Di dân Việt:
Chính trị ổn, kinh tế tốt mà sao vẫn phải ra đi?
Võ Ngọc Ánh
Gửi bài từ Tacoma, bang Washington, Hoa Kỳ
22 tháng 9 2022
https://www.bbc.com/vietnamese/forum-62944729
Chưa bao giờ lại có nhiều người Việt xây tương lai
bên ngoài tổ quốc mình nhiều như thế và như hiện nay.
Người nghèo ra đi với lý
do của mình, người có tiền ra đi theo cách của họ. Tất cả tìm cách ra đi để
mong có được công việc, cuộc sống, học hành… tốt hơn bên ngoài đất nước. Xin kể
ra một số câu chuyện tôi biết.
Bạn tôi ra đi
Bỏ qua bằng đại học, bạn
tôi để lại vợ con đi làm công nhân xây dựng tại Nhật Bản sau nhiều năm chật vật
mưu sinh.
Từ Nhật, bạn gọi cho tôi
hỏi việc làm, lương hưởng, cuộc sống ở Mỹ thế nào. Vì những người môi giới vừa
kết nối với bạn và hứa đưa qua Mỹ làm việc.
Nhiều người Việt vẫn 'sẵn
sàng đánh đổi mạng sống' để sang Anh
Anh 'tìm kiếm quy mô lớn'
bốn người Việt mất tích, nghi chết trong vụ cháy nhà máy
Người Việt sang Anh: Ra
đi bằng mọi ngả, ở lại bằng mọi giá
Theo lời bạn, từ Nhật qua
Mỹ dễ hơn Việt Nam. Nhưng chi phí cho chuyến đi hơn 50 nghìn đô la Mỹ.
Số tiền lớn không đảm bảo
vào Mỹ hợp pháp mà với kịch bản. Môi giới đưa đến biên giới Mêxicô - Mỹ. Tiếp đến,
phải tự nộp mình cho lực lượng biên phòng Mỹ để bị giam ở các trại biên giới.
Sau đó tìm người ở Mỹ để bão lãnh ra ngoài. Cuối cùng ở lại làm việc bất hợp
pháp trên đất Mỹ.
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài
Loan… các quốc gia người Việt hy vọng được bán sức lao động để đổi đời ở quê
nhà.
Trên đất Nhật bạn nói,
thu nhập ở đây không cao. Hợp đồng ba năm sau khi trừ các chi phí cũng chẳng
còn được bao nhiêu. Trong khi đó, môi giới vẽ ra một tương lai thu nhập hấp dẫn
ở Mỹ. Một năm làm việc đủ trả chi phí chuyến đi, các năm còn lại tích góp.
Kiếm tiền dễ dàng ở một
nơi xa lạ, cách môi giới vẽ ra cho con mồi.
Việc nhẹ lương cao là cái
bẫy được giăng để chiêu dụ. Không chỉ đi Mỹ, châu Âu… mà không ít người Việt bị
sập đến Campuchia để rồi làm việc như nô lệ.
Đánh vào hy vọng, người
Việt lừa lẫn nhau và xảy ra không biết bao chuyện đau lòng trên những vùng đất
hứa.
Người Việt chỉ ra đi để được sống
Lịch sử Việt Nam cho đến
khi người Pháp xâm lược không ghi nhận người Việt có các chuyến đi khám phá,
thám hiểm, tìm kiếm cuộc sống tốt hơn ở nơi xa lạ.
Ngay cả khi bình định được
vùng đất phương Nam, người Việt chỉ quanh quẩn ở vùng đồng bằng.
Bên trong dãy Trường Sơn,
các triều đại phong kiến Việt Nam chưa thật sự có một chính quyền hiện diện. Sự
hùng vĩ của dãy Trường Sơn là sự cản trở người Việt chưa thể vượt qua.
Trong thế kỷ 18 và 19,
người Việt cho xây dựng Trường Lũy từ Quảng Nam đến Bình Định như trường thành
biên giới để ngăn chặn sự xâm nhập của các dân tộc thiểu số miền núi.
Tây Nguyên, phải chờ người
Pháp khai phá, đặt nền móng nhà nước thật sự cho các chính quyền của người Việt
sau này.
Bờ biển dài, nhưng lịch sử
4000 năm người Việt chỉ quanh quẩn ven bờ.
Lịch sử chỉ ghi nhận chỉ
có những người Việt ra đi để được sống.
Đầu thế kỷ 13, những hậu
duệ của nhà Lý phải rời bỏ quê hương để bảo toàn tính mạng trước một Trần Thủ Độ
tìm cách tiêu diệt.
Họ đi không trở về. Hậu
duệ nhà Lý cùng gia nô trở thành những người gốc Việt không còn dấu ấn Việt
trên văn hóa, khuôn mặt.
Sau khi chiếm được các vùng
đất phương Nam việc khai phá đa phần dân chịu cảnh tù tội, thành phần khó trị với
chính quyền bị đưa đi. Nhà Nguyễn được lập nên từ hậu duệ của Nguyễn Hoàng,
trong thế kỷ 16 phải chạy vào phía Nam để bảo toàn tính mạng.
Cuộc di cư lớn nhất của
người Việt vào năm 1954. Có khoảng một triệu người ở miền Bắc vào Nam. Họ ra đi
bởi đã chứng kiến đấu tố, thù hận, chết chóc, man rợ... trong cải cách ruộng đất.
Sau ngày chính quyền phía
Nam sụp đổ trong biến cố năm 1975, người Việt lại đối mặt với sự thù hận chính
trị được đẩy lên cao độ trong một đất nước thống nhất với cái đói quay quắt.
Nhiều gia đình, từng đoàn
người phải rời bỏ ruộng vườn, họ hàng, mồ mả, cha mẹ trong chuyến đi phải đối mặt
với cái chết, hải tặc, lục lâm thảo khấu... Nhưng họ hy vọng một cuộc sống tử tế,
đúng phẩm giá bên ngoài Việt Nam.
15 năm sau biến cố năm
1975, người Việt phải rời bỏ quê hương theo kiểu mạnh ai nấy chạy. Họ ra đi như
sợ cái chết, tù đày kịp đến trước.
Hàng chục ngàn người Việt
đã bỏ mạng trên biển, trong rừng, bị cưỡng hiếp. Những người vợ mất chồng, con
mất cha, nhiều cá nhân bị tổn thương, biết bao câu chuyện thảm sầu của các gia
đình, trong một đất nước bị đày đọa bởi ý thức hệ, khoét thêm sự chia rẽ của một
dân tộc.
Lịch sử của người Việt
không thể 'mất trí nhớ' về "thuyền nhân". Lịch sử ghi lại để thấy đau
thương của một dân tộc. Không quên để tương lai tránh được. Không nên 'rửa sạch'
lịch sử bằng ý thức chính trị.
Lịch sử càng không thể
lên án những người phải rời bỏ quê hương ra đi để được sống.
Nghèo đi bán sức lao động, giàu đi tìm sự an toàn
Việt Nam giờ đây không
còn đối mặt với cái đói quay quắt nhưng vì đâu người Việt vẫn tiếp tục ra đi?
Người nghèo dành độ tuổi
sung sức nhất ra đi bán sức lao động xứ người, mong tích góp để có tiền trả nợ,
chữa bệnh, xây nhà, tích lũy chút vốn để con cái học hành, cho tương lai… Rất
nhiều người Việt chọn cách sống bên ngoài luật pháp ở nước ngoài, đối mặt với
nhiều nỗi sợ để kiếm tiền.
Vẫn còn nhiều người Việt
bỏ mạng trên đường, ở công trường, trong chỗ làm... nơi xứ người.
Cuối 2019, 39 người Việt
bỏ mạng trên đường đến Anh tại hạt Essex, gây chấn động thế giới. Mới tháng 6
vừa qua, tin tức nói cảnh sát Anh phát hiện ra bốn người Việt chết cháy trong
khu nhà kho ở Oldgam, rồi có tin người Việt làm việc như nô lệ tại
Campuchia…Còn bao nhiêu số phận khác chưa được phơi bày ra. Thật xót xa!
Các thành tích mà đài báo
Việt Nam luôn đăng tải xem ra không giải thích được lý do người dân bỏ đi.
Một đất nước có tốc độ
tăng trưởng kinh tế thuộc hàng đầu thế giới mà người dân chưa thể an tâm sống
trong tổ quốc mình thì làm sao thành hổ, thành rồng.
Một đất nước tăng trưởng
kinh tế cao, giàu văn hóa… mà phụ nữ cứ mong được lấy chồng nước ngoài để thoát
khỏi Việt Nam, trong các cuộc hôn nhân vắng tình yêu.
Trong khi đó, người có điều
kiện cho con tỵ nạn giáo dục, y tế, phúc lợi xã hội...
Người có khả năng kiếm tiền
tại Việt Nam, nhưng lại tiêu xài ở nước ngoài. Họ trở thành khách hàng của nền
giáo dục Anh, Mỹ, Úc, Singapore…
Nền giáo dục Việt Nam
không hưởng lợi từ những người đầu tư lớn cho việc học của con cái.
Có phải đây là lý do?
Giáo dục Việt Nam nặng chính trị, yếu chuyên môn, không dạy người học phát triển
toàn diện…để ngay cả người trong hệ thống vẫn không tin. Họ cho con cái thoát
khỏi khi có cơ hội bằng trường quốc tế, du học.
Nền giáo dục nhiều khiếm
khuyết, nửa quốc dân (bởi phải đóng tiền), không được đầu tư đủ dường như chỉ
dành cho người nghèo.
Các lĩnh vực khác cũng
trong tình cảnh tương tự. Người khá giả không tiêu tiền trong nước để kích
thích sự phát triển. Không ít người Việt giàu có đối xử với đất nước mình như
thực dân.
Mốt thời thượng của giới
có tiền tại Việt Nam là đầu tư ở các nước dân chủ. Họ đầu tư cho sự an toàn hơn
kinh doanh thật sự. Tôi đã thấy, đã chứng kiến vô số câu chuyện đầu tư kiểu này
từ khi còn ở Việt Nam đến khi sang Mỹ.
Nhưng liệu chúng ta có thể
trách họ được chăng? Bởi nhu cầu của họ chính quyền không đáp ứng được. Người
dân đã thấy kết cục của các nền độc tài trên thế giới, nên lo lắng thiếu an
toàn trong tương lai trên tổ quốc mình cũng là điều chính đáng.
Sự ổn định của Việt Nam
do nhu cầu dân chủ, nhân quyền bị chính quyền gạt ra khỏi cuộc sống của công
dân.
Và người ta cứ ra đi vì
khó được sống tử tế trên quê hương. Cùng lúc, có quá nhiều lý do để người Việt
hy vọng tốt hơn đang ở bên ngoài tổ quốc. Vận mệnh dân tộc rồi sẽ về đâu?
-------------------
* Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả Võ Ngọc
Ánh, hiện đang sinh sống tại thành phố Tacoma, tiểu bang Washington.
*
TIN LIÊN QUAN
Hai năm vụ Essex: Vượt
biên vào Anh, người Việt gặp gì?
23 tháng 10 năm 2021
.
Thêm thi thể 'nghi di
dân Việt' trong nhà máy cháy ở Anh, khả năng liên quan 'buôn người và cần sa'
29 tháng 7 năm 2022
.
Người Việt sang Anh: Ra
đi bằng mọi ngả, ở lại bằng mọi giá
27 tháng 11 năm 2021
.
Di dân: Nhiều người Việt sẵn
sàng 'đánh đổi mạng sống' để vào Anh
16 tháng 11 năm 2021
No comments:
Post a Comment