Nhìn
từ nước Úc: Tinh thần phục vụ của hoàng gia Anh
12/09/2022
https://gdb.voanews.com/09d40000-0a00-0242-e105-08da94a48cf5_w650_r1_s.jpeg
Quan
tài nữ hoàng Elizabeth được đưa từ lâu đài Balmoral đến cung điện
Holyroodhouse, chuẩn bị cho tang lễ.
Lãnh đạo
hàng đầu quốc gia đầu tiên hết phải có tinh thần cống hiến và phục vụ. Có lẽ
đây là một trong lý do chính mà qua bao nhiêu biến đổi thời cuộc, đa số người
Anh, theo thống kê mới nhất là 62%, vẫn tiếp tục ủng hộ vai trò của hoàng gia
Anh trong tương lai.
Khi nghe
tin nữ hoàng Anh Elizabeth II từ trần vào ngày 9 tháng 9, dù không ngạc nhiên
vì tuổi thọ của bà, nhiều người Anh lẫn khắp nơi trên thế giới cũng không tránh
sự bàng hoàng và xúc động.
Trong lịch
sử Anh và thế giới, Nữ hoàng Elizabeth II là người trị vì lâu
dài nhất nước Anh, và chỉ sau vua Louis thứ 14 của Pháp. Hiếm có người nào
có sự ảnh hưởng sâu đậm, và để lại ấn tượng sâu sắc, không chỉ lên người dân
Anh hay khắp nơi, mà còn lãnh đạo chính trị quốc gia tại Anh lẫn khắp thế giới.
Ngay cả cựu
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull, người theo xu hướng Cộng hòa, cũng dành những
lời lẽ tốt đẹp nhất cho Nữ hoàng. Turnbull nói rằng Nữ hoàng Elizabeth
II là “một tấm gương lâu dài cho các nhà lãnh đạo trên toàn thế giới.” Turnbull
chia sẻ rằng Nữ hoàng nắm vững các vấn đề thời sự không kém bất kỳ Bộ trưởng
Anh nào mà ông đã gặp trong chuyến thăm London… Bà là tất cả những gì chúng tôi
thấy: rất quyến rũ, lưu tâm, hào phóng và hoàn toàn tận tâm với công việc, với
tinh thần phục vụ. Bà đã cống hiến cả cuộc đời mình cho quốc gia, Vương quốc
Anh, Khối thịnh vượng chung và các quốc gia khác như Úc v.v…
Cần phải
nhắc lại rằng Turnbull là người lãnh đạo
chính trong phong trào Cộng hoà tại Úc, từ năm 1993 đến 2000, từ đó đã
dẫn đến cuộc Trưng cầu Dân ý năm 1999 để chọn nên tiếp tục nền Quân chủ Lập hiến,
hay chuyển sang nền Cộng hoà. Cuộc trưng cầu dân ý năm 1999 không thành công vì
nhiều nguyên do. Dù sao nền tảng dân chủ của Úc hoàn toàn không bị lung lay. Thật
ra nó đã đứng vững trong khi bao quốc gia khác đã bị thử thách trong thời gian
qua, kể cả Mỹ, vì ảnh hưởng của truyền thông xã hội, với nạn tin giả và thuyết
âm mưu tràn ngập, lẫn xu hướng cường quyền đã nổi lên khắp nơi.
Trong bảy
thập niên trị vì, Nữ hoàng Elizabeth II được xem là biểu tượng của sự ổn định
qua nhiều thời đại thay đổi lớn lao, chứng kiến một đế quốc Anh hùng mạnh vào bật
nhất thế giới lúc còn trẻ, để đến lúc bà qua đời, vai trò và tầm vóc của nước
Anh đã thu nhỏ lại đáng kể. Tuy thế trước khi qua đời, bà vẫn là quốc trưởng của
14 quốc gia, chưa kể nước Anh, và lãnh đạo của 54 nước thành viên của Khối Thịnh
vượng (Commonwealth) với dân số lên đến hơn 2 tỷ người. Bà đã chứng kiến và làm
việc với 15 Thủ tướng Anh, 14 Tổng thống Mỹ, bắt đầu từ thời của Winston
Churchill và Harry Truman năm 1952 cho đến Nữ Thủ tướng Anh Liz Truss, chỉ lên
nhậm chức hai ngày trước khi Nữ hoàng qua đời, và Tổng thống Mỹ Joseph Biden.
Nhiều người,
trong đó có một số bạn Việt của tôi, thắc mắc vì sao người Úc vẫn còn thờ phụng
hoàng gia Anh? Họ cho rằng vai trò của hoàng gia ngày càng thu hẹp, không mang
ý nghĩa đáng kể nào. Đi xa hơn, họ quan niệm rằng nó là một cản trở lớn để nước
Úc, và một số quốc gia khác còn lại, chuyển đổi hẳn sang Cộng hòa, thay vì vẫn
mang nhãn hiệu quân chủ lập hiến như bấy lâu nay?
Phần lớn
những người đầu tiên đi thám hiểm và đến rồi định cư lập nghiệp tại Mỹ, Úc, Tân
Tây Lan, và Canada trong vòng bốn thế kỷ qua đều có nguồn gốc từ Anh quốc. Tất
cả, hẳn nhiên, đều tự hào về nguồn gốc của mình. Người Mỹ gốc Anh đi xa hơn,
không muốn theo chế độ quân chủ vì quyền lực hoàng gia Anh lúc đó đã lấn át quá
mạnh lên giới quyền lực chính trị tại Mỹ. Do đó giới ưu tú quyền lực Mỹ đã làm
một cuộc cách mạng để tuyên ngôn độc lập năm 1776, rồi xây dựng hiến pháp và
pháp luật kể từ năm 1789 với một quốc trưởng gọi là Tổng thống. Còn bốn quốc
gia kia vẫn tiếp tục trung thành với mẫu quốc, vẫn duy trì phần lớn cấu trúc
chính trị lưỡng viện tại quốc hội, nhưng quốc trưởng vẫn là Quốc vương Anh. Các
nước này không thấy có nhu cầu phải xóa bỏ vai trò của hoàng gia. Nhưng quyền lực
của quốc vương phải được giới hạn. Hoàng gia là biểu tượng, là quốc hồn, nhưng mọi quyền lực
chính trị đều phải nằm trong tay những người do dân bầu lên. Hoàng gia Anh đại
diện cho bản sắc, sự thống nhất, niềm tự hào dân tộc, tạo ra cảm giác ổn định
và liên tục v.v… cho quốc dân.
Từ thời
Churchil phải lấy những quyết định sáng suốt và táo bạo để nước Anh cương quyết
chống lại sự hung hăng và tàn bạo đối với nước Đức của Hitler, cho đến sự đối đầu
của Âu châu chống lại chủ nghĩa cộng sản bành trướng và hăm dọa của Liên Xô, và
sau này là một nước Nga của Putin độc tài và hiếu chiến, thì vai trò của hoàng
gian Anh luôn quan trọng. Thủ tướng tài giỏi trong thời chiến của Anh như
Churchill có thể thao lược về chính trị, và hiểu biết về quân sự. Nhưng điều đó
không đủ. Người có thể huy động được toàn nước Anh, bất kể khuynh hướng chính
trị nào, chính là hoàng gia Anh, mà đứng đầu lúc đó là Vua Albert, tức George
VI. Do đó Churchill phải tìm đến sự ủng hộ và động viên tinh thần của nhà Vua.
Đây là truyền thống chính trị rất đặc biệt của Anh, cái nôi của mọi nền dân chủ,
qua bản Magna Carta.
Trước áp lực của khả năng nội chiến, kể từ năm 1215 đến 1225, Vua John của Anh
phải đồng ý khẳng định rằng người đứng đầu quốc gia phải tuân theo pháp quyền
và ghi lại các quyền tự do mà “những người tự do” nắm giữ. Magna Carta đã cung
cấp nền tảng cho các quyền cá nhân trong luật học Anh-Mỹ. Nói cách khác, từ
truyền thống này, các hoàng gia Anh đã hiểu biết vai trò, bổn phận lẫn chỗ đứng
của mình trong xã hội trong từng thời đại. Nữ hoàng Elizabeth cũng hiểu rất rõ
tâm thức của người dân và đã rất khéo léo xử sự. Chính Turnbull cũng ghi nhận rằng
Nữ hoàng Elizabeth II nhận ra nếu chế độ quân chủ muốn tồn tại về mặt chính trị
thì nó phải biến chuyển theo thời đại.
Nhưng có lẽ
lý do lớn nhất mà vai trò của hoàng gia Anh vẫn tiếp tục được sự ủng hộ mạnh mẽ
và được kính trọng trong lòng người Anh lẫn khắp nơi, như nhiều người Úc, là
tinh thần phục vụ.
Trong bài
phát biểu của Vua Charles sau khi nhậm chức vào ngày 10 tháng 9, ông
đã nhấn mạnh đến tinh thần phục vụ của Nữ hoàng Elizabeth II, người mẹ yêu dấu
của ông, và tiếp tục cam kết phục vụ, như sau:
“Trong cuộc đời phục vụ của bà, chúng
tôi thấy tình yêu truyền thống gắn bó, cùng với ôm ấp sự tiến bộ không hề sợ
hãi, điều khiến chúng tôi trở nên vĩ đại với tư cách là các quốc gia. Tình cảm,
sự ngưỡng mộ và tôn trọng mà bà truyền cảm hứng đã trở thành dấu ấn trong triều
đại của bà.
… Với niềm tin đó và những giá trị mà
nó truyền cảm hứng, tôi đã được nuôi dưỡng để trân trọng ý thức trách nhiệm đối
với người khác, và tôn trọng cao nhất những truyền thống quý báu, quyền tự do
và trách nhiệm của lịch sử độc đáo và hệ thống chính phủ nghị viện của chúng
ta.
… Và bất cứ nơi nào bạn có thể sống ở
Vương quốc Anh, hoặc trong các vương quốc và lãnh thổ trên khắp thế giới, và bất
kể bạn có xuất thân hay tín ngưỡng, tôi sẽ cố gắng phục vụ bạn với lòng trung
thành, sự tôn trọng và tình thương, như tôi đã có trong suốt cuộc đời mình...”
Hiến pháp,
của Anh lẫn Úc, Canada, Tân Tây Lan, cho phép quốc trưởng (Head of State) nhiều
quyền hành, để trong trường hợp đặc biệt họ có thể sử dụng đến. Nhưng những người
như Nữ hoàng Elizabeth II không thấy có nhu cầu phải sử dụng đến. Họ biết rõ
quyền lợi của quốc gia, và tin tưởng về hệ thống dân chủ, và ý thức lẫn dân trí
của người dân, nên tôn trọng nguyện vọng của người dân lẫn đại diện của dân.
Tuy có quyền lực tối cao nhưng họ không bao giờ lạm dụng. Sức mạnh của họ đã nằm
trong tư cách và đạo đức, và nó đứng trên chính trị. Quan trọng nhất, họ không
những không lạm dụng quyền lực. Họ dùng nó để phục vụ cho lợi ích của người dân
và của đất nước.
Lãnh đạo hàng đầu quốc gia đầu tiên hết
phải có tinh thần cống hiến và phục vụ.
Có lẽ đây là một trong lý do chính mà qua bao nhiêu biến đổi thời cuộc, đa số
người Anh, theo thống kê mới nhất là %62, vẫn tiếp tục ủng hộ vai
trò của hoàng gia Anh trong tương lai.
No comments:
Post a Comment