NỘI DUNG :
Đằng
sau việc Phạm Xuân Thăng, Bí thư Hải Dương bị bắt
Mai Hoa Kiếm
.
Bí
thư Hải Dương bị Bộ Chính trị kỷ luật do dính líu đến vụ Việt Á
RFA
.
Hải
Dương: Bắt tạm giam Bí thư Tỉnh ủy và Giám đốc Sở Y tế vì dính líu vụ Việt Á
RFA
====================================================
.
.
Đằng
sau việc Phạm Xuân Thăng, Bí thư Hải Dương bị bắt
Mai Hoa Kiếm
19/09/2022
https://baotiengdan.com/2022/09/19/dang-sau-viec-pham-xuan-thang-bi-thu-hai-duong-bi-bat/
Ngày 17-9- 2022, Cơ quan cảnh sát điều
tra Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm
giam Phạm Xuân Thăng, Uỷ viên Trung ương đảng, Bí thư tỉnh Hải Dương.
Phạm Xuân
Thăng bị bắt giam là tất yếu, vì đã can thiệp, chỉ đạo mua test kit Việt Á và
được chia chác tiền hối lộ.
Chỉ bất ngờ
là một ngày trước khi bị bắt, Thăng bị đình chỉ sinh hoạt Đảng và các chức vụ
trong Đảng. Bộ Chính trị cũng trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi
hành kỷ luật đối với Thăng tại hội nghị Trung ương 6 dự kiến sẽ diễn ra vào
ngày 4-10 đến 10-10-2022.
Sau khi tiễn
được 3X về quê, quyền lực của Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới thời Nguyễn Phú Trọng
là tối thượng, xem Ban chấp hành Trung ương chẳng ra gì.
Việc bắt
ông Phạm Xuân Thăng na ná như bắt Đinh La Thăng trước đây, tức Bộ Chính trị “gật
đầu” bắt Uỷ viên Trung ương mà không cần xin phép Ban chấp hành Trung ương,
cũng không cần Uỷ ban Thường vụ quốc hội ra quyết định tạm dừng tư cách đại biểu.
Chỉ khác ở chỗ, Xuân Thăng chưa từng nhận kỷ luật đảng, còn La Thăng đã bị tước
bỏ chức Uỷ viên Bộ chính trị, Bí thư thành Hồ trước đó.
Nên nhớ,
Phạm Xuân Thăng hiện đang nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng về đảng lẫn chính
quyền:
– Ủy viên
Trung ương Đảng khoá 13
– Bí thư Tỉnh
ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Hải Dương
– Bí thư đảng
uỷ quân sự Hải Dương
– Trưởng
ban phòng chống tham nhũng tỉnh Hải Dương
– Ủy viên Ủy
ban về các vấn đề Xã hội của Quốc hội khóa XIV
– Đại biểu
Quốc hội hai khoá XIII và XIV.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/09/1-13.jpg
Chân dung Bí thư tỉnh uỷ Phạm Xuân Thăng. Nguồn:
TTXVN
Phạm Xuân
Thăng tốt nghiệp Đại học Sư phạm 1 Hà Nội ngành Hoá học và trở thành thầy giáo
dạy Hoá được nhiều năm. Nếu như không tham vọng quyền lực, để đi làm cán bộ
Đoàn, thì đời thầy giáo Thăng không có cái kết tệ hại như bây giờ.
Hai chục
năm trước, nhiều thầy giáo và công chức đã gọi ông Thăng bằng hỗn danh Thăng
“Tóc Đỏ” để ví ông ta như nhân vật Xuân Tóc Đỏ của nhà văn Vũ Trọng Phụng. Tức
là Thăng Tóc Đỏ cũng tinh ranh, cũng “quái” và có tài mê hoặc các bà “Phó Đoan”
là mệnh phụ, phu nhân các đại quan cộng sản. Nhờ đó, Thăng leo rất nhanh lên những
nấc thang quyền lực.
Trời cho
Thăng Tóc Đỏ vẻ điển trai và thân hình vạm vỡ. Thiên hạ đồn rằng, thời làm bí
thư Đoàn tỉnh Hải Dương, Thăng Tóc Đỏ lọt vào “mắt xanh” để trở thành “em kết
nghĩa” của nữ bí thư tỉnh uỷ Hải Dương người Nam Bộ, một phụ nữ xinh đẹp, sung
mãn và ly thân chồng, hơn đúng Thăng một con giáp. Sau này, bà ta được ngồi hai
khoá trong Bộ Chính trị và lọt vào đến “tứ trụ” triều đình.
Trong danh
sách địa phương mua sắm kit xét nghiệm từ Công ty Việt Á, theo báo cáo của Kiểm
toán Nhà nước cho thấy, Hải Dương mua 167 tỷ đồng, xếp thứ 4 sau Đà Nẵng (275,5
tỷ đồng), Bắc Giang (194 tỷ), Đồng Tháp (174 tỷ), Hải Dương (167 tỷ).
Tháng
12-2022, Cơ quan điều tra BCA bắt khẩn cấp Phạm Duy Tuyến, Ủy viên Ban Chấp
hành Đảng bộ Sở Y tế, Bí thư Chi bộ, Giám đốc CDC Hải Dương, can tội nhận hối lộ
27 tỷ đồng của Việt Á. Thời điểm này, dư luận đã râm ran thông tin nhiều lãnh đạo
cao nhất của Hải Dương đều được chia tiền hối lộ. Số tiền không được chi tiết,
tin cho hay tiền Việt Á hối lộ bằng chuyển vào tài khoản đứng tên vợ ông Phạm
Xuân Thăng.
“Đen thôi, đỏ quên đi!”
Dư luận cả
nước đang hướng về Đà Nẵng, nơi dẫn đầu quốc gia về việc mua test kit số tiền kỷ
lục 299 tỷ, trong đó số tiền mua test kit của Việt Á là 275,5 tỷ. Vậy mà, cho đến
lúc này, dàn cán bộ lãnh đạo thành phố Đà Nẵng vẫn vô can, ngoại trừ mỗi giám đốc
CDC Tôn Thất Thạnh bị bắt, khởi tố tội danh rất vu vơ “Tham ô tài sản”, khi cho
bán một số test kit “dôi dư” trong kho cho chính Cty Việt Á để kiếm được 4 tỷ đồng.
Tóm lại là, cán bộ Đà Nẵng không tơ hào, hối lộ đồng nào!
Ngày
31-7-2022, Nguyễn Văn Quảng, bí thư Đà Nẵng dám nói chắc rằng, ngoài những tiêu
cực của một số cán bộ ở Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP Đà Nẵng (CDC) thì không
có tiêu cực ở các cấp khác của thành phố.
Bí thư Quảng từng nói: “Vừa rồi trên trang mạng cũng có những thông tin cá
nhân đồng chí A, đồng chí B liên quan đến việc này, việc kia. Tôi xin khẳng định
rằng, trước tất cả những tài liệu của Ủy ban kiểm tra, thanh tra và đặc biệt là
của cơ quan điều tra đến thời điểm này không có các vấn đề về tham nhũng, tiêu
cực như trên các trang mạng xã hội đưa ra”.
Câu hỏi đặt
ra, tại sao bí thư Đà Nẵng lại tự tin đến vậy? Tại sao tài liệu của Cơ quan điều
tra, Uỷ ban Kiểm tra và cả Thanh tra đều chưa công bố, nhưng ông Quảng đã được
xem trước?
Tháng
1-2020, khi luân chuyển cán bộ nguồn vào Uỷ viên Trung ương khoá 13, lúc đầu ghế
Phó bí thư Thường trực thành uỷ Đà Nẵng được sắp xếp cho Nguyễn Duy Hưng, Phó
Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, trợ lý của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tuy
nhiên, Thường trực ban bí thư Trần Quốc Vượng đang ở thế thượng phong nên phút
89, ông Vượng giành suất này cho đồ đệ của ông ta là Nguyễn Văn Quảng, Viện phó
VKS Tối cao. Quảng là con trai ông Nguyễn Văn Huấn, là đàn anh, công tác chung
với Trần Quốc Vượng nhiều năm.
Tháng
10-2020, Quảng ngồi vào ghế Bí thư Đà Nẵng tại đại hội đảng bộ thành phố lần thứ
22 và lọt vào Uỷ viên Trung ương khoá 13.
Nguyễn Duy
Hưng đành ngậm ngùi về nhậm chức Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Hưng Yên, nhiệm
kỳ 2015 – 2020 và mất cơ hội vào Uỷ viên Trung ương khoá 13. Hưng là con trai
ông Nguyễn Văn Yểu, Uỷ viên Trung ương khoá 8 và 9, cựu Phó chủ tịch Quốc hội
khoá 10 và 11.
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/09/1.jpg-5.png
Nguyễn Duy Hưng, Phó Bí thư tỉnh Hưng Yên (ảnh
trên) và Nguyễn Văn Quảng, Bí thư Đà Nẵng (ảnh dưới)
https://baotiengdan.com/wp-content/uploads/2022/09/2-2-696x999.jpg
Nếu Nguyễn
Hoà Bình thay Đinh Tiến Dũng làm Bí thư Hà Nội, Lê Minh Trí thay Bình giữ chức
Chánh án Tối cao, thì cơ hội được điều về trung ương thay Trí, ngồi ghế Viện
trưởng VKS Tối cao đối với Nguyễn Văn Quảng là rất lớn. Có lẽ vì thế, Quảng đã
làm hết mình để Đà Nẵng có “bộ mặt sạch sẽ” và dàn lãnh đạo thành uỷ, cùng ban
cán sự đảng UBND thành phố được ra khỏi tầm ngắm.
Được biết,
UBKT Trung ương đã đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư kỷ luật kiểu “giơ cao đánh
khẽ” dành cho Đà Nẵng và sẽ công bố nay mai.
Có 16 vị bị
mức “khiển trách”, trong đó có Lê Trung Chinh, Phó bí thư thành uỷ, Bí thư Ban
cán sự đảng, chủ tịch UBND TP. Cùng 3 vị bị mức “cảnh cáo” gồm:
– Hồ Kỳ
Minh, Thường vụ thành uỷ, Phó Bí thư ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch thường trực
UBND TP.
– Ngô Thị
Kim Yến, Thành uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND TP, giám đốc sở Y tế.
– Huỳnh Đức
Thơ, Phó Bí thư thành uỷ, Chủ tịch UBND TP nhiệm kỳ 2015-2020.
Trở lại
câu chuyện Phạm Xuân Thăng. Ngài Thăng Tóc Đỏ giờ đã thấm đòn trong canh bạc
quyền lực và hiểu rõ bản chất của nhà nước cộng sản. Trung ương không phải là
nơi trú ngụ của “giới tinh hoa” như đảng vỗ ngực rao giảng. Cái xã hội sang trọng
mà Phạm Xuân Thăng lọt vào được cũng như cái xã hội đen lem luốc ngoài kia tuy
khác nhau nhưng cùng chung một bản chất, dâm ô, đểu cáng, hám danh, bịp bợm, vô
liêm sĩ, tranh quyền đoạt lợi, “ăn của dân không chừa bất cứ thứ gì” và sẵn
sàng xuống tay đẫm máu.
Phạm Xuân
Thăng bị bắt vì không giỏi chạy chọt như các lãnh đạo tỉnh thành khác và nhất
là, phe cánh bảo kê của Phạm Xuân Thăng nay đã rã đám, vãn tuồng.
Đen thôi,
đỏ quên đi!
.
-------------------------------------------
.
.
Bí
thư Hải Dương bị Bộ Chính trị kỷ luật do dính líu đến vụ Việt Á
RFA
16/09/2022
Ông Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương (Báo Công Thương)
Ông
Phạm Xuân Thăng, Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương, và một loạt
lãnh đạo tỉnh này vào ngày 16/9 bị Bộ Chính trị, Ban Bí thư Đảng Cộng sản Việt
Nam kỷ luật về mặt Đảng do những vi phạm dính líu đến vụ bộ xét nghiệm COVID-19
của Công ty Việt Á.
Công ty Việt
Á hiện đang bị điều tra vì những cáo buộc liên quan đến việc thổi giá bộ xét
nghiệm COVID-19 và đưa hối lộ cho các đối tác.
Quyết định
kỷ luật được đưa ra tại cuộc họp của Bộ Chính trị, Ban Bí thư dưới sự chủ trì của
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trụ sở Trung ương Đảng Cộng sản VN ở Hà Nội
trong ngày 16/9.
Biện pháp
kỷ luật về mặt Đảng đối với Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Phạm Xuân Thăng và các
lãnh đạo khác của tỉnh căn cứ vào đề nghị của Ủy Ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương
Đảng trong kỳ họp thứ 19 của Ủy ban này từ ngày 6-8/9 vừa qua.
Bộ Chính
trị và Ban Bí thư đồng ý với đề nghị của UBKT xem xét kỷ luật đối với các cá
nhân gồm: Phạm Xuân Thăng (Ủy viên
Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh), Triệu Thế Hùng (Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí
thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch UBND tỉnh), Nguyễn
Dương Thái (nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng,
nguyên Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Trưởng Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh);
Lương Văn Cầu (nguyên Tỉnh ủy viên,
nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, nguyên Phó Trưởng
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh), Phạm
Mạnh Cường (Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Sở Y tế) và Nguyễn Trọng Hưng (nguyên Tỉnh ủy viên,
nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Hải Dương).
Những sai
phạm của các cá nhân vừa nêu bao gồm chỉ đạo ký hợp đồng, tạo điều kiện để Công
ty Cổ phần Công nghệ Việt Á độc quyền bán bộ kít xét nghiệm và tham gia thực hiện
xét nghiệm trái quy định; mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, hóa chất xét
nghiệm, cung ứng thuốc; chi hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch; cải tạo, sửa
chữa các cơ sở y tế; một số cán bộ tham nhũng, tiêu cực, nhận hối lộ, bị khởi tố,
bắt tạm giam.
Ông Phạm
Xuân Thăng bị đình chỉ sinh hoạt Đảng, đình chỉ các chức vụ trong Đảng và
trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với ông
này. Ông Nguyễn Trọng Hưng bị cách chức Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ
tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2020 – 2025. Ông Phạm Mạnh Cường bị khai trừ Đảng; ông
Nguyễn Dương Thái bị cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng. Hai ông Triệu Thế
Hùng và Lương Văn Cầu bị khiển trách.
Ngoài các
cá nhân vừa nêu, Bộ Chính trị, Ban Bí Thư vào ngày 16/9 còn quyết định kỷ luật
cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hải Dương nhiệm kỳ 2020 - 2025; cảnh cáo Ban cán
sự đảng UBND tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2016 – 2021; khiển trách Ban cán sự Đảng Uỷ
ban nhân dân tỉnh Hải Dương nhiệm kỳ 2021 – 2026
Bộ Chính
trị, Ban Bí thư đề nghị các cơ quan chức năng thi hành kỷ luật về hành chính
theo quy định đối với tập thể, cá nhân đã bị kỷ luật Đảng.
------------------------------------
.
.
Hải
Dương: Bắt tạm giam Bí thư Tỉnh ủy và Giám đốc Sở Y tế vì dính líu vụ Việt Á
RFA
18-9-2022
Ông Phạm Xuân Thăng - Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương
(MQ/Dân Trí)
Bí thư tỉnh
ủy Phạm Xuân Thăng và giám đốc Sở Y
tế tỉnh Hải Dương Phạm Mạnh Cường
vào ngày 17/9 bị khởi tố và tạm giam, một ngày sau khi bị Bộ Chính trị và Ban
Bí thư đảng cộng sản Việt Nam kỷ luật.
Cơ quan Cảnh
sát Điều tra thuộc Bộ Công an được truyền thông Nhà nước loan tin trong cùng
ngày về biện pháp khởi tố và bắt tạm giam đối với ông Phạm Xuân Thăng và ông Phạm
Mạnh Cường về tội ‘lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ’.
Trước đó một
hôm, ngày 16/9, Bộ Chính trị và Ban Bí thư dưới sự chủ trì của ông tổng bí thư
Nguyễn Phú Trọng quyết định đình chỉ sinh hoạt Đảng, đình chỉ các chức vụ trong
Đảng và trình Ban Chấp hành Trung ương Đảng xem xét, thi hành kỷ luật đối với
ông Phạm Xuân Thăng. Ông Phạm Mạnh Cường bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Trong tư
cách người đứng đầu tỉnh Hải Dương, ông Phạm Xuân Thăng bị cho có sai phạm
trong công tác chỉ đạo ký hợp đồng, tạo điều kiện để Công ty Cổ phần Công nghệ
Việt Á độc quyền bán bộ kít xét nghiệm và tham gia thực hiện xét nghiệm trái
quy định; mua sắm trang thiết bị y tế, sinh phẩm, hóa chất xét nghiệm, cung ứng
thuốc; chi hỗ trợ cho công tác phòng, chống dịch; cải tạo, sửa chữa các cơ sở y
tế; một số cán bộ tham nhũng, tiêu cực, nhận hối lộ, bị khởi tố, bắt tạm giam.
Ông Phạm Mạnh
Cường, trong cương vị người đứng đầu Sở Y tế, cũng bị cáo buộc những vi phạm
tương tự ông Phạm Xuân Thăng.
Tại tỉnh Hải
Dương, nguyên Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Phạm Duy Tuyến và nguyên kế toán trưởng Nguyễn Mạnh Cường là hai viên chức Nhà nước bị khởi tố và bị bắt đầu
tiên cùng với tổng giám đốc Công ty Việt Á Phan
Quốc Việt vào ngày 17/12/2021.
Hôm
7/1/2022, truyền thông Nhà nước Việt Nam dẫn thông báo từ Bộ Công an cho biết
Công ty Việt Á đã thổi giá kit xét nghiệm COVID-19 lên thêm khoảng 45% và đưa hối
lộ cho các “đối tác” 800 tỷ đồng.
No comments:
Post a Comment