Gorbachev
qua đời, Đảng và Nhà nước Việt Nam không thống nhất cách đưa tin?
RFA
2022.08.31
Ông Mikhail Gorbachev, lãnh đạo cuối cùng của Liên
Xô, vừa qua đời hôm 30/8 ở tuổi 91. Reuters
Nhiều
trang báo Nhà nước Việt Nam đưa tin ông Gorbachev qua đời với tiêu đề mang tính chỉ
trích nhân vật này; thế nhưng sau đó rút xuống và thay đổi cách dùng từ ôn hoà
hơn. Một số người am hiểu tình hình lịch sử, chính trị, xã hội cho rằng điều đó
cho thấy sự bất đồng trong cách ứng xử giữa Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Ông
Mikhail Gorbachev, lãnh
đạo cuối cùng của Liên Xô, vừa qua đời hôm 30/8 ở
tuổi 91. Sự kiện này trở thành một đề tài thu hút được nhiều quan tâm của công
chúng Việt Nam. Nó được tìm đọc nhiều thứ ba trên Google trend (xu hướng - PV)
của Việt nam.
Ông trở
thành người đứng đầu Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX) năm 1985, khi đó ông công bố
chương trình cải cách với khẩu hiệu “đẩy nhanh sự phát triển kinh tế xã
hội của đất nước” mà
sau này gọi là “perestroika”
trong tiếng Nga.
Ông là người
được đánh giá có đóng góp to lớn trong việc làm tan rã Liên bang Xô Viết, cũng
như chấm dứt thời kỳ Chiến tranh Lạnh năm 1991.
Gorbachev trong
mắt người Cộng sản Việt Nam
Một người
từng là đảng viên Cộng sản, thường xuyên theo dõi, phân tích tình hình chính trị
Việt Nam, yêu cầu được giấu tên vì lý do an toàn, bình luận với RFA rằng trong
mắt những người cộng sản Việt Nam, họ căm thù Gorbachev, vì Gorbachev đã khai tử
cái mô hình Cộng sản ở Liên Xô - thể chế mà ông cho là “ăn của dân không chừa một
cái gì”:
“Họ căm
thù Gorbachev, vì suýt nữa, ở Việt Nam đã từng có dăm ba người lương thiện muốn
“noi theo” Gorbachev, đưa dân chủ và khai phóng vào lòng dân tộc Việt Nam. Tiếc
là lực lượng này quá mỏng, lại bị Đảng Cộng sản Việt Nam bóp chết từ trong trứng.
Hơn nữa, Đảng được quan thầy Trung Quốc bày cho trăm phương ngàn kế để bách hại
và đàn áp lực lượng dân chủ.”
Nhạc sỹ Tuấn
Khanh trả lời RFA từ Sài Gòn, nhận định ông Gorbachev là một nhân vật gây nhiều tranh
cãi, bởi hai luồng ý thức hệ ở Việt Nam phân chia khá rõ rệt:
“Một nửa miền Nam rất yêu thích ông ấy nhưng một nửa miền
Bắc thì lại có rất nhiều người căm
ghét ông ấy.
Có những
người mơ vào một giấc mơ ổn định, được bao cấp theo Chủ nghĩa Xã hội và thống
trị toàn thế giới của
Chủ nghĩa Cộng sản. Đối với những người này thì giấc mơ của họ bị đổ vỡ và họ
không chấp nhận nổi.
Trong
khi đó, ở miền Nam, người ta không chịu được và không quen với bao cấp và thể thức của Chủ nghĩa Cộng sản, cho
nên họ nhìn ông Gorbachev như là một nhà cách mạng, như là một nhân vật tạo niềm tin
rằng ở đất nước Việt Nam sẽ có một nhân vật tương tự như vậy.”
Ông Thọ Nguyễn, một người quan sát tình hình chính
trị xã hội Việt Nam, từ nước Đức, cho biết chủ trương của Đảng Cộng sản Việt
Nam là xem ông Gorbachev như
là một kẻ phản bội. Thời ông Gorbachev nắm
quyền ở Liên Xô, ông ta đã yêu cầu lãnh đạo Cộng sản Việt Nam khi đó phải cải
cách, đổi mới. Ông Thọ nói:
“Đường
lối chính
của Đảng Cộng sản Việt
Nam coi ông ấy là
người phản bội. Nhưng mà có một số các đảng viên có đầu óc tân tiến thì họ rất
mong cải cách
của ông này sẽ đưa Việt Nam đi đến chỗ canh tân.
Thế
nhưng có một điều là dù không
muốn, nhưng những cải cách
của ông ấy đã buộc Việt Nam phải đi theo con đường đổi mới, bởi vì ông ấy đã cắt viện trợ.
Chính
sách đổi
mới của
Việt Nam xuất phát từ việc Liên Xô không còn hỗ trợ cho Việt Nam nữa
Đảng Cộng
sản Việt Nam lúc ấy vừa giận
ông ấy xóa
bỏ Chủ nghĩa Xã hội ở Liên Xô làm cho Việt Nam mất chỗ dựa, nhưng chính từ việc
mất chỗ dựa đó mà Việt Nam mới liều mạng đi vào con đường cải cách.
Vào
ngày 7/10/1989 là ngày Quốc khánh của Cộng hòa Dân chủ Đức, lúc đó Đức mời tất
cả các Tổng bí thư đi dự. Ông Nguyễn Văn Linh dẫn đầu phái đoàn đảng Cộng sản Việt Nam đi sang đó.
Khi đó
ông Nguyễn Văn
Linh và ông Chau-sét-xcu
(Tổng bí thư đảng Lao động Romania -
PV) muốn tổ chức ngay tại Berlin một
cuộc họp của các
đảng Cộng sản cứng rắn để phản đối chủ trương của Gorbachev, nhưng cuộc gặp đó đã không thành công.”
Báo Đảng rút tiêu đề chỉ trích Gorbachev
Một vài
kênh truyền thông Nhà nước Việt Nam đưa tin về sự kiện ông Gorbachev qua đời bằng một giọng văn không
thân thiện, thậm chí chỉ trích người được coi là đã đóng một vai trò quan
trọng trong việc kết thúc Chiến tranh Lạnh.
Ông Nguyễn Thọ cho rằng hiện tượng này cho thấy giữa
Đảng và Nhà nước Việt Nam có sự bất đồng nhau về cách ứng xử đối với ông Gorbachev:
“Về mặt
Đảng thì người ta tức giận với ông Gorbachev bởi vì ông ấy đã làm cho Chủ nghĩa Cộng sản sụp đổ.
Nhưng về
mặt Nhà nước ở Việt Nam thì người ta muốn giữ một sự cân bằng nhất định, không
lên án ông Gorbachev đến mức như trong nội bộ Đảng.
Cho nên
ở Việt Nam tiếng nói của Đảng và Nhà nước cũng có khác nhau.
Chính phủ Việt Nam vẫn giữ thái độ trung lập hơn.”
Người đảng
viên giấu tên cho rằng ban đầu, khi hay tin ông Gorbachev qua đời thì các đài báo tuyên
truyền cho đảng lập tức đăng các bài viết có vẻ hả hê. Tuy nhiên, họ cũng biết
nếu không có Gorbachev,
Việt Nam sẽ không có Đổi mới. Ông nói:
“Báo
chí Việt Nam là “cái loa phường” của Đảng. Nghe tin ông Gorbachev qua đời thì họ
hả hê, chửi cho sướng cái bụng.
Nhưng
nghĩ lại, họ thấy ngượng với bản thân và thế giới. Không có Gorbachev thì làm
gì có Đổi mới và mở cửa ở Việt Nam. Không có Gorbachev thì đến giờ này dân Việt
Nam vẫn còn ăn bo bo.”
Mạng
báo Quân
Đội Nhân dân dịch lại bài “Liên Xô sụp đổ
và vai trò của Mikhail Gorbachev trong việc làm tan rã một nhà nước rộng lớn” của tác giả Yulia Yakobson trên tờ Pronedra
của Nga. Tuy nhiên bài
báo sau đó đã không còn được tìm thấy trên trang mạng của báo Quân Đội Nhân
Dân.
Trong bài,
ông Gorbachev gần như bị coi là nhân vật làm tan rã
Liên xô với lý do từ năm 1985, ông Gorbachev bắt đầu kế hoạch năm năm để làm sụp đổ một cường quốc. Bài viết này hiện
đã bị rút xuống.
Mạng báo Công Thương cũng có bài viết với tựa "Mikhail Gorbachev - Kẻ phản bội khiến Liên Xô sụp đổ qua đời," dẫn
báo TASS của Nga tuy nhiên sau đó sửa tiêu đề thành “Cựu Tổng thống Liên Xô
Mikhail Gorbachev qua đời.”
No comments:
Post a Comment