Những
người đào tẩu Bắc Hàn trở thành ngôi sao YouTube
Lê Tây Sơn -
Saigon Nhỏ
5 tháng 9,
2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/the-gioi/nhung-nguoi-dao-tau-bac-han-tro-thanh-ngoi-sao-youtube/
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/Screenshot-2022-09-05-075629.jpg
Kang Na-ra (Instagram)
Lớn lên ở
Bắc Hàn, Kang Na-ra chưa bao giờ sử dụng Internet. Một số ít đồng hương “may mắn”
của cô được đặc quyền cho phép sử dụng điện thoại thông minh nhưng chỉ có thể
truy cập vào mạng nội bộ bị hạn chế chặt chẽ. YouTube, Instagram và Google là
những khái niệm hoàn toàn xa lạ. Ngày nay, Kang Na-ra là một ngôi sao YouTube với
hơn 350,000 người đăng ký.
Con đường dẫn đến tự do
Những
video nổi tiếng nhất của Kang Na-ra có hàng triệu lượt xem. Tài khoản Instagram
có hơn 130,000 người theo dõi, và cô tự hào có tiền quảng cáo cho các thương hiệu
lớn như Chanel và Puma. Kang nằm trong số ngày càng nhiều người đào tẩu từ Bắc
Hàn vào Hàn Quốc đã thành công trong một công việc có vẻ không dành cho họ: Trở
thành YouTuber nổi tiếng và có ảnh hưởng trên mạng xã hội. Hàng chục người đã
đi theo con đường giống Kang trong thập niên qua.
Những
video và trang mạng xã hội của họ mang đến một cái nhìn hiếm hoi về cuộc sống
bên trong “vương quốc bí ẩn”. Đó là thức ăn mà người Bắc Hàn ăn, tiếng lóng họ
sử dụng và thói quen hàng ngày của họ. Một số kênh cung cấp nhiều nội dung
chính trị hơn, khám phá mối quan hệ của Bắc Hàn với các quốc gia khác. Đối với
nhiều người chạy trốn khỏi một trong những quốc gia nghèo khó và cô lập nhất thế
giới để đến một trong những quốc gia có công nghệ tiên tiến nhất và được kết nối
kỹ thuật số tốt nhất, mạng xã hội không chỉ cung cấp sự độc lập về tài chính
cho họ mà còn mang lại cảm giác “tự làm chủ” trong quá trình hòa nhập vào một
thế giới mới đầy khó khăn.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/Screenshot-2022-09-05-075615-1024x580.jpg
Kang Na-ra (Instagram)
“Trốn chạy
khỏi Bắc Hàn là một hiện tượng tương đối rõ gần đây với số tăng lên đáng kể
trong 20 năm qua, hầu hết chạy qua biên giới dài với Trung Quốc” – Sokeel Park,
Giám đốc phụ trách Hàn Quốc của tổ chức phi lợi nhuận quốc tế Liberty in
North Korea nhận định. Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, kể từ năm 1998, có hơn
33,000 người đào tẩu từ Bắc Hàn đến miền Nam mà cao nhất là 2,914 người vào năm
2009.
CNN
cho biết, Kang, hiện 25 tuổi, là một trong số nhiều người chấp nhận những rủi
ro – chẳng hạn bị buôn bán làm gái mại dâm ở Trung Quốc, bị bắt và trục xuất về
Bắc Hàn, nơi họ chắc chắn bị tra tấn, bỏ tù và thậm chí cái chết – để trốn xuống
miền Nam. Kang vượt biên vào năm 2014 khi còn nhỏ cùng với mẹ. Lúc ban đầu thật
khó khăn. Giống như nhiều người đào tẩu khác, cô phải đối mặt với sự cô đơn, cú
sốc văn hóa và áp lực tài chính.
Thị trường
việc làm nổi tiếng cạnh tranh của miền Nam còn khó khăn hơn đối với người đào tẩu
khi họ phải điều chỉnh để thích nghi với xã hội tư bản và sự thù địch của một số
người dân địa phương. Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, tính đến năm 2020, tỷ lệ người
đào tẩu thất nghiệp là 9.4% so với 4% dân số nói chung.
Thể loại truyền hình “Kẻ đào tẩu”
Trong thập
niên 2010, sự tò mò của công chúng đối với người Bắc Hàn đã giúp khai sinh một
thể loại truyền hình mới được gọi là “truyền hình kẻ đào tẩu” (defector TV),
trong đó những người đào tẩu được mời chia sẻ kinh nghiệm của họ. Trong số các
chương trình nổi tiếng nhất có “Trên đường đến gặp các bạn” phát sóng từ năm
2011 và “Moranbong Club” phát sóng năm 2015. Kang tham gia cả hai chương trình
và bắt đầu làm quen với YouTube, nơi cô bị thu hút bởi các video dạy trang điểm,
làm đẹp và ăn mặc.
Kang Eun-jung, 35 tuổi, một ngôi sao
YouTuber khác (đào tẩu từ Bắc Hàn xuống miền Nam năm 2008) (ảnh: Facebook)
Đến năm
2017 Kang tạo kênh riêng. Nhiều video trên YouTube của Kang nêu rõ sự khác biệt
giữa hai miền Triều Tiên theo phong cách vui vẻ, trò chuyện, chẳng hạn như
tương phản các tiêu chuẩn nhan sắc. “Ở Bắc Hàn, bộ ngực lớn được xem là không tốt!”
– Cô nói và cười trong một video khi kể lại mình ngạc nhiên thế nào lúc nhìn thấy
nịt ngực và túi độn ngực ở miền Nam. Các video khác trả lời những câu hỏi phổ
biến về quá trình đào thoát khỏi Bắc Hàn, chẳng hạn những gì người ra đi cần
mang theo, như muối để cầu may, một bức ảnh gia đình để an ủi và thuốc diệt chuột
để… tự tử nếu bị bắt.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/Screenshot-2022-09-05-075905-1024x512.jpg
Kênh YouTube của Kang Eun-jung
Kênh
YouTube của Kang dần phổ biến đến mức cô có ba cơ quan quản lý làm đại diện,
thuê các nhà sản xuất video chuyên nghiệp và bắt đầu thu hút khách hàng cho các
nội dung Instagram được tài trợ quảng cáo. “Hiện nay tôi đã có một nguồn thu nhập
ổn định – cô nói – Tôi có thể mua và ăn những gì tôi muốn, kể cả nghỉ dưỡng”.
Mô hình thành công này – được lặp lại bởi những YouTuber đào tẩu khác, chẳng hạn
Kang Eun-jung, với hơn 177,000 người đăng ký; Jun Heo, hơn 270,000 (trước khi
anh gỡ kênh của mình trong năm nay) và Park Su-Hyang, với 45,000 người đăng ký.
Họ đã truyền cảm hứng cho nhiều đồng hương khác tham gia YouTube.
Kể chuyện theo cách riêng
Những
chương trình truyền hình “kẻ phản bội” có thể giúp tăng thêm sự nổi tiếng của một
số người có ảnh hưởng đến từ Bắc Hàn nhưng nó cũng gây ra tranh cãi trong cộng
đồng người đào tẩu. Nhiều người chỉ trích những câu chuyện trong truyền hình “kẻ
phản bội” là “giật gân, phóng đại, lỗi thời và không chính xác”. “Đây là chương
trình giải trí chứ không phải phim tài liệu – một ý kiến nói – Chúng được thực
hiện bởi các nhà sản xuất và biên kịch truyền hình nên những người đào tẩu tham
gia không có quyền biên tập”.
Tuy nhiên,
nhìn chung, nhiều người đào tẩu dùng YouTube – ngoài việc kiếm thu nhập – còn một
nhiệm vụ khác là dùng câu chuyện của chính họ để thu hẹp khoảng cách giữa hai
miền Nam Bắc. Những căng thẳng chính trị khiến việc kết nối người dân hai miền
trở nên cấp bách hơn. Kang Eun-jung, 35 tuổi, trốn khỏi Triều Tiên vào năm 2008
và bắt đầu kênh YouTube vào năm 2019 bộc bạch:
“Tôi tin rằng
việc cho mọi người biết về sự khó khăn của người miền Bắc thông qua YouTube sẽ
có lợi cho chính người dân Bắc Hàn. Kênh YouTube là một cách để tôi tự nhắc nhở
về nhân thân mình, tôi là ai và đến từ đâu cũng như chia sẻ với mọi người kinh
nghiệm của một kẻ đào tẩu”. Dù vậy, cũng có một vấn đề đối với những người hy vọng
sẽ thu hẹp khoảng cách Nam Bắc: Khán giả của họ đa số thuộc thành phần lớn tuổi,
có thể vì nội dung họ thực hiện chỉ hấp dẫn thế hệ sống qua cuộc chiến Triều
Tiên thập niên 1950 và hậu quả của nó.
No comments:
Post a Comment