản về xây dựng
Ðảng”, tại đoạn 4 (phần chữ in lớn dưới đây) định rằng: “Đảng lấy chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam
cho hành động, phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc, TIẾP THU TINH HOA TRÍ
TUỆ CỦA NHÂN LOẠI, NẮM VỮNG QUY LUẬT KHÁCH QUAN, XU THẾ THỜI ĐẠI và thực tiễn của
đất nước để đề ra Cương lĩnh chính trị, đường lối cách mạng đúng đắn, phù hợp với
nguyện vọng của nhân dân”. Trong
đó, đoạn văn thức “tiếp thu tinh hoa trí tuệ của
nhân loại, nắm vững quy luật khách quan, xu thế thời đại” chính là
cơ sở để vận dụng các phương pháp quản trị đã giúp nhiều quốc gia trên thế giới
trở nên hùng cường, thịnh vượng. Đồng thời với điều đó, đương nhiên, phải ngừng
tự tiện chụp cho chúng chiếc mũ “phản động” hoặc “thù địch”.
Nếu không,
cuộc chiến “đốt lò” sẽ còn tiếp diễn mãi không dứt, xứ sở vẫn bị nạn tham nhũng
tàn phá cho tan hoang. Vì lẽ, “đốt lò”, cách ấy chỉ chữa trị triệu chứng đằng
ngọn, chúng chưa chạm được phần gốc phát sinh căn bệnh. Các phương cách “hãm
phanh” bằng thanh tra, kiểm tra đã kém phát huy chức năng của mình.
.
No comments:
Post a Comment