Tại
sao thuộc địa Anh phát triển hơn thuộc địa Pháp?
Hà Thanh Vân -
Saigon Nhỏ
10 tháng
9, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/tai-sao-thuoc-dia-anh-phat-trien-hon-thuoc-dia-phap/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/Screenshot-2022-09-10-110123.jpg
“Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc
Anh” (Britannica)
Có một câu hỏi mà có lẽ nhiều người thắc mắc,
xuất phát từ thực tế: Vì sao đa số những nước vốn là thuộc địa Anh lại thường
phát triển hơn các nước là thuộc địa Pháp? Tất nhiên người nghiên cứu sử học có
cách lý giải riêng, người nghiên cứu quan hệ quốc tế thì lại đưa ra quan điểm
khác. Rồi ý kiến của các nhà xã hội học, văn hóa học, dân tộc học, chính trị học…
cũng khác nhau.
Tôi nhớ đến
một cuốn sách xã hội học kinh điển của nhà xã hội học người Đức Max Weber (1864
– 1922) “Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản”. Trong
cuốn sách này Max Weber cố gắng đưa ra những kiến giải về sự ra đời và phát triển
của chủ nghĩa tư bản ở châu Âu thời kỳ cận đại và những tác động của đạo Tin
lành đối với sự phát triển kinh tế. Ông đã khảo sát quan niệm đạo đức của các
cá nhân theo đạo Tin lành, thông qua giáo lý của Kinh Thánh và đi đến kết luận
rằng nền đạo đức Tin lành có một mối liên hệ với tinh thần của chủ nghĩa tư bản,
và do vậy đã tạo được một số động lực tinh thần cho việc phát triển chủ nghĩa
tư bản ở châu Âu. Bằng chứng là những quốc gia có đông dân cư theo đạo Tin lành
thì sẽ phát triển kinh tế hơn những quốc gia theo Công giáo. Tôi trích một đoạn
trong lời giới thiệu sách:
“Giá trị
của quyển sách nằm ở chỗ đã đặt ra hai câu hỏi có ý nghĩa hết sức lớn lao. Câu
hỏi thứ nhất là một câu hỏi mang tính chất lịch sử: Các giáo phái Tin lành hay
nói chung tư tưởng của đạo Tin lành đã ảnh hưởng mức độ nào đến sự hình thành
và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản?
Câu hỏi
thứ hai là một câu hỏi lý thuyết xã hội học: Việc “thông hiểu” các ứng xử kinh
tế buộc phải được qui chiếu về các niềm tin tôn giáo, về nhân sinh quan của các
tác nhân xã hội trong chừng mực nào hay theo chiều hướng nào?”
Và đây là
quan niệm của Max Weber: “Nếu tư duy duy lý kinh tế, trong sự ra đời của nó, phụ
thuộc vào nền kỹ thuật thuần lý và luật pháp thuần lý, thì nó cũng phụ thuộc
nói chung vào năng lực và tâm thế của con người khi họ chọn những lối sống thuần
lý nào đó trong thực tế. Khi lối sống này vấp phải những kìm hãm về tinh thần,
thì sự phát triển của ứng xử kinh tế thuần lý cũng sẽ gặp phải những trở lực nội
tâm nặng nề.”
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/file-20220512-18-fojzfz.jpg
Đế quốc Anh và những thuộc địa
(Britannica)
Sở dĩ tôi
liên tưởng đến cuốn sách của Max Weber bởi vì theo nhìn nhận của ông, chúng ta
có thể thấy chủ nghĩa tư bản (hay thực dân, hay đế quốc…) ở từng nước thì có sự
phát triển khác biệt và sự khác biệt này phần nào do tôn giáo. Đi xa hơn, phải
chăng sự khác biệt ấy đã xuất hiện ở từng thuộc địa của từng quốc gia tư bản?
Nước Anh ở thời kỳ cường thịnh nhất của nó là một quốc gia đa số dân chúng theo
đạo Tin lành trong khi nước Pháp được mệnh danh là “Đứa con cả của Giáo hội
Công giáo La Mã”.
Cũng phải
nhắc đến một cuốn sách khác, mang tính chất du ký. Đó là cuốn “Pháp
du hành trình nhật ký” của Phạm Quỳnh kể về chuyến sang Pháp của
ông năm 1922, đã in nhiều kỳ trên “Nam Phong tạp chí”. Suốt
một tháng lênh đênh trên biển trên đường sang Pháp, ông đã ghé nhiều cảng, nhiều
xứ thuộc địa của Anh và Pháp và nhận xét rằng những thuộc địa của Anh như
Singapore, Penang (Malaysia), Colombo (Sri Lanka)… thì quả là phát triển hơn
nhiều so với những thuộc địa Pháp, giao thương buôn bán tấp nập hơn, phát triển
kinh tế hơn. Tất nhiên một phần cũng do vị trí địa lý thuận lợi vì là cảng biển.
Như vậy, sự
khác biệt giữa thuộc địa của Anh và Pháp là có, nhưng dĩ nhiên đó không phải là
quy luật chi phối tất cả. Tôi cho rằng có hai nguyên nhân tạo nên sự khác biệt
(nếu có) ở một số quốc gia từng là thuộc địa của Anh và Pháp.
Thứ nhất:
Chính sách của người đi cai trị.
Thứ
hai: Các yếu tố riêng có của thuộc địa ấy trước, trong và sau thời kỳ thực dân.
Các sử gia
trong các công trình nghiên cứu về chế độ thuộc địa cho rằng Pháp thì thiên về
khai thác tài nguyên thiên nhiên ở thuộc địa; trong khi Anh thì bên cạnh việc
khai thác tài nguyên, còn đặc biệt chú trọng phát triển giao thương buôn bán, đặc
biệt là bằng đường biển, do có đội ngũ tàu buôn hùng hậu (nổi bật là những hoạt
động của công ty Đông Ấn – British East India Company, được thành lập từ năm
1600).
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/GettyImages-615321248.jpg
Huy hiệu thuộc địa Hong Kong của Anh (ảnh:
CORBIS/Corbis via Getty Images)
Nhìn
chung, đế quốc Anh với câu truyền miệng xa xưa ngày trước là: “Mặt trời không
bao giờ lặn trên đế quốc Anh” trong giai đoạn cận đại là một quốc gia mạnh, đặc
biệt là vào thế kỷ XIX với một hệ thống thuộc địa rộng lớn trải dài từ Đông bán
cầu sang Tây bán cầu. Ở thế kỷ XIX và XX, Anh có diện tích thuộc địa toàn cầu lớn
nhất thế giới và Pháp xếp hàng thứ hai.
Một con số
thống kê để tiện so sánh: Vào thời kỳ cao điểm giữa những năm 1919 và 1939, đế
quốc thực dân của Pháp trải dài trên 12,347,000 km² đất. Nếu tính cả nước Pháp
chính quốc thì diện tích đất thuộc chủ quyền của Pháp là 12,989,000 km² trong
giai đoạn này, chiếm 8.6% diện tích đất toàn thế giới. Thế nhưng diện tích thuộc địa của Pháp chỉ bằng
1/3 diện tích thuộc địa của Anh.
Nữ hoàng
Anh Elizabeth II là người sinh ra khi mà người dân Anh còn tự hào nói rằng: “Mặt
trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh”, và khi bà qua đời, thế giới đã rất
khác với trăm năm về trước. “Mặt trời không bao giờ lặn trên đế quốc Anh” là
câu nói dành cho nước Anh ở thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX. Cụm từ “đế quốc mặt trời
không bao giờ lặn” vốn được sử dụng để miêu tả những đế quốc với lãnh thổ rộng
lớn đến nỗi luôn luôn có một phần lãnh thổ của nó nằm trong ban ngày. Trước đế
quốc Anh, danh xưng này được dành cho đế quốc Tây Ban Nha vào thế kỷ XVI và
XVII.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/GettyImages-514869780.jpg
Bóng
dáng thực dân Anh ở Hong Kong – ảnh: Sir William Peel, Toàn quyền Anh tại Hong
Kong, 1930 (Getty Images)
Tuy nhiên
danh xưng này được các sử gia cho rằng có thể có từ thời cổ đại. Tác phẩm “Câu
chuyện về Sinuhe” (thế kỉ XIX trước công nguyên) nói rằng vua Ai Cập
ngự trị “tất cả những gì xung quanh mặt trời.”. Nền văn minh Lưỡng Hà, trong những
văn bản tiếng Lưỡng Hà, Sargon của Akkad (2334 – 2279 trước Công nguyên) có nói
rằng vị vua này ngự trị “tất cả những vùng đất từ bình minh đến hoàng hôn.”
Xerxes I Đại
đế (519 – 465 trước công nguyên) trị vì Ba Tư khi xâm lược Hy Lạp lần hai có
nói: “Chúng ta sẽ mở rộng bờ cõi xa đến nơi thiên đàng của thánh thần chạm đến.
Mặt trời khi ấy sẽ không chiếu sáng nơi nào xa hơn bờ cõi chúng ta”. Câu này được
sử gia Hy Lạp Herodotus ghi lại trong sách “Historiai”. Kinh “Cựu
ước” cuốn Psalm 72:8 và 72:5 nói về đức vua Messiah: “Người sẽ quản
hạt từ biển này tới biển kia, từ sông cho đến cùng Trái đất, hễ Mặt trời, Mặt
trăng còn có bao lâu, thì chúng nó kính sợ Chúa bấy lâu, cho đến muôn đời.”
_________
Trong thời kỳ đi xâm chiếm thuộc địa ở thế kỷ
XIX, Pháp vẫn là một nước công nông nghiệp, và chủ yếu là công nghiệp khai
khoáng, trong khi Anh đã là một nước công nghiệp phát triển cả trong lĩnh vực
công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
Khi đi khai thác thuộc địa, Pháp chủ trương tập
trung khai thác tài nguyên ở các nước thuộc địa để phục vụ công nghiệp khai
khoáng. Nhưng Pháp chỉ thực hiện khai thác thô lấy nguyên liệu, đem về chính quốc
tinh chế, gia công rồi sau đó mới bán ra thị trường. Anh cũng chủ trương
khai thác tài nguyên nhưng thường xây dựng những cơ sở khai thác lớn, áp dụng
nhiều công nghệ tiên tiến để chế biến tại chỗ.
_________
Mặt khác, ở
Anh cũng diễn ra một quá trình di dân mạnh mẽ, tổ chức đưa rất nhiều nhân công
chính quốc sang các nước thuộc địa, từ đó, văn hóa, pháp luật, tổ chức xã hội…
có phần rập khuôn chính quốc nhiều hơn Pháp. Anh thiên về xuất khẩu tư bản nên
việc đầu tư vào các nước thuộc địa là rất được chú trọng. Sau khi chế độ thuộc
địa tan rã, cơ sở hạ tầng, điều kiện vật chất mà Anh để lại ở nhiều nước thuộc
địa là khá thuận lợi cho việc phát triển về sau. Đi cùng với sự phát triển kinh
tế là trình độ và cơ chế quản lý. Nhiều thuộc địa ở Anh đã có một nền kinh tế
thị trường khá hoàn chỉnh không khác gì chính quốc ngay từ khi mới trở thành
thuộc địa (trường hợp của Mỹ, Canada, Australia).
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/GettyImages-3362464.jpg
Một
góc Singapore khoảng năm 1955 (ảnh: Richard Harrington/Three Lions/Getty
Images)
Cơ chế quản
lý thuộc địa và bộ máy chính quyền của Anh cũng được đánh giá là hiệu quả hơn
Pháp, không quan liêu và cồng kềnh như Pháp. Công sứ Bắc Kỳ, Khâm sứ Trung Kỳ,
Thống đốc Nam Kỳ đều làm việc dưới quyền Toàn quyền Đông Dương. Nhưng Toàn quyền
Đông Dương quyền uy nhất xứ thuộc địa, khi quay về Pháp cũng chỉ là một trong
vô số viên Toàn quyền làm việc dưới quyền Bộ trưởng Bộ thuộc địa. Việc thay đổi
chính sách đối với thuộc địa không phải là một việc dễ dàng khi phải qua nhiều
tầng cấp.
Trong khi
đó, ở Ấn Độ, vị Phó vương (Viceroy of India) thường có vị thế chính trị và quyền
lực thật sự cao hơn khi họ đều là những quý tộc danh giá, giữ vai trò quan trọng
trong Nghị viện Anh, và thậm chí là người có vị thế trong hoàng gia Anh, thường
là em họ hay họ hàng gần của vua Anh. Trường hợp của Lord Mountbatten (1900 –
1979) là một ví dụ cụ thể. Ông là Phó vương cuối cùng của Ấn Độ thuộc Anh, và
là Toàn quyền đầu tiên của Lãnh thổ tự trị Ấn Độ. Lịch sử thời kỳ thuộc địa của
Ấn Độ cũng ghi nhận dấu ấn của nhiều Phó vương như thế.
Về mặt kiến
trúc thượng tầng, các nước thuộc địa của Anh như đã nói ở trên được hưởng nhiều
điều lợi so với các thuộc địa của Pháp. Hệ thống pháp luật, giáo dục khá hoàn
thiện, đặc biệt là hệ thống giáo dục từ tiểu học lên đại học. Cũng phải nói đến
một yếu tố quan trọng là ngôn ngữ. Trong thời đại ngày nay, tiếng Anh cũng đang
được sử dụng rộng rãi hơn so với tiếng Pháp, về điều này thì những nước là cựu
thuộc địa của Anh đang được hưởng lợi. Khi Ấn Độ giành được độc lập, họ đã
không phải thay đổi nhiều về hệ thống luật pháp và nền giáo dục.
Việc phát
triển ở thời kỳ hậu thuộc địa như thế nào là tùy thuộc rất nhiều bộ máy lãnh đạo
của đất nước đó. Trường hợp của Singapore là một nước nhỏ (gần giống như một
thành phố), nhưng do có đường lối phát triển hợp lý cùng với sự lãnh đạo của một
người mà ngày nay chúng ta đều thừa nhận là một lãnh đạo giỏi và có tầm nhìn:
Lý Quang Diệu, cho dù vẫn có những người chê gia tộc họ Lý là áp dụng chế độ
toàn trị. Vị trí địa lý của Singapore cũng thuận lợi cho việc phát triển thương
mại, dịch vụ, cảng biển.
Tương tự,
Hong Kong cũng vậy. Nam Phi ở châu lục đen có sự phát triển hàng đầu châu Phi
là do cơ sở hạ tầng của Anh để lại khá tốt (Nam Phi từng bị Anh, Đức và Hà Lan
cùng chia sẻ). Ở nhiều thuộc địa, vấn đề thổ dân đã được người Anh “giải quyết”
khá nhanh gọn và không vướng víu gì nhiều, do trình độ phát triển khá cách biệt.
Thái độ chính trị với các nước thuộc địa cũng rất quan trọng.
Các thuộc
địa của Anh thường giành độc lập thông qua con đường trao trả chủ quyền đất nước
một cách hòa bình (tất nhiên cũng có những sự lộn xộn, chia rẽ lãnh thổ như trường
hợp của Ấn Độ và Pakistan). Trái lại, có những thuộc địa của Pháp lại phải trải
những cuộc chiến tranh để giành độc lập (trường hợp của Việt Nam, Algeria). Hậu
quả của chiến tranh, không ít thì nhiều cũng có ảnh hưởng đến sự phát triển của
quốc gia về sau này.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/GettyImages-55752726.jpg
Thực
dân Pháp tại Việt Nam, 1900 (ảnh: LL/Roger Viollet via Getty Images)
Cho đến
nay, hầu hết cựu thuộc địa Anh lại được tập hợp trong một tổ chức là Khối Thịnh
vượng chung (The Commonwealth of Nations) với nhiều hoạt động giao lưu hợp tác
không chỉ trong kinh tế, thương mại, mà còn cả trong văn hóa, thể thao cho thấy
rằng mối liên hệ giữa chính quốc và các cựu thuộc địa còn hết sức mạnh mẽ. Việc
ở một số cựu thuộc địa vẫn còn chức danh Toàn quyền đại diện cho nữ hoàng Anh,
cho dù chỉ mang tính hình thức cũng cho thấy mối liên hệ gắn bó này. So sánh với
những hoạt động và tầm mức ảnh hưởng của Khối Thịnh vượng chung, thì Cộng đồng
Pháp ngữ (La Francophonie), tổ chức tập hợp các quốc gia có sử dụng tiếng Pháp,
có vẻ như mờ nhạt hơn.
Tôi có dịp
đi qua các quốc gia Đông Nam Á và thấy rằng quan niệm của sách giáo khoa lịch sử
và giới hàn lâm của họ về thời kỳ thuộc địa có phần khác Việt Nam. Tất nhiên điều
này do chính sách của từng quốc gia. Nhưng phải nói là phần lớn các quốc gia
Đông Nam Á nghĩ về thời kỳ thuộc địa như là một thời kỳ được khai hóa bởi văn
minh phương Tây, đặc biệt là ở những quốc gia từng là thuộc địa (trong từng
giai đoạn, ở những khu vực khác nhau) của Anh, Hà Lan, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha.
Và họ ghi nhận công lao của sự khai hóa đó. Ông Lý Quang Diệu từng lên tiếng
chê trách Ấn Độ về việc nước này phủ nhận những thành tựu do người Anh để lại.
Dù thế nào, tôi cũng cho rằng trình độ dân trí vốn có và nền văn hóa của các xứ
sở thuộc địa cũng quan trọng trong việc phát triển thời “hậu thuộc địa”.
No comments:
Post a Comment