Wednesday, 8 December 2021

PHÍA SAU VIỆC VINFAST TRỞ THÀNH CÔNG TY SINGAPORE (Dương Quốc Chính)

 


 

PHÍA SAU VIỆC VINFAST TRỞ THÀNH CÔNG TY SINGAPORE

Dương Quốc Chính                                   

07/12/2021  14:17  

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=370824318129051&id=108383691039783

 

Vừa rồi VIN group và Tập đoàn Đầu tư Việt Nam (của riêng anh Vượng) đã bán CP sang công ty Vinfast Singapore, 1 công ty con của VIN Group. Theo bà Thuỷ, PCT tập đoàn Vin group thì đây chỉ là động tác kỹ thuật để có thể IPO Vinfast sang thị trường chứng khoán Mỹ. Bởi vì luật Mỹ và luật Việt Nam là chưa liên thông, nên 1 công ty Việt Nam thuần tuý khi IPO sang Mỹ sẽ gặp khó khăn pháp lý. Chuyện này là chính xác nhưng mục đích phía sau không chỉ có thế. Có những lý do mà bà Thuỷ không thể tiết lộ công khai với báo chí, dù bà đã giải đáp rất nhiều nghi ngờ của công luận như việc tránh thuế, hưởng ưu đãi do Vinfast trở thành công ty có vốn FDI (do Singapore đầu tư vào Việt Nam).

 

Thực tế cũng có nhiều đồn đoán của công luận đối với việc này mà mình cho là không chính xác. Theo mình, động thái của VIN và anh Vượng có nhiều cái lợi.

 

1. Vinfast hiện đang lỗ nên VIN group và anh Vượng phải bù lỗ bằng lợi nhuận từ BĐS. Như vậy, anh Vượng có được 1 kênh chuyển tiền từ Việt Nam qua Sing 1 cách hợp pháp, chính tắc, chính là kênh đầu tư ra nước ngoài. Tức là lấy lợi nhuận từ Vinhomes bơm qua Vinfast Singapore.

 

Đây là 1 kênh cất tiền an toàn hơn là để trong nước. Biết đâu bị đốt lò vớ vẩn lại mất sạch. Vì làm đầu tư BĐS thì kiểu gì cũng có vết nên lành nhất là đem tiền ra nước ngoài cất. Bài này nói ngắn gọn là tẩu tán tài sản.

 

2. Để IPO thuận lợi. Chuyện này chị Thuỷ đã nói nên không cần nhắc lại. Nhưng nếu chỉ để IPO cho tiện thì không nhất thiết phải bán hết CP VF Việt Nam sang VF Singapore như vậy.

 

3. Lợi nhuận của Vinfast từ thị trường nước ngoài sẽ không phải vòng về VF Việt Nam nữa mà chạy sang Singapore rồi mới chia cổ tức cho nhà đầu tư là VIN và anh Vượng (công ty đầu tư của riêng anh). Nhưng nếu chưa chia thì tiền vẫn nằm ở Sing chứ không về Việt Nam làm gì cả. Tức là cất tiền an toàn hơn là đem hết trứng về 1 giỏ là Việt Nam.

 

Hơn nữa, lợi nhuận từ chính thị trường Việt Nam thông qua Vinfast Việt Nam (sẽ đóng thuế cho Việt Nam bình thường) sẽ được chuyển qua công ty mẹ bên Sing. Cũng là giải pháp cất tiền đã nêu ở mục 1. Tuy nhiên, trong vài năm tới thì công ty này vẫn sẽ còn lỗ nên khoản tiền chuyển đi này cũng không đáng kể và thuế cũng không bao nhiêu do công ty lỗ.

 

Diện tích đất của nhà máy VF rất rộng, rộng gấp nhiều lần so với các nhà máy lắp ráp ô tô khác ở Việt Nam. Nên nếu cần bán bớt hay cho thuê lại thì cũng là 1 lợi thế. Số tiền này cũng được chạy qua Sing. Đất đai cũng là yếu tố làm tăng giá trị của VF ngoài cơ sở vật chất cho việc sản xuất ô tô. Có đất rộng là yên tâm bán VF đi cũng không lo lỗ.

 

4. Chị Thuỷ công bố là VIN chỉ bán ra tối đa 10% cổ phần của VF ở Mỹ. Nhưng chẳng ai bắt chị phải làm đúng như công bố. Nếu được giá, biết đâu VIN bán nhiều hơn thậm chí bán tất cả CP của VF cho đối tác nước ngoài. Tất nhiên, như đã phân tích ở mục 3 thì số tiền bán được vẫn đọng ở Sing chứ không về Việt Nam làm gì (tức là chưa chia cổ tức). Bán 1 công ty Sing cho đối tác nước ngoài tất nhiên là dễ hơn là bán 1 công ty Việt Nam.

 

Nhưng như phân tích ở mục 1 thì VIN sẽ không dại gì bán hết CP VF Singapore để thu tiền về Việt Nam. Bởi vì nếu làm thế thì lại mất luôn kênh chuyển tiền từ Việt Nam ra nước ngoài.

 

Tức là Vinhomes còn thì Vinfast Singapore còn, để hút lợi nhuận sang đó cho an toàn.

 

5. Thuế thu nhập DN ở Sing có thấp hơn ở Việt Nam. Nên công ty đóng thuế ở Sing sẽ có lợi hơn ở Việt Nam. Trước mắt thì vấn đề thuế này chưa ảnh hưởng lắm vì công ty đang lỗ. Nhưng về lâu dài nếu có lãi thì cũng là vấn để.

 

Như vậy Việt Nam chỉ thu thuế được từ VF Việt Nam (thị trường Việt Nam) và từ cổ tức của VIN chuyển từ Sing về bởi VF Singapore (khoản này dự là sẽ không đáng kể).

 

Động thái này của VIN sẽ dẫn đến điều gì?

 

Các doanh nghiệp khác cũng sẽ tìm cách chơi bài y chang để chuyển tiền ra nước ngoài. Các DN lớn của Việt Nam nói chung đều khó tránh khỏi vết nọ vết kia, đều là củi tiềm năng nên sẽ có nhiều DN bắt chước. Vì thế việc đốt lò sẽ không thu được nhiều tiền như số tiền thu được từ Phan Sào Nam chẳng hạn.

 

Về thực tế, VF hiện đã trở thành 1 công ty Singapore, chủ là người Việt Nam. Nhưng việc bán chác chỉ trong phút mốt. Có thể biết đâu sang năm chủ Việt Nam chỉ còn chiếm dưới 50% CP.

 

VF Sing chính là hậu phương cho anh Vượng. Nếu Vinhomes có vấn đề, thậm chí toang như Evergrand bên Tàu, thì lương khô anh vẫn có ở Sing, không sợ trắng tay. Về lâu về dài thì BĐS không thể bền vững mãi được, vì phải dựa vào thân hữu. Mà thân hữu thì rủi ro vào lò là có. Cư sĩ Nhật Vũ đang chăn kiến chính là lời đe doạ từ đảng ta.

 

Tóm lại thì việc VF biến thành DN FDI có 2 mục đích chính. Việc IPO thuận lợi là mục tiêu bề nổi. Việc chuyển tiền ra nước ngoài mới là mục tiêu quan trọng.

 

Tất nhiên phân tích trên của mình chỉ là chém gió, dự đoán, trúng thì trúng chả trúng thì trượt! Chả biết sau đây anh em bo` đỏ có còn tự hào ngạo nghễ về một thương hiệu ô tô Việt Nam nữa hay không?!

 

Dương Quốc Chính

 

.

159 BÌNH LUẬN   




No comments:

Post a Comment

View My Stats