Lỗ
hổng năng lượng của Đài Loan, đe dọa đến nguồn cung chip bán dẫn toàn
cầu
Chi Phương - RFI
Đăng
ngày: 20/09/2022 - 15:01
Nếu như thế giới phụ thuộc vào
chip bán dẫn của Đài Loan thì hòn đảo này lại phụ thuộc nặng nề vào
năng lượng nhập khẩu (90%).
Căng thẳng tại eo biển Đài Loan dấy lên mối lo ngại về việc gián
đoạn nguồn cung ứng cho thế giới về chất bán dẫn, nhưng nếu không có
điện thì làm sao các nhà máy sản xuất được chip bán dẫn. Đối với
Đài Loan, mối lo ngại làm sao tự chủ năng lượng có lẽ đứng trước các đơn
hàng sản xuất chất bản dẫn.
Hình
ảnh minh họa chip bán dẫn. © AFP
RFI xin giới thiệu bài phân tích trên The Diplomat ngày 13/09/2022
Chuyến
thăm của chủ tịch Hạ Viện Hoa Kỳ Nancy Pelosi đến Đài Bắc vào đầu tháng 8, bất
chấp phản đối của Bắc Kinh khiến căng thẳng trên eo biển Đài Loan leo thang.
Trung Quốc tăng cường các cuộc tập trận, tiến sâu hơn, vượt qua đường trung tuyến
không chính thức giữa Đại Lục và Đài Loan, gây bất ổn và đe dọa an ninh khu vực.
Trung Quốc cũng đã đưa hàng trăm mặt hàng nhập khẩu từ Đài Loan vào danh sách cấm,
hạn chế giao thương với hòn đảo.
Bắc Kinh
cho biết các cuộc thao dượt bắn đạn thật, với quy mô chưa từng có là để thực
hiện các hoạt động “phòng thủ” và “phong toả”. Một
số chuyên gia dự đoán rằng việc phong toả hoàn toàn Đài Loan khó có thể xảy ra,
trừ khi Trung Quốc quyết chiếm Đài Loan bằng vũ lực, nhưng đây chỉ là phương kế
cuối cùng vì Bắc Kinh cũng có thể phải chịu hậu quả nặng nề. Một số khác thì
cho rằng Trung Quốc có thể phong toả các tuyến giao thông hàng không và hàng hải
của Đài Loan nếu căng thẳng leo thang, hoặc phong toả có chọn lọc một số mặt
hàng, làm suy yếu nền kinh tế Đài Loan, nhất là năng lượng.
Sự phụ thuộc lẫn nhau kinh tế - chính trị
Trước
tiên, phải nói rằng Đài Loan vẫn đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn
cầu, ngay cả khi Trung Quốc không ngừng đe dọa xâm lược, theo The Diplomat. Vào năm 2020, Đài Loan là nền kinh tế lớn thứ 22 trên thế giới và là
nhà xuất khẩu đứng thứ 15 toàn cầu. Theo số liệu của viện nghiên cứu
Chung-Hua Institution for Economic Research, kinh tế hòn đảo phục hồi nhanh sau
đại dịch Covid-19. GDP tăng mạnh, từ 3,3 % vào năm 2020 lên đến 6,5 % năm 2021.
Trong khi đó, cùng giai đoạn, kinh tế của Hoa Kỳ và châu Âu lại suy giảm. Việc
xuất khẩu chất bán dẫn chiếm khoảng 38 % tổng xuất khẩu của Đài Loan. Các nhà sản
xuất chip lớn như TSMC, UMC và các hãng khác đã giúp nền kinh tế Đài Loan vượt
qua khủng khoảng.
Sự thịnh
vượng của nền kinh tế Đài Loan phụ thuộc vào môi trường địa chính trị ổn định,
đặc biệt là sự ổn định trên eo biển Đài Loan, ngăn cách hòn đảo với Hoa Lục
- đối tác thương mại lớn của Đài Bắc. Về mặt địa chính trị, Đài Loan đặc biệt
quan trọng không chỉ vì vị trí địa lý chiến lược, nằm trong chuỗi đảo đầu tiên,
bảo đảm quyền tiếp cận ‘đi đến’ và ‘từ’ Tây Thái Bình Dương, mà còn vì thế giới
phụ thuộc vào nguồn cung chất bán dẫn tiên tiến. Từ những chiếc Iphone cho đến
các hệ thống phỏng thủ tiên tiến đều sử dụng chất bán dẫn. Nhu cầu về các sản
phẩm điện tử tăng cao trong đại dịch đã gây ra tình trạng thiếu chip bán dẫn
toàn cầu và buộc các nhà sản xuất ô tô hay các doanh nghiệp khác bị chậm lại,
thậm chí phải ngừng sản xuất.
Nền kinh tế
và khả năng sản xuất của hòn đảo phụ thuộc lớn vào nguồn cung ứng năng lượng ổn
định và đáng tin cậy. Đài Loan sản xuất khoảng 65 % chất bán dẫn của toàn thế
giới, và khoảng 90 % các loại chip tiên tiến nhất. Việc sản xuất các sản phẩm
này tiêu thụ rất nhiều điện năng. Năm 2020, chỉ riêng tập đoàn TSMC đã chiếm 6
% tổng điện năng tiêu thụ và có thể lên đến 12,5 % vào năm 2025 nếu doanh nghiệp
này tiếp tục xây dựng thêm các cơ sở sản xuất chip mới.
Những bất cập khiến Đài Loan khó tự chủ năng
lượng
Đảo Đài
Loan không có kết nối điện với các nước láng giềng. Thêm vào đó, hòn đảo
cũng không có nhiều tài nguyên năng lượng. Thuỷ điện bị hạn chế vì thiếu hệ
thống sông ngòi phù hợp. Điện lượng mặt trời khó có thể phát triển vì thiếu quỹ
đất. Năng lượng địa nhiệt thì bị hạn chế vì địa điểm không phù hợp để xây dựng,
cũng như những ý kiến từ dư luận. Đài Loan cũng không có nguồn nhiên liệu hoá
thạch. Năng lượng hạt nhân và điện gió ở biển bị phản đối.
Ông Mark
Williams, nhà kinh tế trưởng khu vực châu Á tại Capital Economics, cho biết Đài
Loan gần như có thể tự túc được các mặt hàng như gạo, thịt lợn và rau củ quả,
the Wall Street Journal trích dẫn. Tuy nhiên, chỉ với 12 % năng lượng được sản
xuất trên hòn đảo, Đài Loan phụ thuộc vào việc nhập khẩu. Do chỉ có một số nhà
cung cấp quen thuộc nên chuỗi cung ứng năng lượng của hòn đảo được cho là khá
mong manh.
Năm 2021,
Đài Loan nhập khẩu 43 % dầu mỏ và các sản phẩm từ dầu mỏ, 31 % than đá và 18 %
khí đốt tự nhiên hoá lỏng. Dầu mỏ và các sản phầm từ dầu mỏ chủ yếu nhập từ
Trung Đông. Úc là nhà cung cấp than đá lớn nhất của hòn đảo. Đồng minh của
Trung Quốc , là Nga cung cấp 15 % than và 10 % khí đốt hoá lỏng ( hợp đồng khí
đốt giữa Đài Loan và Nga đã kết thúc vào tháng 3 /2022). Mỹ cung cấp khoảng
20 % dầu thô và 10 % khí đốt tự nhiên.
Kho dự trữ yếu kém
Các lỗ hổng
trong hệ thống năng lượng của Đài Loan là mối quan ngại thường trực. Mặc dù
chính phủ Đài Loan đã đưa ra các yêu cầu đặc biệt về các kho dự trữ năng
lượng, nhưng lượng dự trữ dầu và than đá của hòn đảo tương đối thấp. Do đó, hệ
thống năng lượng của Đài Loan khó có thể phục hồi nhanh, trước các nguy cơ bị
gián đoạn nguồn cung. Theo Cục Năng lượng, thuộc Bộ Kinh Tế Đài Loan, các
kho dự trữ hiện đang cao hơn yêu cầu tối thiểu, nhưng không đáng kể : 39
ngày than, 146 ngày dầu và 11 ngày khí đốt tự nhiên. Nếu Trung Quốc phong tỏa
toàn bộ hoặc thậm chí một phần, nền kinh tế Đài Loan sẽ phải chịu thiệt
hại nghiêm trọng sau 11 ngày. Vì khí đốt tự nhiên chiếm khoảng 37% sản
lượng điện, sản xuất điện từ dầu là không đáng kể, than đá trở thành nguồn
cung cấp năng lượng cơ bản, kể từ khi Đài Loan lên kế hoạch loại
bỏ dần các nhà máy điện hạt nhân.
Lưới điện Đài Loan vốn đã không ổn định
Nguồn cung
điện ổn định cực kỳ quan trọng đối với ngành công nghiệp sản xuất ở Đài Loan, đặc
biệt là ngành công nghiệp bán dẫn. Đài Loan đã phải trải qua tình trạng mất điện
thường xuyên do gặp trục trặc ở đường dây cấp điện và trạm biến áp, thường là
do cơ sở hạ tầng điện tập trung và cũ. Theo báo cáo gần đây nhất, TSMC lưu ý rằng
nguy cơ mất điện hoặc gián đoạn đang tăng cao và tình trạng bất ổn của lưới điện
có thể ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp trên hòn đảo trong vòng 3 năm tới.
Rủi ro cho kinh tế Đài Loan
Một số bằng
chứng đã chỉ ra rằng các hoạt động cua Trung Quốc có thể bắt đầu ảnh hưởng đến
các dự án năng lượng lớn ở Đài Loan. Một số tổ chức tài chính quốc tế đã rút đầu
tư khỏi dự án điện gió ngoài khơi được xây dựng ở bờ tây của Đài Loan. Các tổ
chức khác thì đang đánh giá mức độ rủi ro nếu đầu tư vào các dự án ở hòn đảo. Những
hành động của Trung Quốc đã làm nổi bật các điểm yếu của nền kinh tế Đài Loan,
trước nguy cơ các tuyến đường hàng không và hàng hải bị gián đoạn.
Ủy
ban Joint War Comitee gồm các công ty bảo hiểm, có trụ sở ở
Luân Đôn, Anh Quốc, chuyên phân loại các vùng biển trên thế giới theo mức độ rủi
ro. Theo tổ chức này, mặc dù một số đã chọn đi đường vòng, qua vùng biển phía
đông của Đài Loan, nhưng hành động gây hấn của Trung Quốc vẫn chưa được xem là
nguyên nhân khiến vùng biển Đài Loan tăng rủi ro. Tuy nhiên nếu tình trạng quân
sự hoá gia tăng, mức độ rủi ro sẽ thay đổi.
Đài Loan « mất điện » – thảm họa của
thế giới ?
Nếu Trung
Quốc phong toả, hoặc gia tăng các cuộc tập trận trong không phận và các tuyến
hàng hải xung quanh Đài Loan, các hoạt động xuất khẩu có thể bị chậm trễ hoặc
gián đoạn, liên quan đến các mặt hàng như thực phẩm, năng lượng, khoáng
sản và những sản phẩm thiết yếu khác, duy trì nền kinh tế Đài Loan. Trung Quốc
cũng có thể áp dụng phong toả có chọn lọc, tức là chỉ cho phép một số mặt hàng
có thể ra – vào Đài Loan. Nếu các hãng hàng không và các công ty vận chuyển bị
buộc phải tìm đường thay thế, thì việc vận chuyển không những bị chậm trễ mà
chi phí vận chuyển và bảo hiểm hàng hoá cũng bị đẩy lên cao, không chỉ ở Ấn Độ
Dương mà trên toàn thế giới. Tầm quan trọng của Đài Loan trong thương mại toàn
cầu, đặc biệt là trong ngành điện tử, liên quan đến chất bán dẫn, nếu bị gián
đoạn, có thể trở thành thảm hoạ của thế giới.
The Diplomat
kết luận rằng Đài Loan nên xem xét lại các chính sách năng lượng, đa dạng hoá
nguồn cung, phát triển các kế hoạch dự trữ cũng như chính sách về điện hạt
nhân.
-------------------------------
CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN
Nạn
khan hiếm chất bán dẫn gây xáo trộn công nghiệp thế giới
Mỹ
hạn chế xuất khẩu chất bán dẫn sang Trung Quốc
Nhà
sản xuất chất bán dẫn Đài Loan TSMC: Mang nhân tài trở về “đất mẹ”
No comments:
Post a Comment