Gorbachev
có công với ai, có tội với ai?
Thiện Ý
03/09/2022
https://gdb.voanews.com/09ae0000-0a00-0242-3acd-08da8c55bc30_w650_r1_s.jpg
Putin viếng
thi hài Gorbachev tại Bệnh Viện Trung Ương ở Moscow, 1 tháng Chín.
Thành
ra, trước cái chết của Gorbachev, Tổng Bí thư cuối cùng của đảng CSLX, cũng là
vị Tổng thống tiên khởi của nước Cộng hòa Liên bang Nga, dường như chính quyền
Nga Putin đã tỏ ra thờ ơ, đối xử lạnh nhạt.
Thiện Ý
*
Mikhail
Gorbachev, Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Liên bang Nga và là Tổng bí thứ cuối
cùng của đảng cộng sản Liên Xô, qua đời ngày 30-8-2022 tại một bệnh viện trung
ương trực thuộc phủ tổng thống Nga ở Moscow, hưởng thọ 91 tuổi (1931-2022).
Nhiều
chính khách quốc tế bày tỏ xúc động trước sự ra đi của một chính trị gia được
đánh giá như là nhà kiến tạo kỷ nguyên hòa dịu Đông - Tây sau nhiều thập kỷ Chiến
tranh ý thức hệ toàn cầu giữa cộng sản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa hình thành
sau Thế Chiến II, mà Tây Phương gọi là Chiến tranh lạnh (Cold War). Mặc dù được
phương Tây ca tụng nhiều, và từng đoạt giải Nobel hòa bình năm 1990, nhưng tại
Nga, từ sau khi Liên Xô sụp đổ, vai trò của vị Tổng thống tiên khởi của một nước
Nga dân chủ Mikhail Gorbachev vẫn gây nhiều tranh cãi. Có nhiều người cho rằng
ông có công mang lại tự do dân chủ cho người dân Nga, thì cũng không ít người
cho rằng ông đã phá vỡ sự hùng cường của một Liên bang Xô-Viết, từng một thời
bá chủ lãnh đạo phe xã hội chủ nghĩa; coi đó như là một sỉ nhục đối với nước
Nga. Vì sao lại có dư luận trái chiều như vậy?
Để có câu
trả lời, chúng ta cùng nhìn lại quá khứ. Gorbachev lên nắm quyền Tổng bí thư đảng
Cộng sản Liên Xô (CSLX) vào ngày 11-3-1985. Với 54 tuổi đời, Mikhail Gorbachev
là Tổng Bí Thư đảng CSLX trẻ tuổi nhất, vượt qua truyền thống kế vị “Đảng truyền”
trong lịch sử đảng CSLX. Do đó, Gorbachev cũng là Tổng bí thư đảng CSLX ít được
nhân dân trong nước và thế giới bên ngoài biết đến nhất trong lịch sử lên ngôi
của các Tổng Bí Thư đảng CSLX. Nhưng có lẽ với tuổi đời ấy, Gorbachev đã sinh
ra và lớn lên trong lòng chế độ xã hội chủ nghĩa, nên đã dễ dàng nhìn thấy cái
tốt cái xấu, cái ưu cái khuyết của những chặng đường tiến lên xã hội XHCN của đất
nước Liên Xô. Từ đó, ông và các đồng chí cấp tiến trong đảng của ông mới mạnh dạn
và đủ quyết tâm đưa đất nước Liên Xô đi theo con đường cải cách.
Thực
ra, khách quan mà nói, mọi sáng kiến và nỗ lực cá nhân Gorbachev cũng như phe
cánh của ông khi đưa ra và thực hiện chương trình Cải Tổ “Glasnost” và Cởi Mở
“Perestroika”, tất cả đều chỉ muốn làm công việc “Cải tổ” sâu rộng để làm cho
chế độ XHCN tốt hơn, chứ không có ý định phá đổ toàn bộ công trình mà đảng CSLX
đã dày công kiến tạo hơn 70 năm qua; khởi đi từ cuộc Cách mạng Tháng 10 Nga năm
1917 do Vladimir Lenin khởi động và lãnh đạo. Do đó, một mặt Gorbachev cố gắng cải tổ cơ cấu chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội để đưa đất nước Liên Xô đến giàu mạnh, nhân dân có được
các quyền tự do dân chủ; nhưng vẫn trong khung cảnh một nước Liên Xô xã hội chủ
nghĩa hàng đầu. Mặt khác, bằng những hành động cụ thể tích cực cải thiện mối
quan hệ quốc tế, quan hệ song phương cũng như đa phương, tất cả đều nhằm đưa
Liên Xô đi đúng chiều hướng và theo kịp tiến bộ thời đại; góp phần xây dựng một
nền trật tự quốc tế mới, trong đó, Liên Xô vẫn có được địa vị xứng đáng của một
siêu cường như trong nền trật tự quốc tế cũ. Đó mới là tất cả ý định và lòng
mong mỏi của Gorbachev và các lãnh đạo hàng đầu đảng CSLX có khuynh hướng cải
cách như ông.
Thực vậy,
trong báo cáo quan trọng tại Hội nghị Toàn Liên Bang lần thứ XIX của đảng CSLX
ngày 28-6-1988, nghĩa là sau 3 năm tiến hành công cuộc cải tổ, Gorbachev đã khẳng
định việc cải cách hệ thống chính trị là bảo đảm quan trọng nhất làm cho công
cuộc cải tổ không thể đảo ngược. Và rằng thông qua cuộc cải tổ cách mạng
sẽ tạo ra bộ mặt mới cho chủ nghĩa xã hội. Ông nói “…Vâng,
chúng ta đang từ bỏ tất cả những gì đã làm biến dạng chủ nghĩa xã hội trong những
năm 30 và những gì đã đưa đến sự trì trệ trong những năm 70. Nhưng chúng ta muốn
có một chủ nghĩa xã hội đã được tẩy sạch khỏi những sai lạc của những thời kỳ
trong quá khứ, và đồng thời kế thừa tất cả những gì tốt đẹp nhất đã được tạo ra
bằng tư duy sáng tạo của những nhà sáng lập ra học thuyết của chúng ta, những
gì đã được thực hiện vào cuộc sống bằng lao động và những nỗ lực của nhân dân,
những gì phản ánh được hy vọng và nguyện vọng của họ. Chúng ta muốn một chủ
nghĩa xã hội chứa đựng trong mình nó những kinh nghiệm tiên tiến của sự phát
triển thế giới, hoàn toàn dựa vào những thành quả tiến bộ của loài người. . .”
(*).
Mặt khác,
khi nhìn ra thế giới bên ngoài, vẫn theo báo cáo trên, Gorbachev đã nhận định
tình hình thế giới trong thời điểm giao thời giữa thế kỷ XX và XXI, theo ông,
được xác định bởi các khuynh huớng sau đây:
- “Phi
quân sự hóa và nhân đạo hóa quan hệ quốc tế một cách từ từ, khi mà
cuối cùng lý trí, trí thức và những tiêu chuẩn đạo đức, chứ không phải những
mong muốn ích kỷ và thành kiến, sẽ là động cơ thúc đẩy các nước trong khi giải
quyết vô số các mâu thuẫn trên thế giới và đạt được sự cân bằng lợi ích, khi mà
quyền tự do lựa chọn của mỗi nước được công nhận”
- “
Việc bảo đảm an ninh quốc gia sẽ ngày càng chuyển từ tương quan giữa các tiềm lực
quân sự sang sự phối hợp lẫn nhau về chính trị và thực hiện nghiêm chỉnh
các cam kết quốc tế, sẽ hình thành hệ thống an ninh quốc tế toàn diện, chủ yếu
là thông qua việc nâng cao vai trò của Liên Hiệp Quốc”.
- “
Sự lớn mạnh của tiềm năng khoa học kỹ thuật sẽ được xử dụng một cách văn minh
hơn, nhằm cùng
nhau giải quyết những nhiệm vụ kinh tế, sinh thái, năng lượng, lương thực, y tế
quốc tế và những nhiệm vụ toàn cầu khác vì lợi ích của toàn thể nhân loại”
- “Sự
tiếp xúc đa dạng và tự nguyện của các nước và các dân tộc độc lập sẽ phục vụ vững chắc việc làm
phong phú lẫn nhau về cả vật chất lẫn tinh thần, củng cố cơ cấu hòa bình thế giới” (**)
Qua những
nhận định trên, ta thấy, cá nhân Gorbachev cũng như phe cấp tiến của ông trong
đảng CSLX lúc bấy giờ đã đi đúng chiều hướng của một thế chiến lược quốc tế mới
hình thành do các biến đổi tình hình thế giới về chủ quan cũng như khách quan,
Thế nhưng,
Gorbachev và các đồng chí của ông đã không thành công trong ý hướng cải tổ để bảo
vệ được chế độ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Liên bang Xô- Viết. Vì những biến chuyển
tình hình thực tế vượt tầm kiểm soát của chính quyền gây bất ổn xã hội, làm mất
chủ động trong việc thực hiện các chủ trương chính sách cải cách có tính cách mạng.
Do đó, chỉ một năm sau khi đưa ra được những nhận định thức thời, và sau bốn
năm tiến hành công cuộc cải tổ, Liên Xô, Tổ quốc Xã hội Chủ nghĩa của các nước
trong khối cộng sản, đã hoàn toàn sụp đổ, dẫn đến sự tan rã hệ thống các nước
xã hội chủ nghĩa Đông Âu và toàn thế giới.
Tên tuổi của
Mikhail Gorbachev dù muốn hay không, cũng đã đi vào lịch sử như một người có
công đối với nhân dân Liên Xô và các lực lượng yêu chuộng tự do, dân chủ và hòa
bình trên khắp thế giới. Thế nhưng Ông lại bị coi là kẻ có tội đối với những
người cộng sản Liên Xô cũng như những đồ đệ trung thành với chủ nghĩa Mác-Lênin
ở các nước khác trong đó có đảng cộng sản Việt Nam. Là vì, chính ông, bằng hành
động cải tổ, dù không tri tình, cũng đã phá hủy toàn bộ công trình mà họ đã xây
dựng được bằng xương máu của chính họ và của nhân dân qua nhiều thế hệ trên đất
nước Liên Xô và nhiều nước nghèo đói khác trên thế giới đã lỡ đi theo con đường
XHCN. Nhưng cũng chính sự sụp đổ này, đã dẫn đến sự ly khai giành độc lập của
nhiều nước thành viên trong Liên bang Xô-Viết cũ trong đó có Ukraine và hầu hết
đã gia nhập Liên minh quân sự NATO, trừ Ukraine mới có ý định đã bị nước Nga của
Tổng thống đương nhiệm Putin xâm lược ngày 24-2-2022 vừa qua với ý đồ ngăn chặn.
Nguyên nhân là vì sau khi Liên Xô sụp đổ, nước Nga ngày càng thất thế, bị mất
vai trò lãnh đạo khối XHCN của một siêu cường từng đứng ngang hàng với Hoa Kỳ.
Nay tổng thống Nga Putin và nhiều người trong giới lãnh đạo Nga gốc đảng viên cộng
sản, cũng như không ít người dân Nga muốn tái lập vị thế của một cường quốc
lãnh đạo một khối các nước tương tự như thời kỳ Chiến tranh lạnh (1945-1991).
Thành ra,
trước cái chết của Gorbachev, Tổng Bí thư cuối cùng của đảng CSLX, cũng là vị Tổng
thống tiên khởi của nước Cộng hòa Liên bang Nga, dường như chính quyền Nga
Putin đã tỏ ra thờ ơ, đối xử lạnh nhạt. Qua truyền thông, người ta thấy cá nhân
tổng thống Putin cầm một bó hoa (khác vòng hoa) đơn độc, lặng lẽ đặt bên
quan tài Gorbachev khi đến viếng linh cửu và chia buồn với tang quyến người tiền
nhiệm; vốn là người đã tạo cơ hội cho ông, một cựu giám đốc cơ quan tình báo
Nga (KGB) có được vị thế tối cao hôm nay. Đồng thời, chính quyền của ông Putin
cũng đã không tổ chức nghi thức quốc tang cho vị Tổng thống tiên khởi của nước
Nga dân chủ hiện nay. Phải chăng động thái này cho thấy, cá nhân và chính quyền
Putin cũng như các cựu đảng viên cộng sản Liên Xô và con cháu họ, sẵn sàng chấp
nhận một chế độ độc tài, hy sinh tự do dân chủ với bất cứ giá nào, miễn nước
Nga có được vị thế bá chủ một khối các nước như thời kỳ Chiến tranh lạnh? Phải
chăng cũng vì vậy mà chính quyền Putin đã không quan tâm đến lời kêu gọi sau
cùng của vị tổng thống tiên khởi của nước Nga dân chủ Mikhail Gorbachev liên
quan đến cuộc xâm lược của Nga vào Ukraina, đưa ra hôm 26/02, rằng « hãy chấm
dứt các hành động thù địch » tại Ukraina và « đối thoại hòa
bình ngay lập tức ».
Thiện Ý
(*) và (**): Hội nghị Toàn liên
bang lần thứ 19 của đảng CSLX – Tài liệu và văn kiện. Phụ trương bản tin Liên
Xô Ngày Nay số tháng 7-1988 (trang 102, 41).
Diễn đàn
No comments:
Post a Comment