Nga,
Trung đoàn kết trước Phương Tây, nhưng chưa phải là đồng minh
Thanh Phương - RFI
Đăng
ngày: 16/09/2022 - 13:08
Trong
cuộc gặp đầu tiên kể từ khi Nga xua quân đánh chiếm Ukraina, hôm qua,
15/09/2022, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và tổng thống Nga Vladimir Putin
đã thể hiện quyết tâm hỗ trợ nhau và tăng cường quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo
trong bối cảnh khủng hoảng với phương Tây.
Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình (T) và đồng nhiệm Nga Vladimir Putin tại thượng đỉnh
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO), Samarkand Uzbekistan, ngày 15/09/2022 AP
- Alexandr Demyanchuk
Ông Tập Cận
Bình và ông Vladimir Putin đã gặp nhau bên lề thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng
Hải tại Samarkand, Uzbekistan. Theo đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc, trong
cuộc gặp, ông Tập Cận Bình đã nói với ông Putin là Bắc Kinh sẵn sàng “làm việc
với Matxcơva để hỗ trợ lẫn nhau một cách mạnh mẽ về các vấn đề liên quan đến
các lợi ích căn bản, đồng thời tăng cường hợp tác song phương.”
Về
phần tổng thống Putin, ông lên án những “mưu toan” của phương Tây nhằm “thiết
lập một thế giới đơn cực”. Tổng thống Nga còn khẳng định lại sự ủng hộ của
Matxcơva đối với Bắc Kinh trong hồ sơ Đài Loan, mà hiện đang gây căng thẳng cao
độ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ.
Cuộc gặp
giữa tổng thống Nga và chủ tịch Trung Quốc là sự kiện quan trọng nhất tại thượng
đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, diễn ra trong hai này 15 và 16/09, quy tụ lãnh
đạo của nhiều nước khác như Ấn Độ, Pakistan, Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước Trung
Á. Riêng đối với chủ tịch Tập Cận Bình, đây là chuyến công du ngoại quốc đầu
tiên của ông kể từ khi đại dịch Covid-19 bùng phát.
Khác biệt về chiến lược
Theo các
nhà phân tích được hãng tin AFP trích dẫn hôm nay, cuộc gặp thượng đỉnh Nga -
Trung thể hiện sự xích lại gần nhau giữa hai cường quốc, thế nhưng giữa
Matxcơva và Bắc Kinh vẫn còn nhiều khác biệt về chiến lược. Tổng thống Putin và
chủ tịch Tập Cận Bình đồng quan điểm trên rất nhiều vấn đề, nhưng họ không phải
là đồng minh, mỗi người có những lợi ích riêng.
Theo đánh
giá của chuyên gia Evan Feigenbaum, trung tâm Carnegie Endowment for
International Peace, “Trung Quốc mạnh hơn Nga và có những lợi ích toàn
diện hơn, đa dạng hơn. Mục tiêu của Bắc Kinh là bảo toàn sự đồng thuận với
Matxcơva về mặt chiến lược, để chống lại thế lực của Mỹ.”
Còn theo
nhà sử học Pierre Grosser, sự ủng hộ của ông Tập Cận Bình với ông Putin có thể
trở thành một “cái bẫy đối với Trung Quốc”. Ông giải thích :” Thái
độ thù nghịch của Nga đối với phương Tây khiến nước này cứ phải theo con đường
đối đầu nguy hiểm, cho nên khó mà chung sống hòa bình, trong khi Trung Quốc về
mặt kinh tế và công nghệ rất cần đến những trao đổi với các nước tư bản lớn ».
Tuy vậy,
theo nhà nghiên cứu Alice Ekman, đặc trách về châu Á của Viện Nghiên cứu An
ninh Liên Hiệp Châu Âu, trong bối cảnh căng thẳng kéo dài giữa Bắc Kinh với
Washington, Trung Quốc cần phải đẩy nhanh tiến trình xích lại gần nước Nga. Viễn
cảnh này gây lo ngại đặc biệt cho Đài Loan. Hôm nay, chính phủ Đài Bắc cho rằng
việc tăng cường quan hệ Nga - Trung “gây tổn hại cho hòa bình thế giới”.
---------------------------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Trung
Quốc khẳng định đang cùng Nga thiết lập một thế giới “công bằng hơn”
HỘI
NGHỊ - TỔ CHỨC HỢP TÁC THƯỢNG HẢI
Lãnh
đạo Trung, Nga gặp nhau bên lề thượng đỉnh Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải
Trung
Quốc tái khẳng định hậu thuẫn dành cho Nga, đối tác đang trong thế yếu
No comments:
Post a Comment