Hồ
sơ mật nhà ông Trump: Bộ Tư Pháp khó xử
Nguyễn Lan -
Saigon Nhỏ
8 tháng 9, 2022
https://saigonnhonews.com/thoi-su/hoa-ky/ho-so-mat-nha-ong-trump-bo-tu-phap-kho-xu/
Bộ Tư
pháp Hoa Kỳ (Department of Justice – DOJ) đang lâm vào thế khó xử trong cuộc điều
tra hành vi vi phạm pháp luật của cựu Tổng thống Donald Trump liên quan tới việc
ông ta mang nhiều tài liệu, hồ sơ của chính phủ Hoa Kỳ – trong đó có nhiều tài
liệu mật và tối mật về an ninh quốc gia – về cất giữ tại dinh thự và câu lạc bộ
của ông ở Florida.
Như báo
chí đưa tin mấy ngày qua, hôm Thứ Hai 5 Tháng Chín, một thẩm phán liên bang ở
Florida đã quyết định sẽ bổ nhiệm một giám sát viên độc lập xem xét các hồ sơ
tài liệu của chính phủ mà Cục Điều tra Liên bang (FBI) đã thu giữ tại dinh thự
của ông Trump hôm 8 Tháng Tám.
Quyết định
của bà Chánh án Aileen Cannon, tòa liên bang khu vực Nam Florida, có mấy ý
chính:
Một
là, tòa sẽ bổ nhiệm một giám sát viên đặc biệt (special
master) từ một danh sách do hai phía Bộ Tư pháp và ông Trump đề nghị.
Hai bên phải nộp danh sách những người mà họ muốn cử làm giám sát viên cho tòa
chậm nhất vào nửa đêm Thứ Sáu 9 Tháng Chín, giờ miền Đông Hoa Kỳ.
Hai là,
giám sát viên độc lập có nhiệm vụ soát xét hơn 11,000 hồ sơ, tài liệu FBI đã
thu giữ xem tài liệu nào mà ông Trump có quyền sở hữu theo cái gọi là “đặc
quyền của tổng thống” (presidential privilege).
Ba là, các
điều tra viên của Bộ Tư pháp không được sử dụng các hồ sơ, tài liệu đó cho
cuộc điều tra của họ cho đến khi giám sát viên độc lập hoàn thành việc xem xét
và phân loại hồ sơ. Trong bản khai hữu thệ để xin trát tòa cho phép khám xét
nhà ông Trump, FBI cho biết họ đang điều tra việc liệu cựu tổng thống có vi phạm
Đạo luật Gián điệp (Espionage Act) hay không và hành vi cản trở
điều tra bằng cách cất giấu tài liệu tại dinh thự Mar-a-Lago ở Florida của ông.
Tuy nhiên, tòa vẫn cho phép các cơ quan tình báo tiếp tục đánh giá những rủi ro
tiềm ẩn đối với an ninh quốc gia do việc lưu trữ không an toàn các tài liệu tuyệt
mật tại một câu lạc bộ tư nhân và nơi ở của ông Trump.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/30dc-investigate-3-superJumbo-1024x682.webp
Ảnh
chụp tại hiện trường vụ khám xét nhà ông Trump ở Florida cho thấy nhiều tài liệu
có dấu mật và tối mật (SCI) lẫn lộn với những giấy tờ, tạp chí thông thường.
Tòa Florida sẽ bổ nhiệm một giám sát viên độc lập xem xét và sàng lọc những hồ
sơ này để trả lại cho ông Trump những tài liệu thuộc về “đặc quyền hành pháp” của
ông ta. Ảnh Bộ Tư pháp.
Quyết định
của bà Thẩm phán Cannon đã đặt Bộ Tư pháp (DOJ) – cơ quan thực thi pháp luật
cao nhất của đất nước – trước một tình thế khó xử. Bộ sẽ phải lựa chọn, hoặc
tuân thủ phán quyết của tòa, hoặc kháng cáo toàn bộ hoặc kháng cáo một phần nội
dung của quyết định đó; lựa chọn nào cũng có những khía cạnh được và không được
khác nhau. Trước mắt, DOJ phải tìm cách cân bằng giữa mong muốn đẩy nhanh cuộc
điều tra và hạn chế sự lạm quyền của ngành hành pháp như phía ông Trump cáo buộc.
Theo nguồn
tin của The
New York Times, vài ngày qua các quan chức cấp cao của DOJ đã họp liên
tục để đánh giá các lựa chọn nói trên, kể cả một bước đi tương đối an toàn là đệ
trình một kiến nghị bà Thẩm phán Cannon xem xét lại
toàn bộ hoặc một phần phán quyết; yêu cầu tòa án giới hạn thời gian và phạm vi
xem xét của giám sát viên đặc biệt thay vì kháng cáo phán quyết.
Nhiều
chuyên gia pháp lý nhận định rằng, phán quyết của bà Cannon – một thẩm phán do
ông Donald Trump bổ nhiệm sau khi ông đã thất cử nhằm chuẩn bị cho những hành động
pháp lý của ông sau này – có nhiều khả năng sẽ làm chậm lại hơn là làm chuyển
hướng cuộc điều tra việc ông Trump lưu giữ các tài liệu tuyệt mật thuộc chính
phủ.
Trên
đài Fox
News hôm Thứ Ba, ông William Barr, cựu Bộ trưởng Tư pháp trong chính
phủ Trump và từng là người thân cận của ông Trump, nói rằng phán quyết của bà
thẩm phán Cannon là “có khiếm khuyết trầm trọng” và ông thúc
giục DOJ kháng cáo. “Tôi nghĩ, quan điểm [của thẩm phán] là sai và tôi
nghĩ chính phủ nên kháng cáo. Nó có khiếm khuyết nghiêm trọng trong nhiều mặt”,
ông Barr nói.
Tuy nhiên,
nếu kháng cáo, DOJ phải đưa kiến nghị lên Tòa Phúc thẩm Liên bang khu vực 11 tại
Atlanta, Georgia – cấp cao hơn tòa liên bang Nam Florida – nhưng ở đó có không
dưới sáu thẩm phán do ông Trump bổ nhiệm. Thủ tục kháng cáo và phúc thẩm có thể
kéo dài nhiều tháng hoặc lâu hơn nữa.
Phán quyết
của Thẩm phán Cannon chỉ liên quan tới các hồ sơ, tài liệu được FBI thu giữ
trong cuộc khám xét hôm 8 Tháng Tám mà không đề cập đến các tài liệu mà ông
Trump đã giao nộp cho DOJ trước đó, vào Tháng Giêng và Tháng Sáu và cũng không
đề cập tới việc DOJ có được tiếp tục thẩm vấn các nhân chứng hoặc ra trát đòi
những tài liệu khác nữa chưa bị thu giữ hay không. Do đó, nhiều chuyên gia cho
rằng, phán quyết không cản trở được cuộc điều tra của DOJ như mong muốn của ông
Trump và nhóm luật sư của ông ta.
https://saigonnhonews.com/wp-content/uploads/2022/09/Untitled.jpg
Cựu
Bộ trưởng Tư pháp trong chính phủ Trump, ông William Barr, nói rằng phán quyết
của Thẩm phán Aileen Cannon là sai và chính phủ nên kháng cao. Nhưng ông Barr
không muốn thấy ông Trump bị kết án “như là một cựu tổng thống” Ảnh chụp màn
hình CNN.
Bà Mary
McCord, một cựu quan chức hàng đầu của Bộ Tư pháp trong chính phủ Obama và hiện
là giáo sư tại Trung tâm Luật Đại học Georgetown nói chính phủ có khả năng chấp
nhận một giám sát viên độc lập nhưng yêu cầu tòa phải đưa ra thời hạn chắc chắn
để người này phải hoàn thành việc sàng lọc và phải trả lại ngay cho DOJ những hồ
sơ tài liệu là tài sản của chính phủ liên bang, tức không thuộc “đặc
quyền của tổng thống”.
Andrew C.
McCarthy, một cựu công tố viên liên bang theo khuynh hướng bảo thủ, cũng đồng ý
như vậy. Ban đầu ông McCarthy tin rằng các công tố viên sẽ kháng cáo, nhưng giờ
đây ông cho rằng DOJ nên tập trung nỗ lực vào việc lựa chọn một giám sát viên đặc
biệt, người sẽ hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và cuộc điều tra chỉ bị
gián đoạn ở mức tối thiểu.
Nhưng một
số chuyên gia pháp lý cho biết quyết định của Thẩm phán Cannon có nội dung quá
rộng và mang tính khiêu khích. Bà Cannon không chỉ bác bỏ lập luận của DOJ rằng
ông Trump phải được đối xử giống như mọi đối tượng điều tra khác, mà còn gợi ý
rằng một số tài liệu mà FBI thu từ dinh thự Mar-a-Lago có thể thuộc về đặc quyền
hành pháp của ông Trump; nghĩa là ông Trump có thể lấy lại các tài liệu liên
quan đến truyền thông nội bộ của mình với tư cách là tổng thống.
Quan điểm
này bị các chuyên gia pháp lý và DOJ phản đối vì họ cho rằng, đặc quyền hành
pháp không áp dụng cho các hồ sơ tài liệu cất giữ ở dinh thự tư nhân, và đặc
quyền đó đã mất hiệu lực khi ông Trump rời nhiệm sở.
Nếu DOJ
kháng cáo quyết định của Thẩm phán Cannon và thất bại thì sẽ tạo ra một tiền lệ
pháp lý, theo đó đặc quyền hành pháp sẽ được mở rộng cho các tổng thống kể cả
sau khi họ đã rời chức vụ. Việc mở rộng đặc quyền hành pháp sẽ gây nguy hiểm
cho cuộc điều tra truy cứu trách nhiệm của ông Trump và các tổng thống trong
tương lai.
Ông Daniel
C. Richman, cựu công tố viên liên bang và là giáo sư luật tại Đại học Columbia,
nói rằng nếu vụ việc tài liệu mật nhà ông Trump bị biến thành một cuộc tranh tụng
pháp lý xác định lại đặc quyền hành pháp thay vì một cuộc điều tra hình sự đơn
giản theo các luật lệ đã được thiết lập, nó có thể ảnh hưởng đến việc DOJ mở rộng
điều tra về các hành động của ông Trump trong cuộc bạo loạn tấn công Quốc Hội
ngày 6 Tháng Giêng năm 2021.
Trong một
sự việc liên quan, một cuộc thăm dò ý kiến người dân Mỹ đánh giá hành vi của
ông Trump lấy hồ sơ tài liệu của chính phủ về cất giữ một cách bất cẩn tại tư
dinh, trong đó có nhiều hồ sơ mật và tối mật, có 44% những người trả lời cho rằng
hành vi đó là “phi pháp” (illegal), 17% cho rằng đó là “vô đạo
đức” (unethical) và 29% nói họ không thấy có gì sai ở đây. Khảo
sát do Marist College thực hiện cho hãng truyền thông công lập PBS và NPR, công
bố hôm thứ Tư 7 Tháng Chín 2022.
------------------
Đọc
thêm:
Bộ
phim “Mar-a-Lago” ngày càng hấp dẫn
Tài
liệu mật nhà ông Trump: Nhiều hồ sơ đã biến mất
Vòng
vây siết dần quanh ông Donald Trump
No comments:
Post a Comment