Tại sao Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc bị xoi rọi vào lúc
này ?
6/09/22
Chủ tịch Phúc bị giám sát từ
nhiều phía ? Chuyện gì sẽ xảy ra sau hơn 1 tháng nữa ?
Nguyễn Lan, Thoibao.de,
06/09/2022
Trước
đây Thoibao.de có đưa tin, ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đi đến đâu là có
ông Phan Đình Trạc đi theo đến đấy. Ông Phan Đình Trạc là Trưởng ban Nội
Chính Trung ương nhưng cũng là phó ban cải cách tư pháp, với danh danh nghĩa là
Phó ban Cải cách Tư Pháp Trung ương, ông Phan Đình Trạc đi theo ông sếp của
mình là Nguyễn Xuân Phúc thì ít ai để ý. Tuy nhiên, người ta chú ý đến chức vụ
quan trọng nhất của ông Trạc, đó là Trưởng ban Nội chính Trung ương.
https://live.staticflickr.com/65535/52337203457_598b9f53c0.jpg
Ông Chủ tịch Phúc chủ trì buổi lễ mừng Quốc
khánh 02/09/2022
Ông Tổng
bí thư có trong tay 2 thanh kiếm, đó là Bộ Công an và Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên
ít ai biết, ông Trọng có một thanh kiếm dự phòng bén không kém 2 thanh kiếm
kia, đó là Ban nội Chính. Khi mới hồi Phục ban Nội chính, ông Trọng đã trao nó
cho một dũng tướng tầm cỡ, đó là Nguyễn Bá Thanh. Việc Nguyễn Bá Thanh bị chết
một cách mờ ám cho thấy những kẻ bị Trưởng ban Nội chính giám sát họ sợ Ban này
như thế nào và có thể là họ đã ra tay trước.
Ngày nay,
thế lực đối đầu với ông Tổng Trọng không còn mạnh như trước, và Ban Nội chính
cũng dần củng cố sức mạnh chứ không phải còn non như dưới thời Nguyễn Bá Thanh.
Cho nên việc ông Phan Đình Trạc theo sát ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc
trong nhiều chuyến đi tỉnh cho thấy ông Chủ tịch nước đã và đang bị giám sát,
mà người giám sát là ông Tổng.
Việc cắt cử
một nhân vật theo chân ông Chủ tịch nước hoài đã dấy lên sự nghi ngờ từ giới
quan sát và Thoibao.de đã có phân tích về sự bất thường này. Mỗi khi bị người
dân nghi ngờ thì ắt ông Tổng phải biết làm gì đó để xóa đi sự nghi ngờ đó. Vì
thế, việc để ông Phan Đình Trạc tháp tùng ông Chủ tịch Phúc đi đây đi đó là
không ổn, có lẽ cần phải thay thế.
Ghế Chủ tịch
nước là yếu nhất trong Tứ Trụ, ông Chủ tịch đương nhiệm lại dính tiêu cực lớn bởi
người nhà của ông, trong khi đó bên ngoài Tứ Trụ, ít nhất có đến 2 nhân vật
đang cố vẫy vùng để nhảy vào Tứ Trụ ngay giữa nhiệm kỳ để tránh phải về hưu cuối
nhiệm kỳ vì tuổi. Đó là ông Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ Công an và ông Phạm Bình Minh
– Phó Thủ tướng Thường Trực. Cả 2 ông này đều đang là Ủy viên Bộ Chính Trị đủ
tiêu chuẩn để thay thế ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.
Ông Phúc
là người vụn ăn vụn nói, điều đó người dân đã chứng kiến suốt nhiệm kỳ thủ tướng
của ông. Tuy nhiên, về nhãn quan chính trị và thủ đoạn hiểm, ông Chủ tịch Phúc
là người có hạng, vì thế người dân thì cười cợt ông Chủ tịch Phúc nhưng đối thủ
chính trị của ông thì chưa bao giờ dám coi thường ông. Theo một số nhà đánh
giá, có thể ông Chủ tịch nước có nước cờ gì đó mà nhìn bề ngoài không biết. Ông
Phúc hay giấu đòn rất tốt nên co người đánh giá cửa lên làm Tổng bí thư của ông
Chủ tịch Phúc vẫn còn dù cho khả năng không cao.
Tối 31
Tháng Tám, ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và phu nhân chủ trì lễ kỷ niệm 77
năm ngày Quốc khánh của Nhà nước cộng sản Việt Nam. Đến dự có các ông Võ Văn
Thưởng – Thường Trực ban bí thư ; ông Phạm Bình Minh – Phó Thủ tướng Thường Trực
; Trần Thanh Mẫn- Phó chủ tịch thường trực Quốc hội ; ông Tô Lâm – Bộ trưởng Bộ
Công an ; ông Phan Văn Giang Bộ trưởng Quốc phòng… cùng các đại sứ, đại biện,
trưởng đại diện các tổ chức quốc tế tại Hà Nội. Đáng chú ý là không có ông Phan
Đình Trạc, vậy là ông Chủ tịch Phúc thoát bị giám sát rồi chăng ?
Có lẽ
không cần ông Phan Đình Trạc theo bởi trong những người tham dự ấy có đến 2 người
là người của ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, đó là Võ Văn Thưởng và Tô Lâm. Vả
lại, việc tham dự buổi lễ Quốc khánh này không có những cuộc bàn bạc riêng gì với
những lãnh đạo địa phương.
Còn hơn một
tháng nữa là đến Hội nghị Trung ương 6, nếu ông Chủ tịch nước trụ được ở ghế Chủ
tịch thì xem như ông đã thành công bước đầu. Đợi mà xem.
Nguyễn Lan (Tổng
hợp)
Nguồn :
Thoibao.de, 06/09/2022
***********************
Ông Chủ tịch bị chiếm quyền. Ai
đã đẩy ông Chủ tịch Phúc ra xa ghế ? Ngày thay thế đã điểm ?
Minh Tâm, Thoibao.de, 04/09/2022
Cú mỗi
ngày đến dịp lễ của Chính quyền cộng sản, thì vai trò của ông Chủ tịch nước được
nói đến, đó là những chữ ký đặc xá cho phạm nhân. Ngày Quốc khánh của Nhà nước
cộng sản là ngày lễ lớn của chế độ, nhân dịp ngày lễ này ông Chủ tịch nước Nguyễn
Xuân Phúc đã kỹ quyết định đặc xá cho hơn 2.400 phạm nhân, cụ thể là 2.434 phạm
nhân đang chấp hành án phạt tù và 3 người đang được tạm đình chỉ chấp hành án
phạt tù, 1 người đang được hoãn chấp hành án phạt tù, có đủ điều kiện.
https://live.staticflickr.com/65535/52337195352_55b51b44c2.jpg
Ông Nguyễn Xuân Phúc ký ân xá
Công bố
quyết định này, ngày 31/8, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố quyết
định đặc xá năm 2022 của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc. Tại họp báo, ông Phạm
Thanh Hà, phó chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, cho biết đặc xá năm 2022 một lần
nữa tiếp tục khẳng định chính sách khoan hồng của Đảng, Nhà nước và truyền thống
nhân đạo của dân tộc Việt Nam đối với những người phạm tội, khuyến khích họ hối
cải, rèn luyện trở thành người có ích cho xã hội.
Cũng hoạt
động nhân dịp ngày lễ 2/9, ông Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc phát biểu chào mừng
tại Lễ kỷ niệm 77 năm Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đó là
những gì mà ông Chủ tịch nước và Văn phòng Chủ tịch nước đã tham gia.
Truyền thống
lâu nay, công bố Quyết định đặc xá là quyền hạn của Phủ chủ tịch, không liên
quan gì bên Chính phủ. Tuy nhiên, sáng ngày 1/9, tại Trại giam Vĩnh Quang, thuộc
Cục C10, Bộ Công an đã tổ chức Lễ công bố Quyết định đặc xá của Chủ tịch nước
năm 2022 cho 71 phạm nhân, trong đó có 5 phạm nhân mang quốc tịch nước ngoài
đang thụ án tại đây.
Điều đáng
ngạc nhiên là, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh lại đến tham dự buổi lễ
đặc xá như vai trò một ông Chủ tịch nước. Ông Phạm Bình Minh phát biểu "đặc
xá mới chỉ là bước khởi đầu của con đường hướng thiện, nhưng với những gì đã phấn
đấu học tập, lao động cải tạo tiến bộ ở trại giam, những người được đặc xá lần
này sẽ thực sự trở thành người lương thiện, xây dựng cuộc sống ổn định, gia
đình đầm ấm và dứt khoát không tái phạm tội".
https://live.staticflickr.com/65535/52338455219_6f807dc629.jpg
Ông Phạm Bình Minh công bố lệnh đặc xá
Nhiều người
đặt câu hỏi, nếu ông Chủ tịch nước bận thì bà Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân
thay mặt. Nếu bà Võ Thị Ánh Xuân cũng bận thì Văn phòng Chủ tịch nước cử người
đến tham dự chứ tại sao một ông Phó Thủ tướng lại làm thay công việc của ông Chủ
tịch nước ? Điều này được nhiều người cho là bất bình thường.
Ông Phạm
Bình Minh là Ủy viên Bộ Chính trị, tham vọng của ông là vào Tứ Trụ, đó là điều
ai cũng có thể nhìn thấy được. Hiện nay ông Phạm Bình Minh được 63 tuổi, đến đại
hội 14 ông sẽ 66 tuổi, nếu không vào được Tứ Trụ giữa nhiệm kỳ là ông sẽ về hưu
theo tuổi. Vả lại, kỳ họp Bộ Chính trị ngày 14/7 vừa qua cũng đã xác định trách
nhiệm của ông Phạm Bình Minh với vụ án chuyến bay giải cứu. Nếu xét về tuổi,
xét về lý lịch đảng ông Phạm Bình Minh đều rơi vào trường hợp về hưu vào cuối
nhiệm kỳ.
Việc làm
đá lộ sân như thế này được nhiều người đánh giá là ông Phạm Bình Minh đang cố
tranh giành chiếc ghế Chủ tịch nước của ông Nguyễn Xuân Phúc. Trong tình thế hiện
nay, ông Phúc bị vết đen vợ làm ăn với Việt Á nên cũng rất có thể vào kỳ hội
nghị Trung ương 6 Bộ Chính trị sẽ xem xét chiếc ghế Chủ tịch nước.
Nói tóm lại,
việc lấn sân này là rất bất thường làm nhiều người nghi ngờ là trong Tứ Trụ sắp
có sự thay đổi nào đấy, mà ghế yếu nhất hiện nay lại là ghế Chủ tịch nước nên
ghế này bị thay thế cũng không phải là không có khả năng. Hội nghị Trung ương 6
chỉ còn chừng hơn 1 tháng nữa là diễn ra, kết quả thế nào thì hãy chờ xem !
Minh
Tâm (Tổng hợp)
Nguồn :
Thoibao.de, 04/09/202
No comments:
Post a Comment