Wednesday 8 December 2021

THƯỢNG ĐỈNH BIDEN - PUTIN : HAI BÊN GIỮ NGUYÊN LẬP TRƯỜNG TRONG HỒ SƠ UKRAINE (RFI)

 


Thượng đỉnh Biden-Putin : Hai bên giữ nguyên lập trường trong hồ sơ Ukraina

Thu Hằng  -  Chi Phương  /  RFI

Đăng ngày: 08/12/2021 - 13:36

https://www.rfi.fr/vi/qu%E1%BB%91c-t%E1%BA%BF/20211208-th%C6%B0%E1%BB%A3ng-%C4%91%E1%BB%89nh-biden-puntin-hai-b%C3%AAn-gi%E1%BB%AF-nguy%C3%AAn-l%E1%BA%ADp-tr%C6%B0%E1%BB%9Dng-trong-h%E1%BB%93-s%C6%A1-ukraina

 

Lập trường và bất đồng về tình hình Ukraina là chủ đề chính trong cuộc họp ngày 07/12/2021 qua cầu truyền hình của hai nguyên thủ Mỹ và Nga. 

 

https://s.rfi.fr/media/display/39b69ce8-57a4-11ec-a957-005056bf30b7/w:1024/p:16x9/2021-12-07T194943Z_207553367_RC2Q9R9TAIAL_RTRMADP_3_USA-RUSSIA-BIDEN-PUTIN.webp

Tổng thống Mỹ Joe Biden ngồi tại Nhà Trắng (Washington - Hoa Kỳ) tham gia cuộc họp trực tuyến với đồng nhiệm Nga Vladimir Putin ngày 07/12/2021. © The White House/Handout via REUTERS

 

Tổng thống Mỹ Joe Biden dọa áp dụng trừng phạt Matxcơva nếu Nga tấn công Ukraina. Trong khi tổng thống Vladimir Putin giữ nguyên lập trường không để nước láng giềng gia nhập NATO. Đối với điện Kremlin, đây là « chủ đề nhạy cảm », đồng thời cho rằng « khó đạt được những tiến bộ quan trọng ngay lập tức » nhưng « sẽ tiếp tục các cuộc đối thoại » với Hoa Kỳ. 

 

Thông tín viên RFI Guillaume Naudin tại Washington tóm tắt thượng đỉnh nhìn từ phía Nhà Trắng : 

 

« Chí ít thì hai nhà lãnh đạo đồng ý về giọng điệu. Cuộc thảo luận kéo dài hơn hai tiếng, được điện Kremlin đánh giá là « thẳng thắn » và « chuyên nghiệp ». Ông Joe Biden đã đề cập trực tiếp vấn đề mà không vòng vo. 

 

Tuy nhiên, về nội dung thì các bất đồng vẫn tồn tại. Tổng thống Mỹ nhắc lại những quan ngại về việc quân đội Nga dồn quân ở biên giới với Ukraina. Nhưng đồng nhiệm Nga trả lời rằng binh sĩ vẫn ở trên lãnh thổ Nga, nên không đe dọa ai cả. Nguyên thủ Nga cũng không nhận được bảo đảm là Ukraina sẽ không gia nhập NATO. 

 

Như đã dự báo trước, ông Joe Biden cho biết là nếu Nga tấn công Ukraina, thì sẽ có những hậu quả nghiêm trọng, nhất là trong lĩnh vực kinh tế. Ông Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Mỹ, cho rằng ông Vladimir Putin chưa đưa ra quyết định, và thắc mắc rằng liệu Nga có sẵn sàng chấp nhận rủi ro hy sinh việc bán khí đốt, theo dự kiến, cho châu Âu thông qua đường ống dẫn dầu Nord Stream 2 hay không. Đó là một mặt khác trong lập trường của Mỹ. 

 

Sau khi rút khỏi Afghanistan một cách đơn phương và hỗn loạn, chính quyền Washington đặc biệt chú ý đến việc thể hiện tinh thần phối hợp với các đồng minh châu Âu. Vì thế, ngay sau cuộc thảo luận với tổng thống Nga, ông Joe Biden đã liên lạc với các đồng nhiệm Pháp, Anh, Đức và Ý. Tất cả đều ủng hộ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina và khuyến khích Nga chọn con đường ngoại giao ». 

 

Nga lo ngại NATO mở rộng về phía đông   

 

Cũng trong cuộc đối thoại thượng đỉnh Nga-Mỹ, với những lời lẽ thẳng thừng và thực dụng, điện Kremlin vẫn phủ nhận mọi cáo buộc về kế hoạch tấn công Ukraina và tố cáo thái độ « phá hoại » của chính quyền Kiev. Phía Nga vẫn chờ đợi phản ứng của Hoa Kỳ về yêu cầu đảm bảo an ninh của Nga ở biên giới phía tây tiếp giáp với Ukraina và phía nam hướng ra Biển Đen và tiếp giáp với Gruzia.   

 

Từ Matxcơva, thông tín viên RFI Jean-Didier Revoin giải thích thêm :   

 

« Vladimir Putin bày tỏ mối quan tâm sâu sắc với Joe Biden về các hành động khiêu khích của Kiev tại Donbass. Theo tổng thống Nga, đây là chiến lược của Ukraina nhắm đến mục đích duy nhất là phá vỡ hoàn toàn các thỏa thuận Minsk.

 

Đối mặt với đồng nhiệm Mỹ, tổng thống Vladimir Putin một lần nữa từ chối trách nhiệm về tình hình leo thang quân sự tại biên giới Ukraina và giải thích rằng việc liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) mở rộng về phía đông và tăng cường tiềm lực quân sự ở vùng biên giới với Nga là mối đe dọa đối với an ninh của Nga.

 

Có một điểm tích cực là hai nguyên thủ đã giao trách nhiệm cho các cố vấn làm việc với nhau về các vấn đề nhạy cảm này, vì biết rằng Matxcơva đòi có những bảo đảm pháp lý từ NATO về điểm này. Hơn nữa, Matxcơva cho biết sẵn sàng dỡ bỏ các hạn chế đối với hoạt động của các cơ quan đại diện của Mỹ tại Nga để có thể bình thường hóa các vấn đề khác trong quan hệ song phương. Tất cả các phát biểu này còn cần phải được thực hiện trên thực địa, nhưng dù sao cũng cho phép hy vọng là hai nguyên thủ sẽ gặp nhau trực tiếp, có thể là vào mùa xuân năm sau ». 

 

------------------------------

 

CÁC NỘI DUNG LIÊN QUAN

PHÂN TÍCH

Hồ sơ Ukraina: Joe Biden khó có thể mạnh tay với Vladimir Putin ?

 

PHÂN TÍCH

Kịch bản Nga xâm chiếm Ukraina ít có khả năng xảy ra

UKRAINA - NGA

Tại Ukraina, người dân chuẩn bị đối phó với khả năng Nga tấn công

 

.

==============================================

.

.

Thượng đỉnh Mỹ - Nga kết thúc trong bế tắc   

Hoàng Đình  -  Thanh Niên Online

07:19 - 09/12/2021

https://thanhnien.vn/thuong-dinh-my-nga-ket-thuc-trong-be-tac-post1409615.html

 

 Tương tự hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo Trung Quốc hồi tháng trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden vẫn thể hiện rõ quan điểm không lùi bước trong cuộc hội đàm trực tuyến với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

 

Rạng sáng 8.12 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden và người đồng cấp Nga là ông Vladimir Putin đã có cuộc gặp thượng đỉnh dưới hình thức trực tuyến. Kéo dài trong 2 giờ, cuộc gặp được cho là “trực tiếp và thẳng thắn”, nhưng thực tế thì kết quả cuối cùng vẫn chưa thể hiện sự đồng thuận rõ ràng nào về vấn đề Ukraine - bất đồng lớn nhất hiện nay giữa hai bên.

 

Mỹ đe dọa trừng phạt

 

Hãng tin AP dẫn lời Cố vấn An ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan cho biết Tổng thống Biden đã “nói thẳng với Tổng thống Putin rằng nếu Nga xâm chiếm thêm Ukraine, Mỹ và các đồng minh châu Âu sẽ đáp trả bằng các biện pháp kinh tế mạnh mẽ”.

 

Hình : Tổng thống Biden và Tổng thống Putin trong cuộc gặp trực tiếp vào tháng 6

ĐIỆN KREMLIN

 

Bên cạnh đó, chủ nhân Nhà Trắng còn tuyên bố sẽ cung cấp thêm phương tiện phòng thủ cho Kiev, đồng thời phối hợp cùng các đồng minh NATO củng cố sức mạnh quân sự ở khu vực phía Đông châu Âu để sẵn sàng ứng phó trong trường hợp căng thẳng ở Ukraine leo thang.

 

Washington cũng cáo buộc Moscow đã điều động khoảng 70.000 binh sĩ cùng nhiều khí tài quân sự áp sát biên giới với Ukraine để chuẩn bị tiến hành tấn công quân sự vào đầu năm sau. Ngay trước cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Putin, Tổng thống Biden đã nói chuyện với các lãnh đạo của Anh, Pháp, Đức và Ý để phối hợp phản ứng cũng như lên kế hoạch cho các biện pháp trừng phạt nếu Nga tăng cường áp chế hay tấn công Ukraine.

 

Hình : Thượng đỉnh trực tuyến Biden-Putin: 5 nội dung chính

 

Sau hội nghị thượng đỉnh, ông Biden đã thông báo kết quả cuộc gặp đến các đồng minh trên.

 

Nga đáp trả cứng rắn

 

Ở phía ngược lại, liên quan diễn biến hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nga, AP dẫn lời ông Yuri Ushakov, Cố vấn Đối ngoại của Tổng thống Putin, cho biết: “Trong khi Tổng thống Mỹ nói về các lệnh trừng phạt có thể xảy ra, tổng thống của chúng tôi nhấn mạnh những gì Nga cần”. Cố vấn Ushakov tuyên bố “các lệnh trừng phạt chẳng phải là hành động gì mới, vì đã xảy ra từ lâu mà chẳng có bất kỳ tác dụng nào”.

 

Cũng phản ứng sau cuộc gặp, Điện Kremlin phát đi thông tin rằng: “Tổng thống Putin nhấn mạnh rằng thật sai lầm khi đổ trách nhiệm cho Nga, vì NATO đã và đang tiến hành các động thái nguy hiểm nhằm mở rộng sự hiện diện trên lãnh thổ Ukraine và đang mở rộng tiềm lực quân sự gần biên giới với Nga”.

 

Bên cạnh đó, Tổng thống Putin cũng đề xuất dỡ bỏ tất cả các hạn chế mà Washington và Moscow đưa ra đối với cơ quan ngoại giao hai bên, để hướng đến bình thường hóa quan hệ song phương. Liên quan vấn đề này, Cố vấn An ninh quốc gia Sullivan cho biết ông Biden và người đồng cấp Putin đã chỉ đạo cho cấp dưới thực hiện. Tuy nhiên, hai bên lại chưa công bố kế hoạch hành động để thực thi.

 

Ngoài ra, hai lãnh đạo cũng đã trao đổi về một số vấn đề khác như tin tặc, tấn công mạng, chương trình hạt nhân của Iran… nhưng tất cả đều chỉ dừng lại ở mức “giữ cầu” ngoại giao để tiếp tục đàm phán.

 

Hình : Quân đội Mỹ giúp Ukraine củng cố phòng không

 

Thế khó cho ông Biden

 

Như vậy, kết quả hội nghị thượng đỉnh lần này cũng không khác so với cuộc gặp trực tiếp giữa Tổng thống Biden và Tổng thống Putin hồi tháng 6 tại Thụy Sĩ.

 

Tuy nhiên, kết quả cuộc gặp trực tuyến lần này cũng không hề gây bất ngờ. Bởi như giới ngoại giao châu Âu đã dự báo trước là một cuộc hội đàm như vậy không đủ để giải quyết bất đồng giữa Washington với Moscow, đồng thời chưa đủ để gây áp lực để Nga phải giảm bớt căng thẳng trong vấn đề Ukraine.

 

Trong khi đó, về phía Washington thì ông Biden cũng khó lòng “xuống thang”. Thời gian qua, trong một số cuộc bầu cử cấp tiểu bang tại Mỹ, phía đảng Dân chủ đang chịu thất bại nặng nề. Chính vì thế, ông Biden cần cải thiện hình ảnh cho bản thân lẫn phía đảng Dân chủ, nhất là sau khi Nhà Trắng hứng chịu không ít chỉ trích trong việc rút quân khỏi Afghanistan.

 

Thêm vào đó, bất chấp việc Mỹ không ngừng phản ứng, chỉ trích thì Trung Quốc vẫn liên tục gia tăng sức ép quân sự ở eo biển Đài Loan. Bắc Kinh không ngừng đẩy mạnh tần suất điều động máy bay quân sự hoạt động nhằm răn đe Đài Bắc. Tương tự, Trung Quốc cũng có thêm nhiều động thái đáng lo ngại ở Biển Đông, biển Hoa Đông và thậm chí còn hợp tác cùng Nga để tiến hành hoạt động quân sự ở vùng Đông Bắc Á.

 

Chính vì thế, bất cứ sự “xuống thang” nào của Tổng thống Biden trước Nga hay Trung Quốc, thì đều có thể khiến cho ông lẫn đảng Dân chủ gặp nhiều khó khăn trong cuộc bầu cử giữa kỳ của Mỹ diễn ra vào năm sau. Giữa thực tế như vậy, chẳng có lý do gì mà Moscow lại chịu nhún nhường.

 

----------------------

 

TIN LIÊN QUAN

§   Thượng đỉnh Mỹ-Nga thảo luận gì trong hơn 2 giờ?

§   Căng thẳng bao trùm Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Nga

§   Báo động nguy cơ bùng phát xung đột Ukraine

 

=========================================

.

.

Biden cảnh báo Putin: Nga sẽ lãnh đòn nếu xâm lấn Ukraine

VOA Tiếng Việt

 



No comments:

Post a Comment

View My Stats