Mỹ cấm
công ty 'công nghệ tiên tiến' xây dựng nhà máy ở Trung Quốc
Monica Miller
BBC News, Singapore
7 tháng 9 2022, 17:09 +07
https://www.bbc.com/vietnamese/articles/ce90qdwnzg7o
https://ichef.bbci.co.uk/news/800/cpsprodpb/2d8e/live/10ed3c10-2e8e-11ed-91e8-453e424fc8c9.jpg.webp
Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina Raimondo phát biểu tại cuộc họp báo của
Nhà Trắng
Các công ty công nghệ Mỹ nhận tài trợ của chính phủ
liên bang sẽ bị cấm xây dựng các cơ sở "công nghệ tiên tiến" ở Trung
Quốc trong 10 năm, chính quyền Tổng thống Joe Biden nói.
Hướng dẫn được công bố
như một phần của kế hoạch trị giá 50 tỷ USD nhằm xây dựng ngành công nghiệp bán
dẫn nội địa.
Thông báo được đưa ra khi
các nhóm doanh nghiệp kêu gọi sự hỗ trợ của chính phủ nhằm làm giảm sự phụ thuộc
vào Trung Quốc.
Họ phải đối mặt với tình
trạng thiếu vi mạch toàn cầu khiến sản xuất bị đình trệ.
Donald Trump: Chúng ta biết
gì về cuộc mít tinh ở Pennsylvania
Thêm các nhà lập
pháp Hoa Kỳ sang Đài Loan
Tổng thống Biden ký
đạo luật 700 tỷ USD về khí hậu, thuế và y tế
"Chúng tôi sẽ thực
hiện các rào cản để đảm bảo những ai nhận được quỹ CHIPS không thể xâm phạm an
ninh quốc gia... họ không được phép sử dụng tiền này để đầu tư vào Trung Quốc,
họ không thể phát triển công nghệ tiên tiến hàng đầu ở Trung Quốc... trong thời
gian 10 năm," theo giải thích của Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ Gina
Raimondo. về Đạo luật Chips và Khoa học của Hoa Kỳ.
"Các công ty nhận tiền
chỉ có thể mở rộng nhà máy dùng loại chip sử dụng công nghệ thấp hơn để phục vụ
thị trường Trung Quốc."
Mỹ và Trung Quốc đang vướng
vào tranh chấp kéo dài về thương mại và công nghệ.
Vào tháng Tám, Tổng thống
Mỹ Joe Biden ký đạo luật cam kết chi 280 tỷ USD cho sản xuất công nghệ cao và
nghiên cứu khoa học, trong bối cảnh có những lo ngại rằng Mỹ đang đánh mất lợi
thế công nghệ của mình vào tay Trung Quốc.
Các khoản đầu tư bao gồm
giảm thuế cho các công ty xây dựng nhà máy sản xuất chip máy tính ở Mỹ.
Mỹ hiện sản xuất khoảng
10% nguồn cung chất bán dẫn toàn cầu, vốn là chìa khóa cho mọi thứ từ ô tô đến
điện thoại di động, giảm gần 40% so với năm 1990.
Đại sứ quán Trung Quốc tại
Washington phản đối dự luật bán dẫn, cho rằng nó gợi lại "tâm lý Chiến
tranh Lạnh".
Một số nhà sản xuất chip
của Hoa Kỳ đã phải hứng chịu tác động của sự trừng trị thẳng tay của Washington
đối với việc bán công nghệ của Mỹ cho Trung Quốc.
Đầu tháng này, Nvidia và
AMD bị các quan chức Mỹ yêu cầu dừng bán chip trí tuệ nhân tạo cho Trung Quốc.
Dan Ives của Wedbush
Securitie gọi các hạn chế này là một "cú đấm quyết tâm" vào Nvidia.
"Đây thực sự là một
lời cảnh báo đối với Trung Quốc và nó thực sự sẽ thổi bùng ngọn lửa (căng thẳng)
địa chính trị," ông Ives nói với BBC.
--------------------------
TIN LIÊN QUAN
Mỹ gây áp lực lên công
ty sản xuất chip lớn nhất của Trung Quốc
7 tháng 12 năm 2020
.
Hãng làm chip của Mỹ vận
động giúp Huawei
18 tháng 6 năm 2019
.
Mỹ cho phép bán hàng cho
Huawei 'có điều kiện'
10 tháng 7 năm 2019
No comments:
Post a Comment